Phan Thị Thanh Quế * , Nguyễn Thị Thu Thủy Tống Thị Ánh Ngọc

* Tác giả liên hệ (pttque@ctu.edu.vn)

Abstract

Oil was extracted from the seeds of white-flesh dragon fruit (Hylocereus undatus) and red-flesh dragon fruit (Hylocereus polyrhizus) using petroleum ether. The aim of the study was to characterize the physicochemical properties, fatty acid profile, and tocopherol content of dragon fruit seed oil. In addition, the influence of different storage conditions, [i.e. in brown/transparent glass bottle, stored at room temperature (30±2oC) or at low temperature (5oC)], of the extracted dragon fruit seed oil on the oxidative stability was monthly monitored during a 3-month storage period. The results showed that both dragon fruit seed varieties contained remarkable amount of oil ranging from 31.3 % for the red-flesh to 33.9 % for the white-flesh variety. The predominant fatty acid in both dragon fruit seed oils was linoleic acid (C18:2). The total tocopherol content in the red-flesh dragon fruit seed oil was higher than that in the white-flesh dragon fruit seed oil (391.3 mg/kg compared to 323 mg/kg). Thus, the dragon fruit seed oil can be considered as high-value oil due to its oil composition. After a 3-month storage period, the peroxide values of both oils packed in the transparent glass bottles at room temperature were 3.1 times higher than those of the oil packaged in the brown glass bottles (33.5 mEq O2/kg compared to 10.7 mEq O2/kg).
Keywords: Dragon fruit seed oil, linoleic acid, storage condition, tocopherol

Tóm tắt

Dầu được trích ly từ hạt thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và hạt thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) trong dung môi ete dầu hỏa. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các tính chất hóa lý, hàm lượng các acid béo và vitamin E có trong dầu hạt thanh long. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản [trong chai thủy tinh màu nâu hoặc chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng (30±2oC) hoặc nhiệt độ lạnh (5oC)] đến sự ổn định của dầu hạt thanh long cũng được theo dõi sau 3 tháng bảo quản. Kết quả cho thấy hạt thanh long có chứa hàm lượng dầu cao (31,3% đối với hạt thanh long ruột đỏ và 33,9% đối với hạt thanh long ruột trắng, tính theo căn bản khô). Acid béo chủ yếu trong cả hai dầu hạt thanh long là acid linoleic (C18:2). Hàm lượng vitamin E trong dầu hạt thanh long ruột đỏ cao hơn dầu hạt thanh long ruột trắng (391,3 mg/kg so với 323 mg/kg). Như vậy, dầu hạt thanh long được xem là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, sau 3 tháng bảo quản, chỉ số peroxide của cả hai loại dầu chứa trong chai thủy tinh trong, bảo quản ở nhiệt độ phòng cao hơn 3,1 lần so với mẫu dầu chứa trong chai thủy tinh màu nâu, bảo quản ở nhiệt độ lạnh (5oC) (33,5 mEq mequiv O2/kg so với 10,7 mEq O2/kg).
Từ khóa: Acid linoleic, dầu hạt thanh long, điều kiện bảo quản, vitamin E

Article Details

Tài liệu tham khảo

AB

Hình 7: Đồ thị ảnh hưởng của loại bao bì và nhiệt độ bảo quản đến sự thay đổi chỉ số iod theo thời gian bảo quản: (A) dầu hạt thanh long ruột trắng; (B) dầu hạt thanh long ruột đỏ

Trong thành phần dầu hạt thanh long của Việt Nam, tổng hàm lượng acid béo không no chiếm tỉ lệ lớn. Trong đó, acid linoleic chiếm tỉ lệ cao trong cả hai loại dầu hạt thanh long ruột trắng và hạt thanh long ruột đỏ, đây là loại acid béo rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dầu hạt thanh long có chỉ số peroxide và acid thấp, chỉ số iod cao, trong dầu cũng chứa vitamin E với hàm lượng khá cao, đặc biệt là trong dầu hạt thanh long ruột đỏ, đây là thành phần kháng oxi hóa tự nhiên trong dầu, giúp kéo dài thời gian bảo quản dầu. Sau 3 tháng bảo quản, chỉ số acid của tất cả các mẫu dầu có sự biến động, tuy nhiên vẫn thấp hơn 4 mg KOH/g dầu, phù hợp với TCVN 7597:2013. Đối với chỉ số peroxide, chỉ có các mẫu dầu bảo quản ở nhiệt độ lạnh nhỏ hơn 15 mEq O2/kg dầu. Do vậy, bảo quản dầu trong điều kiện nhiệt độ lạnh sẽ duy trì được tốt hơn các thành phần dinh dưỡng có trong dầu. Như vậy, dầu hạt thanh long được xem là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là loại dầu mới, có nhiều tiềm năng để khai thác và thương mại hóa. Để hạn chế quá trình oxi hóa chất béo, dầu cần được bảo quản trong điều kiện mát, tránh tiếp xúc với ánh sáng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ariffin, A.A., Bakar, J., Tan, C.P., Rahman, R.A., Karim, R. and Loi, C.C., 2008. Essential fatty acids of pitaya (dragon fruit) seed oil. Food Chemistry. 114 (2): 561-564.

Baydar, N.G., Ozkan, G. and Cetin, E.S., 2007. Characterization of grape seed and pomace oil extracts. Grasas Aceites. 58: 29-33

Choe, E., and Min, D.B., 2006. Mechanisms and factors for edible oil oxidation. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety. 5: 169-186.

Dược điển Việt Nam IV, 2009. Phụ lục 7, Chỉ số chất béo.

Elfalleh, W., Ying, M., Nasri, N., Sheng-Hua, H., Guasmi, F. and Ferchichi, A., 2011. Fatty acids fromTunisian and Chinesepomegranate (Punicagranatum L.) seeds. International Journal of Food Sciences and Nutrition. 62: 200-206.

Elleuch, M., Besbes, S., Roiseux, O., Blecker, C. and Attia, H., 2007. Quality characteristics of sesame seeds and by-products. Food Chemistry. 103(2): 641-650.

Gurdeniz, G., Ozen, B. and Tokatli, F., 2010. Comparison of fatty acid profiles and mid-infrared spectral data for classification of olive oils. European journal of lipid science and technology. 112: 218-226.

Ibironke, A.A., Rotimi, A.O., David, O. K., Joseph, I.U., 2006. Oil content and fatty acid composition of some underutilized legumes from Nigeria. Food Chemistry. 99: 115-120

Jiang, Q., Christen, S., Shigenaga, M.K., Ames, B.N., 2001. γ-Tocopherol, the major form of vitamin E in the US diet, deserves more attention. The American Journal of Clinical Nutrition. 74: 714–722

Krichene, D., Allalout, A., Mancebo-Campos, V., Salvador, M.D., Zarrouk, M. and Fregapane, G., 2010. Stability of virgin olive oil and behaviour of its natural antioxidants under medium temperature accelerated storage conditions. Food Chemistry. 121: 171-177.

Liaotrakoon, W., 2013. Characterization of dragon fruit (Hylocereus spp.) components with valorization potential. PhD thesis, Ghent University, Belgium, 217 pages.

Lemcke-Norojarvi, M., Kamal-Eldin, A., Appelqvist, L.A., Dimberg, L.H., Ohrvall, M. and Vessy, N., 2001. Corn and sesameoils increase serum tocopherol concentrations in healthy Swedish women. Journal of Nutrition. 131(4): 1195-1201.

Nur’Aliaa, A.R., Siti Mazlina, M.K. and Taip, F.S., 2010. Response surface optimization for clarification of white pitaya juice using a commercial enzyme. Journal of Food Process Engineering. 33(1): 333–347.

Sharmila, V., Ganesh, K.S. and Gunasekaran, M., 2007. Generation mean analysis for quantitative traits in sesame (Sesamum indicum L.) crosses”. Genetics and Molecular Biology. 30(1):80-84.

Silva, M.P., Martinez, M.J., Casini, C. and Grosso, N.R., 2010. Tocopherol content, peroxide value and sensory attributes in roasted peanuts during storage. International Journal of Food Science and Technology. 45: 1499–1504

Ruiz-Rodriguez, A., Reglero, G. and Ibanez, E., 2010. Recent trends in theadvanced analysis of bioactive fatty acids. Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis. 51(2): 305–326.

Yoshida, Y., Niki, E. and Noguchi, N., 2003. Comparative study on the action of tocopherols and tocotrienols as antioxidant: chemical and physical effects. Chenistry and Physics of Lipids. 123: 63–75.