Ngày xuất bản: 01-05-2006

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẠM ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ LAI SIND NUÔI THỊT TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Đoàn Hữu Lực
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm thực hiện tại trại chăn nuôi của công ty AFIEX tỉnh An Giang trên 30 bê lai Sind, trọng lượng 100kg-120kg/con trong thời gian 240 ngày. Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 6 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức được cung cấp thức ăn cơ sở gồm rơm khô, rơm urê, bã mì ướt, cỏ tươi và bổ sung hỗn hợp tinh có tỉ lệ thức ăn đạm lần lượt 45% bột cá tạp, 32% bột cá tạp, 43% bánh dầu dừa + 2,5% bột cá tạp, 99% bánh dầu dừa.  Kết quả: bò nuôi với khẩu phần hỗn hợp tinh có 43% bánh dầu dừa và 2,5% bột cá đạt thể trọng lúc 17 tháng tuổi là 240,70 kg/bò, tốc độ sinh trưởng đạt 9,69, tăng trọng 493,50 g/bò/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn là 7,97, kế đến là bò nuôi với khẩu phần hỗn hợp tinh có 45% bột cá tạp đạt thể trọng 202,40 kg/bò, tốc độ sinh trưởng đạt 7,8, tăng trọng 410 g/bò/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn 9,52.

PHụC TRáNG Và PHáT TRIểN GIốNG NGÔ Nù CHO TỉNH ĐồNG THáP

Phạm Văn Phượng,
Tóm tắt | PDF
Nhằm phục tráng giống ngô nù địa phương có năng suất cao hơn giống củ 10-15%, cho tỉnh Đồng Ttháp, Trường đại Học Cần Thơ đã thực hiện dự án ?Phục tráng và phát triển giống ngô Nù cho tỉnh Đồng Tháp?. Bằng phương pháp chọn lọc theo hàng cải tiến, sau hai năm thực hiện, từ vụ Đông Xuân 2003- 2004 đến Xuân Hè 2005, giống Ngô Nù Xanh địa phương thu thập tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã được phục tráng. Kết quả của dự án là giống ngô Nù Xanh mới có năng suất 4,45 tấn/ha, tăng 16,79% so với giống nù xanh địa phương (3,81 tấn/ha). Hai mô hình sản xuất giống ngô mới tại xã Vĩnh Thới và xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cùng với hội thảo dầu bờ và tập huấn về phương pháp tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật canh tác cho 92 lượt nông dân và cán bộ địa phương cũng đã được thực hiện.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ENZIM PAPAIN THÔ TỪ NHỰA ĐU ĐỦ ĐỂ THỦY PHÂN PROTEIN TRONG BÁNH DẦU ĐẬU NÀNH

Dương Thị Hương Giang
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu sử dụng enzim papain thô trích ly trực tiếp từ mủ đu đủ để thủy phân bánh dầu đậu nành tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ứng dụng trong chăn nuôi.  Kết quả thí nghiệm cho thấy điều kiện tối ưu cho enzim papain trên cơ chất bánh dầu đậu nành là nhiệt độ 55oC và pH 7,0.  Bố trí  tương tác 2 nhân tố nhiệt độ và pH cũng cho kết quả tương tự như riêng từng nhân tố.  Với tỉ lệ enzim:cơ chất là 0,75:100 (w:w), hoạt tính đặc hiệu của enzim là  91,12 TU/mg, thời gian thủy phân là 24 giờ cho hiệu suất thủy phân cao nhất 11,8%.  Điện di trên gel SDS-PAGE cho thấy thành phần protein trong bánh dầu đậu nành có trọng lượng phân tử trong khoảng từ 14,4-80 kDa.   Sau 24 giờ hầu hết các protein có trọng lượng phân tử cao đều bị  thủy phân và thành phần trong dịch thủy phân nhận được ngoài axit amin là các polypeptid có trọng lượng phân tử từ 14,4-25,0 kDa.

CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2004-2006

Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Tóm tắt | PDF
Giống lúa mới chất lượng cao là một yêu cầu quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa cho đồng bằng sông Cửu Long.  Giai đoạn 2004-2006, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL có 104 tổ hợp lai được lai tạo, quy mô quần thể của dòng lai được tuyển chọn là 8.640 dòng, tỷ lệ giống MTL có nguồn gốc dòng lai trong nước là 89%.  Các tổ hợp lai thể hiện ưu thế lai vượt trội là L263, L264, L274, L280, L318 và L342. Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc ra một số giống lúa triển vọng đưa vào sản xuất như MTL297, MTL314 (chịu phèn mặn), MTL364, MTL372, MTL392, MTL422 và MTL512 (phẩm chất ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao), MTL325, MTL352, MTL 332, MTL416 và  MTL511.  Việc kết hợp chọn giống phả hệ với sự hỗ trợ của công nghệ sinh học sẽ là định hướng hợp lý trong tương lai.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ LƯỢNG THẢI HỮU CƠ TẠI KHU VỰC TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM KHU II ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Bùi Thị Nga, Nguyễn Văn Toàn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đã được thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm Đại Học Cần Thơ từ tháng 10/2005 đến tháng 03/2006.  Mẫu nước được thu lúc triều cường và triều kiệt vào mùa mưa và mùa nắng.  Kết quả cho thấy môi trường nước ở khu vực trại ô nhiễm hữu cơ rất nghiêm trọng.  ở nơi thải phân trực tiếp, hàm lượng hữu cơ (COD) trung bình là 878,9 mg/L, H2S là 32 mg/L, đạm amon là 70,4mg/L và tổng Coliform 2,78*105 MPN/100 mL.  Thủy vực lân cận (ao rau muống) là nơi tiếp nhận nước thải chăn nuôi, các chỉ tiêu chất lượng nước như: COD, đạm amon và tổng Coliform vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt gấp nhiều lần.  Lượng hữu cơ tại nơi thải phân trực tiếp cao gấp 3,5 lần so với năm 2000.  Kết quả cho thấy rằng họat động chăn nuôi là nguồn ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt ở các sông rạch lân cận.

CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG TRONG CHế BIếN FILLET Cá TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) XÔNG KHóI

Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl (8, 10, 12%) trong dung dịch ngâm và thời gian ngâm (30, 40, 50, 60, 70 phút) đến độ ẩm cuối, hàm lượng muối và các đặc tính cảm quan của sản phẩm fillet cá tra xông khói đã được xác định.  Các mẫu nguyên liệu được ngâm trong dung dịch ngâm có 10% NaCl trong thời gian 50 phút cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất.  Fillet sau khi ngâm muối được sấy sơ bộ ở nhiệt độ 45á50oC trong 3 giờ trước khi xông khói ở cùng nhiệt độ.  Thời gian xông khói 50 phút được xem là phù hợp.  Sau khi xông khói, fillet cá được làm chín bằng phương thức sấy ở khoảng nhiệt độ 70-80oC trong 9 giờ.  Thời gian bảo quản các sản phẩm fillet cá tra xông khói trong bao bì PE rút chân không ở nhiệt độ phòng và ờ 10-15oC tương ứng là 6 và 14 ngày.  Tóm lại, nồng độ muối và thời gian ngâm fillet, thời gian xông khói, chế độ sấy ảnh hưởng đáng kể  đến chất lượng fillet cá tra xông khói, trong khi đó nhiệt độ bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng sản phẩm. 

KHắC PHụC TáC ĐộNG CHáY NHựA TRÊN Vỏ TRáI XOàI CáT HòA LộC BằNG HóA CHấT

Trần Thị Kim Ba
Tóm tắt | PDF
Cháy nhựa là những tổn thương trên bề mặt vỏ trái xoài khi tiếp xúc với nhựa của trái có ảnh hưởng đến chất lượng bên ngoài của trái làm giảm giá bán sản phẩm. Để giải quyết vấn đề nầy đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm loại hóa chất và thời gian xử lý thích hợp để khắc phục hiện tượng cháy nhựa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên, tổng cộng có 21 nghiệm thức bao gồm: nhân tố A có 3 thời điểm xử lý (ngay sau khi thu hoạch; sau khi thu hoạch 1 giờ và sau khi thu hoạch 4 giờ) và nhân tố B có 7 hóa chất được xử lý (Đối chứng không xử lý hóa chất; nước; LS 0,1% + CMC 1%; Tween-80 1%+ CMC 1%; CMC 1%; xà phòng Omo 0,04%; dầu DC Tron Plus 200 ml/l). Kết quả cho thấyxử lý hóa chất ngay sau khi thu hoạch cho hiệu quả cao nhất. Xử lý trái bằng nước hoặc bằng xà phòng Omo 0,04% sẽ cho hiệu quả tốt sau khi thu hoạch 1 giờ, nhưng khi thu hoạch trái được 4 giờ thì sử dụng CMC 1% sẽ cho kết quả tốt nhất trong việc khắc phục tác động cháy nhựa trên vỏ trái.

CHọN Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC Xã HộI

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Khó khăn đầu tiên đối với sinh viên trong việc làm luận văn tốt nghiệp Đại học hoặc Cao học trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn là việc chọn đề tài nghiên cứu. Thế mà rất hiếm có tài liệu nào hướng dẫn rõ ràng cho những người nghiên cứu trẻ biết họ phải làm gì để chọn đề tài nghiên cứu. Bài viết này nhằm cung cấp một số nguyên tắc để tìm đề tài nghiên cứu.

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH Ủ LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG HẠT CA CAO

Vương Thanh Tùng, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hạt ca cao lên men trong điều kiện tự nhiên, những biến đổi sinh hoá và mật số các vi sinh vật chủ yếu trong quá trình lên men. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt ca cao lên men trong điều kiện tự nhiên cũng có chất lượng chấp nhận được nhưng không đồng đều giữa các lớp trong khối ủ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Đây là một chuỗi các quá trình lên men của các nhóm vi sinh vật nối tiếp nhau. Đầu tiên là sự phát triển của nấm men, tiếp theo là  vi khuẩn, cuối cùng là sự phát triển của một số nấm sợi trên bề mặt của khối ủ. Chất lượng hạt ca cao sau lên men  tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ lên men ở 40 oC, độ ẩm nguyên liệu là 82 % và thời gian lên men trong 7 ngày.

KHẢO SÁT DẠNG BAO BÌ ĐỤC LỖ THÍCH HỢP TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ CAM SÀNH

Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
Camsành là một loại cam có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao.  Vì thế, việc kéo dài thời hạn sử dụng và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cam tươi sau thu hoạch là vấn đề đặt ra hàng đầu.  áp dụng kỹ thuật sau thu hoạch một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ đáp ứng yêu cầu này.  Sử dụng môi trường không khí tối ưu: nhiệt độ 4-6oC, độ ẩm tương đối khoảng 50%, bao bì LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 4.10-6m) có tỷ lệ đục lỗ 0,3% so với tổng diện tích xung quanh của bao bì, đường kính lỗ 4mm, cam sành có thể giữ được trạng thái tươi sau 10 tuần bảo quản.  Chất lượng cũng như cảm quan bên ngoài không khác biệt nhiều so với cam sành ở giai đoạn đầu của quá trình bảo quản. Tổn thất khối lượng sau 10 tuần bảo quản 7,16%.

CÁC LOẠI KHIẾU KIỆN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA HÀNH CHÍNH

Diệp Thành Nguyên
Tóm tắt | PDF
Tòa hành chính được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Đây là một thiết chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nay; đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính.

ĐáNH GIá QUI TRìNH ÁP DụNG SảN XUấT SạCH HƠN CHO KHÂU RửA NGUYÊN LIệU Và DụNG Cụ TạI NHà MáY CHế BIếN THủY SảN VIệT HảI

Nguyễn Phương Thảo
Tóm tắt | PDF
Các cơ hội sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến hải sản Việt Hải được xác định dựa trên phương pháp luận sản xuất sạch hơn (gồm 6 bước) là 13 giải pháp có thể tiến hành thực hiện trước và 3 giải pháp thực hiện trong tương lai.  Trong thí nghiệm áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn tại khâu rửa nguyên liệu, tôm được rửa trong nước chlorin có những nồng độ  khác nhau là 0ppm, 10ppm, 20ppm, 50ppm, 100ppm và sau đó kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật.  Các mẫu tôm được rửa ở nồng độ 20ppm và 100ppm đều có số lượng vi sinh vật đạt tiêu chuẩn và khác biệt nhau không có ý nghĩa.  Vì vậy để đạt hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, chúng ta chọn nồng độ 20ppm thay cho nồng độ 100ppm.  Thí nghiệm tại khâu rửa dụng cụ bằng việc lắp đặt vòi phun nước áp lực và lưới chắn rác cũng cho thấy hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường.

ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA VÀ KIỂU ARN RIBOSOM CỦA VI KHUẨN AEROMONAS PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM THỦY SẢN NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Đặc điểm chỉ  tiêu hình thái, sinh lý, sinh hoá và kiểu ARN ribosome của hai mươi chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm thủy sản được xác định. Kết quả định danh bằng phương pháp phân tích cụm 45 chỉ tiêu về hình thái, sinh lý và sinh hóa của các chủng trên cùng với 3 chủng vi khuẩn chuẩn dựa vào khoảng cách Euclid-UPGMA cho thấy các chủng vi khuẩn nghiên cứu được phân thành hai nhóm chính. Một nhóm, gồm 14 chủng, được định danh là Aeromonas hydrophila. Nhóm còn lại gồm 6 chủng, không nhóm cùng với chủng nào trong số ba chủng chuẩn. Kiểu RNA ribosom của các chủng vi khuẩn được xáx định bằng enzym giới hạn SmaI. Có 12 kiểu ARN ribosom được phát hiện và được so sánh bằng hệ số tương quan Pearson để tính phần trăm đồng dạng giữa các chủng cũng bằng phương pháp UPGMA. Kết quả phân tích kiểu ARN ribosom giúp khẳng định kết quả định danh, đồng thời cho thấy kiểu ARN ribosom có thể được sử dụng để nghiên cứu quan hệ dịch tể của các chủng vi khuẩn nghiên cứu.

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẠM ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ LAI SIND NUÔI THỊT TẠI TỈNH AN GIANG

Đoàn Hữu Lực, Võ Ái Quấc, Dương Thanh Liêm
Tóm tắt | PDF
An experiment was carried out  on 30 Sindhi*Local crossed steers at initial body weight of 100-120 kg, reared during 240 days. The animals were alloted into a complete randomized design of  5 treatments with 6 replications. The treatments were concentrates of different protein ingredients: 45% (marine assorted) fish meal (50% CP), 32% fish meal, 43% copra meal cum 2.5% fish meal, 99% copra meal and the regular contrate of the farm. Roughage ingredients for all treatments were rice straw, urea-treated rice straw, fresh tapioca waste and fresh grass. Thí nghiệm được thực hiện trên 30 bê cai sữa laiSindtrọng lượng 100kg-120kg/con trong thời gian 240 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 6 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức được cung cấp thức ăn cơ sở gồm rơm khô, rơm urê, bã mì ướt, cỏ tươi và được bổ sung hỗn hợp tinh có tỉ lệ thức ăn đạm lần lượt 45% bột cá tạp, 32% bột cá tạp, 43% bánh dầu dừa + 2,5% bột cá tạp, 99% bánh dầu dừa, (thức ăn trại)  Kết quả thí nghiệm thu được như sau: bò nuôi với khẩu phần hỗn hợp tinh có 43% bánh dầu dừa và 2,5% bột cá có tăng trọng 493,50 g/bò/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo vật chất khô là 7,97, tỉ lệ thịt xẻ 52,77%, kế đến là bò nuôi với khẩu phần hỗn hợp tinh có 45% bột cá tạp có tăng trọng 410 g/bò/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo vật chất khô 9,52, tỉ lệ thịt xẻ 50,05.

CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI GIAO VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

Phạm Văn Phượng,
Tóm tắt | PDF
Nhằm tạo ra giống lúa mới, có hàm lượng protein cao, hàm lượng amylose trung bình thích hợp điều kiện sinh thái của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ năm 2001-2005, phòng thí nghiệp di truyền chọn giống và công nghệ sinh học, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã thực hiện các tổ hợp lai theo phương pháp truyền thống kết hợp với ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE  đã chọn ra được 2 dòng Nếp có hàm lượng protein cao (trên 10% ), hàm lượng amylose rất thấp (dưới 2%) và 3  dòng lúa đặc sản  có hàm lượng protein cao (trên 10%), hàm lượng amylose thấp (dưới 20%). Kết quả khảo nghiệm cơ bản vụ Đông Xuân 2005-2006 tại các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang và Cần Thơ cho thấy năng suất các dòng khảo nghiệm đều cao hơn giống đối chứng (>15%), kháng một số loại sâu bệnh chính trong vùng.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
Từ năm 1989 đến nay đã có những thay đổi trong mô hình sản xuất artemia ở Vĩnh Châu. Hiện tại, mô hình nuôi artemia với hai chu kỳ và nuôi artemia kết hợp với làm muối đang được áp dụng phổ biến tại Vĩnh Châu. Những thuận lợi của ngành sản xuất này bao gồm: chất lượng trứng bào xác cao, đã có một vài thị trường truyền thống, giá cả lao động rẻ, kinh nghiệm sản xuất của người nuôi cao, điều kiện nuôi thích hợp, nhu cầu thị trường cao và có được sự hỗ trợ kỹ thuật của trường Đại Học Cần Thơ và Viện Nghiên Cứu Thủy Sản II. Tuy nhiên, ngành sản xuất này cũng cũng có một số cản trở và khó khăn như sau: xúc tiến thương mại còn hạn chế, chi phí sản xuất cao, thiếu sự nối kết kinh tế giữa người nuôi và các nhà đầu tư, người nuôi thiếu vốn lưu động cho sản xuất, sản phẩm cạnh tranh,  thời tiết trở nên bất lợi hơn cho sản xuất và giá cả thị trường không ổn định.   

BORAX PHUN QUA LÁ LÀM TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC

Trần Thị Kim Ba
Tóm tắt | PDF
Tỷ lệ đậu trái ở xoài thấp có thể là do khả năng nẩy mầm của hạt phấn xoài trên núm nhụy rất khó, ngay cả trong môi trường nhân tạo. Để gia tăng khả năng đậu trái của xoài Cát Hòa Lộc thí nghiệm được thực hiện trên cây 5 năm tuổi tại Nông Trường Sông Hậu, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm bốn nghiệm thức là: 0, 1, 2, 3 g borax/l. Borax được phun qua lá ở giai đoạn phát hoa dài 10 cm. Kết quả cho thấy phun borax ở nồng độ 2 g/l có hiệu quả nhất trong việc làm tăng khả năng đậu trái, năng suất gia tăng 58%, hàm lượng chất khô và hàm lượng đường tổng số trong trái cũng gia tăng so với đối chứng.   

KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC TỒN TRỮ TRÁI THANH LONG

Nguyễn Nhật Minh Phương, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
Thanh Long được thu hoạch ở 28-30 ngày sau khi hoa nở, xử lý sơ bộ với clorine 100ppm, benomyl 500ppm.  áp dụng màng bao chitosan 1,5% kết hợp bao gói LDPE đục lỗ 3-4%.  Được tồn trữ ở 3 chế độ nhiệt độ 2-4oC, 6-8oC và 10-12oC, độ ẩm 50-60%. Song song với thí nghiệm này là mẫu đối chứng không bao màng chitosan 1,5%.  Chất lượng của trái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như hàm lượng axít, vitamin C, hàm lượng chất khô hòa tan (độ brix), độ cứng thịt quả, màu sắc vỏ quả, đánh giá hao hụt khối lượng và theo dõi cảm quan bên ngoài trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau thời gian theo dõi, nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình tồn trữ Thanh Long là 6-8oC.  Tại nhiệt độ này kết hợp với các xử lý trên, Thanh Long kéo dài được mức độ tươi lên đến 6 tuần mà chất lượng vẫn không thay đổi đáng kể.

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÊN MEN BẮP CẢI MUỐI CHUA

Lâm Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành để nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình muối chua bắp cải.  Mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men, từ đó ứng dụng vào sản xuất với qui mô vừa và nhỏ. Kết quả cho thấy nồng độ muối thuận lợi là 2,0-2,5%, nguyên liệu bắp cải để nguyên lá cho cảm quan tốt tương ứng ở nhiệt độ lên men là 30oC (6-7 ngày), đối với bắp cải cắt nhỏ nhiệt độ thích hợp là 18oC ( 9-10 ngày).  Hàm lượng acid lactic sinh ra để mùi vị dưa tốt nhất khoảng 10,60-12,70% (tính theo căn bản khô), mật số Lactobacillus sp. tương đương 7-8 (log MPN/ml).  Nhằm rút ngắn thời gian lên men để giảm chi phí và tăng sản lượng, việc bổ sung chế phẩm vi khuẩn Lactic đã được tiến hành nhưng kết quả không khả quan, chỉ rút ngắn được thời gian lên men từ 1-2 ngày (với nồng độ 0,1% giống).

TìM HIểU TƯ TƯởNG Hồ CHí MINH Về VăN HóA - NGHệ THUậT

Hồ Thị Xuân Quỳnh
Tóm tắt | PDF
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ViệtNamđã sản sinh biết bao những anh hùng, hào kiệt ?lưng đeo gươm, tay mềm mai bút hoa". Hồ Chí Minh là một người như vậy. Người không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại, một chính trị gia nổi tiếng mà còn là một nhà thơ, nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học ViệtNamhiện đại. Đặc biệt, những quan điểm mới của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa - nghệ thuật với cuộc sống, vai trò của nghệ sĩ đối với thực tại và văn hóa- nghệ thuật với đời sống tinh thần của nhân dân mãi soi đường cho sự phát triển của nền văn hóa- nghệ thuật mới ViệtNam.

SO SÁNH MẬT SỐ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thành Hối
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, trồng lúa vụ Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long thường kém hiệu quả so với vụ lúa vụ Đông Xuân. Một trong những lý do làm giảm năng suất lúa vụ Hè Thu là do trở ngại về đất lúa. Bài báo cáo này nghiên cứu về mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn và một số đặc tính hóa học đất như NH4+, Fe2+, pH và EC trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân. Kết quả ghi nhận qua 4 tuần đầu sạ lúa cho thấy rằng có sự gia tăng mật số của vi khuẩn và xạ khuẩn trong đất đầu vụ lúa Hè Thu và hàm lượng sắt di động Fe2+ có giá trị chênh lệch cao hơn 0,78 mg/l so với đất đấu vụ lúa Đông Xuân; ngược lại, đất lúa đầu vụ Đông Xuân có vi sinh vật hoạt động yếu nhưng pH đất tăng cao hơn đất đầu vụ Hè Thu 0,51 đơn vị.