Trần Văn Hâu * , Phan Xuân Hà Nguyễn Hoàng Thạnh

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aimed at examination of flowering characteristics and fruit development process of Hong mandarin. The study was conducted on 10 trees of Hong mandarin, at the age of 8 year old, grown in Lai Vung district, Dong Thap province from March 2009 to December 2010. Fruit development was calculated by Robertson?s equation (1908; cited by Reed, 1920). Results showed that flowering ratio reached to 90%, whereas only 50% for the fruit set one. Young fruit drop primarily occurred at 30 days after fruit set reflected by 33.9% of drop rate. Fruit of Hong mandarin developed in a simple curve, in which a slow development appeared at the first 60 days, became fast development at 60 - 180 days, subsequently shifted to mature stage, and finally ripped after 273 days. Fruit development was initiated by the increase in its height, diameter and then weight, that reflected by maximum growth rate at 86, 101, and 160 days after fruit set, respectively. Vitamin C and TA contents reduced when fruit shifted to mature stage. Brix of fruit juice increased gradually after fruit set, and finally became stable (10.8%) at 15 days prior to harvest. Juice content in fruit sacs reached maximum (93.5%) at 225 days after fruit set and decreased gradually until harvest.
Keywords: fruit development, simple curve

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu đặc tính ra hoa và quá trình phát triển trái quýt Hồng. Đề tài được thực hiện trên 10 cây quýt Hồng 8 năm tuổi trồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 3/2009 đến 12/2009. Sự phát triển của trái được tính toán theo phương trình tăng trưởng của Robertson (1908; trích dẫn bởi Reed, 1920). Kết quả cho thấy tỉ lệ ra hoa đạt trên 90% nhưng tỉ lệ đậu trái chỉ đạt ở mức 50%. Sự rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái với tỉ lệ rụng 33,9%. Trái quýt Hồng phát triển theo đường cong đơn giản, phát triển chậm trong 60 ngày đầu, tăng trưởng nhanh từ 60 đến 180 ngày, sau đó chuyển qua giai đoạn trưởng thành và chín sau 273 ngày. Sự phát triển trái bắt đầu từ chiều cao, tiếp theo là đường kính và sau đó là trọng lượng trái với tốc độ tăng trưởng cực đại tương ứng là 86, 101 và 160 ngày sau khi đậu trái. Hàm lượng vitamin C và TA giảm khi trái chuyển qua giai đoạn trưởng thành, độ Brix thịt trái tăng dần sau khi đậu trái và ổn định ở mức 10,8% 15 ngày trước khi thu hoạch, hàm lượng nước trong con tép đạt tối đa giai đoạn 225 ngày sau khi đậu trái (93,5%) sau đó giảm dần đến khi thu hoạch.
Từ khóa: Quýt Hồng, sự phát triển trái, đường cong đơn giản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Davies, F.S. and L.G. Albrigo, 1994. Citrus. CAB International, 254 p.

Hofman, P.J. 1998. Abscisic acid and gibberellins in the fruitlets and leaves of the “Valencia” orange in relation to fruit growth and retention. Sixth international citrus congress, Middle-East, Tel Aviv, Israel, 6-11 March, 1998, Vol. 1, pp. 355-362.

Iglesias, J.D.; M. Cercós; J.M. Colmenero-Flores; M.A. Naranjo; G. Ti1os; E. Carrera; O. Ruiz-Rivero; I. Lliso; R. Morillon; F. R. Tadeo and M. Talon, 2007. Physiology of citrus fruiting, Braz. J. Plant Physiol. 19 (4): 333-362.

Ladaniya, M. S. 2008. Citrus fruit: Biology, Technology and Evaluation. Academic Press, USA, 457 p.

Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004. Giáo trình cây đa niên - Phần I: Cây ăn trái. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Hữu Đống, 2003. Cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi). Nxb Nghệ An, tr. 8-9, 21-23.

Phạm Thị Phương Thảo, 2009. Ảnh hưởng của một số dưỡng chất đa vi lượng và số lần phun trước thu hoạch lên phẩm chất và thành phần hóa học vách tế bào trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco). Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, trường đại học Cần Thơ, 88 tr.

Nguyễn Minh Chơn, Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Thu Thủy. 2005. Giáo trình thực tập sinh hóa. Tủ sách đại học Cần Thơ. 73 tr.

Reed, H.S. (1920). The nature of the growth rate. The journal of general physiology 20/05/1920. pp. 545 - 561.

Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Trần Văn Hòa và Nguyễn Bảo Vệ, 1994. Cây ăn trái đồng bằng sông Cửu Long, Tập 1. Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường tỉnh An Giang, 208 tr.

Trần Văn Hâu, 2008. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. Nxb Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 314 tr.