Ngày xuất bản: 03-08-2018

Phân lập vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh phù thũng trên heo con sau cai sữa tại tỉnh Kiên Giang

Huỳnh Thị Ái Xuyên, Lý Thị Liên Khai
Tóm tắt | PDF
Vi khuẩn Escherichia. coli là một trong những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trên heo, đặc biệt là bệnh phù thũng xảy ra trên heo sau cai sữa với tỷ lệ chết cao gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi. Đề tài được thực hiện từ 1/2017 đến 4/2018, nhằm xác định tỷ lệ bệnh, các chủng F4, F18, gene độc lực Shiga toxin 2e (Stx2e) và sự đề kháng của vi khuẩn. Theo kết quả khảo sát, trong số 1.387 con của 76 đàn heo sau cai sữa tại 4 huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, có 207 con bệnh chiếm 19,47% và không khác nhau ở 4 huyện; 165/207 con chết, chiếm 61,11% và có sự khác biệt giữa các huyện. Các triệu chứng đặc trưng phổ biến là mí mắt sưng (90,65%), đầu sưng (80,37%), co giật kiểu bơi (69,16%). E. coli phân lập được từ 107/107 heo bệnh (100%) gồm phân và hạch lâm ba màng treo ruột. Gene Stx2e trên heo phù thũng chiếm 47,66%. E. coli gây bệnh phù thũng trên heo con tại tỉnh Kiên Giang không khác biệt ở các tuần tuổi. E. coli phân lập trên heo con ở hộ gia đình (82,24%) cao hơn trang trại (17,76%), mùa mưa (61,68%) cao hơn mùa nắng (38,32%). E.coli nhạy cảm cao với 9/12 loại kháng sinh. Chúng đã kháng cao với trimethoprim/sulfamethoxazole (95,33%), ampicillin (92,52%) và streptomycin (62,62%). Có 103/107 chủng đa kháng từ 2 đến 9 loại kháng sinh với kiểu hình đa kháng rất đa dạng và phức tạp.

Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất phèn trồng lúa có bón phân xỉ thép tại tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang

Ngô Nam Thạnh, Lê Việt Dũng, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm theo dõi sự biến đổi hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb) trong đất phèn trồng lúa được bón phân xỉ thép. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên các loại phân sử dụng (NPK, phân xỉ thép), giống lúa Núi Voi 1, OM5451, IR50504 với 3 nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Mẫu đất được thu thập và phân tích về kim loại nặng với các chỉ tiêu: As, Cd, Hg, Pb ở đầu và cuối chu kỳ gieo trồng (sau 1 năm). Kết quả ghi nhận: trong nhà lưới hàm lượng As, Cd, Hg, Pb đều không vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT. Các chỉ tiêu As, Cd, Hg, Pb thí nghiệm ngoài đồng tại Hòa An và Bình Sơn cũng không vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT. Tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam. Qua đó, với khoảng thời gian được thực hiện, phân xỉ thép không làm gia tăng kim loại nặng; As, Cd, Hg, Pb không tăng hoặc không vươt quá ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam trên đất phèn trồng lúa.

Khảo sát phương pháp xếp mô và liều lượng meo đến sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) trong điều kiện ngoài trời

Nguyền Hồng Quí, Nguyễn Hồng Huế, Lê Vĩnh Thúc
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện ngoài trời, bố trí khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 8 nghiệm thức (NT): NT1:Xếp mô+ meo 40 g, NT2: Xếp mô + meo 80 g, NT3:Xếp mô + meo 120 g, NT4:Xếp mô + meo 160 g, NT5: Đóng khuôn + meo 40 g, NT6: Đóng khuôn + meo 80 g, NT7: Đóng khuôn + meo 120 g, NT8: Đóng khuôn + meo 160g và 5 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ và pH mô nấm nằm trong khoảng cho phép nấm rơm phát triển. Nhiệt độ mô nấm làm giảm tổng trọng lượng quả thể nấm. Biên độ chênh lệch nhiệt độ mô nấm ở cách chất xếp mô so với đóng khuôn là 2,20C. Chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng của 30 quả thể xuất hiện đầu tiên đều không bị ảnh hưởng của cách chất xếp mô hay đóng khuôn. Tổng trọng lượng quả thể (2,86 kg/1,5 m dòng) và tổng số lượng quả thể (347,6 quả/1,5 m dòng) cao nhất ở phương pháp xếp mô kết hợp lượng meo 160 g/1,5 m dòng.

Tối ưu hóa các thông số quá trình xử lý enzyme để tăng sản lượng dịch trích và các hợp chất có hoạt tính sinh học từ trái thanh trà (Bouea macrophylla Griffith) bằng phương pháp bề mặt đáp ứng

Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thị Diễm Sương, Nguyễn Minh Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu quá trình trích ly dịch quả được thực hiện trên trái thanh trà (Bouea macrophylla Griffith) ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh hưởng của điều kiện trích ly, bao gồm: loại enzyme (pectinase và hemicellulase), nồng độ enzyme (0,03¸0,05%) và thời gian trích ly (30¸60 phút) đến hiệu suất thu hồi và hàm lượng các hợp chất sinh học của dịch quả thanh trà được nghiên cứu. Kết quả đạt được cho thấy thịt quả nghiền thanh trà được xử lý với nồng độ enzyme pectinase 0,04% trong 45 phút cho hiệu suất thu hồi dịch quả là cao nhất (85,33%). Với điều kiện xử lý này, hàm lượng các hợp chất sinh học polyphenol tổng, beta-carotene, vitamin C tương ứng là 39,42 mgGAE/mL, 0,83 µg/mL, 32,12 mg%. Thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng với mô hình phức hợp trung tâm được sử dụng để tối ưu nồng độ enzyme pectinase (0,035¸0,045%) và thời gian ủ (40¸50 phút). Dựa vào các biểu đồ và phân tích dữ liệu, điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly dịch quả thanh trà là 0,041% enzyme pectinase và ủ trong thời gian 43,2 phút cho hiệu suất thu hồi (86,95%) cao nhất và hàm lượng polyphenol tổng số, vitamin C, beta-carotene tương ứng là 38,94 mgGAE/mL, 32,52 mg%, 0,83 µg/mL.

Ảnh hưởng các nguồn thức ăn từ hoa đến tuổi thọ và khả năng ký sinh của ong ký sinh Cotesia vestalis (Haliday) (Hymenoptera:Braconidae)

Đỗ Tiến Tài, Bùi Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Phụng Kiều, Đặng Thị Ánh Kiều, Trần Hồng Quyến, Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định cây kí chủ ưa thích của sâu tơ Plutella xylostella và kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chỉ tiêu và thức ăn cải ngọt là có hiệu quả nhất so với cải xanh và cải rổ cho sự phát triển Plutella xylostella. Đối với ong Cotesia vestalis, khi sử dụng loại thức ăn là mật ong 30%, tuổi thọ của ong sẽ là 4.33 ± 0.13 ngày đối với con đực và 7.00 ± 0.03 ngày đối với con cái. Hơn nữa, nguồn thức ăn từ hoa sao nhái cũng giúp gia tăng sức sống của ong đực 4.00 ± 0.01 ngày và 4.20 ± 0.14 ngày đối với ong cái so với đối chứng là nước lã (P

Tình hình bệnh viêm ruột do parvovirus trên chó tại các phòng mạch thú y tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ

Nguyễn Thị Yến Mai, Trần Văn Thanh, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Keovongphet Phuthavong
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Canine parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 1 đến >6 tháng tuổi bị tiêu chảy phân có lẫn máu tại Phòng mạch thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang, Phòng mạch Thú y Nam Thủy Đồng Tháp và Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ.  Kết quả cho thấy tỷ lệ chó tiêu chảy phân lẫn máu do Parvovirus ở Tiền Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ (30,00%; 34,00% và 30,00%). Chó từ ở độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở cả ba tỉnh với tỷ lệ lần lượt là (60,00%; 58,82%; 60,00%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi >6 tháng tuổi ở cả 3 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ (6,67%; 5,88%; 0,00%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái ở cả 3 tỉnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 53,33% và 46,67%; 52,94% và 47,06%; 53,33% và 46,67%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine ở 3 tỉnh là (6,67%  so với 93,33%; 5,88% so với 94,12%; 13,33% so với 86,67%;). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó ở tỉnh Tiền Giang và Thành phố Cần Thơ là tương đương nhau với tỷ lệ là 86,67% và 58,82%

Ảnh hưởng của một số đặc tính thổ nhưỡng đến phân bố thực vật ngập mặn ở Cồn Trong, cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Lư Ngọc Trâm Anh, Nguyễn Thị Hải Lý, Nguyễn Thị Phương Thảo, Viên Ngọc Nam
Tóm tắt | PDF
Cồn Trong ở Cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là địa điểm thuận lợi để nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn vì được hình thành theo diễn thế nguyên sinh, chưa có tác động của con người. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm phân tích ảnh hưởng của các đặc tính thổ nhưỡng chủ yếu đến sự phân bố thực vật ngập mặn ở khu vực này. Nghiên cứu đã bố trí 43 ô tiêu chuẩn (10 x 10 m) trên các tuyến ở khu vực nghiên cứu, tiến hành xác định tên loài, đánh giá các đặc tính thổ nhưỡng. Kết quả đã xác định được các đặc tính của đất rừng ngập mặn như độ mặn, pH, hàm lượng (%) nitrogen, phosphor và kali có liên quan chặt chẽ đến sự phân bố của các loài thực vật ngập mặn. Các nhóm loài khác nhau chịu sự chi phối của các đặc tính thổ nhưỡng cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cung cấp những dẫn liệu cho công tác bảo vệ, quản lí và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực.

Khả năng tác động trên tăng trọng và phòng bệnh cho vịt của lá Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum)

Huỳnh Kim Diệu, Đàm Thùy Nga
Tóm tắt | PDF
Để đánh giá hiệu quả phòng bệnh và khả năng tác động trên tăng trọng của lá Xuân Hoa (XH), lá XH dạng bột sấy khô được trộn vào thức ăn của vịt.Thí nghiệm được thực hiện trên 180 vịt siêu thịt Cherry Velley 10 ngày tuổi, thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1(1,8 g bột lá XH/kg thức ăn), nghiệm thức 2 (2,4g bột lá XH/kg thức ăn) và nghiệm thức3(3,0g bột lá XH/kg thức ăn)và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung bột lá XH). Sau 30 ngày thí nghiệm, kết quả tăng trọng của vịt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung2,4g bột lá XH/kg thức ăn (47,4g/con/ngày), kế đến lần lượt nghiệm thức bổ sung3,0g bột lá XH/kgthức ăn(45,8 g/con/ngày), 1,8gbột lá XH/kg thức ăn (39,7 g/con/ngày) và thấp nhất là đối chứng(37 g/con/ngày).Tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất (82,2%), kế đến nghiệm thức 1 (93,3%)  và nghiệm thức 2 (95,6%) và cao nhất ở nghiệm thức 3 (97,8%). Liều 2,4 g và 3,0 g bột lá XH/kg thức ăn tác động tốt nhất trên các chỉ tiêu sinh lý máu (số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, số lượng bạch cầu, thể tích trung bình hồng cầu). Sau 30 ngày phòng bệnh bằng bột lá XH, khảo sát vi thể mẫu gan, thận vịt không có dấu hiệu bệnh tích. Như vậy, bổ sung bột lá XH vào thức ăn tác động tốt trên sự tăng trưởng và phòng bệnh cho vịt và bột lá XH không có độc tính.

Bệnh bại huyết trên vịt do Riemerella anatipestifer gây ra tại tỉnh Bến Tre

Lý Thị Liên Khai, Nguyễn Hiền Hậu
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là phát hiện vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây bệnh bại huyết trên vịt. Kết quả khảo sát trên 3 huyện: Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Châu Thành của tỉnh Bến Tre cho thấy, 1.595/58.000 vịt nghi bị mắc bệnh bại huyết, chiếm tỷ lệ 2,75%; 664/1.595 con vịt chết, chiếm 41,63%. Có 150 con vịt nghi nhiễm R. anatipestifer với các triệu chứng đặc trưng đã được thu thập gồm mẫu bệnh phẩm là tim, gan, lách. Theo kết quả phân lập, 76/150 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 50,67%. Tỷ lệ hiện diện của  R. anatipestifer trên các mẫu bệnh phẩm là lách (24,66%), gan (32,67%) và tim (36,67%) . Gene 16S rDNA đặc hiệu cho R. anatipestifer gây bệnh được phát hiện trong 50/76 mẫu phân lập dương tính, chiếm 65,79%. Sự nhạy cảm của vi khuẩn R. anatipestifer với kháng sinh cao nhất (100%) với tetracycline, doxycycline, flofenicol, ceftiofur, cefotaxime, , tiếp theo là ampicillin (67,74%), enrofloxacin (58,06%) và gentamycin (56,45%). Tuy nhiên, vi khuẩn R. anatipestifer đã đề kháng với sufamethoxazole/trimethoprim (82,26%), streptomycin (67,75%) và erythromycin (58,06%). Đặc biệt, vi khuẩn R. anatipestifer đề kháng cao nhất với spectinomycin, tỷ lệ 100%.

Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ

Keovongphet Phuthavong, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị Yến Mai, Trần Ngọc Bích, Trần Thị Thảo
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 để xác định tỉ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 1 đến >6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân lẫn máu tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả chó thấy, 105 trong tổng số 356 chó tiêu chảy máu bị mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra, chiếm tỉ lệ 29,45%.  Chó từ độ tuổi từ 1 đến

Tình hình nhiễm Escherichia coli sinh beta-lactamase phổ rộng trên người chăn nuôi gà ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bùi Thị Lê Minh, Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự hiện diện của E. coli sinh beta-lactamase phổ rộng (E. coli sinh ESBL) phân lập từ 80 mẫu phân của người chăn nuôi gà ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp đĩa kết hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 62,5% mẫu nhiễm E. coli sinh ESBL. Một trăm hai mươi chủng E. coli sinh ESBL được kiểm tra tính nhạy cảm với 14 loại kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn này kháng từ 3-13 loại kháng sinh. Sự đề kháng cao nhất đối với các kháng sinh nhóm beta-lactam: ampicillin (96,67%), cefaclor (97,5%) và cefuroxime (100%). Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn này vẫn còn nhạy cảm cao với kháng sinh amikacin (94,17%), fosfomycin (96,67%), colistin (83,33%) và doxycyline (70%). Hai mươi mốt chủng E. coli sinh ESBL đa kháng được chọn để xác định gene TEM và CTX-M mã hóa beta-lactamase phổ rộng bằng phương pháp PCR. Kết quả cho thấy tỉ lệ gene TEM và CTX-M được phát hiện nhiều ở các chủng kiểm tra (lần lượt là 100% và  90,5%).

Cải thiện đặc tính bất lợi của đất phèn nhiễm mặn và năng suất lúa qua sử dụng phân hữu cơ và vôi trong điều kiện nhà lưới

Lê Văn Dũng, Võ Thị Gương, Nguyễn Duy Linh, Tất Anh Thư
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện tính chất bất lợi của đất phèn nhiễm mặn, thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm trồng lúa trong chậu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại của 6 nghiệm thức bao gồm đối chứng chỉ bón phân vô cơ. Các nghiệm thức sử dụng phân bón bao gồm phân hữu cơ (với liều lượng 5 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía, 5 tấn/ha Bio Pro, bón kết hợp hoặc không với 500 kg CaCO3/ha), và chỉ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp với vôi giúp gia tăng độ pH của đất, giảm độc chất nhôm, giảm phần trăm natri trao đổi trên phức hệ hấp thu, đồng thời gia tăng hàm lượng đạm và lân hữu dụng trong đất, tăng khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất trên đất phèn nhiễm mặn. Dựa trên các kết quả khả quan của nghiên cứu này, cần triển khai thêm ở thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra kết quả và đưa ra các khuyến cáo thực tế.

Khảo sát một số đặc điểm bệnh lí của bệnh sán lá gan lớn trên bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân
Tóm tắt | PDF
Qua theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý máu, dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích gây ra trên bò nhiễm sán lá gan và bò gây nhiễm thực nghiệm tại một số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lí máu cho thấy số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố có sự khác biệt giữa bò nhiễm và bò không nhiễm sán lá gan lớn do Fasciola gigantica gây ra. Bò nhiễm sán lá gan lớn trong tự nhiên cũng như trong thực nghiệm gây nhiễm thể hiện một số triệu chứng lâm sàng phổ biến như gầy rạc, suy nhược, tiêu chảy xen kẽ táo bón, ăn ít và nhai lại yếu. Bệnh tích trên gan nhiễm sán lá gan lớn là viêm và xơ, trên bề mặt gan có vết xuất huyết. Bệnh tích vi thể: ống dẫn mật tăng sinh, vách ống dẫn mật hóa xơ dày thấm calci, nhu mô gan xuất huyết, ứ huyết, tiểu thùy gan teo nhỏ.

Phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum và xác định sự hiện diện của độc tố botulin trên vịt bị liệt mềm cổ thu thập tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thu Tâm, Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
100 mẫu từ 100 con vịt bị liệt mềm cổ (gồm 80 mẫu huyết thanh, 100 mẫu dịch ruột và 100 mẫu gan) được thu thập tại một số huyện thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang từ tháng 05 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017. Mẫu dịch ruột và gan được ủ trong  môi trường Cooked Meat, môi trường thạch máu và kiểm tra đặc tính sinh hóa bằng phương pháp nhuộm Gram kết hợp với kỹ thuật PCR của Lindstrom and Hannu Korkeala, (2001) và Amit-Romach et al. (2004) để phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum. Các mẫu huyết thanh được tiến hành thử độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum bằng phương pháp thử nghiệm gây chết chuột bạch theo mô tả của CDC (1998).  Kết quả phân lập cho thấy vi khuẩn Clostridium spp. trên mẫu ruột và gan vịt có triệu chứng liệt mềm cổ là 21% (42/200), trong đó vi khuẩn Clostridium botulinum trên các mẫu gồm 1 mẫu type C (2,38%); 4 mẫu type D (9,52%) và 4 mẫu type E (9,52%). Kết quả xác định type độc tố botulin bằng thử nghiệm trên chuột cho thấy có 49/80 mẫu bệnh phẩm huyết thanh không xử lý nhiệt đã gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 61,25%, trong khi tất cả mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt đều không gây chết chuột thí nghiệm. Kết quả định type độc tố cho thấy, tỷ lệ xuất hiện độc tố type C là 61.23% (30/49), type D là 32,65% (16/49), và type E là 6,12% (3/49). Độc tố type C, D của vi khuẩn Clostridium botulinum là một trong những nguyên nhân gây bệnh liệt mềm cổ trên vịt ở một số địa phương thuộc thành phố Cần Thơ và tỉnh kiên Giang.

Đánh giá hiệu quả của năm dòng vi khuẩn hòa tan khoáng silic phân lập lên tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng và sinh khối của lúa trong điều kiện có và không bổ sung NaCl

Trần Võ Hải Đường, Đào Thị The, Nguyễn Khởi Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn hòa tan khoáng silic (Si) lên nảy mầm và sinh trưởng lúa ở điều kiện có và không có NaCl. Năm dòng vi khuẩn hòa tan khoáng silic gồm: Ochrobactrum ciceri TCM_39 (TCM_39), Microbacterium neimengense MCM_15 (MCM_15), Klebsiella aerogenes LCT_01 (LCT_01), Olivibacter jilunii PTST_30 (PTST_30) và Citrobacter freundii RTTV_12 (RTTV_12) được thử nghiệm với giống lúa IR50404 trong môi trường Hoagland. Kết quả cho thấy hai dòng vi khuẩn LCT_01 và RTTV_12 giúp tăng tỉ lệ này mầm, lần lượt đạt 94,7% và 92,0 %, cao hơn và khác biệt thống kê so với đối chứng. Ngoài ra, ở điều kiện không và có bổ sung 0,3% NaCl hai dòng TCM_39 và PTST_30 lần lượt cho tổng sinh khối lớn nhất đạt 13,4 mg  và 13,8 mg so với nghiệm thức đối chứng.

Ảnh hưởng của điều kiện chần (cà rốt) và tối ưu hóa thành phần nguyên liệu (cà rốt - táo - dưa leo) cho quá trình chế biến nước ép hỗn hợp

Nguyễn Minh Thủy, Lê Thị Mỹ Nhàn, Đặng Hoàng Toàn
Tóm tắt | PDF
Nước ép cà rốt, hỗn hợp với táo và dưa leo, được xem là nước uống bổ dưỡng loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của phương thức chần cà rốt (hơi nước nóng và microwave) trong thời gian 2, 4, 6 và 8 phút đến hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (HTSH) và khả năng chống oxy hóa (OXH). Bố trí thí nghiệm theo kiểu Box–Behnken, sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng, được áp dụng tối ưu hóa các thành phần nguyên liệu với tỉ lệ thay đổi (cà rốt 60¸80%, táo 10¸30% và dưa leo 10¸30%). Hàm lượng các hợp chất có HTSH (b-carotene, polyphenol, vitamin C) và hoạt tính chống OXH của sản phẩm được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cà rốt được chần bằng hơi nước nóng (100°C) trong 4 phút có hàm lượng b-carotene, polyphenol, vitamin C tương ứng 2,21 µg/mL, 145,62 mgGAE/L, 10,84 mg% và hoạt tính chống OXH cao (DPPH 46,25%), trong khi đó hàm lượng các khí này trong cà ri thấp hơn khi chần cà ri, microwave (b-carotene 1,77 µg/mL, polyphenol 128,32 mgGAE/L, vitamin C 14,21 mg% và DPPH 32,97%). Tỉ lệ tối ưu của cà rốt – táo –  dưa leo đạt được trong hàm lượng từ phân tích ứng dụng mô hình bề mặt đáp ứng là 60-26,8-10 (% w/w). Các thông số tối ưu hóa đồng thời được kiểm định.

Khảo sát đặc tính và sự ổn định của dầu hạt thanh long (Hylocereus spp.) ở các điều kiện bảo quản khác nhau

Phan Thị Thanh Quế, Nguyễn Thị Thu Thủy, Tống Thị Ánh Ngọc
Tóm tắt | PDF
Dầu được trích ly từ hạt thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và hạt thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) trong dung môi ete dầu hỏa. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các tính chất hóa lý, hàm lượng các acid béo và vitamin E có trong dầu hạt thanh long. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản [trong chai thủy tinh màu nâu hoặc chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng (30±2oC) hoặc nhiệt độ lạnh (5oC)] đến sự ổn định của dầu hạt thanh long cũng được theo dõi sau 3 tháng bảo quản. Kết quả cho thấy hạt thanh long có chứa hàm lượng dầu cao (31,3% đối với hạt thanh long ruột đỏ và 33,9% đối với hạt thanh long ruột trắng, tính theo căn bản khô). Acid béo chủ yếu trong cả hai dầu hạt thanh long là acid linoleic (C18:2). Hàm lượng vitamin E trong dầu hạt thanh long ruột đỏ cao hơn dầu hạt thanh long ruột trắng (391,3 mg/kg so với 323 mg/kg). Như vậy, dầu hạt thanh long được xem là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, sau 3 tháng bảo quản, chỉ số peroxide của cả hai loại dầu chứa trong chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng cao hơn 3,1 lần so với mẫu dầu chứa trong chai thủy tinh màu nâu, bảo quản ở nhiệt độ lạnh (5oC) (33,5 mEq mequiv O2/kg so với 10,7 mEq O2/kg).

Ảnh hưởng của pH và chất khô hòa tan đến quá trình lên men rượu từ xơ mít (Artocarpus heterophyllus) giống Thái Lan

Tống Thị Ánh Ngọc, Bùi Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Ngô Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Việc tận dụng xơ mít trong quá trình lên men rượu được nghiên cứu  nhằm tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cũng như góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu khảo sát pH từ 4,0-5,0 và hàm lượng chất khô hòa tan từ 21-25oBrix. Kết quả nhận thấy điều kiện thích hợp cho quá trình lên men rượu từ xơ mít là pH 4,0 và 23oBrix; cụ thể sản phẩm thu được có độ cồn cao (15%) cũng như lượng đường sót trong dịch lên men thấp (0,47%) sau 9 ngày lên men. Ngoài ra, đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát sinh khối của nấm men trong suốt quá trình lên men, mật số nấm men tăng nhanh từ ngày đầu tiên đến ngày 6 và giảm dần từ ngày 6 đến ngày 12. Nghiên cứu cũng nhận thấy sự tương quan cao giữa các chỉ tiêu: tỉ trọng và độ cồn (r = -0,909), oBrix của dịch lên men và đường sót (r = 0,97) và tỉ trọng và đường sót (r = 0,969).Vì vậy, tỉ trọng có thể được dùng để dự đoán độ cồn và đường sót trong quá trình lên men và oBrix có thể dùng để ước tính hàm lượng đường sót.

Khảo sát điều kiện hoạt động tối ưu của enzyme alcalase thủy phân protein từ thịt đầu tôm thẻ chân trắng

Nguyễn Văn Mười, Hà Thị Thụy Vy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát điều kiện thủy phân protein từ thịt đầu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thích hợp bằng enzyme alcalase. Quá trình thủy phân được tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng với 2 nhân tố pH (6,5÷8,5) và nhiệt độ (50÷70 °C), bao gồm 11 đơn vị thí nghiệm, đồng thời, khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme alcalase được thay đổi ở 5 giá trị (10, 20, 30, 40, 50 UI/g) và 6 mức thời gian (1, 2, 3, 4, 5, 6 giờ) đến hiệu suất thủy phân (DH%) và hoạt tính chống oxy hóa (% DPPH) của dịch thủy phân. Kết quả cho thấy, sử dụng nồng độ enzyme alcalase 20 UI/g trong thời gian thủy phân 4 giờ ở pH 7,65 và nhiệt độ 58,78 °C là điều kiện thích hợp để hiệu suất thủy phân cao (37,6%) và hoạt tính chống oxy hóa của dịch thủy phân tốt (31,57%).

Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Thị Yến Uyên, Nguyễn Công Hà
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau.

Ảnh hưởng của luân canh lúa-dưa hấu đến độ hữu dụng của đạm, lân trong đất và năng suất lúa trên nền đất phèn tại tỉnh Hậu Giang

Lê Hồng Việt, Đỗ Bá Tân, Thị Tú Linh, Châu Minh Khôi, Vũ Văn Long
Tóm tắt | PDF
Luân canh cây màu trên nền đất lúa được xem là phương pháp canh tác thay thế cho mô hình chuyên canh lúa kém bền vững trong tương lai. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mô hình luân canh lúa-dưa hấu đến khả năng cải thiện hàm lượng đạm (N) hữu dụng, lân (P) hữu dụng và năng suất lúa vụ tiếp theo trên nền đất phèn tiềm tàng canh tác lúa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 02 nghiệm thức và ba lần lặp lại, bao gồm: nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu và nghiệm thức canh tác lúa 2 vụ (đối chứng). Kết quả cho thấy hàm lượng N hữu dụng trong đất ở nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu  đạt 111,7 mg N/kg, cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chuyên canh lúa (28,7 mg N/kg). Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa P hữu dụng trong đất ở nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu so với nghiệm thức chuyên canh lúa (P > 0,05). Năng suất lúa vụ tiếp theo tại ô thí nghiệm đã thực hiện luân canh lúa-dưa hấu (5,10 tấn/ha), khác biệt không ý nghĩa thống kê so với mô hình chuyên canh lúa (4,80 tấn/ha). Lợi nhuận của mô hình canh tác dưa hấu (40,983 triệu đồng) cao hơn gấp 3 lần so với mô hình chuyên canh lúa (13,476 triệu đồng). Mô hình luân canh lúa-dưa hấu có thể được áp dụng trên vùng đất phèn tiềm tàng để thay thế cho mô hình chuyên canh lúa, giúp nâng cao hàm lượng đạm hữu dụng trong đất, tăng thu nhập cho người dân và thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn trong canh tác lúa.

Hiệu quả của bón bùn đáy mương hệ thống canh tác lúa-tôm đối với độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Huỳnh Văn Quốc, Jason Condon, Thị Tú Linh, Jes Sammut, Lê Quang Trí, Châu Minh Khôi, Nguyễn Văn Sinh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của bón bùn đáy mương đối với một số đặc tính hóa học liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất lúa trong mô hình canh tác lúa-tôm. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các nghiệm thức (NT) gồm: NT1 - không bón phân (đối chứng); NT2 - bón 5 cm bùn đáy mương; NT3 - bón phân NPK (60 N-40 P2O5-30 K2O kg/ha); NT4 - bón phân NPK với lượng bằng 2/3 của NT3 (40 N-27 P2O5-20 K2O kg/ha); NT5 - bón bùn kết hợp phân NPK với lượng như NT4. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đạm được khoáng của NT được bón bùn cao hơn có khác biệt ý nghĩa so với không bón bùn (p

Ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose, GA3 và một số hóa chất đến chất lượng và thời gian cắm bình hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành

Phạm Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành thường có thời gian cắm bình ngắn sau khi thu hoạch. Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose 10% trong vòng 24 giờ hoặc kết hợp với việc phun GA3 5 ppm trên cành hoa trước khi bổ sung vào một số loại hóa chất khác nhau, nhằm kéo dài thời gian cắm bình và chất lượng sau thu hoạch của hoa huệ trắng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc xử lí cành hoa với dung dịch đường 10% trong 24 giờ trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường kết hợp với aspirin 100 ppm đã duy trì chất lượng hoa được 14 ngày sau khi thu hoạch so với 9 ngày ở nghiệm thức đối chứng, cành hoa còn chất lượng tốt, tỉ lệ hoa héo, rụng thấp. Quá trình xử lí sơ bộ với dung dịch đường 10% trong 24 giờ kết hợp với việc phun GA3 5 ppm trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường và aspirin 100 ppm hoặc GA3 5 mg/L đã giúp duy trì chất lượng (hơn 14 và 15 ngày) so với đối chứng (chỉ 9,8 ngày), đồng thời các nghiệm thức này còn có tỉ lệ hoa héo và rụng thấp, tăng chiều dài cành và có tỉ lệ hoa nở cao. GA3 5 ppm được phun sẽ giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở trên phát hoa.

Ảnh hưởng của gốc ghép và biện pháp phủ liếp đến bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và năng suất của ớt hiểm lai, tại Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Huỳnh Thị Tố Chi, Lữ Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thu Trang, Phạm Đặng Quỳnh Anh, Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, Trần Văn Hiếu
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định giống ớt làm gốc ghép và biện pháp phủ liếp có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất của ớt hiểm lai tại 2 xã Tân Hòa và Tân Huề của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố, với 4 lặp lại. Lô chính gồm 2 biện pháp phủ liếp là rơm và màng phủ; lô phụ gồm 3 giống ớt làm gốc là ớt địa phương, ớt TN557, Hiểm 27 và 2 đối chứng (ghép lên chính nó và không ghép). Kết quả về gốc ghép, ở Tân Hòa, cây ớt ghép trên gốc TN557 có tỉ lệ bệnh (18,8%) thấp hơn đối chứng không ghép (36,3%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 10,3 tấn/ha, cao hơn 25,0% so với hơn đối chứng không ghép và 32,1% so với đối chứng ghép lên chính nó. Ở Tân Huề, gốc TN557 cũng có tỉ lệ bệnh héo xanh (20,0%) thấp hơn đối chứng không ghép (38,8%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 5,44 tấn/ha, cao hơn 18,0% so với đối chứng không ghép và 23,4% so với đối chứng ghép lên chính nó. Vật liệu phủ liếp không ảnh hưởng đến bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất ớt trồng có sử dụng màng phủ là 9,63 tấn/ha, tương đương 33,0% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Hòa và 5,17 tấn/ha, tương đương 30,5% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Huề.

Tài nguyên thực vật bậc cao theo điều kiện môi trường đất ở vùng đồi núi thấp, tỉnh An Giang

Nguyễn Thị Hải Lý, Trần Quốc Minh, Lư Ngọc Trâm Anh, Nguyễn Hữu Chiếm
Tóm tắt | PDF
Để xác định các yếu tố đất ảnh hưởng đến sự đa dạng thực vật bậc cao theo các loại đất khác nhau, nghiên cứu này đã được thực hiện ở khu vực đất đỏ vàng macma, đất xói mòn và đất xám macma ở vùng đồi núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ba loại đất này có thành phần cát cao hơn thịt và sét, nghèo nitơ tổng và chất hữu cơ, hàm lượng kali, canxi và magie tương đối cao. pHKCl và EC cao nhất ở đất xám macma và thấp nhất ở đất đỏ vàng macma (p

Đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Phạm Thị Thanh Mai
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi thực địa và thu mẫu tại 40 ô tiêu chuẩn trên 10 sinh cảnh điển hình; định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại; phân tích, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài và dạng thân các loài thực vật. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) thuộc 176 chi, 65 họ, 37 bộ và 7 phân lớp. Trong đó, phân lớp Hoa hồng (Rosidae) là đa dạng nhất và chiếm ưu thế nhất với 69 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 24 loài. Hệ thực vật nơi đây có 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo, cây thân bụi, dây leo và cây ký sinh, trong đó, dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 122 loài. Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 10 nhóm chính, trong đó có 105 loài cây làm cảnh và 94 loài cây làm thuốc. Khu di tích có 2 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) cấp VU - Sẽ nguy cấp, Mù u (Callophyllum inophyllum L.) cấp LR - Ít nguy cấp và có 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Mai dương (Mimosa pigra L.), Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle), Trâm ổi (Lantana camara L.), Cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) R. King et H. Robins), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.) và Cúc xuyến chi (Wedelia trilobata (L.) Hitch). Cũng trong nghiên cứu này, 160 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được bổ sung vào Danh lục các loài thực vật Khu di tích Xẻo Quýt.

Nghiên cứu tính bền vững của các mô hình canh tác có triển vọng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Thanh Vũ, Thái Thành Dư, Võ Quang Minh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng các mô hình canh tác và định hướng các loại cây trồng chủ lực của tỉnh, từ đó thực hiện đánh giá tính bền vững và so sánh thực tế giữa các mô hình canh tác để làm cơ sở đề xuất mô hình triển vọng cho quy hoạch nông nghiệp thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích các dữ liệu, số liệu. Phần mềm Excel được sử dụng để tiến hành đánh giá tính bền vững bằng phương pháp cánh diều trên các kiểu sử dụng được chọn lọc, từ đó đề ra mô hình có triển vọng. Kết quả cho thấy có 5 mô hình gồm Lúa 3 vụ, Lúa 2 vụ, Cây ăn trái, Mía, Khóm được chọn để đánh giá tính bền vững. Mô hình đáp ứng tốt cả 3 mục tiêu phát triển bền vững là kinh tế, xã hội, môi trường là mô hình Khóm, Cây ăn quả, Lúa 2 vụ, Cơ cấu Mía có mục tiêu Kinh tế tốt, đạt được tốt mục tiêu Môi trường nhưng lại kém nhất về mục tiêu xã hội cần thêm sự hỗ trợ của các cấp chính quyền. Mô hình Lúa 3 vụ có hiệu quả cao về mặt xã hội và môi trường nhưng lại kém về kinh tế. Dựa trên đánh giá đa mục tiêu các mô hình sử dụng đất có triển vọng của tỉnh Hậu Giang, những cải tiến về chính sách tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cần được nghiên cứu đề xuất.

Ứng dụng phân tích đa tiêu chí trong đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Thái Minh Tín, Trần Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Vũ Văn Long
Tóm tắt | PDF
Sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị ảnh hưởng bất lợi do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm: (i) xác định mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố tự nhiên về chế độ thủy văn gồm: độ mặn, thời gian mặn, độ sâu ngập, thời gian ngập, hạn và mưa đến sản xuất nông nghiệp; (ii) đánh giá và phân vùng canh tác nông nghiệp bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 34 chuyên gia và 210 nông hộ thuộc các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu được phân tích bằng phương pháp phân tích đa tiêu chí dựa vào chỉ số nhất quán. Sử dụng phần mềm Mapinfo để đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp phân tích đa tiêu chí có khả năng đánh giá thứ bậc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. Trong đó, mô hình trồng lúa, cây màu và nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng bởi độ mặn và độ sâu ngập. Mô hình trồng mía và cây ăn trái bị ảnh hưởng bởi độ sâu ngập. Vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở mức độ ảnh hưởng thấp có diện tích lớn nhất (66%), vùng chịu ảnh hưởng ở mức độ ảnh hưởng trung bình chiếm 22% và vùng chịu ảnh hưởng mức độ ảnh hưởng cao có diện tích nhỏ nhất (12%).

Sản xuất và đánh giá hiệu quả phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải nhà máy sản xuất bia và nhà máy chế biến thủy sản trên năng suất cây rau

Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Xuân
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm tái sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của nhà máy bia (BB), nhà máy chế biến thủy sản (BTS) và bùn mía làm phân hữu cơ vi sinh (HCVS). Nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm ủ phân từ các nguồn bùn thải bia và thủy sản với bùn mía  tỉ lệ 20:80, qui mô 0,5 m3 và hiệu quả phân HCVS bùn thải-bùn mía trên cải tùa xại, đậu bắp, dưa leo và bí đao trên các ruộng nông dân. Kết quả cho thấy phân HCVS sau ủ đạt chất lượng cao với 2,83-2,85%N; 5,6-6,63% P2O5, 2,1-2,11% K2O, và 35,21-40,98% C. Hàm lượng kim loại nặng, mật số Salmonella và Escherichia coli đều đạt dưới ngưỡng cho phép. Mật số Trichoderma sau ủ đạt tiêu chuẩn với 7,14x107-7,82x107CFU/g. Năng suất cây rau tăng có ý nghĩa thống kê ở tất các các thí nghiệm đồng ruộng khi bón 5 tấn/ha HCVS từ hai nguồn bùn thải-bùn mía + NPK khuyến cáo (KC) so với bón theo nông dân (ND) và KC. Trên cải tùa xại, năng suất tăng 2 lần so với ND và KC; trên đậu bắp năng suất tăng hơn 50,73% so với KC và hơn 40,91% so với ND; trên dưa leo năng suất đạt khoảng 17 tấn/ha, cao hơn 35% so với ND và 10% so với KC; trên bí đao năng suất tăng 25% so với KC và 18% so với ND. Do đó, phân HCVS có thể ủ từ nguồn BB và BTS và bã bùn mía ở tỉ lệ 20:80 để làm phân bón cải thiện năng suất rau trong canh tác cây trồng.

Ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất chôm chôm rongrien (Nephelium lappaceum L.) tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ

Trần Thị Bích Vân, Lê Bảo Long
Tóm tắt | PDF
Mục đích của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum L.). Thí nghiệm được thực hiện trên cây chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ vụ thuận 2016 (từ tháng 3 - 7). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức là 4 khoảng cách tưới, bao gồm đối chứng (để tự nhiên không tưới), 2 ngày, 4 ngày, và 8 ngày. Mực nước trong mương được lưu giữ cách mặt liếp 0,4 - 0,5 m, lượng nước tưới 20 lít/cây. Tưới lần đầu vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái và tưới đến giai đoạn thu hoạch trái, tưới vào lúc sáng sớm. Kết quả thí nghiệm cho thấy tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp hơn 2,03 lần, tăng năng suất thương phẩm 17,4%; và tưới 4 ngày/lần có kết quả lần lượt là 1,07 và 4,3% so với đối chứng (theo thứ tự). Các chế độ tưới đều không ảnh hưởng đến phẩm chất trái khi thu hoạch.