Ngày xuất bản: 01-05-2011

HÌNH ẢNH BÁC HỒ TRONG THƠ VIỆT NAM

Nguyễn Lâm Điền
Tóm tắt | PDF
Trong thơ ca ViệtNamhiện đại có nhiều bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ những góc độ cảm nhận khác nhau, các nhà thơ đã diễn tả chân thành, sâu sắc và sinh động nhất nỗi niềm tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc đối với Bác. Bác là người đẹp nhất, là niềm tin và lẽ sống cao đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc. Vẻ đẹp của Bác không chỉ tỏa sáng trong cuộc đời mà còn ngời sáng trong thơ ca.

CÁC LOÀI RÙA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Thu Hòa, Bùi Tấn Anh, Ngô Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Rùa thuộc nhóm động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, là đối tượng săn bắt ráo riết và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ba đợt thu mẫu các loài Rùa nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long cho phép thu thập, định danh và mô tả đuợc 6 loài Rùa thuộc 3 họ (Emydidae, Testudinidae và Trionychidae) của bộ Rùa (Testudinata).

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÁC VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, mức độ hài lòng của nông hộ chịu tác động bởi các nhân tố: (1) So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; (2) Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy, chính xác; (3) Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và (4) Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ. 

ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)

Triệu Thanh Tuấn, Đỗ Thị Thanh Hương, Mark Bayley
Tóm tắt | PDF
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài nuôi quan trọng ở vùng nước ngọt. Nghiên cứu này nhằm xác định sự ảnh hưởng của các mức oxy hòa tan (30, 60 và 100% oxy bão hòa) lên sự tiêu hóa thức ăn, tỉ lệ sống, chu kỳ lột xác và sự tăng trưởng của tôm càng xanh. Kết quả cho thấy ở nghiệm thức 30% oxy bão hòa tổng thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm kéo dài hơn so với hai nghiệm thức còn lại (theo thứ tự là 7 giờ, 6 giờ và 5 giờ). Số lần lột xác của tôm có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức 30% oxy bão hòa (4 lần) với hai nghiệm thức 60 và 100% oxy bão hòa (5 lần). Khối lượng trung bình của tôm sau 90 ngày nuôi ở nghiệm thức 30% oxy bão hòa là 13,7g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

HÀM CUNG MÍA ĐƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nguyên liệu mía lớn nhất chiếm khoảng 1/4 diện tích và 1/3 sản lượng của cả nước. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của các yếu tố, đặc biệt là giá mía nguyên liệu đối với quyết định bố trí diện tích trồng mía bằng cách sử dụng hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần dạng Nerlove. Kết quả ước lượng của mô hình phản ứng cung cho thấy rằng cơ chế điều chỉnh từng phần của biến giá với giá trị của hệ số điều chỉnh d = 0,24. Điều này cho thấy rằng thông tin không được cập nhật nhanh chóng để thành lập dự đoán về giá mía, và do đó ảnh hưởng đến quyết định diện tích trồng mía. Đặc biệt là trong ngắn hạn yếu tố giá không là nhân tố quan trọng trong khi trong dài hạn giá lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cung. Ngoài ra, giá đường thế giới cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đối với ngành mía đường ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

ĐIềU TRA CáC LOàI RAU LàM THUốC PHổ BIếN Và GIá TRị Sử DụNG CủA CHúNG Ở MộT Số Xã THUộC HUYệN TAM NÔNG, TỉNH ĐồNG THáP

Huỳnh Ngọc Tâm, Lê Uyển Thanh, Ngô Trực Nhã
Tóm tắt | PDF
Cây rau làm thuốc ở 3 xã thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bước đầu thống kê được 202 loài thuộc 148 chi và 69 họ thuộc 2 ngành (Polypodiophyta và Magnoliophyta). Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất với 199 loài, 145 chi và 66 họ. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 loài, 3 chi, 3 họ. Các họ có số lượng loài nhiều nhất là: Fabaceae, Cucurbitaceae, Asteraceae, Apiaceae, Solanaceae.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ: CÁCH TIẾP CẬN TỔNG NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ

Đặng Hoàng Thống, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của bài viết là phân tích ảnh hưởng của vốn, lao động, và năng suất lao động đến sự tăng trưởng của Thành phố Cần Thơ dựa trên cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố. Đặc biệt, bài viết làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố này trong giai đoạn trước và sau khi tách tỉnh Cần Thơ (cũ). Bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán để xác định tỷ phần vốn và lao động trong nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động (tổng năng suất các yếu tố) đóng góp rất ít, cho tăng trưởng GDP của Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi tách tỉnh tăng trưởng cao của Thành phố Cần Thơ có được là do năng suất lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn.  

KHảO SáT ĐặC TíNH SINH HọC Sự RA HOA Và PHáT TRIểN TRáI QUýT HồNG (CITRUS RETICULATA BLANCO) TạI HUYệN LAI VUNG, TỉNH ĐồNG THáP

Trần Văn Hâu, Nguyễn Hoàng Thạnh, Phan Xuân Hà
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu đặc tính ra hoa và quá trình phát triển trái quýt Hồng. Đề tài được thực hiện trên 10 cây quýt Hồng 8 năm tuổi trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 3/2009 đến 12/2009. Sự phát triển của trái được tính toán theo phương trình tăng trưởng của Robertson (1908; trích dẫn bởi Reed, 1920). Kết quả cho thấy tỉ lệ ra hoa đạt trên 90% nhưng tỉ lệ đậu trái chỉ đạt ở mức 50%. Sự rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái với tỉ lệ rụng 33,9%. Trái quýt Hồng phát triển theo đường cong đơn giản, phát triển chậm trong 60 ngày đầu, tăng trưởng nhanh từ 60 đến 180 ngày, sau đó chuyển qua giai đoạn trưởng thành và chín sau 273 ngày. Sự phát triển trái bắt đầu từ chiều cao, tiếp theo là đường kính và sau đó là trọng lượng trái với tốc độ tăng trưởng cực đại tương ứng là 86, 101 và 160 ngày sau khi đậu trái. Hàm lượng vitamin C và TA giảm khi trái chuyển qua giai đoạn trưởng thành, độ Brix thịt trái tăng dần sau khi đậu trái và ổn định ở mức 10,8% 15 ngày trước khi thu hoạch, hàm lượng nước trong con tép đạt tối đa giai đoạn 225 ngày sau khi đậu trái (93,5%) sau đó giảm dần đến khi thu hoạch.

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TƠ XƠ DỪA NHẰM TẠO VIỆC LÀM VÀ CẢI THIỆN THU NHẬP NGƯỜI NGHÈO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Võ Thanh Dũng, Phạm Hải Bửu, , Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Công Toàn
Tóm tắt | PDF
Vỏ dừa là một phụ phẩm của nông nghiệp và nó đã được tận dụng rất hiệu quả để sản xuất những sản phẩm như tơ xơ dừa ép kiện, dây, lưới, thảm tơ xơ dừa,? Ngành hàng này phát triển mạnh ở tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một số tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã góp phần tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn nhưng ngành hàng này cũng khá bấp bênh do giá cả đầu ra không ổn định, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa những tác nhân tham gia vào ngành hàng. Để phát triển ngành hàng và để gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập của người nghèo thì việc phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa cũng như phát triển chiến lược nâng cấp chuỗi là rất quan trọng. Để phát triển một ngành cần xem xét các vấn đề liên quan đến những người se chỉ ở cấp độ nông hộ với những tác nhân khác có trong chuỗi như thương lái mua bán dừa, người sản xuất nguyên liệu tơ, người dệt lưới, công ty xuất khẩu ?  liên kết này là liên kết dọc; ngoài ra phải xem xét các mối liên kết giữa những tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi, những hiệp hội của ngành hàng gọi là liên kết ngang. Mục tiêu phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa là cung cấp thông tin hữu ích cho địa phương trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành hàng tơ xơ dừa để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo tham gia trong chuỗi thông qua việc phân tích chuỗi giá trị.

MộT TRƯờNG HợP CủA ĐịNH Lí GIớI HạN TRUNG TÂM CHO DãY BIếN NGẫU NHIÊN PHụ THUộC

Phạm Thị Thu Hường, Phạm Thị Thu Hoa
Tóm tắt | PDF
Định lý giới hạn trung tâm giữ một vai trò quan trọng trong lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về định lý này chủ yếu tập trung vào dãy những biến ngẫu nhiên độc lập, còn trong trường hợp những biến ngẫu nhiên phụ thuộc kết quả nghiên cứu vẫn chưa được nhiều. Tuy nhiên, điều kiện độc lập của dãy các biến ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng thỏa mãn và dễ thỏa mãn. Nên ta cần phải tìm điều kiện để hạn chế dãy những biến ngẫu nhiên phụ thuộc để có được kết quả của định lý giới hạn trung tâm. Trong bài báo này, chúng tôi nêu ra một điều kiện cho dãy biến ngẫu nhiên phụ thuộc và chứng minh điều kiện đưa ra chặt hơn kết quả đã nêu ra trong bài báo của Dvoretzky nhưng dãy biến ngẫu nhiên này vẫn thỏa mãn định lí giới hạn trung tâm.

TìM HIểU BàI CáO TậT THị CHúNG DƯớI GóC Độ THể NGữ LụC

Tạ Đức Tú
Tóm tắt | PDF
Bài Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn Giác lâu nay được xem như một bài thơ độc lập. Nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận cơ hữu của một tác phẩm Ngữ lục hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà lâu nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về bài thơ này. ở đây, từ góc độ văn bản Hán Nôm, chúng tôi giới thiệu tổng thể nội dung bài Ngữ lục, trong đó có bài Kệ này, để từ đó giúp ta có một cách hiểu gần gũi hơn với ý tứ của tác giả.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT DÙNG MẠNG NƠRON HỆ NÂNG VẬT BẰNG TỪ TRƯỜNG

Nguyễn Chí Ngôn, Phạm Thanh Tùng, Dương Hoài Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Ưu điểm nổi bậc của bộ điều khiển trượt là tính ổn định bền vững ngay cả khi hệ thống có nhiễu hoặc khi thông số của đối tượng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên để thiết kế được bộ điều khiển trượt, người thiết kế cần biết chính xác mô hình của đối tượng. Trong thực tế, vấn đề này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Để giải quyết vấn đề trên, bài báo đề nghị sử dụng mạng nơron để ước lượng các hàm phi tuyến mô tả trạng thái của đối tượng trong luật điều khiển trượt thay vì sử dụng mô hình toán. Giải thuật đề nghị được áp dụng để điều khiển hệ nâng vật bằng từ trường. Kết quả mô phỏng cho thấy bộ điều khiển ổn định và bền vững dưới tác động của nhiễu và sự biến thiên thông số của đối tượng, đáp ứng của hệ thống có thời gian tăng 0.17±0.02 giây, không xuất hiện vọt lố, không dao động và sai số xác lập bị triệt tiêu.

SỰ THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY TRẦU KHÔNG (PIPER BETLE) VÀ CÂY LỐT (PIPER LOLOT) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Kim Diệu, Nguyễn Thành Văn
Tóm tắt | PDF
Toàn bộ 30 mâ?u la? Trầu Không tư? 30 cây Trầu Không đươ?c thu thâ?p ơ? 30 hô? dân thuô?c ti?nh Kiên Giang va? 30 mẫu Lốt được thu thập từ tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? cho thâ?y ca?c mâ?u la? Trầu Không oaco? 13 và lá Lốt có 15 da?y băng protein kha?c nhau vơ?i lần lượt tỉ lệ cá thể đa hình là 7,69 và 53%, tỉ lệ băng protein đa hình 3,33 và 63%, chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,79 và 0,18 và số allele hiệu quả SENA= 3,76 và 0,21, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,84 và 1,3. Kết quả điện di cho thấy Trầu Không và Lốt không thuần chủng, Trầu Không chia làm 11 dòng và Lốt 5 dòng. Hoạt tính kháng khuẩn các dòng Trầu Không có khác nhau nhưng đều tác động tốt trên vi khuẩn thử nghiệm và chia la?m 7 nho?m, tất cả các nhóm tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (MIC=128-512 àg/ml). ...

VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 ĐẾN NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM (1968 - 1969)

Phạm Văn Búa, Võ Hữu Ngọc
Tóm tắt | PDF
Hơn bốn mươi năm trôi qua, mặc dù còn tồn tại nhiều ý kiến đánh giá khác nhau nhưng sự kiện Tết Mậu Thân 1968 vẫn mãi mãi khắc sâu trong lịch sử dân tộc như một bản trường ca bất tử về một dân tộc anh hùng. Tết Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt quyết định, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, rút dần quân Mỹ về nước, chịu thất bại hoàn toàn trong ?chiến tranh cục bộ?. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiếp tục thắng Mỹ trong giai đoạn tiếp theo.

TÍNH GÓC NGHIÊNG CỦA DỊ THƯỜNG TỪ DẠNG VỈA Ở NAM BỘ BẰNG BIẾN ĐỔI WAVELET POISSION-HARDY

Dương Hiếu Đẩu, Phạm Tuấn Thanh
Tóm tắt | PDF
Việc giải bài toán ngược trường thế trong những năm gần đây được thực hiện bằng phép biến đổi wavelet dùng hàm Poisson ? Hardy kết hợp phép lọc dữ liệu dùng hàm trong lượng tuyến (LWF) với mục đích xác định góc nghiêng của các dị thường từ có dạng vỉa, độ sâu đến mặt trên và độ sâu đến mặt đáy của nguồn dị thường đồng nhất, đơn giản từ đó ước lượng gần đúng kích thước của các nguồn được phân tích. Kết quả sự phân tích bằng phương pháp được đề xuất trên mô hình lý thuyết là cơ sở cho việc tính toán để xác định kích thước và độ nghiêng các dị thường dạng vỉa trên tuyến đo từ Trà Vinh ? Đồng Tháp ở đồng bằng Nam bộ.

SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Huỳnh Thị Lan Phương
Tóm tắt | PDF
Quan niệm về con người trong văn học đổi thay qua các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả. Chịu ảnh hưởng của cả hai nền Hán học và tân học, Hồ Biểu Chánh tỏ ra chưa hoàn toàn phủ nhận quan niệm của nhà Nho. Ông vẫn nhìn cuộc đời và con người bằng cái nhìn của nhà Nho. Nhưng Hồ Biểu Chánh là nhà văn không bảo thủ mà rất sáng suốt. Tiếp nhận tinh hoa văn học phương Tây, hòa nhập vào dòng chảy của sự đổi mới, Hồ Biểu Chánh đã có được quan niệm mới mẻ về con người. Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, Hồ Biểu Chánh nhận ra con người trong văn học giai đoạn giao thời, đang tiến tới hiện đại hóa, không thể hoàn toàn là con người chức năng phận vị. Hoàn cảnh mới đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã. Biết dung hòa giữa cá nhân và cộng đồng sẽ mang lại hạnh phúc. Chính quan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nét riêng và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ BỘT ENZYME PAPAIN THÔ TỪ NHỰA ĐU ĐỦ

Nguyễn Phú Thọ, Dương Thị Hương Giang
Tóm tắt | PDF
Đề tài nhằm nghiên cứu qui trình điều chế bột papain thô từ nhựa đu đủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sấy phun nhựa đu đủ tươi ở nhiệt độ 65oC trong 10 giờ. Nhựa đu đủ khô có thể bảo quản ở 5oC trong 9 tháng. Nước cất là dung môi thích hợp để trích ly enzyme papain thô từ nhựa đu đủ khô với tỉ lệ 20ml nước trên 1g nhựa khô. Các dung dịch  như 5% sorbitol, 5% sucrose, 3% manitol hay 4% maltodextrin có thể bảo vệ enzyme không mất hoạt tính trong quá trình đông khô. Trong điều kiện sấy phun enzyme papain bền về mặt hoạt tính ở nhiệt độ 100°C với sự hiện diện của maltodextrin 4% (w/v).  Bột enzyme papain thô thành phẩm có thể bảo quản trong khoảng thời gian 6 tháng ở 5°C.

ĐáNH GIá MứC Độ HàI LòNG CủA NÔNG Hộ ĐốI VớI PHƯƠNG PHáP TậP HUấN ỨNG DụNG TIếN Bộ Kỹ THUậT TRONG SảN XUấT LúA Ở TỉNH ĐồNG THáP

Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc, Trần Lâm Hoàng Yến
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, mức độ hài lòng của nông hộ chịu tác động bởi các nhân tố: (1) So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; (2) Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy, chính xác; (3) Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và (4) Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ. 

XÁC ĐỊNH TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA VITAMIN C VÀ MỘT SỐ CAO ETHANOL THÔ CHIẾT TỪ THỰC VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP FERRIC THIOCYANATE (FTC)

Trần Thị Bé Lan, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Dịch chiết ethanol thô từ vỏ rễ bần, vỏ thân sung, và hạt cau được dùng để xác định khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp Ferric Thiocyanate (FTC) với acid ascorbic được dùng làm chất chuẩn. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic là (88,09 ± 0,27) %, cao ethanol vỏ rễ cây bần là (41,99 ± 0,07) %, vỏ thân sung là (36,65 ± 0,07) %, và hạt cau là (79,16 ± 0,13) %. So sánh kết quả đạt được với kết quả chống oxy hóa của vitamin C với acid ascorbic chuẩn cho thấy độ lệch là 8,37 %. Kết quả xác định hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp DPPH (?,?-diphenyl-?-picrylhydrazyl) cho thấy phần trăm hoạt tính chống oxy hóa của acid ascorbic, cao ethanol thô vỏ rễ bần, vỏ thân sung, hạt cau trên hệ DPPH ở các giá trị SC50 (?g/mL) khác nhau lần lượt là (91,0 ± 0,3) % ở 9,37 (?g/mL), (77,9 ± 0,3) % ở  32,28 (?g/mL), (82,9 ± 0,3) % ở 27,3 (?g/mL), và (89,9 ± 0,2) % ở 25,83 (?g/mL). Đối chiếu kết quả chống oxy hóa của phương pháp FTC với phương pháp DHHP cho thấy độ sai lệch của acid ascorbic là 2,06 %, vỏ rễ cây bần là 25,09 %, vỏ thân cây sung là 32,7 %, và hạt quả cau là 7,59 %.

TÌNH HÌNH VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

Phạm Văn Beo
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của công trình là nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phòng chống hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giao thông đường bộ; Thực trạng vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Nguyên nhân và Giải pháp nhằm phòng chống vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu nhằm Đề xuất các giải pháp sau: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ thật sự hiệu quả; Tăng cường công tác quản lý giao thông đường bộ; Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long xứng tầm khu vực và nhu cầu giao thông, phát triển kinh tế vùng; Phát triển hệ thống xe buýt đáp ứng nhu cầu đi lại bằng phương tiện công cộng của người dân; Phòng chống hành vi uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; Nâng cao hiệu quả của cưỡng chế hành chính (xử lý hành chính) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Hoàn thiện pháp luật hình sự (Điều 202 Bộ luật hình sự) và xử lý hình sự thật nghiêm đối với người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG HÒN CHÔNG - HÀ TIÊN

Huỳnh Thu Hòa, Bùi Tuấn Anh, Võ Văn Bé, , Nguyễn Thị Dơn, Phan Kim Định, Ngô Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Vùng Hòn Chông - Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có các môi trường đồng bằng, đồi núi, bờ biển và hải đảo. Sự đa dạng về môi trường và địa hình tạo điều kiện cho đa dạng sinh học. Nghiên cứu này điều tra, phân loại và mô tả các loài thực vật và động vật thường gặp trong vùng. Đã thu mẫu và định danh được 84 giống tảo thuộc 6 ngành tảo, 619 loài thực vật Hột kín và 143 loài động vật thuộc ngành Ruột khoang, Thân mềm và Chân khớp. Các kết quả này có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu về đa dạng sinh học.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp 100 người hiện đang tiêu dùng rau an toàn (RAT). Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn ở TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rau an toàn được cung cấp chủ yếu trong hệ thống siêu thị. Phần lớn người tiêu dùng rau an toàn có thu nhập tương đối cao. Có ba yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn, đó là: khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển ngành rau an toàn tại TP. Cần Thơ, các giải pháp được đề xuất: phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hóa hệ thống phân phối nhằm tạo sự thuận tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và nhà sản xuất nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/nhóm hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã.

THỬ NGHIỆM NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN VỌP (GELOINA COAXANS)

Quách Kha Ly, Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Mẫu vọp Geloina coaxans được thu ở khu vực rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau nhằm khảo sát về chu kỳ sinh sản, sau đó thực hiện nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản. Kết quả cho thấy vọp sinh sản hầu như quanh năm, nhưng đỉnh cao vào tháng 5 và tháng 11. Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục vọp được thực hiện trong vòng 20 ngày ở độ mặn 25? với các loại nền đáy khác nhau và mật độ 25-30 con/m2. Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường không có sự biến động lớn với tỷ lệ sống vọp đạt 100% ở các nghiệm thức, hệ số thành thục GI tăng từ 2,8 lên 3,2 và tỷ lệ con cái tham gia sinh sản đạt 13%. Song song với quá trình nuôi vỗ vọp được thử nghiệm kích thích sinh sản bằng các phương pháp khác nhau. Kết quả cho thấy, phương pháp kích thích vọp sinh sản đạt hiệu quả cao là phương pháp hạ nhiệt kết hợp dòng chảy với tỷ lệ con cái tham gia sinh sản đạt 22%, sức sinh sản tương đối trung bình khoảng 49050±52044 trứng/g thịt tươi và thời gian hiệu ứng nhanh chỉ sau 2 chu kỳ kích thích (4h). Những kết quả bước đầu của nghiên cứu này góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống vọp ở         ViệtNam.

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Trần Văn Hiếu
Tóm tắt | PDF
Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp thiết. Mục tiêu của sự đổi mới là nhằm khắc phục tình trạng giảng dạy theo lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò ghi, thầy giảng trò chép mà hiện nay xã hội đang phê pháp gay gắt. Trong nhiều văn bản của Đảng và nhà nước ta cũng như chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo đều nhấn mạnh đến nhu cầu của việc đổi mới. Có hai định hướng chung làm cơ sở cho việc đổi mới là: lấy người học làm trung tâm và vận dụng những phương pháp giảng dạy tích cực. Từ đó, tác giả cho rằng có bốn phương pháp giảng dạy tích cực có thể vận dụng vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị là: nêu vấn đề, dạy học theo nhóm hợp tác, tổ chức cho sinh viên thuyết trình, thuyết trình kết hợp với sử dụng giáo án điện tử.

ĐộNG LựC CủA MÔ HìNH TRUYềN BệNH SốT RéT

Nguyễn Hữu Khánh
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu một mô hình toán học của bệnh sốt rét, trong đó người và muỗi tương tác và gây bệnh lẫn nhau. Mô hình được biểu diễn bởi một hệ các phương trình vi phân phụ thuộc các tham số. Chúng tôi xác định nhân tố quyết định cho sự truyền nhiễm của bệnh sốt rét là số sinh sản cơ sở . Khi  thì sự truyền bệnh tắt dần, trong khi thì sự truyền bệnh được duy trì. Hiện tượng này được giải thích bởi phân nhánh transcritical.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Huỳnh Trường Huy, La Nguyễn Thùy Dung
Tóm tắt | PDF
Lựa chọn một nơi làm việc thích hợp từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm không chỉ đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mà còn đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục. Mục đích trọng tâm của nghiên cứu này nhằm chỉ ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: ở tại Thành phố Cần Thơ hay ở địa phương của 200 sinh viên năm cuối thuộc các khoa khác nhau tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác) có xu hướng ở lại TPCT để tìm việc làm. Các yếu tố gồm cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên. Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc.

ĐIỀU TRA MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC, HIỆN TƯỢNG DỪA KHÔNG MANG TRÁI VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CANH TÁC TỔNG HỢP TRÊN NĂNG SUẤT DỪA TA XANH (COCOS NUCIFERA L.) TẠI TỈNH BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Triệu Quốc Dương
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến năng suất, hiện tượng dừa không mang trái và biện pháp canh tác tổng hợp có hiệu quả cải thiện năng suất dừa Ta Xanh tại tỉnh Bến Tre. Điều tra một số biện pháp canh tác thực hiện trên 60 hộ nông dân có diện tích trồng dừa trên 1.000 m2 tại ba huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp được thực hiện trên 20 cây dừa Ta Xanh 15 năm tuổi tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre trong năm 2008. Kết quả cho thấy hiện tượng dừa 'treo'- không mang trái trên cây, xuất hiện trong mùa mưa, từ tháng 7 - 9 âl. Mô hình trồng xen có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh (1,6 và 1,2 lần theo thứ tự). áp dụng mô hình canh tác tổng hợp làm tăng số hoa cái/buồng, tỉ lệ đậu trái, số trái/cây/năm và hiệu quả kinh tế tăng 1,5 lần.

THựC HIệN CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT TOàN DÂN Ở ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI ĐấT NƯớC

Phạm Văn Búa
Tóm tắt | PDF
Bài viết khái quát và hệ thống các chính sách của Đảng ta nói chung và Đảng bộ các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Khẳng định những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó, nêu ra một số kiến nghị thuộc về giải pháp đối với khối đại đoàn kết dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long.

ÁP DỤNG THUẬT TOÁN CẢI THIỆN DẤU VÂN TAY BẰNG PHÉP LỌC GABOR

Dương Hiếu Đẩu, Nguyễn Trung Nhơn
Tóm tắt | PDF
Nhận dạng vân tay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, một số hình ảnh dấu vân tay trên các chứng minh nhân dân bị nhiễu và bị biến dạng khá lớn. Trong những trường hợp như thế, một thuật toán cải thiện hiệu quả để nâng chất lượng các cấu trúc đường vân một cách rõ nét là điều cần thiết. Các thuật toán cải thiện tốt dựa trên một trong hai cơ sở là sử dụng vùng định hướng địa phương trong miền không gian toạ độ hoặc là dựa trên bộ lọc Gabor trong miền tần số. Phương pháp đầu không thể ước lượng chính xác các hình ảnh dấu vân tay chất lượng kém và có rất nhiều hạn chế khi vận dụng trong kỹ thuật lọc. Đối với bộ lọc Gabor, có thể thu được những ước lượng đáng tin cậy ngay cả với những hình ảnh bị hỏng, nhưng lại bị hạn chế về thời gian xử lý. Bộ lọc Gabor không phù hợp cho dòng vân tay thuộc hệ thống nhận dạng tội phạm AFIS. Trong bài báo này, thuật toán cải thiện dấu vân tay sử dụng bộ lọc miền tần số nhiều lớp được áp dụng, tương đối phù hợp với phương pháp lọc hình ảnh ngõ vào có yếu tố chất lượng xác định. Các kết quả thực nghiệm cho thấy, việc xử lý của thuật toán này mang lại hiệu quả tính toán có thể so sánh với các phương pháp cải thiện khác.

KHả NăNG VậN DụNG ?NGHĩA? CủA Số Tự NHIÊN CủA HọC SINH TIểU HọC VàO GIảI QUYếT CáC VấN Đề Có TíNH THựC TIễN: MộT THựC NGHIệM VớI TRò CHƠI SƯ PHạM

Dương Hữu Tòng
Tóm tắt | PDF
Dạy học khái niệm Toán chứa đựng nhiều nội dung. Chẳng hạn, dạy học dấu hiệu đặc trưng của khái niệm, các tính chất, bài tập liên quan khái niệm,? Trong đó, dạy học nghĩa của khái niệm cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bởi lẽ, nghĩa của khái niệm gắn liền lịch sử hình thành của khái niệm và cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của khái niệm toán học đó. Có nhiều cách thức hay con đường để dạy học nghĩa khái niệm: thiết kế bài tập, tạo ra tình huống có vấn đề, thực nghiệm đo đạc,... Một vấn đề thú vị chúng tôi quan tâm là các em sẽ vận dụng nghĩa của khái niệm như thế nào vào các tình huống thực tiễn sau khi các em được học chúng ở trên lớp. Trong bài báo này, chúng tôi đã thiết kế một trò chơi sư phạm nhằm mong muốn thấy được khả năng ứng dụng nghĩa của khái niệm số tự nhiên của học sinh tiểu học trong một tình huống cụ thể.

ÁNH XẠ TỌA ĐỘ GPS VÀO BẢN ĐỒ SỐ VÀ ỨNG DỤNG VÀO HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG THÔNG BÁO TRẠM DỪNG XE BUS

Trần Cao Đệ
Tóm tắt | PDF
Bài viết này đề cập đến vấn đề ánh xạ tọa độ thực thu được từ thiết bị thu GPS vào tọa độ bản đồ. Vấn đề đặt ra là: các bản đồ số có độ chính xác cao thường rất đắt tiền và hầu như không có sẳn để dùng cho các ứng dụng trong đời sống hàng ngày như dẫn đường du lịch, chỉ dẫn đường đi trên xe hơi, lộ trình và thông báo trạm dừng xe bus. Vì vậy các ứng dụng loại này thường dựa trên bản đồ số được số hóa từ bản đồ giấy có độ chính xác không cao. Từ đó nảy sinh vấn đề, khi kết nối bản đồ với các thiết bị định vị như GPS sẽ có sai lệch tọa độ. Bài viết này đề cập đến phương pháp nắn chỉnh Helmert, một phương pháp thường dùng để biến đổi tọa độ bản đồ từ hệ này sang hệ khác, để thực hiện ánh xạ từ tọa độ GPS vào tọa độ trên bản đồ. Phương pháp này đã được ứng dụng cho hệ thống dẫn đường du lịch và hệ thống tự động thông báo trạm dừng xe bus trong phạm vi thành phố Cần Thơ. Kết quả thực nghiệm qua hai hệ thống này đã chứng tỏ rằng phương pháp nắn chỉnh Helmert cho kết quả khá chính xác và áp dụng được rất thuận tiện, phù hợp với các ứng dụng cộng đồng không quá đắt tiền.

SỰ THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE PINNATA) VÀ CÂY RAU MƯƠNG (LUDWIGIA HYSSOPIFOLIA) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Kim Diệu, Lê Thị Loan Em
Tóm tắt | PDF
Tổng số 30 mâ?u la? Sống Đời và 30 mẫu Rau Mương đươ?c thu thâ?p ơ? nhiều nơi thuô?c đồng bằng sông Cửu Long đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. va? Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? diện di cho thâ?y ca?c cây Sống đời thuần chủng và có khả năng tác động trên vi khuẩn thử nghiệm, đặc biệt tác động rất mạnh trên Edwardsiella ictaluri (MIC= 512 mg/ml). Trong khioavà cây Rau mương không thuần chủng, gồm 20 dòng với tỉ lệ cá thể đa hình là 9%, tỉ lệ băng protein đa hình 10%, chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,61 và số allele hiệu quả SENA= 1,15, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,04. Hoạt tính kháng khuẩn các dòng Rau mương khác nhau nhưng đều tác động tốt trên vi khuẩn thử nghiệm và tất cả các nhóm tác động rất mạnh trên Edwardsiella    tarda, Staphylococcus aureus, Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (MIC=128-512 àg/ml).

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Tuy nhiên, chỉ là tự phát nên chưa hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp. Xuất phát từ một số vấn đề thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích số liệu thực tế cho thấy rằng để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi cần sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp.

SỰ DUY NHẤT VÀ TÍNH LIÊN TỤC LIPSCHITZ CỦA NGHIỆM BÀI TOÁN CÂN BẰNG ĐỐI XỨNG ĐA TRỊ TRONG KHÔNG GIAN MÊTRIC

Lâm Quốc Anh, Trần Ngọc Tâm
Tóm tắt | PDF
Chúng ta xét bài toán cân bằng đối xứng đa trị trong không gian mêtric cho cả dạng yếu và dạng mạnh. Nghiên cứu các điều kiện đủ cho sự duy nhất địa phương và tính liên tục Lipschitz của nghiệm. Các kết quả của chúng tôi là mới hoặc mở rộng các kết quả đã có.