Ngày xuất bản: 01-05-2010

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP RÚT NƯỚC TRÊN ĐẤT PHÈN NGẬP NƯỚC CÓ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRONG CHẬU

Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định năng suất lúa trồng trên đất phèn (Sulfic Humaquepts Tiền Giang) có chôn vùi rơm rạ tươi qua nhiều phương pháp rút nước. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại; nhân tố 1 là 3 phương pháp rút nước ((i) ngập nước liên tục, (ii) rút kiệt nước lúc 15 ngày sau khi gieo trong 5 ngày và (iii) rút kiệt nước lúc 30 ngày sau khi gieo trong 5 ngày); và nhân tố 2 là trọng lượng rơm rạ tươi ((i) 0,0; (ii) 1,25; (iii) 2,5 và (iv) 5 g/chậu 4 kg đất khô). Kết quả cho thấy rằng các phương pháp rút kiệt nước lúc 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo đã làm gia tăng sự sinh trưởng của lúa Jasmine85 như chiều cao cây, số chồi/chậu, số bông/chậu, số hạt chắc/bông và năng suất lúa (28,96 g và 29,16 g/chậu) so với đất ngập nước liên tục (23,81 g/chậu), gia tăng năng suất trung bình 22,5%. Chôn vùi rơm rạ tươi vào đất 1,25 g, 2,5 g và 5 g/chậu đã làm giảm chiều cao cây, số chồi, số bông, số hạt chắc và năng suất lúa (năng suất giảm lần lượt 15, 25 và 34% so với đất không vùi rơm rạ). Rút kiệt nước trong đất lúa đã làm giảm nhanh các độc chất acid hữu cơ tổng số (thấp hơn 1000 mmolc/m3) và H2S (thấp hơn 0,07 ppm), nhưng pH và nồng độ NH4+ trong dung dịch đất gia tăng nên đã góp phần cải thiện được sự sinh trưởng và năng suất lúa.

THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ HÚ (PANGASIUS CONCHOPHILUS) SINH SẢN BẰNG KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU

Nguyễn Văn Kiểm, Đỗ Minh Tri
Tóm tắt | PDF
Thử nghiệm kích thích cá hú (Pangasius conchophilus) sinh sản với ba loại kích thích tố là HCG, Ovaprim và LHRH.a  đã được tiến hành tại trung tâm giống thủy sản Đồng Tháp từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2008. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định HCG và Ovaprim đều có tác dụng gây rụng trứng ở cá hú với liều lượng thứ tự là: 5,000-6,000UI và 0,4-0,6ml/kg cá cái. Tỷ lệ rụng trứng từ 88,89-100%, sức sinh sản tương đối dao động từ 44,706 ? 60,716 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh từ 77,0 ? 84,45% và tỷ lệ nở từ 74 ? 83,90%. Chất kích thích LRHa ở liều lượng từ 150-250mg +-20mg Motilium / kg chưa có tác dụng gây rụng trứng và đẻ trứng ở cá hú.

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM BÓN SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) MÙA NGHỊCH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Trần Văn Hâu, Lê Văn Chấn
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa và năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch. Thí nghiệm thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Các nghiệm thức gồm có bốn liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch bao gồm 35, 70 (đối chứng theo nông dân), 140 và 280 g N/cây được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Sau khi thu hoạch, ngoài lượng phân đạm mỗi cây nhãn còn được bón một kí-lô-gam phân hữu cơ vi sinh, 184 g P2O5 và 70 g K2O. Xử lý ra hoa khi cây ra ba lần đọt bằng cách tưới chlorate kali vào đất với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành sau khi xử lý hóa chất với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy bón 70 g N/cây sau thu hoạch cây ra đọt có chiều dài và đường kính lớn, giảm hàm lượng đạm trong lá giai đoạn ra hoa dẫn đến tăng tỉ số C/N, tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến tăng năng suất do có số chùm trái/cây cao, số trái/chùm nhiều và trọng lượng trái/chùm cao.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CÂY MẮM (AVICENNIA MARINA)

Phạm Thị Thùy Trang, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Từ rễ cây mắm ổi trồng tại ven biển tỉnh Bạc Liêu, cô lập được lupeol (C30H50O) và stigmasterol (C29H48O) từ dịch chiết petroleum ether, kaempferol (C15H10O6) và esculetin (C9H6O4) từ dịch chiết ethyl acetate. Cấu trúc hóa học các chất này đã được xác định bằng các loại phổ MS, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, COSY và HMBC.

NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT HỌC CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BỆNH TRẮNG GAN TRẮNG MANG

Từ Thanh Dung
Tóm tắt | PDF
Bệnh trắng gan trắng mang (TGTM) trên cá tra giống đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu đề tài nhằm xác định các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu và bạch cầu, mầm bệnh vi khuẩn và kí sinh trùng của 164 mẫu cá bệnh TGTM trong 17 ao cá tra. Kết quả phân tích cho thấy số lượng hồng cầu ở cá bị TGTM giảm trầm trọng, chỉ còn 4,57% so với cá khỏe. Xuất hiện nhiều dạng bất thường của hồng cầu như sự gia tăng tế bào tiền trưởng thành hoặc sự hiện diện của tế bào mất nhân, hồng cầu hai nhân cũng thường thấy trong máu cá TGTM. Bên cạnh đó, tế bào bạch cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng. Bạch cầu của cá bị TGTM giảm thấp khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê (p

HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC NAM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
30 cây thuốc thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thường được dân gian sử dụng trị viêm nhiễm, được thử hoạt tính kháng khuẩn, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp khuếch tán trên thạch và pha loãng trong thạch trên các chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá: Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda và Aeromonas hydrophila. Kết quả cho thấy các cây thuốc này đều có khả năng kháng khuẩn (MIC=16-2048?g/ml). Hoạt phổ mạnh trên cả 3 loại vi khuẩn thử nghiệm là Bàng, ổi, Trầu không, Tràm (MIC=64-512 ?g/ml). Tác động mạnh nhất trên Aeromonas hydrophila là Bàng (MIC=128 ?g/ml); trên Edwardsiella ictaluri là Sâm đại hành (MIC=16 ?g/ml); trên Edwardsiella tarda là Rau mương (MIC=32 ?g/ml). Trong các cây có khả năng kháng khuẩn mạnh, cây ổi có hiệu suất chiết xuất cao nhất (5,37%) và kế đến là cây Tràm (3,37%). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của cây thuốc nam có thể thay thế kháng sinh phòng trị bệnh cho cá trong tương lai.

ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ RƠM VÀ LỤC BÌNH LÊN NĂNG SUẤT NẤM RƠM

Nguyễn Thị Xuân Thu, Lê Minh Châu, Nguyễn Thành Hối
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu cách sử dụng lục bình làm nguyên liệu sản xuất nấm tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu ích là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay. Thí nghiệm ?ảnh hưởng tỷ lệ trộn lục bình thân lá và rơm đến năng suất nấm rơm? được thực hiện. Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lập lại với 5 nghiệm thức là rơm 100%, lục bình 25% và rơm 75%, lục bình 50% và rơm 50%, lục bình 75% và rơm 25%, lục bình 100%. Kết quả cho thấy: năng suất nấm rơm làm từ nguyên liệu lục bình tương đương với rơm, tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nấm làm trên nguyên liệu lục bình giảm thấp. Hàm lượng dinh dưỡng của nấm rơm làm từ lục bình tương đương với dinh dưỡng của nấm rơm làm từ nguyên liệu rơm. Không tìm thấy các độc chất kim loại nặng như chì, silic, Cd trong nấm rơm làm từ nguyên liệu lục bình.

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM NHẰM TÍCH CỰC HÓA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Dương Bích Thảo
Tóm tắt | PDF
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học nói chung và giảng dạy Vật lý nói riêng đã trở nên rất phổ biến. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phần mềm mô phỏng hỗ trợ cho dạy học Vật lý cũng được cập nhật nhiều hơn. Các phần mềm này giúp người học trực quan, dễ dàng tiếp thu kiến thức mới đồng thời kích thích hứng thú học tập, giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Vấn đề được đặt ra là giáo viên sẽ lựa chọn phần mềm nào và sử dụng chúng trong các tình huống giảng dạy Vật lý ra sao để đạt được mục tiêu trong quá trình dạy học. Trong bài báo này trình bày ứng dụng một số phần mềm như Physics, Interactive Physics, Flash, PowerPoint để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng một số hiện tượng Vật lý giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Ngoài rai các phần mềm này còn ứng dụng để đánh giá kết quả học tập của người học.

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Văn Phượng, Võ Công Thành, Hứa Minh Sang
Tóm tắt | PDF
ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di  SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích các giống lúa có nguồn gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai. Sau đó tiến hành thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 11 giống/dòng lúa: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 và giống Jasmine85 làm giống đối chứng, được thực hiện ở vụ Hè-Thu 2008 tại Nông trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả tất cả các giống/dòng thí nghiệm đều có mùi thơm, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng hạt gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra.

MÔ HÌNH TRỒNG ĐẬU XANH XEN SẮN TRÊN ĐẤT ĐỒI GÒ CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO VÀ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Danh
Tóm tắt | PDF
Mô hình trồng đậu xanh xen sắn có năng suất bình quân là 31,9 tấn/ha, tăng 25,2% so với sắn trồng thuần. Lãi thuần của mô hình trồng đậu xanh xen sắn là 14.789.000 đ/ha và gấp 2,88 lần so với sắn trồng thuần. Khi áp dụng biện pháp trồng đậu xanh xen sắn đều có lượng đất mất đi giảm hơn so với sắn trồng thuần 26,29%.  Đề nghị áp dụng mô hình đậu xanh xen sắn tại nơi có điều kiện tương tự ở các vùng đất đồi gò vùng Duyên HảiNamTrung Bộ.

ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO TRONG HẠT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CA CAO (THEOBROMA CACAO L.) TRỒNG PHỔ BIẾN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Lê Thị Thanh Thủy, Phan Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra những giống ca cao có trái to, nhiều hạt, vỏ trái mỏng và hạt có hàm lượng chất béo cao đạt yêu cầu làm giống. Đề tài được tiến hành tại vườn ca cao của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Mỗi giống khảo sát năm cây và mỗi cây thu sáu trái. Hàm lượng chất béo trong hạt được chiết tách theo AOAC (2003) dựa trên nguyên lý chất béo có thể hòa tan trong ether, phenol hoặc acetone. Dựa vào đặc tính hình dạng, màu sắc trái, hạt, có bảy giống ca cao được đánh giá từ tháng 1/2005-1/2006. Kết quả cho thấy hai giống TD9 và TD7 có trái lớn, nhiều hạt, hạt lớn và hàm lượng chất béo trong hạt cao có triển vọng ở Châu Thành, tỉnh      Bến Tre.

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Nguồn nước sông ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, do các chất thải sinh hoạt của chính con người, và từ các hoạt động sản xuất công nghiệp với nguồn nước thải chưa qua xử lý. Người dân trong địa bàn nghiên cứu có nhận thức cao về vấn nạn ô nhiễm này. Trong các vấn đề xã hội, vấn đề giáo dục, nghèo khổ, và ô nhiễm môi trường được người dân quan tâm nhiều nhất. Hầu như tất cả đáp viên cho rằng nước sông tại nơi họ sinh sống có chất lượng xấu. Phần lớn họ đều cho rằng nguồn nước sông đang bị ô nhiễm và cần được bảo vệ. Có đến 62% đáp viên cho rằng mọi người nên có trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo vệ nước sông. Tỷ lệ số người sẵn lòng tham gia các chương trình bảo vệ nước sông tương đối cao gợi ý khả năng xã hội hoá công tác bảo vệ nguồn nước sông tránh bị ô nhiễm.

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI BÁN - ĐỊNH LƯỢNG TRÊN 02 VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU)

Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ
Tóm tắt | PDF
Đánh giá thích nghi và chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai phù hợp với các mục tiêu kinh tế-xã hội, tự nhiên, môi trường mang tính thực tế với người dân địa phương là một trong những yêu cầu rất cần thiết cho việc quy hoạch sử dụng đất đai cũng như đánh giá các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp bền vững cho các địa phương. Do đó, nghiên cứu được thực hiện trên 02 vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các tiêu chí cho các kiểu sử dụng đất đai thông qua một số tiêu chí kinh tế-xã hội-môi trường trên địa bàn huyện Tam Bình, Vĩnh Long và huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua kết quả điều tra, phân tích tình hình kinh tế-xã hội và môi trường có 4 mục tiêu được chọn để đánh giá định lượng cho các kiểu sử dụng đất đai là: i) An toàn lương thực; ii) Gia tăng lợi nhuận; iii) Hiệu quả xã hội; và iv) Môi trường bền vững. Kết quả cho thấy huyện Tam Bình có 94 đơn vị đất đai với 06 kiểu sử dụng và mô hình đạt hiệu quả nhất là 02lúa-cá. Huyện Hồng Dân thì có 19 đơn vị đất đai với 05 kiểu sử dụng và mô hình mang lại hiệu quả nhất là tôm-(lúa/cá), 01tôm-01lúa, 02lúa-cá.

NHU CẦU HỢP TÁC CỦA NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Hữu Tâm
Tóm tắt | PDF
Bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, bài viết phân tích được một số nhu cầu hợp tác và đề xuất một giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Có đến 88% số nông hộ cho là có nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu chỉ xét riêng các nông hộ trồng cây ăn trái thì có 84% có nhu cầu hợp tác. Đối với nông hộ trồng lúa thì nhu cầu hợp tác còn cao hơn, có tới 92% số hộ có nhu cầu hợp tác. Lý do nhu cầu hợp tác cao như thế là do trồng lúa đòi hỏi phải qua nhiều giai đoạn mà không thể chậm trễ được và trồng lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Có 7 giải pháp được đưa ra để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang phù hợp với nhu cầu hợp tác của nông hộ.

PHÂN HỦY RÁC THẢI HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC: THÍ NGHIỆM THÙNG LÊN MEN 10-L

Hà Thanh Toàn, Lê Phương Trầm, Nguyễn Thị Mỹ Diện, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Sự phân hủy hữu cơ là do sự hoạt động của các vi sinh vật trong chu trình cacbon và nitơ. Sáu dòng vi khuẩn phân hủy cellulose, tinh bột và protein gồm cả nhóm ái nhiệt và bình nhiệt tốt nhất được đánh giá khả năng phân hủy chất hữu cơ trong mô hình thí nghiệm phân hủy rác thải hữu cơ (bình lên men có dung tích 10 lít). Thí nghiệm với 8 nghiệm thức, lập lại 4 lần và kéo dài trong 22 ngày. Các chỉ tiêu như nhiệt độ, pH, % thể tích sụt giảm, % trọng lượng khô, hàm lượng chất hữu cơ, N tổng số, tỉ lệ C/N, hàm lượng khí CO2, CH4 và mật số vi khuẩn được ghi nhận theo từng thời điểm thích hợp. Kết quả cho thấy nghiệm thức C1 (chủng vi khuẩn phân giải cellulose bình nhiệt) đạt được các chỉ tiêu phù hợp nhất trong xử lý rác thải như nhiệt độ, pH, tỉ lệ C/N lúc rác hoai, mật số của vi khuẩn phân hủy cellulose tăng lên rất cao, khác biệt so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức còn lại. Hơn nữa, nghiệm thức này có lượng khí CO2, CH4 thải ra thấp, không gây ảnh hưởng đến môi trường; quá trình phân hủy rác xảy ra mạnh vào 16-18 ngày sau khi ủ và dòng vi khuẩn này được chọn để cho những nghiên cứu tiếp theo.

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG THÔNG MINH

Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bài báo nhằm mục tiêu thiết kế một hệ thống đèn giao thông cho một giao lộ, với chu kỳ đèn tín hiệu tùy thuộc vào tình trạng xe lưu thông trên hai tuyến đường quan sát được bởi 2 camera. Một giải thuật ước lượng lưu lượng xe và 25 luật điều khiển mờ được xây dựng để quyết định thời gian của chu kỳ đèn xanh kế tiếp cho tuyến đường tương ứng. Mạch kiểm soát hiển thị đèn tín hiệu được thiết kế dựa trên vi điều khiển ATMEL AVR ATMega16 và một mô hình thực nghiệm sử dụng các quả bóng nhựa giả lập các phương tiện giao thông được thiết kế để kiểm chứng giải thuật điều khiển. Kết quả trên 450 thực nghiệm cho thấy tuyến đường nào có lưu lượng xe lớn hơn thì chu kỳ đèn xanh của tuyến đường đó dài hơn và ngược lại. Chu kỳ đèn xanh tối đa là 78±2 giây và tối thiểu là 18±2 giây, tương ứng với trường hợp lưu lượng xe trên 2 tuyến đường chênh lệch nhau 4 lần.  

ẢNH HƯỞNG CỦA INDOLE ACETID ACID (IAA) DO VI KHUẨN AZOSPIRILLUM TỔNG HỢP LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ LÚA TRỒNG Ở ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Trần Văn Chiêu, Nguyễn Hữu Hiệp
Tóm tắt | PDF
Ba dòng vi khuẩn Azospirillum lipoferum phân lập được từ rễ lúa, nhận diện bằng kỹ thuật PCR, được chọn để khảo sát khả năng tổng hợp IAA và ảnh hưởng của chúng lên sự phát triển của rễ lúa trong điều kiện nhà lưới. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả ba dòng R7b1 R8b2 và R29b1 đều tổng hợp được lượng IAA nhiều hơn đối chứng trong môi trường nuôi không có Tryptophan. Dòng R29b1 tổng hợp được lượng IAA nhiều nhất 19,9àg/ml vào ngày thứ 4 sau khi chủng. Lượng IAA này góp phần làm tăng chiều dài rễ lúa và tăng số lượng rễ phụ trong thí nghiệm nhà lưới. Chiều dài rễ lúa tăng 2,03 lần so với đối chứng khi được chủng dòng R29b1 sau 28 ngày.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG THU VÀ GIẢM NGHÈO CHO NÔNG HỘ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Sánh
Tóm tắt | PDF
Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực Quốc gia. Nhưng đời sống nông dân còn nghèo. Qua phân tích số liệu thống kê sản xuất và kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến 2006 và điều tra 334 hộ, cho thấy rằng vùng này đóng góp hơn 50% tổng sản lượng lương thực và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% sản lượng thủy sản và đóng góp khoảng 80% lượng xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy nông dân đối mặt nhiều khó khăn như trình độ chuyên môn và giáo dục thấp, hộ không và ít đất cao. Tích lũy và tái đầu tư sản xuất thấp vì chi phí cao cho chi tiêu gia đình, cho vật tư, cho lãi xuất ngân hàng, và giao tế xóm làng. Dẫn đến tích lũy/hộ với 4-5 khẩu khoảng 6 triệu/hộ/năm.  Để giải quyết vấn đề trên, triển khai chính sách ?tam nông?qua liên kết vùng và tham gia ?4 nhà? (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, và nhà khoa học) thì rất cần thiết.  

CẢI THIỆN ĐỘ PHÂN GIẢI KHI XỬ LÝ TÀI LIỆU TỪ BẰNG BIẾN ĐỔI WAVELET

Dương Hiếu Đẩu, Lê Minh Tùng, Lương Phước Toàn
Tóm tắt | PDF
Phương pháp xác định biên đa tỉ lệ sử dụng phép biến đổi wavelet được áp dụng trong việc giải bài toán ngược từ và trọng lực. Sử dụng dữ liệu là giá trị trường quan sát hoặc gradien ngang của trường, phép xác định biên đa tỉ lệ đã xác định được vị trí ngang và độ sâu của nguồn. Trong bài này, chúng tôi sử dụng hàm trọng-lượng-tuyến (LWF, line-weight function) để xử lý dữ liệu đầu vào nhằm tăng cường độ phân giải khi áp dụng phương pháp xác định biên trong việc phân tích dữ liệu từ 2-D. Phương pháp được áp dụng trên mô hình thực nghiệm của dị thường từ với các tham số của hàm LWF khác nhau để tìm tham số thích hợp. Sau đó phương pháp được áp dụng để phân tích trên tuyến đo từ ởNambộ. Các kết quả cho thấy, phương pháp được đề xuất  không chỉ xác định được vị trí ngang và độ sâu mà còn xác định được bề rộng, bề dày và độ nghiêng của nguồn và đây là điểm đặc sắc của phương pháp.

CHấT THảI BùN AO NUÔI TÔM: THờI GIAN RửA MặN Và Sự BIếN ĐộNG DƯỡNG CHấT

Tất Anh Thư, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá sự rữa mặn và sự thay đổi hàm lượng dưỡng chất theo thời gian rữa mặn của bùn thải ao nuôi tôm cho sử dụng trong canh tác cây trồng. Mười hai mẫu đất bùn thải đáy ao nuôi tôm của mô hình canh tác tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến được sử dụng cho sự đánh giá giảm độ mặn và thành phần dinh dưỡng trong bùn đáy ao theo thời gian rửa mặn tự nhiên. Kết quả cho thấy độ mặn của mẫu bùn giảm xuống dưới ngưỡng mặn và sodic sau ba tháng rữa mặn  đối với mô hình tôm thâm canh và một đến hai tháng đối với mô hình tôm bán thâm canh  và quảng canh cải tiến. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở dạng hữu dụng trong các mẫu bùn thải đáy ao như lân dễ tiêu, đạm hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy giảm sau ba tháng đầu mùa mưa. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong bùn thải ao nuôi tôm thâm canh vẫn còn ở khoảng khá giàu, cao hơn so với bùn thải ao nuôi tôm của hai mô hình còn lại. Bùn thải ao nuôi tôm có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp qua rửa mặn tự nhiên trong mùa mưa khoảng một đến ba tháng.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHẠCH LẤU (MASTACEMBELUS ARMATUS)

Nguyễn Văn Triều
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2008 tại Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được tập trung vào đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản cá Chạch lấu. Mẫu cá Chạch lấu được thu 30 con/ tháng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá Chạch lấu là loài ăn động vật với côn trùng (40,6%), cá nhỏ (23,9%) và giáp xác (16,4%) là những loại thức ăn chính. Tuyến sinh dục của cá phát triển qua 6 giai đoạn (I-IV). Mùa vụ sinh sản là từ tháng 5 đến tháng 8, tập trung vào tháng 6 và 7. Hệ số thành thục trung bình của cá Chạch lấu cái là 3,63%, ở cá đực là 0,21%. Sức sinh sản tuyệt đối từ 11.209 - 45.631 trứng/cá cái.

KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009 VÀ HÈ THU 2009

Lê Xuân Thái
Tóm tắt | PDF
Trong năm 2008 và 2009, rầy nâu vẫn là một dịch hại quan trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông nam bộ (ĐNB). Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC-BUCAP đã chọn tạo một số giống lúa mới để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2008-09 và Hè Thu 2009 nhằm chọn ra các giống lúa đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB. Các giống lúa chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ? 5) là MTL523, NV1, NV2, HĐ 4 (Đông Xuân 2008-2009) và BL29, MTL495, MTL547, MTL560, MTL645, TC1, VT1, BL47 (Hè Thu 2009). Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là MTL500, MTL523, NV1, BL29.

ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN THEO ĐÔI: MỘT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ KHẢ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH

Huỳnh Minh Hiền, Trịnh Quốc Lập
Tóm tắt | PDF
Nhiều nghiên cứu về tác động của việc đánh giá trực tuyến theo đôi trong những lớp học viết tiếng Anh đã được thực hiện ở nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau và đã đưa đến nhiều kết quả đối nghịch cũng như tương đồng. Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu nhằm kiểm chứng (1) tác động của việc đánh giá trực tuyến theo đôi đến việc phát triển động cơ học môn viết và khả năng viết tiếng Anh của sinh viên và (2) sự tương tác giữa động cơ học môn viết và khả năng viết của sinh viên. Nghiên cứu được thiết kế theo hai nhóm: đối chứng và thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về động cơ học môn viết và khả năng viết của sinh viên giữa hai nhóm, sinh viên ở nhóm thực nghiệm có chí số trung bình về động cơ học viết và khả năng viết cao hơn so với những sinh viên thuộc nhóm kiểm chứng.

PHáT TRIểN QUI TRìNH MPCR PHáT HIệN ĐồNG THờI VI-RúT GÂY BệNH ĐốM TRắNG Và VI-RúT GÂY HOạI Tử CƠ QUAN TạO MáU Và CƠ QUAN LậP BIểU MÔ Ở TÔM Sú (PENAEUS MONODON) Sử DụNG GEN ?ETA-ACTIN LàM NộI CHUẩN

Trần Việt Tiên, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm phát triển và xác định khả năng ứng dụng qui trình mPCR phát hiện đồng thơ?i WSSV, IHHNV trên tôm su? (Penaeus monodon) và kiểm soát kết quả âm tính giả bằng cách khuếch đại gen nội sinh ?-actin của tôm. Trên cơ sở qui trình PCR pha?t hiê?n WSSV theo OIE (2006), qui tri?nh PCR pha?t hiê?n IHHNV theo Yang et al. (2006) và qui trình RT-PCR phát hiện gen b-actin ở tôm của Oanh (2008), hai qui trình mPCR được phát triển gồm (1) qui trình phát hiện đồng thời WSSV và gen ?-actin cho kết quả đồng thời hai vạch ở vị trí 1447 bp (WSSV) và 216 bp (?-actin) (Trâ?n Nguyê?n Diê?m Tu?, 2008) và (2) qui trình phát hiện đồng thời IHHNV và gen ?-actin cho kết quả đồng thời hai vạch ở vị trí 703 bp (IHHNV) và 216 bp (?-actin) (Dương Thi? Kim Loan, 2009). Trên cơ sở kết quả đạt được, qui trình mPCR phát hiện đồng thời WSSV, IHHNV và gen b-actin được thực hiện và tối ưu hóa. Kết quả cho thấy qui trình có khả năng ứng dụng tốt với việc sử dụng gen ?-actin làm nội chuẩn trong xét nghiệm vi-rút ở tôm bằng phương pháp PCR đồng thời giảm được chi phí xét nghiệm khi phát hiện đồng thời WSSV và IHHNV.

ẢNH HƯỞNG CỦA N-(PHOSPHONOMETHYL) GLYCINE VÀ ETHREL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY ĐƯỜNG CỦA MÍA

Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Hùng Binh
Tóm tắt | PDF
?ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên sự sinh trưởng và tích lũy đường của mía?đã được thực hiện trên giống mía DLM 24 tại huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. N-(phosphonomethyl) glycine được xử lý với nồng độ 450 ppm và 520 ppm, ethrel được xử lý với nồng độ 450 ppm và 500 ppm và nghiệm thức đối chứng không xử lý hóa chất. Các chất được xử lý ở 45 ngày trước khi thu hoạch bằng cách phun trên lá. Kết quả cho thấy N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel đều giúp cây mía gia tăng hàm lượng đường từ 1,7 - 3,1% so với đối chứng. Xử lý với N-(phosphonomethyl) glycine 520 ppm hiệu quả nhất với hàm lượng đường đạt 13,3% trong khi hàm lượng đường ở đối chứng chỉ đạt 10,2%. Kỹ thuật sử dụng chất gây chín này có thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất mía.

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÀ VINH: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Nguyễn Văn Sánh, Lê Đăng Khôi, Nguyễn Ngọc Sơn, Võ Văn Tuấn
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu sử dụng nước ngầm tại Trà Vinh trong những năm trở lại đây tăng một cách đáng kể. Số lượng nước ngầm khai thác cho sinh hoạt liên tục tăng hàng năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước sử dụng trong năm 2004 là khoảng 80.000 m3/tháng và lượng nước tiêu thụ liên tục tăng trung bình/tháng là 180.000 m3/tháng và hơn 200.000 m3/tháng tương ứng với năm 2006 và năm 2008. Tốc độ gia tăng khai thác và sử dụng nước ngầm tăng gấp 10 lần trong khoảng 2 năm 2004-2006. Tổng khối lượng nước sinh hoạt của cả năm 2004 là 1 tỷ m3/năm, trong khi đó lượng nước sinh hoạt năm 2008 là hơn 2.5 tỷ m3/năm. Chất lượng nước ngầm về các chỉ tiêu hóa lý đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hầu hết nguồn nước ngầm đều bị nhiễm coliform với mật số cao (4-2.400 MPN/100 ml). Các thách thức cho các nông dân là nguồn nước ngầm có nguy cơ tụt giảm về lượng cũng như về chất. Các biện pháp tiết kiệm nước, thay đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, khó tìm cây trồng sử dụng ít nước lại có giá trị trên thị trường.

CáC KIểU QUAN Hệ ?LàM Rõ? TRONG ?PHéP NốI? TIếNG VIệT

Ngô Thị Bảo Châu
Tóm tắt | PDF
Liên kết (Cohesion) nói chung, phép nối (Conjunction) nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tính mạch lạc (Coherence) cho văn bản. Do vậy, phép nối cũng là một trong những yếu tố trọng yếu của quy trình tạo lập và tiếp nhận văn bản. Với đơn vị nghiên cứu cơ bản là Phát ngôn[1], (tạm gọi những đơn vị biểu hiện sự nối kết giữa hai hay nhiều phát ngôn là Từ nối[2]), chúng tôi khảo sát các loại quan hệ của phép nối, dựa vào mối quan hệ qua lại giữa các phát ngôn trong ngữ cảnh. Thật sự, từ nối chỉ là những phương tiện hình thức, dùng để cụ thể hóa mối quan hệ ý nghĩa vốn dĩ đã tồn tại tiềm tàng trong bản thân các đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là những phát ngôn. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu quan hệ Làm rõ trong tiếng Việt ? một trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối ? với những tiểu loại cụ thể, ít nhiều khác với các công trình đi trước.

VI NHÂN GIỐNG CÂY MÔN KIỂNG (CALADIUM BICOLOR)

Nguyễn Thị Mỹ Phương, Nguyen BaoToan, Vũ Anh Pháp
Tóm tắt | PDF
Vi nhân giống cây môn kiểng (Caladium bicolor) nhằm xác định thiết lập quy trình vi nhân giống của giống cây này. Các thí nghiệm được tiến hành bao gồm (1) Khử trùng bề mặt mẫu cấy, (2) nhân chồi, tạo rễ và (3) thuần dưỡng cây con. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, củ cây môn kiểng được khử trùng 2 lần bằng Clorox 20% trong 15 phút, sau đó khử trùng bằng HgCl2 0,050/00 trong 30 phút cho tỉ lệ đỉnh sinh trưởng sạch là 91,7%. Chồi cây môn kiểng nhân nhanh trong môi trường MS có bổ sung 0,5 - 2,0 mg/l BA hoặc chỉ bổ sung 0,1 mg/l NAA (4,3 - 6,0 chồi/mẫu cấy). Cây con ra nhiều rễ (13,7 rễ/chồi) khi bổ sung 0,5 mg/l NAA. Chồi có số lá cao (12 - 16 lá/mẫu cấy) khi bổ sung 0,5 - 1,0 mg/l BA hoặc chỉ bổ sung 0,1 mg/l NAA vào môi trường MS. Thuần dưỡng cây môn kiểng có thể sử dụng phân rơm hay phân rơm - tro trấu, phân rơm - xơ dừa hay phân rơm - tro trấu - xơ dừa với tỉ lệ bằng nhau trong điều kiện trùm nilon để duy trì ẩm độ tương đối cao đạt được tỉ lệ sống cao.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NHÃN HIỆU NOKIA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Hải
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại di động nhãn hiệu Nokia của người dân ở thành phố Cần Thơ. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bản câu hỏi với số người được khảo sát là 150. Sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), với 20 biến quan sát đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại, chúng tôi đã nhóm lại thành 5 nhân tố chung sử dụng cho mô hình phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng chất lượng phục vụ, giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và tính năng ? kiểu dáng là 4 nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn điện thoại nhãn hiệu Nokia của người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ.  

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH THÁN THƯ (COLLETOTRICHUM OBICULARE 104T) TRÊN CÂY DƯA LEO (CUCUMIS SATIVUS CV. TSUYATARO) CỦA MỘT SỐ DÒNG ACTINOMYCETES NỘI SINH

Trần Sỹ Hiếu, Kazuhiro Toyoda, Tomonori Shiraishi
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống chịu với một số điều kiện stress, khả năng phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum orbiculare) trên cây dưa leo và khảo sát sự biểu hiện của các gene liên quan đến sự hình thành bệnh (Yoshida, 2009). Ba dòng nấm được đánh giá ở các chế độ nhiệt độ (23, 30, 35 và 40oC), trong môi trường bổ sung NaCl (0,5 và 1M) và pH (4 và 8). Khả năng kiểm soát sinh học của ba dòng Actinomyces được đánh giá bằng cách nhỏ giọt dịch chứa C. orbiculare lên bề mặt của lá thật của cây con xử lý trước với Actnomycetes. Kết quả cho thấy hai dòng A12 và A19 có thể đáp ứng tốt với nhiệt độ 35 và 40oC. Dòng A12 và A16 đáp ứng tốt với nghiệm thức bổ sung 1M NaCl. Cả ba dòng có thể sinh trưởng tốt ở mức pH 4 và 8. Trong số ba dòng được đánh giá, A12 cho thấy khả năng phòng trị hiệu quả, làm giảm rõ rệt (p< 0.01) số lượng và diện tích vết bệnh so với đối chứng. Dòng A12 ở mức OD660=2 cho kết quả phòng trị tốt nhất. Kết quả biểu hiện gene liên quan đến sự gây bệnh cho thấy lá thật xử lý với dòng A12 có mức biểu hiện gen PAL cao hơn so với đối chứng và các dòng khác.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT HỆ PHI TUYẾN DÙNG MÔ HÌNH MỜ

Nguyễn Hoàng Dũng
Tóm tắt | PDF
Bài báo đề cập đến phương pháp điều khiển trượt sử dụng mô hình mờ Takagi-Sugeno. Hệ tay máy một bậc tự do là đối tượng được dùng để kiểm chứng giải thuật điều khiển. Với giải thuật này, vị trí hệ tay máy được điều khiển bám theo tín hiệu đặt mong muốn trong trường hợp có nhiễu. Phần lớn các đối tượng trong thực tế không tránh khỏi ảnh hưởng của nhiễu từ môi trường xung quanh. Đối với các bộ điều khiển hồi tiếp thông thường khó có thể đáp ứng được. Ngược lại, bộ điều khiển trượt có thể điều khiển tốt đối tượng tuyến tính và phi tuyến kể cả trường hợp có nhiễu. Tuy nhiên bộ điều khiển này gây ra hiện tượng dao động quanh mặt trượt. Do đó, giải pháp được đề nghị là kết hợp giữa bộ điều khiển trượt với mô hình mờ Takagi-Sugeno để giảm hiện tượng nêu trên. Trong đó, mô hình mờ được dùng để thay thế hàm sign trong luật điều khiển trượt. Kết quả được kiểm chứng thông qua chương trình mô phỏng trên Matlab. Từ thực nghiệm cho thấy bộ điều khiển trượt mờ có thể điều khiển tốt hệ phi tuyến. 

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Công Thuận, Dương Trí Dũng, Nguyễn Hữu Chiếm
Tóm tắt | PDF
Cấu trúc động vật đáy được nghiên cứu ở kênh Cái Mây, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vào tháng 6 và tháng 11 năm 2008. Chất lượng nước được đánh giá dựa vào hệ thống BMWPViệt Nam. Kết quả cho thấy, chất lượng nước ở các điểm khảo sát bị nhiễm bẩn hữu cơ từ khá bẩn đến rất bẩn. Chất lượng nước vào tháng 6 (đầu mùa mưa) tốt hơn vào tháng 11 (cuối mùa mưa).

THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Nguồn nước sông ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, do các chất thải sinh hoạt, và từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bài viết cho thấy rằng đa số đáp viên sẵn lòng trả tiền tham gia chương trình bảo vệ nước sông không bị ô nhiễm. Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên, mức sẵn lòng chi trả là 29.345 đồng/hộ/tháng và tổn thất kinh tế có thể lên đến khoảng 1.454 tỷ đồng/năm. Kết quả của Mô hình Probit và Mô hình hồi quy OLS cho thấy rằng các biến: giá cược, thu nhập hộ gia đình, tuổi, giới tính, và trình độ học vấn của đáp viên, địa bàn cư trú của hộ gia đình, số trẻ em trong hộ, sự không chắc chắn về cung và cầu nước sông dùng trong sinh hoạt, và sự quan tâm của người dân đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước đều có ý nghĩa thống kê.