Huỳnh Thị Tố Chi * , Lữ Thị Huỳnh Như , Nguyễn Thu Trang , Phạm Đặng Quỳnh Anh , Trần Thị Ba , Võ Thị Bích Thủy Trần Văn Hiếu

* Tác giả liên hệ (httchi@nomail.com)

Abstract

The aim of this research was to determine mulching methods and rootstocks affecting on tolerance ability of hot pepper to bacterial wilt caused by Ralstonia solanacearum and yield in field condition at Tan Hoa and Tan Hue communes of Thanh Binh district, Dong Thap province. The experiments were designed as four-replication split-plots of two factors. The main factor (in sub-plots) includes five cultivars used as rootstocks (local, TN557, Hiem 27, and self-grafted and non-grafted as two controls). The secondary factor (in main plots) is mulching methods including silvery-gray plastic and rice straw as control. The results of rootstock in Tan Hoa, chilli grafted on TN557 had a lower disease incidence (18.8%) than non-grafted control (36.3%) at the end of harvest, fruit yield 10.3 t/ha, higher than 25.0% compared to the non-grafted control and 32.1% compared to the control grafted on itself. In Tan Hue, chilli grafted on TN557 also had a lower incidence of bacterial wilt (20.0%) than non-grafted control (38.8%) at the end of harvest, fruit yield 5.44 t/ha, higher than 18.0% compared to the non-grafted control and 23.4% compared to the control self-grafted. Mulching materials did not affect bacterial wilt disease, the yield of chilli using silvery gray mulch was 9.63 t/ha, equivalent to 33.0% higher than that of ricestraw mulch in Tan Hoa commune and 5.17 tons/ha, equivalent to 30.5% higher than that of rice straw mulch in Tan Hue commune.
Keywords: Bacterial wilt, grafting, plastic mulching, pepper, Ralstonia solanacearum, yield

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm xác định giống ớt làm gốc ghép và biện pháp phủ liếp có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất của ớt hiểm lai tại 2 xã Tân Hòa và Tân Huề của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố, với 4 lặp lại. Lô chính gồm 2 biện pháp phủ liếp là rơm và màng phủ; lô phụ gồm 3 giống ớt làm gốc là ớt địa phương, ớt TN557, Hiểm 27 và 2 đối chứng (ghép lên chính nó và không ghép). Kết quả về gốc ghép, ở Tân Hòa, cây ớt ghép trên gốc TN557 có tỉ lệ bệnh (18,8%) thấp hơn đối chứng không ghép (36,3%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 10,3 tấn/ha, cao hơn 25,0% so với hơn đối chứng không ghép và 32,1% so với đối chứng ghép lên chính nó. Ở Tân Huề, gốc TN557 cũng có tỉ lệ bệnh héo xanh (20,0%) thấp hơn đối chứng không ghép (38,8%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 5,44 tấn/ha, cao hơn 18,0% so với đối chứng không ghép và 23,4% so với đối chứng ghép lên chính nó. Vật liệu phủ liếp không ảnh hưởng đến bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất ớt trồng có sử dụng màng phủ là 9,63 tấn/ha, tương đương 33,0% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Hòa và 5,17 tấn/ha, tương đương 30,5% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Huề.
Từ khóa: Ghép, héo vi khuẩn, năng suất, ớt, màng phủ, Ralstonia solanacearum

Article Details

Tài liệu tham khảo

Benson, D.M. and Peet, M., 2006. Grafting to manage soilborne disease in heirloom tomato production. Master of science plant pathology. Raleigh North Carolina 2006.

Đỗ Tấn Dũng, 2004. Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) gây hại một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận 1998 - 2003. Hội thảo quốc gia bệnh cây và sinh học phân tử- bệnh hại cây có nguồn gốc từ đất. Lần thứ tư - Đại học Cần Thơ 29/10/2004.

Đinh Qui Chhai, 2016. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên ớt cay tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Heidari, A. A., Kashi, A., Saffari, Z. and Kalatejari, S., 2010. Effect of different Cucurbita rootstocks on survival rate, yield and quality of greenhouse cucumber cv. Khassib. Plant Ecophysiology 2:115-120.

Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2013. Số liệu thống kê các ngành của tỉnh Đồng Tháp năm 2013.

Nguyễn Thanh Phong, 2017. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum trên ớt cay tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Phạm Văn Côn, 2013. Kỹ thuật ghép cây rau-hoa-quả. Tái bản lần 1. Hà Nội. Nông nghiệp. 104 pages.

Savvas, D., Colla, G., Rouphael, Y. and Schwarz, D., 2010. Amelioration of heavy metal and nutrient stress in fruit vegetables by grafting. Sci Hort, 127(2): 156-161.

Schwarz, D., Beuch, U., Bandte, M., Fakhro, A., Buttner, C. and Obermeir, C., 2010. Spread and interaction of Pepino mosaic virus (PepMV) and Pythium aphanidermatum in a closed nutrient solution recirculation system: Effects on tomato growth and yield. Plant Pathology, 59(3): 443-452.

Shurtleff, M. C. and Averre, C. W., 1997. The plantdisease clinic and field diagnosis of abiotic diseases. APS press. Minneesata. 245 pages.

Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2016. Nâng cao hiệu quả sản xuất rau Đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật ghép gốc. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Ba, 2016. Xây dựng quy trình sản xuất ớt để nâng cao năng suất, chất lượng và đạt chứng nhận VietGAP tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Nghiệm thu đề tài cấp tỉnh Đồng Tháp.

Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Như Thơ, Cao Bá Lộc, và ctv., 2017. Ảnh hưởng của giống và gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất ớt cay tại thành phố Cần Thơ. Hội thảo Quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 16 tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. NXB Nông nghiệp, tr. 211- 226.

Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Vẽ, Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thu Nga và Trần Thị Ba, 2016. Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bước đầu khảo sát ảnh hưởng của các gốc ghép ớt đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn trên ớt sừng trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT. Chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 241-248.

UBND huyện Thanh Bình, 2013. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013, kế hoạch sản xuất năm 2014 của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

UBND tỉnh Đồng Tháp, 2013. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Kế hoạch phát triển thương hiệu tập thể ớt trái Thanh Bình năm 2013.

Zhigila, D. A., Abdullahi, A. A., Opeyemi, S. K. and Felix, A. O., 2013. Fruit Morphology as Taxonomic Features in Five Varieties of Capsicum annuum L. Solanacea. Journal of Botany, Volume 2014 (2014), Article ID 540868. 6 pp.