Phạm Thị Phương Thúy * , Dương Thị Bích Huyền Nguyễn Mỹ Hoa

* Tác giả liên hệPhạm Thị Phương Thúy

Abstract

Phosphorus (P) supplying capacity in soils was affected by P adsorption. This study aimed at investigation of P adsorption capacity in 24 soil samples which had high and low soil available P at Thot Not- Can Tho, Cho Moi-An Giang, Binh Tan- Vinh Long and Chau Thanh-Tra Vinh. Phosphorus adsorption was evaluated based on (i) % P adsorption versus P applied, (ii) maximum P adsorption based on Langmuir equation, and (iii) P adsorption capacity based on slope of the tangential line and the adsorption curve between amount of P adsorbed and equilibrium P concentration. Results showed that P adsorption percentage was high (> 95% of the amount of P added) in soils which have low and medium available P and was lower in soils which have high available P (15-95% of the amount of P added). Maximum P adsorption in clay and silty clay soils was 400-714mgP/kg, in clay loam soils was 227-555mgP/kg; in loamy sand soils was 200-357mgP/kg. In soils high in available P, phosphorus adsorption was low, especially in sandy soils; therefore decreasing amount of P fertilizer applied is recommended to increase efficiency of P fertilizer and decrease environmental impact.
Keywords: vegetable growing area, available phosphorus, Langmuir equation

Tóm tắt

Sự hấp phụ lân (P) trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P dễ tiêu cho cây trồng và khả năng rửa trôi lân ra môi trường. Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ P trong đất trên 24 mẫu đất trồng rau màu ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 từ thấp đến cao. Khả năng hấp phụ P trong đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: (i) Phần trăm hấp phụ P trong đất, (ii) hàm lượng P hấp phụ lớn nhất qm trong đất xác định theo phương trình Langmuir và (iii) khả năng hấp phụ lân trong đất dựa vào hệ số góc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong biểu diễn mối tương quan giữa lượng hấp phụ lân (Q) và nồng độ lân cân bằng trong dung dịch (C). Kết qua? nghiên cứu cho thấy sự cố định lân đạt rất cao (>95% so với lượng lân bón vào) trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và thấp hơn trên đất có hàm lượng lân cao (15-95% so với lượng lân bón vào) tùy thuộc vào sa cấu đất. Hàm lượng lân cố định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714mgP/kg; trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200-357mgP/kg. Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp, nhất là trên đất có sa cấu cát do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu qua? phân lân và giảm tác hại môi trường.
Từ khóa: Hấp phụ lân, đất trồng rau, lân dễ tiêu, phương trình Langmuir

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Thanh Ren, H. U. Neue. 1993. Sự cố định và phóng thích lân của một số loại đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, phần nông học. Trường Đại học Cần Thơ.

Fox, R.L and E.J.Kamprath. 1970. Phosphate sorption isotherms for evaluating the phosphate requirement of soils. Soil Sci. Soc. Proc. 34. P: 902 – 906.

Houba V.J.G, Van der Lee J.J., Novozamsky I. 1995 Soil and plant analysis. Deparment of soil science and plant nutrition. Wageningen Agricultural University.

Lê Văn Căn. (1979), Giáo trình Nông Hóa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Lữ Minh Tấn. (1982), Khảo sát thành phần của lân và sự đáp ứng của lúa lên các mức độ lân dễ tiêu trong đất phù sa Gley Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học – trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mỹ Hoa và Đặng Duy Minh. 2006. Khảo sát các đặc tính lý, hóa và sinh học đất vùng trồng rau chuyên canh xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa Học Đất 27/2006. Trang 55-58.

Nguyễn Mỹ Hoa, Phạm thị Phương Thúy and Võ Thị Thu Trân. 2010.Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trồng rau màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp Bray1, Mehlich 2 va Olsen. Trong : Kỷ yếu hội nghi khoa hoc về phat triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 337-344.

Phạm Thị Phương Thuý, Nguyễn Thuý Quyên và Nguyễn Mỹ Hoa .2011. Sự đáp ứng của cây bắp rau (Zea mays L.) đối với phân lân trên đất chuyên canh rau màu ở Đồng Bằng Sông Cứu Long trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, số 19a năm 2011, trang 135-141.

Villapando R.R and D.A. Graetz. 2001. Phosphous sorption and sorption properties of the Spodic Horizon from selected Florida Spodosols. Soil Sci. Soc.Am.J.65:331-339.

Võ Thị Gương, Tất Anh Thư, Nguyễn Trương Nhất Trung. 2001. Khả năng đệm lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu Sóc Trăng. Tạp chí Khoa Học Đất 15/2001. Trang 48-53.

Zhou M. and Li Y. 2001. Phosphorus-sorption characteristic of Calcareous Soils and Limestone from the Southenn Everglades and Adjacent Farmlands. Soil Sci. Soc.Am.J.65:1404-1412.