Trần Văn Hâu * Triệu Quốc Dương

* Tác giả liên hệ (tvhau@ctu.edu.vn)

Abstract

The study was conducted in order to determine some factors effecting on yield, ?fruitless phenomenon?, and cultivation practices effective in improving yield of Ta Xanh coconut cultivar grown in Ben Tre province. The survey of cultivation methods was conducted with totally 60 households whose orchard larger than 1,000 square meters at three districts of Ben Tre province i.e.Chau Thanh,MoCay and Giong Trom. In 2008 Experiment of application of integrated cultivation practices was implemented on 20 trees of Ta Xanh coconut at the age of 15 years old, grown in Mo Cay district, Ben Tre province. The result showed that ?fruitless phenomenon? occurs in rainy season, from July to September (lunar calendar). Intercropping model got higher yield and economic effects compared to coconut mono-cultivation (1.6 and 1.2 fold, respectively). Application of integrated cultivation practices caused increasing number of female flower per inflorescence, set rate, number of nut per tree and economical benefits (1.5-fold).
Keywords: intensive system, intercropping system

Tóm tắt

Đề tài được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp canh tác có ảnh hưởng đến năng suất, hiện tượng dừa không mang trái và biện pháp canh tác tổng hợp có hiệu quả cải thiện năng suất dừa Ta Xanh tại tỉnh Bến Tre. Điều tra một số biện pháp canh tác thực hiện trên 60 hộ nông dân có diện tích trồng dừa trên 1.000 m2 tại ba huyện Châu Thành, Mỏ Cày và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp được thực hiện trên 20 cây dừa Ta Xanh 15 năm tuổi tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre trong năm 2008. Kết quả cho thấy hiện tượng dừa 'treo'- không mang trái trên cây, xuất hiện trong mùa mưa, từ tháng 7 - 9 âl. Mô hình trồng xen có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh (1,6 và 1,2 lần theo thứ tự). áp dụng mô hình canh tác tổng hợp làm tăng số hoa cái/buồng, tỉ lệ đậu trái, số trái/cây/năm và hiệu quả kinh tế tăng 1,5 lần.
Từ khóa: Hiện tượng dừa không mang trái, chuyên canh dừa, xen canh

Article Details

Tài liệu tham khảo

Batugal, P., R. Bourdiex and L. Boundouin. 2009. Coconut breeding. In: Jans, S. M. and P.M. Spriyadarshan (Eds). Breeding Plantation Tree Crops: Tropical Species. Spriyadarshan. Springer. New York. America. p: 327-375.

Diệp Thị Mỹ Hạnh. 2005. Sinh thái cây dừa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuyển tập công trình khoa học Nghiên cứu phát triển cây có dầu và dầu thực vật Việt Nam Nxb Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 138 – 141.

Lê Ngọc Thạch. 1984. Xác định tác nhân của bệnh gây rụng trái non trên dừa (Cocos nucifera L.) và biện pháp phòng trừ tại xã Tân Thành, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre từ tháng 1/84 đến tháng 5/84. LVTN đại học, trường đại học Cần Thơ. 38 tr.

Liyange, M.D. S., Tejwani, K.G. and P.K.R. Nair. 1986. Intercropping under coconuts in Sri Lanka. COCOS. 4: 23-34.

Menon, K.P.V. and K.M. Pandalai. 1957. The coconut palm. A monograph. India Central coconut Committee. 384 p.

Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong. 2005. Giáo trình Cây Đa Niên. Tủ sách đại học Cần Thơ. Tr. 3 – 47.

Tôn Thất Trình. 1974. Cải thiện ngành trồng dừa tại Việt Nam. Nxb. Lửa Thiêng. Sài Gòn. 163 tr.

Trần Văn Hâu, 2008. Giáo trình Xử lý ra hoa cây ăn trái. Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 304 tr.

Võ Văn Long, 2007. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất và phẩm chất của một số giống dừa công nghiệp và uống nước có triển vọng ở phía nam, Việt Nam. Tóm tắt luận án Tiến Sĩ chuyên ngành Di Truyền và chọn giống cây trồng. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.