Ngày xuất bản: 01-05-2011

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH HÓA TRONG KIỂM SOÁT PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ SẢN PHẨM TRONG KHÔNG GIAN BA CHIỀU CỦA KHO BẢO QUẢN LẠNH ĐÔNG

Trần Hồng Tâm, Võ Tấn Thành
Tóm tắt | PDF
ứng dụng kỹ thuật mô hình hóa trong việc kiểm soát đồng nhất nhiệt độ của sản phẩm trong không gian 3 chiều của kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông được thực hiện tại 6 kho bảo quản của các nhà máy lạnh đông thủy sản thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm mươi bốn cảm biến không dây (Maxim DS1921G) được sử dụng để ghi nhận nhiệt độ không khí và vật liệu thay thế được bố trí trong kho bảo quản lạnh theo ma trận 3x3x3 với khoảng cách 2 lần ghi là 1 phút với tổng thời gian ghi nhận dữ liệu 24 giờ. Mục tiêu của nghiên cứu nầy là phát triển mô hình hộp đen có chứa tham số vật lý có ý nghĩa trong trường hợp kho bảo quản lạnh. Hàm truyền bậc 1 thu nhận từ cặp dữ liệu nhiệt độ của môi trường và sản phẩm tại một vị trí tương ứng cung cấp tham số có liên quan đến hệ số truyền nhiệt bề mặt với hệ số tương quan R2 cao, sai số chuẩn (SE) thấp và hệ số YIC thấp. Hàm truyền thu nhận có khả năng sử dụng để tính toán phân bố gió trong kho bảo quản, giúp điều chỉnh thiết kế, sắp xếp sản phẩm trong kho hoặc thiết kế hệ thống điều khiển nhằm kiểm soát đồng nhất nhiệt độ sản phẩm trong kho bảo quản lạnh đông.

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA THƠM NĂNG SUẤT CAO CHẤT LƯỢNG TỐT TẠI TỈNH HẬU GIANG VỤ XUÂN HÈ 2010

Phạm Văn Phượng, Hứa Minh Sang
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 12 nghiệm thức là 12 giống/dòng lúa: MTL 513, MTL549, MTL495, MTL 645, TPCT8, TPCT10, TPCT11, TPCT12, TPCT13, TPCT14, TPCT15 và giống OM4218 làm đối chứng. Thí nghiệm được thực hiện ở vụ Xuân Hè 2010 tại huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy và Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang. Kết quả có 04 giống/dòng lúa thơm được chọn là: MTL 513, MTL 549, MTL495 và MTL 645 có hàm lượng amylose thấp đến trung binh (19,74-24,68%), hàm lượng protein cao (7,83 ? 8,3%), năng suất cao (7,23-7,46 tấn/ha), thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra.

SO SÁNH HÀNH VI LỰA CHỌN NƠI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRUYỀN THỐNG: TRƯỜNG HỢP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Phương Dung, Bùi Thị Kim Thanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ. Với số liệu được thu thập từ 150 mẫu, trong đó đối tượng là người tiêu dùng 95 mẫu, tiểu thương bán hàng ở chợ là 50 mẫu và người quản lý siêu thị là 5, đề tài sử dụng thống kê mô tả và mô hình phân tích phân biệt, kết quả cho thấy, đối tượng khách hàng đến siêu thị bị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà; đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: Sản phẩm được làm tại chỗ, được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, giá cả linh hoạt, cân, đông, đo, đếm không đúng,...Vì thế nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình siêu thị và chợ truyền thống.

NUÔI CẤY MẦM NGỦ PHÁT HOA LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.)

Nguyễn Thị Pha, Lê Thị Mai Trang, Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Xuân Mai
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống trực tiếp lan hồ điệp Phalaenopsis từ mầm ngủ phát hoa không qua giai đoạn tạo mô sẹo. Kết quả thu được ở môi trường có nồng độ khoáng thấp (1/2 macro MS + 1/2 micro MS, bổ sung 2 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA) có hiệu quả tạo chồi cao nhất (2,83 chồi/mầm) ở 60 ngày sau khi cấy. Vị trí mầm ngủ khác nhau cho kết quả tạo chồi khác nhau, mầm ngủ gần gốc phát hoa cho tỷ lệ chồi sinh dưỡng cao (82%), trong khi mầm ngủ xa gốc phát hoa lại cho tỷ lệ chồi sinh sản cao (33.24%). Môi trường có thành phần khoáng đa lượng tương tự môi trường B5 (Gamborg và cộng sự, 1968), các khoáng vi lượng tương tự môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962), không có chất điều hòa sinh trưởng, vitamin, dịch trích hữu cơ cho khả năng tạo rễ tốt nhất (trung bình 2 rễ, với chiều dài 0,87 cm).

PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CỞ HẠT VỚI HÀM LƯỢNG DẦU VÀ THÀNH PHẦN ACID BÉO CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU NÀNH (GLYCINE MAX (L.) MERRILL)

Trương Trọng Ngôn, Trần Thị Thanh Thúy
Tóm tắt | PDF
Đề tài ? Phân tích quan hệ di truyền giữa cở hạt với hàm lượng dầu và thành phần acid béo của các giống đậu nành Glycine max (L.) Merrill? được thực hiện vụ Đông xuân 2010 tại Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ nhằm xác định được biến dị về mặt di truyền của các giống đậu nành nhập nội từ đó tìm ra được những nguồn gen quý của các giống này. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi giống được gieo thành một hàng dài 5m, với 3 lần lặp lại. Khoảng cách gieo là 40 x 10cm, 2 cây/hốc. Giống MTĐ 176 được chọn làm giống đối chứng. Thời gian sinh trưởng của các giống tương đối ngắn (85 ngày). Các giống có chiều cao khi chín thuộc dạng thấp cây (31 cm). Có năng suất hạt trên cây khá (12,7 g/cây). Có sự tương quan giữa cở hạt với năng suất (r = 0,82**). Hàm lượng dầu trong hạt đậu nành tương đối cao (20,51%). Hàm lượng acid béo không no khá cao (83,7%). Có sự tương quan thuận giữa cở hạt với acid béo Stearic (r =0,402* ).

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TỐ NHÔM (AL) LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL)

Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) là một loại thực vật có sức sống mạnh thích nghi ở các vùng đất phèn. Nghiên cứu đánh giá độc tố nhôm lên sự sinh trưởng của cây Tràm được thực hiện nhằm mục đích xác định ngưỡng chiụ đựng nhôm của cây này. Nghiên cứu bao gồm hai thí nghiệm mỗi thí nghiệm có 4 nghiệm thức ở nồng độ nhôm khác nhau. ở thí nghiê?m thứ nhất co 5 nồng độ nhôm Al2(SO4)3 từ 0,4 mM, 4,5 mM, 5mM, 5,5 mM. ở thí nghệm thứ hai cũng có 5 nghiệm thức ở nồng độ từ 0,5 mM, 10 mM, 15 mM, 20 mM của Al2(SO4)3. Dung di?ch dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiê?m là dung di?ch dinh dưỡng Hoagland. Kết quả nghiên cứu về độc tố nhôm lên sự sinh trưởng của cây Tràm được kết luận như sau: Độc tố nhôm Al2(SO4)3 có hiệu quả lên sự sinh trưởng cây Tràm trong dung dịch dinh dưỡng. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây Tràm như chiều dài rễ bị ức chế ở ngưỡng 10 mM. Số chồi cũng giảm mạnh ở ngưỡng 20 mM, độc tố nhôm có ảnh hưởng đến mô phân sinh ngọn. Chiều dài thân tăng mạnh ở các nghiệm thức 15 mM nhưng ở nghiêm thức 20 mM thì bị ứ chế. ở nồng độ nhôm cao tỉ lệ chất khô cao ở thân và rễ. Hình thái rễ cho thấy rễ bị tổn thương ở nồng độ nhôm từ 10 - 20 mM Al2(SO4)3.

TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ BÃ CÀ PHÊ

Nguyễn Văn Đạt, Đỗ Võ Anh Khoa, Ngô Kim Liên, Lê Thị Bạch, Bùi Thị Bửu Huê, Phạm Bé Nhị, Hoà, Hà Thị Kim Quy
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng tận dụng bã cà phê làm nguyên liệu tổng hợp diesel sinh học. Để đạt được mục đích này, quá trình hai giai đoạn gồm este hóa xúc tác acid và sau đó là transester xúc tác base, đã được thực hiện để tổng hợp diesel sinh học từ dầu cà phê có chỉ số acid cao (IA = 21,19 mgKOH/g). Những thông số cho phản ứng transester hóa như tỉ lệ mol methanol/dầu, hàm lượng xúc tác và nhiệt độ phản ứng đã được tối ưu hóa. Hiệu suất phản ứng điều chế biodiesel dưới những điều kiện tối ưu này là 74,5%. Chất lượng của diesel sinh học tổng hợp được được đánh giá thông qua việc xác định những thông số quan trọng như tỷ trọng, độ nhớt động học, chỉ số acid, chỉ số iod, thành phần acid béo và độ bền oxi hóa. Kết quả cho thấy, diesel sinh học tổng hợp được thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ (ASTM), Châu Âu (EN) và Nhật Bản (JIS). Những kết quả này cho thấy rằng bã cà phê là nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng để sản xuất diesel sinh học.

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH KHÍ CỦA MẺ Ủ YẾM KHÍ BÁN LIÊN TỤC VỚI CÁC NGUYÊN LIỆU NẠP KHÁC NHAU KHI CÓ VÀ KHÔNG CÓ NẤM TRICHODERMA

Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Đắc Cử, Nguyễn Hữu Phong, Lê Hoàng Việt
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng sinh khí của quá trình lên men yếm khí bán liên tục phân heo (PH) và lục bình (LB) trong trường hợp có hoặc không có bổ sung nấm Trichoderma. Các thí nghiệm với hỗn hợp nguyên liệu nạp 75% PH và 25% LB (tính theo hàm lượng vật chất khô của nguyên liệu nạp) được tiến hành trên các mô hình lên men yếm khí bán liên tục trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sau 35 ngày lên men, tổng thể tích khí sinh ra từ hai nhóm nghiệm thức có hoặc không có bổ sung nấm Trichoderma là 301,43 lít và 293,09 lít, trong đó thể khí mêtan tương ứng là 171,20 lít và 165,11 lít. Thống kê kết quả đo đạc cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiệm thức nêu trên ở mức 5%. Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, lục bình ngâm nước hầm ủ sau 2 ngày có thể kết hợp với phân heo để nạp vào mẻ ủ yếm khí mà không cần thiết xử lý bằng nấm Trichoderma.

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TIỀM NĂNG ĐỘ PHÌ FCC TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH TRÀ VINH TỶ LỆ 1/100.000

Lê Thị Linh, Võ Quang Minh, Lê Quang Trí
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu chủ yếu ứng dụng hệ thống phân loại độ phì tự nhiên FCC (Sanchez, et al, 2005), được Võ Quang Minh cập nhật cho đất canh tác lúa ở ĐBSCL, để  phân loại đất canh tác lúa ở tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu chủ yếu dựa trên các điểm khảo sát phân tích đất thực tế và bản đồ đất theo phân loại theo hệ thống WRB (1998). Việc chuyễn đổi từ bản đồ đất sang bản đồ độ phì FCC dựa trên sự quan hệ giứa các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán với một số đặc tính độ phì đất tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy đất canh tác lúa ở Trà Vinh gồm 3 nhóm đất chính, với 3 tầng chẩn đoán, 10 đặc tính chẩn đoán, và 2 vật liệu chẩn đoán. Đặc tính độ phì cũng như các yếu tố giới hạn cho canh tác lúa được xác định và đặt tên nhơ các điều kiện bổ sung a, a-, s, s-, i, e, k, p, o, f. Các khuyến cáo sử dụng đất phù hợp cho canh tác lúa dựa vào đặc tính độ phì đất cũng được khuyến cáo.

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG DÂN Ở TỈNH AN GIANG

Trần Thanh Sơn
Tóm tắt | PDF
Trong thời gian qua có nhiều tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa được phổ biến đến nông dân; trong thực tế sản xuất lúa ở tỉnh An Giang cho thấy rằng mức độ ứng dụng kỹ thuật mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất nông hộ. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả trong thời gian tới. Điều tra, khảo sát việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về cây lúa của nông dân ở tỉnh An Giang được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (rapid rural appraisal) đối với 210 hộ nông dân trồng lúa cao sản ngắn ngày ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mớí và Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang ở vụ lúa đông xuân 2010-2011. Số liệu thu thập gồm các nhóm chỉ tiêu về nguồn lực nông hộ, kỹ thuật canh tác. Kết quả cho thấy việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới đã có tác động tích cực đến nông dân tỉnh An Giang; tỉ lệ nông dân sữ dụng các giống lúa có chất lượng cao và công thức bón phân cân đối theo theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp gia tăng hơn so số nông dân bón phân theo tập quán canh tác.

TỔNG HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ANIONSODIUM AMIDOPROPOXYACETATE TỪ MỠ CÁ BASA

Phạm Thị Thanh Nga, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Chất hoạt động bề mặt anion sodium amidopropoxyacetate (7b) đã được tổng hợp thành công từ mỡ cá basa với hiệu suất toàn phần đạt 38%. Quy trình tổng hợp trải qua bốn giai đoạn: (a) Transester hóa triglyceride có trong mỡ cá tạo hỗn hợp methyl ester (2b) (b) Amide hóa hỗn hợp (2b) bởi propanolamine thu được N-(3-hydroxypropyl)carboxamide (4b) tương ứng (c) Carboxyl hóa chất trung gian (4b) bởi a?chloroacetic acid và (d) Kiềm hóa tạo ra chất hoạt động bề mặt anion sodium amidopropoxyacetate (7b). Cấu trúc của các chất được xác nhận dựa trên các phương pháp phổ nghiệm NMR. Chất hoạt động bề mặt tổng hợp được thể hiện khả năng tạo nhũ rất tốt, tính kích ứng da không đáng kể mặc dù khả năng tạo bọt và độ bền bọt thấp hơn so với chất hoạt động bề mặt LAS trên thị trường.

THỰC TRẠNG NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS SAUVAGE, 1878) CÓ LIÊN KẾT VÀ KHÔNG LIÊN KẾT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Thị Kim Oanh, Trương Hoàng Minh
Tóm tắt | PDF
Tổng số 100 hộ nuôi cá tra riêng lẻ (RL), 85 hộ xã viên HTX và hội viên chi hội (LK ngang), 85 hộ liên kết với doanh nghiệp thủy sản (LK dọc) đã được phỏng vấn ngẫu nhiên ở ĐBSCL từ 10/2010 đến 04/2011. Hình thức RL đã phát triển từ năm 1990, hình thức LK ngang và LK dọc hình thành và phát triển từ năm 2004. Có những điểm giống nhau ở ba hình thức sản xuất này là: diện tích ao (0,46 ha/ao); độ sâu mức nước ao (4,0 m); thời gian nuôi (7 tháng); FCR (1,6); tỷ lệ sống (75,7%); kích cỡ cá thu hoạch (0,94 kg/con); chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất; giá thành sản xuất (15.758 đồng/kg cá); tỷ suất lợi nhuận (3,7%). Tuy nhiên, có những điểm khác nhau giữa ba hình thức sản xuất này là năng suất thấp nhất ở hình thức LK ngang (321 tấn/ha/vụ) và cao nhất là LK dọc (345 tấn/ha/vụ). ở hình thức RL, nông hộ phải chi tất cả các chi phí sản xuất. ở hình thức LK ngang và dọc, tỷ lệ này lần lượt là 67,4% và 52,6,%. Giá cá bán của hình thức LK dọc cao hơn so với hình thức RL và LK ngang. Tỷ lệ số hộ bị thua lỗ cao nhất ở hình thức RL (30%) và thấp nhất ở hình thức LK dọc (16%). Có mối tương quan giữa năng suất, lượng thức ăn, giá thành sản xuất, giá bán với lợi nhuận. Hình thức liên kết LK dọc có nhiều ưu điểm như: thức ăn cho cá được cung cấp bởi các công ty liên kết, giảm mức đầu tư của nông hộ và đầu ra sản phẩm được bao tiêu. Nhìn chung, đây là hình thức liên kết sản xuất có rủi ro thấp và giúp nông dân nuôi cá tra ở ĐBSCL ổn định sản xuất.

PHÁT HIỆN NHANH SALMONELLA SPP., SALMONELLA ENTERICA HIỆN DIỆN TRONG THỰC PHẨM BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐA MỒI (MULTIPLEX PCR)

Trần Thị Xuân Mai, Võ Thị Thanh Phương, Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Hoàng Yến
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phát triển qui trình PCR sử dụng hai cặp mồi chuyên biệt để phát hiện Salmonella enteritica trong thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cặp mồi invA đặc hiệu cho Salmonella spp., và cặp mồi spvC đặc hiệu cho Salmonella enteritica bao gồm Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis. Kỹ thuật PCR đa mồi để khuếch đại các gen mục tiêu invA và spvC đã được phát triển thành công. Trong tổng số 260 mẫu thực phẩm được thu thập từ các chợ khác nhau trong địa bàn thành phố Cần Thơ để kiểm tra về sự hiện diện của Salmonella. Kết quả cho thấy tỉ lệ mẫu thực phẩm bị nhiễm Salmonella spp. là nem chua (20%), thịt heo (47,5%), thịt bò (30%), thịt gà (46,7%), trứng gà (lòng trắng và lòng đỏ) (10%), vỏ trứng gà (40%), chả lụa (10%), ba khía (0%), sò huyết (40%), bì heo (20%). Trong đó, 2,5% ở thịt heo, 2,5% ở thịt bò, 1,6% ở thịt gà, 10% ở vỏ trứng gà và 5% ở sò huyết phát hiện nhiễm Salmonella enteritica.

KHảO SáT ĐặC ĐIểM SINH TRƯởNG, Sự RA HOA Và PHáT TRIểN TRáI NHãN E-DOR (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) TạI HUYệN CHÂU THàNH, TỉNH ĐồNG THáP

Trần Văn Hâu, Đỗ Minh Huân
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm ra đọt, ra hoa và phát triển trái nhãn E-Dor. Thí nghiệm được thực hiện trên 10 cây nhãn E-Dor 5 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010. Kết quả cho thấy mô?i đơ?t đo?t nha?n pha?t triê?n trung bi?nh tư? 40-43 nga?y, thời gian phát triển đợt đọt sau có khuynh hướng dài hơn đợt đầu. Có sự lệch pha về thời gian nhận phấn và tung phấn của hoa lưỡng tính và hoa đực khoảng ba giờ. Hoa lưỡng tính nhận phấn từ 6 giờ sáng trong khi hoa đực tung phấn từ 9 giờ. Trên một phát hoa hoa lưỡng tính và hoa đực nở tập trung không cùng lúc. Hoa lưỡng tính nở làm hai đợt, đợt một tập trung trong 9 ngày đầu sau khi hoa nở và đợt hai từ 12-18 ngày, trong khi hoa đực bắt đầu nở từ ngày thứ năm và tập trung cao nhất ở ngày thứ 10-11. Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 126 ngày, trái nhãn E-Dor tăng trưởng vỏ và hạt trước, đạt tốc độ tối đa ở 70-84 ngày sau khi đậu trái, sau đó mới tăng trưởng cơm và khối lượng trái cho đến khi thu hoạch, tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn này từ 98-112 ngày.

KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA VI KHUẨN NITRATE HÓA TRONG AO NUÔI TÔM

Phạm Thị Tuyết Ngân, Dương Minh Viễn, Trần Nhân Dũng
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu và thông tin về vi khuẩn chuyển hóa đạm trong ao nuôi tôm sú thâm canh hiện nay chưa nhiều. Việc nghiên cứu động thái của nhóm vi khuẩn này trong ao nuôi tôm sú thâm canh có thể giúp cho quá trình quản lý ao nuôi hiệu quả hơn. Chính vì thế nghiên cứu về mật độ vi khuẩn, tính đa dạng và loài chiếm ưu thế của nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm trong ao nuôi tôm sú thâm canh đã được thực hiện ở vùng nuôi tôm sú thâm canh ở Sóc Trăng. Mẫu bùn đáy ao được thu ở 2 ao tôm thâm canh vào thời điểm đầu, giữa và cuối chu kỳ nuôi. Mật số vi khuẩn được xác định bằng phương pháp khả hữu (Most Probable Number) và sinh học phân tử (Real-time PCR). Sự đa dạng quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm được xác định bằng kỹ thuật DGGE (Điện di biến tính). Kết quả phân tích cho thấy mật số vi khuẩn chuyển hóa đạm (MPN) dao động trong khoảng 102-104 MPN/g bùn, không có sự khác biệt lớn qua các đợt thu mẫu. Vi khuẩn Nitrosomonas biến động từ 102-0,7ì103 MPN/g. Mật độ vi khuẩn Nitrobacter phân tích bằng kỹ thuật RT-PCR trong khoảng 1,2ì103-9,1ì107 MPN /g bùn. Quần thể vi khuẩn không có sự biến động nhiều trong suốt vụ nuôi đã được kiểm chứng bằng kỹ thuật DGGE. Vi khuẩn chiếm ưu thế trong suốt vụ nuôi là Nitrosomonas europaea.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Nghi, Quách Hồng Ngân, Hoàng Thị Hồng Lộc, Lê Thị Diệu Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch tại các trường đại học ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 158 sinh viên đã tốt nghiệp ngành du lịch đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực ĐBSCL. Các phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, kiểm định Cronbach?s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, phâ?n lơ?n sinh viên nga?nh du lịch có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của sinh viên đối với công việc khá tốt. Kê?t qua? nghiên cứu còn cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành du lịch là trình độ ngoại ngữ, kha? năng thi?ch nghi vơ?i môi trươ?ng và kiê?n thư?c chuyên môn. Trong đó, kiê?n thư?c chuyên môn la? nhân tô? co? a?nh hươ?ng lơ?n nhâ?t đê?n kha? năng thi?ch ư?ng vơ?i công viê?c cu?a sinh viên nga?nh du li?ch tại ca?c đơn vi? kinh doanh du li?ch ở khu vực ĐBSCL.

ỨNG DỤNG GIS VÀ GPS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM - TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Lành, Yasuhiro Matsui, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Phúc Thanh
Tóm tắt | PDF
Nhìn chung, một hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) đô thị hiệu quả bao gồm các thành phần sau: thu gom, trung chuyển, vận chuyển, xử lý trung gian, giảm thải - tái sử dụng - tái chế (3Rs), và xử lý triệt để. Trong đó, thu gom và vận chuyển CTR là thành phần đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống. Do đó, việc đánh giá và tối ưu hóa các yếu tố này là những việc làm quan trọng nhằm xây dựng hệ thống quản lý CTR đô thị hiệu quả. Bài viết này mô tả một cách tiếp cận mới trong việc quan trắc và quản lý hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị; cách tiếp cận này sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), thiết bị định vị toàn cầu (GPS), các khảo sát thực tế và tra cứu bản đồ. Một trường hợp nghiên cứu điển hình được tiến hành để đánh giá hiện trạng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị, đặc biệt là hệ thống thu gom CTR tại hộ gia đình bằng xe kéo tay ở thành phố Cần Thơ. Một cuộc khảo sát kéo dài một tuần đối với 35 xe kéo tay tại 9 điểm hẹn (điểm trung chuyển) được thực hiện; kết quả của nghiên cứu này đã nhận dạng các vấn đề khó khăn hiện tại, các điểm yếu kém, và các hoạt động không hợp lý. Hơn nữa, thông qua kết quả từ nghiên cứu này tác giả cũng xin giới thiệu một công cụ hỗ trợ để quan trắc, theo dõi và quản lý hệ thống thu gom và trung chuyển CTR đô thị cho các nhà quản lý CTR và các nhà hoạch định chính sách.

PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ VIỆC XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN LÕI CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG ĐẬU NÀNH (GLYCINE MAX (L.) MERRILL)

Trương Trọng Ngôn, Trần Thị Thanh Thúy
Tóm tắt | PDF
Phân tích tính đa dạng di truyền và xây dựng tập đoàn lõi được thực hiện dựa trên khảo sát 296 giống đậu nành nhập nội và địa phương được thu thập từ nhiều vùng địa lý khác nhau. Các giống được gieo vụ Đông Xuân 2009 tại trại nghiên cứu và thực nghiệm nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ. Mỗi giống trong tập đoàn được gieo thành một hàng dài 4m, không lặp lại, khoảng cách trồng là 40x10cm, 2 hạt một hốc. Đánh giá sự đa dạng di truyền dựa trên các đặc tính hình thái và nông học. Tập đoàn lõi được xây dựng dựa vào phần mềm PowerCore trên 13 tính trạng. Kết quả cho thấy trọng lượng 100 hạt của các giống dao động từ 6,88 g (Cúc lục Ngạn) đến 27,62 g (IT 104535). Màu vỏ hạt và màu tể có chỉ số Shannon cao nhất ở 2 nhóm giống nhập nội và địa phương. Chỉ số đa dạng của nhóm giống nhập nội cao hơn nhóm giống địa phương trên các tính trạng khảo sát. Phương sai kiểu hình trên các đặc tính nông học biến đổi rộng giữa các nhóm giống. Trong đó chiều cao cây, số trái trên cây và năng suất hạt trên cây có hệ số biến động kiểu hình cao nhất. Việc xây dựng tập đoàn lõi bước đầu chọn được 31 giống gồm 18 giống nhập nội và 13 giống địa phương. Các thông số [1]được tạo ra từ việc xây dựng tập đoàn lõi so với tập đoàn gốc: giá trị trung bình khác nhau (MD%) là 10,7%, giá trị phương sai khác nhau (VD%) là 53,5%, tỷ số biến dị (VR%) là 136,3% và tỷ số trùng hợp (CR%) là  95,6%.

NHÂN GIỐNG CÂY TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về vi nhân giống cây Tràm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá một số giai đoạn của vi nhân giống. Ba thí nghiệm được thực hiện bao gồm khử trùng bề mặt, nhân chồi và tạo rễ. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khử trùng bề mặt mẫu cấy: sử dụng cồn 700 trong 30 giây, dung dịch Clorox 20% trong 30 phút, HgCl2 0,5  trong 30 phút là thích hợp cho việc khử trùng đoạn thân mang mầm chồi. Môi trường tốt nhất để nhân chồi trực tiếp từ đoạn thân là môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA. Tạo rễ cho cụm chồi bằng môi trường MS có bổ sung 2,0 mg/l NAA.

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẦU RIÊNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Thùy Dương, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang. Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 120 hộ trồng sầu riêng đại diện cho 2 nhóm giống Khổ hoa xanh và Hạt lép tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Kết quả cho thấy sản xuất sầu riêng mang lại hiệu quả tài chính cao cho người nông dân. Kết quả phân tích nhạy cảm cũng cho thấy giống sầu riêng khổ hoa có rủi ro cao trước những biến động thị trường và điều kiện canh tác; còn các giống hạt lép có khả năng chịu đựng rủi ro khá tốt. Cuối cùng, một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang.

ĐộNG HọC Sự THAY ĐổI ĐặC TíNH CấU TRúC CủA KHóM (TRồNG Ở HUYệN TÂN PHƯớC, TỉNH TIềN GIANG) THEO MứC Độ CHíN & ĐIềU KIệN TIềN Xử Lý TRONG CHế BIếN NHIệT

Nguyễn Văn Mười, Phan Tuấn Anh, Đàm Thị Kim Yến, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát sự thay đổi cấu trúc của khóm ở các mức độ chín do ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt khác nhau ở cả hai trường hợp có và không có tác động của tiền xử lý (chần trong dung dịch với CaCl2 0,15%, 55°C trong 10 phút). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phá hủy cấu trúc của khóm tỉ lệ thuận với mức độ chín và sự gia tăng nhiệt độ. Giá trị độ cứng tương đối còn lại (H? ) của khóm ở nhiệt độ 80ºC là cao nhất và ở nhiệt độ 90ºC là thấp nhất. Động học sự thay đổi cấu trúc của khóm tuân theo phương trình chuyển đổi 1 phần. Muối CaCl2 có vai trò tích cực trong việc cải thiện cấu trúc khóm trong quá trình xử lý nhiệt, điều này thể hiện ở hằng số tốc độ k nhỏ và tỉ lệ độ cứng tương đối còn lại cao sau khi xử lý nhiệt.

ĐÁNH GIÁ VIỆC XÂY DỰNG PHÂN CẤP YẾU TỐ KINH TẾ LÀM CƠ SỞ CHO PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỊNH LƯỢNG KINH TẾ THÔNG QUA KIỂM CHỨNG THỰC TẾ TẠI HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH

Lê Thị Linh, Võ Quang Minh, Võ Phước Khải, Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí
Tóm tắt | PDF
Phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế trong đánh giá đất đai tại huyện Cang Long, tỉnh Trà Vinh cho thấy, một bước quan trọng trong quy trình là ở phân cấp yếu tố kinh tế cho 8 kiểu sử dụng đất đai với 32 đơn vị bản đồ đất đai. Trên cơ sở đó sử dụng bảng phân cấp yếu tố kinh tế để đối chiếu với các đặc tính kinh tế lợi nhuận và B/C trên từng đơn vị bản đồ đất đai sẽ cho kết quả phân hạng thích nghi định lượng kinh tế. Nghiên cứu cho thấy đã tiến hành phân cấp yếu tố dựa vào phương pháp tính % năng suất của FAO (1976), và tính năng phân nhóm của phần mềm Primer so với kết quả điều tra kiểm chứng thực tế sự chấp nhận của người dân về các mức độ thích nghi cao (S1), thích nghi trung bình (S2), thích nghi kém (S3) và không thích nghi kém (N). Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phương pháp tính dựa trên % năng suất sản phẩm của FAO (1976) cho kết quả gần đúng với kết quả của thực tế kiểm chứng từ người dân. Do đó có thể sử dụng phương pháp này để xây dựng bảng phân cấp yếu tố kinh tế cho các kiểu sử dụng để phân hạng thích nghi đất đai định lượng kinh tế mà không cần thiết phải điều tra thực tế nhiều,tốn thời gian và kinh phí.

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI THỰC VẬT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHANH (CITRUS AURANTIFOLIA L.) TẠI HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Trần Sỹ Hiếu, Phạm Công Bằng, Trần Văn Hâu
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm phân biệt hình thái một số giống và tìm ra giống chanh có năng suất cao, phẩm chất tốt, i?t nhiê?m sâu bệnh. Khảo sát đươc thực tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ tháng 3/2011 đến tháng 6 /2011. Tổng số hộ được điều tra là 40 hộ có diện tích trô?ng chanh lớn hơn 2.000 m2. Các đặc tính hình thái, nông học được khảo sát theo mô tả của IPGRI (1999). Mẫu trái được thu để phân tích phẩm chất trái. Kết quả cho thấy nhà vườn hiện canh tác bốn giống chanh là chanh Núm, Tứ Quý, Tàu Rơi và Tàu Đùm. Giữa các giống có sự khác biệt về ki?ch thươ?c la?, ti? lê? da?i/rô?ng cu?a la? va? sô? gân/la?, trong lươ?ng tra?i, bê? da?y vo? tra?i, sô? mu?i/tra?i va? ha?m lươ?ng nươ?c trong tra?i. Tuy nhiên, năng suâ?t, tha?nh phâ?n năng suâ?t, phâ?m châ?t tra?i (Vitamin C va? TA) của các giống kha?c biê?t không co? y? nghi?a. Giô?ng chanh Tư? Quy? co? ki?ch thươ?c la? lơ?n, trong khi giô?ng Ta?u Rơi va? Ta?u đu?m co? ki?ch thươ?c la? nho?, ti? lê? da?i/rô?ng lơ?n. Giô?ng chanh Nu?m co? tra?i lơ?n nhưng vo? da?y. Các loại dịch hại phổ biến trên cây chanh bao gồm nhê?n đo? (Panonychus citri), bo? tri? (Thrips sp.), ghe? (Elsinoe fawcettii) va? va?ng la? thô?i rê? (Fusarium solani), trong đo? giô?ng chanh Nu?m là giống bi? nhiê?m sâu bê?nh tương đô?i thâ?p đă?c biê?t la? bê?nh va?ng la? thô?i rê? (Fusarium solani).

MÔ HÌNH ĐỐI XỨNG THẾ HỆ S4 VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ LIÊN QUAN

Nguyễn Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi nghiên cứu mô hình siêu đối xứng với cơ chế seesaw dựa trên nhóm đối xứng S4. Khi không tính đến các bổ đính, mô hình thu được cấu trúc tri-bimaximal của các góc trộn khu vực lepton và không có sự vi phạm số lepton trong phân rã của các neutrino phân cực phải.Bằngcách đưa vào ma trận khối lượng neutrino Dirac một yếu tố nhiễu loạn, chúng tôi thu được giá trị khác không của Ue3 dẫn đến giá trị khác không của góc q13 pha dCP, ngoài ra các góc trộn q12 và q23 cũng dịch đi so với giá trị của chúng trong cấu trúc tri-bimaximal. Ngoài ra, sự bất đối xứng số lepton cũng được sinh ra qua quá trình phân rã của các neutrino phân cực phải. Bằng cách chọn các tham số của mô hình sao cho phù hợp với kết quả thực nghiệm ở năng lượng thấp, bất đối xứng vât chất-phản vật chất của vũ trụ được giải thích định lượng thông qua quá trình leptogenesis có phân biệt sự đóng góp của các lepton thế hệ.      

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU, ION VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRÊ VÀNG LAI (CLARIAS MACROCEPHALUS GUNTHER X CLARIAS GARIEPINUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thanh Hương
Tóm tắt | PDF
Cá trê vàng lai cở từ 8-12g/con được xác định khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion của cá ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18ppt. Tiếp tục bố trí cá ở các mức độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15ppt để xác định sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá sau 90 ngày nuôi. Kết quả cho thấy ASTT và nồng độ các ion Na+, K+, Cl- trong huyết tương ít thay đổi ở các nghiệm thức dưới 9ppt và tăng nhanh ở các nghiệm thức 12, 15, 18ppt. Điểm cân bằng giữa ASTT trong cơ thể và môi trường là 9ppt (292mOsm/kg). Cá trê vàng lai nuôi ở nghiệm thức 3ppt là tốt nhất. Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao hơn và FCR thấp hơn so với các nghiệm thức khác mặc dù khi so sánh thống kê thì cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức từ 0-9ppt. Tỉ lệ sống của cá đạt cao nhất ở 3ppt và thấp nhất ở nghiệm thức 15ppt. 

PHÂN LỚP DỮ LIỆU KHÔNG CÂN BẰNG VỚI ROUGHLY BALANCED BAGGING

Phan Bích Chung, Đỗ Thanh Nghị
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một cải tiến của giải thuật Roughly Balanced Bagging (Hido & Kashima, 2008) cho việc phân lớp các tập dữ liệu không cân bằng.  Chúng tôi đề xuất sử dụng các giải thuật tập hợp mô hình bao gồm Boosting (Freund & Schapire, 1995), Random forest (Breiman, 2001), làm mô hình học cơ sở của giải thuật Roughly Balanced Bagging gốc, thay vì sử dụng một cây quyết định (Quinlan, 1993). Chúng tôi cũng đề xuất điều chỉnh cách lấy mẫu giảm phần tử lớp đa số theo hàm phân phối nhị thức âm ở mỗi lần. Kết quả thực nghiệm trên các tập dữ liệu không cân bằng được lấy từ nguồn UCI (Asuncion & Newman, 2007) cho thấy rằng phương pháp mà chúng tôi đề xuất cho hiệu quả phân loại chính xác hơn khi so sánh với giải Roughly Balanced Bagging gốc.

ĐặC ĐIểM RA HOA Và PHáT TRIểN TRáI XOàI CáT CHU (MANGIFERA INDICA L.) TạI HUYệN CAO LãNH, TỉNH ĐồNG THáP

Trần Văn Hâu, Lê Thanh Điền
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm sinh học sự ra hoa và phát triển trái của xoài cát Chu. Thí nghiệm được thực hiện trên 6 cây xoài cát Chu 6 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp ghép nhưng không rõ gốc ghép tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 6/2007 đến tháng 3/2008. Mỗi cây đánh dấu 30 phát hoa để theo dõi quá trình ra hoa và sự nở hoa. Trái xoài được thu 10 ngày/lần, mỗi lần 3 trái để đo kích thước và khối lượng trái. Kết quả cho thâ?y pha?t hoa xoa?i ca?t Chu pha?t triê?n trong 28 nga?y, co? tư? 500-2.000 hoa, trong đo? ti? lê? hoa lươ?ng ti?nh la? 47,4%. Hoa nơ? trong 14 nga?y nhưng hoa lươ?ng ti?nh nơ? tâ?p trung ơ? nga?y thư? 6 trong khi hoa đư?c nơ? tâ?p trung châ?m hơn hoa lươ?ng ti?nh 2 nga?y. Hoa nơ? tâ?p trung va?o buô?i sa?ng vơ?i ti? lê? 75,5% đô?i vơ?i hoa lươ?ng ti?nh va? 62,9% đô?i vơ?i hoa đư?c. Hiê?n tươ?ng ru?ng tra?i non tâ?p trung ơ? giai đoa?n 20 nga?y sau khi đâ?u tra?i (SKĐT). Khô?i lươ?ng tra?i xoa?i ca?t Chu pha?t triê?n theo đươ?ng cong đơn gia?n qua hai giai đoa?n: pha?t triê?n châ?m trong 30 nga?y đâ?u SKĐT, sau đo? pha?t triê?n nhanh đê?n khi thu hoa?ch ơ? giai đoa?n 80 nga?y SKĐT. Tô?c đô? tăng trươ?ng tô?i đa vê? ki?ch thươ?c va? khô?i lươ?ng tra?i xuâ?t hiê?n lâ?n lươ?t ơ? giai đoa?n 40 va? 50 nga?y SKĐT.

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ TIỀN CHẤT LÊN KÍCH THƯỚC VÀ TỪ TÍNH HẠT NANO OXIDE SẮT TỪ FE3O4

Trần Yến Mi, Dương Hiếu Đẩu, Lê Văn Nhạn
Tóm tắt | PDF
Mục đích của chúng tôi là khảo sát ảnh hưởng nồng độ tiền chất vào kích thước và tính chất từ của các hạt nano oxide sắt từ Fe3O4 bằng phương pháp đồng kết tủa. Chúng tôi nhận thấy rằng kích thước tinh thể và từ tính của các hạt gần như không phụ thuộc vào sự thay đổi hệ số đương lượng, và nồng độ các muối sắt ban đầu. Sản phẩm có tính chất siêu thuận từ ngay cả ở nhiệt độ phòng, từ độ bảo hòa khoảng từ 47,8 (emu/g) đến 62 (emu/g) và lực kháng từ gần như bằng không. Kích thước hạt có sự phân bố hẹp, với giá trị trong khoảng 18nm đến 22nm.

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN HỮU ÍCH LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) NUÔI TRONG BỂ

Phạm Thị Tuyết Ngân, Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm của các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú đã được nghiên cứu tại khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung vi khuẩn) với 3 lần lặp lại, trong đó dòng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ ao tôm sú ở Sóc Trăng (B37) được so sánh với 2 loại chế phẩm sinh học khác là CNSH (do Viện Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ sản xuất) và PrawnBac (từ Mỹ). Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 500L được trải một lớp bùn 10 cm với mật độ tôm sú là 50con/m2 ở độ mặn 16? trong thời gian 40 ngày. Vi khuẩn được bổ sung với mật độ 105CFU/mL. Một số chỉ tiêu chất lượng nước, mật độ vi khuẩn tổng, Bacillus, Vibrio được theo dõi 5 ngày/lần. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN, TKN, TN trong bùn, TP trong nước và trong bùn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn được cải thiện tốt hơn lô đối chứng. Mật độ Bacillus ở nghiệm thức B37 và CNSH cao hơn nghiệm thức còn lại. Vi khuẩn Vibrio sp. bị lấn át ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Trong các dòng vi khuẩn có lợi, B37 cho kết quả xử lý tốt nhất, tốt hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P

NGHIÊN CỨU SẤY CÀ RỐT BẰNG MÁY SẤY BƠM NHIỆT KIỂU THÙNG QUAY

Võ Mạnh Duy, Lê Chí Hiệp
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm mô hình sấy bơm nhiệt kiểu thùng quay. Các kết quả khảo nghiệm cho thấy cà rốt sấy ở chế độ: nhiệt độ sấy 400C, vận tốc tác nhân sấy 2,5 m/s, số vòng quay 15 vòng/phút, khối lượng sấy ban đầu 4,5 kg hệ thống sấy đạt hiệu suất tách ẩm cao, làm việc ổn định và hiệu quả hơn; sản phẩm sấy giữ được màu sắc tốt hơn so với các phương pháp sấy thông thường.