Ngày xuất bản: 01-05-2005

ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN CHẤT NỀN ƯƠM CÂY ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON DƯA HẤU TAM BỘI EX VITRO

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Vi nhân giống nhiều loài thực vật đã thành công qua việc thiết lập mẫu cấy, sự sinh trưởng khởi đầu in vitro được tiếp tục với việc chuyển chúng ra vườn ươm hoặc đồng ruộng. Nhiều cây con bị chết trong giai đoạn nầy. Do đó, cây con chuyển sang ex vitro cần có vài tuần làm quen với ẩm độ không khí thấp. Nếu công việc nầy thành công thì sự gia tăng về sinh trưởng rất lớn. Để đánh gia? môi trường thích hợp  được sử dụng để trồng cây con trong qúa trình thuần dưỡng 4 loại chất nền là mụn xơ dừa, tro trấu, đất và phân hữu cơ đã được sử dụng riêng hoặc phối hợp chung. Kết quả cho thấy cây con in vitro được ươm trồng trong chất nền có thành phần mụn xơ dừa phối hợp với tro trấu (1:1) cho tỉ lệ sống cao nhất là 83,33%, khác biệt rất có ý nghĩa so với các thành phần còn lại; trọng lượng tươi gia tăng 1,21g, cây con xanh tốt khoẻ mạnh.

HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Ngọc Đệ,
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nầy đã được tiến hành tại Sóc Trăng từ tháng 10/2003 đến tháng 1/2004 nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác khuyến nông cho tỉnh. Kết quả cho thấy các hoạt động khuyến nông đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, phương pháp khuyến nông, công tác điều phối và liến kết ngay trong hệ thống khuyến nông và giữa khuyến nông với các tổ chức khác cần được sớm cải tiến.  Thiết lập mạng lưới khuyến nông cơ sở vững mạnh, cải tiến phương pháp và định chế tổ chức, chính sách hỗ trợ, xã hội hoá và quản lý tốt các hoạt động khuyến nông cơ sở sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

THàNH PHầN LOàI Bọ ĐUÔI KìM (DERMAPTERA) HIệN DIệN PHổ BIếN TRÊN CÂY DừA VùNG ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG Và CáC ĐặC ĐIểM HìNH THáI

Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Xuân Niệm, ,
Tóm tắt | PDF
Để khảo sát thành phần loài bọ đuôi kìm trên dừa, 108 cây dừa thuộc 18 địa bàn của 7 tỉnh  và Thành phố Cần Thơ đã được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ 8-2004 đến 3-2005. Năm  loại bọ đuôi kìm đã được phát hiện, trong đó hai loài hiện diện phổ biến thuộc họ Chelisochidae. Một trong hai loài đã được xác định tên, đó là Chelisoches morio (Fabricius), loài còn lại là Chelisoches sp. (chưa xác định tên loài). Cả hai loài này lần đầu tiên được ghi nhận tại ViệtNam. Hình thái của hai loài đã được mô tả. Loài thứ hai có thể là một loài mới và  công tác định danh đang được tiếp tục. Việc xác định được sự hiện diện của hai loài đuôi kìm này ở Việt Nam có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, hoàn thiện qui trình tổng hợp phòng trừ dịch hại (IPM) trên cây dừa nói chung và bọ cánh cứng hại dừa nói riêng.

DùNG BIếN ĐổI WAVELET RờI RạC Để PHÂN TíCH CáC Dị THƯờNG TRọNG LựC

Dương Hiếu Đẩu, Đặng Văn Liệt
Tóm tắt | PDF
Sự phân tích dị thường địa phương và dị thường khu vực của trường trọng lực trên Trái Đất được thực hiện bằng phép biến đổi Wavelet. Sử dụng hệ hàm Wavelet Daubechies trực chuẩn ở một độ phân giải thích hợp chúng tôi đã xác định được vị trí của các nguồn tạo ra dị thường trọng lực địa phương. Các kết quả phân tích cho thấy việc sử dụng biến đổi Wavelet rời rạc DWT cho ta những hiệu quả tương tự như phương pháp dùng đạo hàm bậc hai của gia tốc trọng trường thẳng đứng. Phương pháp được đề xuất đã được thử nghiệm lên các mô hình lý thuyết trọng lực và sau đó được áp dụng trên các số liệu đo gia tốc trọng lực của vùng đồng bằng Nam Bộ,NamViệtNam.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI KÊNH RẠCH BẦN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bùi Thị Nga, Bùi Anh Thư
Tóm tắt | PDF
Việc thu mẫu được tiến hành lúc triều cường và triều kiệt vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước tại kênh Rạch Bần là rất nghiêm trọng. Đặc biệt  nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng hơn vào thời điểm  mùa nắng  so với mùa mưa. Các chỉ tiêu chất lượng nước như: BOD5, COD, SS, H2S, tổng Coliform, NH4+ vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942 ? 1995). Hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt do vẫn còn vứt rác bừa bãi xuống kênh  và  sử dụng nhà cầu không hợp vệ sinh. Chính điều này đã làm cho diện tích bề mặt và sức chứa của kênh bị thu hẹp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng  tự làm sạch của thủy vực.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC TRONG VÙNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT TỈNH CÀ MAU: PHÂN TÍCH KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG

Nguyễn Duy Cần
Tóm tắt | PDF
Đánh giá thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau được thực hiện tại 6 điểm của 3 huyện Thới Bình, Cái Nước và Đầm Dơi. Phân tích khung sinh kế bền vững (SL) kết hợp đánh giá nông thôn có sự  tham gia (PRA) được sử dụng cho các phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy: thu nhập và mức sống của nông dân tăng lên sau thời gian chuyển đổi, sự chuyển đổi sang hệ thống lúa-tôm hay tôm quảng canh làm giảm đi sự đa dạng trong hệ thống canh tác, và có dấu hiệu của sự suy giảm về chất lượng môi trường, tài nguyên nông nghiệp, và gia tăng rủi ro, dịch bệnh trên tôm/cá.  Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng Khung sinh kế bền vững cải thiện sự hiểu biết tốt hơn về thực trạng sản xuất và đời sống nông dân. Nếu như PRA phản ảnh những thông tin tựu trung ở mức độ cộng đồng, thì Khung sinh kế bền vững phân tích một cách lôgíc và chi tiết hơn ở mức nông hộ.

SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) LUÂN CANH VÀ KẾT HỢP VỚI TRỒNG LÚA

Lý Văn Khánh, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng trồng lúa được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long trong năm 2003 và 2004 với hai thí nghiệm là thả tôm bột (PL15) với mật độ 6 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 4 con/m2. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp với trồng lúa. Diện tích ruộng nuôi thí nghiệm từ 5.000-7.500 m2. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho năng suất khác nhau tùy theo mô hình nuôi và kích cỡ giống thả. Nuôi tôm  kết hợp với trồng lúa và thả tôm bột cho năng suất từ 762-887 kg/ha cao hơn so với thả tôm giống có năng suất 264-463 kg/ha. Nuôi luân canh và thả tôm bột cho năng suất từ 1.081-1.485 kg/ha cao hơn nhiều so với thả tôm giống từ 504-599 kg/ha.

QUAN HỆ VIỆT- XIÊM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Đoàn Nguyệt Linh, Nguyễn Hoàng Vinh
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, Việt Nam- Thái Lan đang xích lại gần nhau về nhiều mặt, việc tìm hiểu về những mối quan hệ trong lịch sử giữa Việt Nam và Thái Lan trở nên cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến quan hệ hòa hiếu giữa Xiêm- Việt 30 năm đầu Thế kỷ XIX, cũng như việc giải quyết vấn đề Chân Lạp bằng con đường ôn hòa thương lượng giữa hai vương quốc. Trong nhân quan chính trị chật hẹp, ích kỷ của chế độ phong kiến mà vương quốc Xiêm và nhà Nguyễn  duy trì được quan hệ thân thiện gần 30 năm là điều đặc biệt, đồng thời chính mối quan hệ thân thiện này có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam á lục địa trong những năm đầu Thế kỷ XIX. Điều này còn giữ nguyên giá trị thực tiễn cho việc xây dựng quan hệ hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai nước cũng như với các nước trong khu vực ĐôngNamá hiện nay.

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA HAI LOÀI LÚA HOANG (ORYZA RUFIPOGON AND O. OFFICINALIS) Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Văn Phượng, Yutaka Hirata,
Tóm tắt | PDF
Để tìm ra gen hữu ích kiểm soát protein có chất lượng cao, nhiều cuộc khảo sát và thu thập tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được tiến hành từ năm 2001 đến năm2003. Kết quả ghi nhận các quần thể lúa hoang có đa dạng kiểu hình Ho=  0.65 -1.96 ở loài O. officinalis trong khi loài O. rufipogon có Ho 1..03 đến 4.57 tùy theo điểm lấy mẫu. Giá trị đa dạng của loài O. officinalis (HEP=0.52) thấp hơn so với loài O. rufipogon  (HEP=0.66). Tương tự, tổng số alen có hiệu quả (SENA) có khuynh hướng có gía trị giống như như loài O. officinalis (1.09) so với loài O. rufipogon (1.94). Bên trong loài O. rufipogon, có biểu hiện đa dạng giữa các điểm lấy mẫu . Mẫu lúa hoang O. rufipogon, sưu tập tại tỉnh Trà Vinh. đã đuợc phát hiện là rất hữu ích cho công tác chọn giống lúa mới theo hướng chất lượng cao.

THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS BLOCH, 1801) Ở CÁC HUYỆN BA TRI, BÌNH ĐẠI VÀ THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

Dương Nhật Long, Hứa Thái Nhân, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Thực nghiệm nuôi cá Kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch, 1801) với hai nghiệm thức mật độ: 10 và 20 con m-2(nghiệm thức I và II) được thực hiện trong 6 ao tại tỉnh Bến Tre từ 8/2004 ? 8/2005. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước đều nằm trong giới hạn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển. Tăng trọng của cá ở nghiệm thức II sau 15 ngày (0.17 ? 0.22 g ngày-1) cao hơn so với cá ở nghiệm thức I ( 0.09 ? 0.18 g ngày-1). Giai đoạn 30 - 60 ngày thì sự tăng trọng của cá ở nghiệm thức I tăng cao hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II. Nghiệm thức I tỉ lệ sống bình quân là 18.6 % và năng suất đạt được là 363 kg ha-1, ngược lại ở nghiệm thức II, tỉ lệ sống là 23.4 % và năng suất cá là 951 kg ha-1. Lợi nhuận bình quân từ mô hình nuôi cá Kèo ở nghiệm thức I là 1.742.000 đ ha-1, nghiệm thức II là 9.875.000 đ ha-1. Nuôi cá Kèo ở mật độ 20 con m-2là mô hình có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cho người dân ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN NGỌN MÍA LÀM NGUỒN THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về việc ủ ngọn mía để bảo quản và sau đó làm thức ăn cho gia súc nhai lại được thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ, để đánh giá dưỡng chất, tiêu hóa in vitro và sự đáp ứng của gia súc. Môt thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức bao gồm: ngọn mía không xử lý hóa chất (1), xử lý  với 1% sulfat ammonium trên vật chất tươi (2), xử lý với 5% urê tính trên vật chất khô (3) và xử lý với 2% mật đường và 2% urê (4). Nhìn chung hàm lượng CP thì tăng có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức ngọn mía xử lý so với không xử lý. ở 72 và 96 giờ tỷ lệ tiêu hóa in vitro OM của ngọn mía xử lý sulfat amonium và urê thì cao hơn có ý nghĩa thống kê so với không xử lý và xử lý urê và mật đường. Màu của ngọn mía xử lý bằng sulfat amonium thì vàng lợt và nó được bò ăn ngay khi đưa vào.

VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Diệp Thành Nguyên
Tóm tắt | PDF
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SUCROSE TRONG MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỒI DƯA HẤU TAM BỘI IN VITRO

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ, Đỗ Thị Trang Nhã
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là xác định cường độ ánh sáng và nồng độ đường sucrose trong môi trường MS đặc cho sự phát triển của chồi dưa hấu tam bội (Citrullus vulgaris Schard.) in vitro. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 12 nghiệm thức là tổ hợp của 3 cường độ ánh sáng (1.200, 1.500 và 1.800 lux) và 4 nồng độ đường sucrose (0, 10, 20 và 30 g/l). Kết quả cho thấy sự phát triển của chồi dưa hấu tam bội tốt nhất trong môi trường MS có chứa 30 g/l sucrose với 0,5 mg/l BA dưới cường độ ánh sáng 1.800 lux. Những chồi nầy phát triển rất tốt, cao và nhiều lá sẽ là vật liệu tốt để nhân chồi, ra nhiều rễ và dễ thuần dưỡng.

Hệ THốNG GHI Dữ LIệU GIá Rẻ PHù HợP VớI CáC QUốC GIA ĐANG PHáT TRIểN Để QUAN TRắC Độ DẫN ĐIệN TRONG MộT CộT ĐấT

Lê Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Một hệ thống điện bao gồm các đầu dò bốn điện cực kết nối với một bản mạch Humusoft và một máy tính đã được chế tạo tại Đại học Cần Thơ, ViệtNamđể đo độ dẫn điện (EC) của dung dịch muối chảy qua một cột cát nằm ngang. Hệ thống này rẻ tiền, chắc gọn và tin cậy cho các quốc gia đang phát triển như ViệtNam. Các kết quả thực nghiệm với dung dịch potassium chlorite cho thấy có những quan hệ tuyến tính giữa trị EC đã được chuẩn hóa bằng các đầu dò bốn điện cực và trị EC đo bằng một máy đo EC để bàn.

PHỤC TRÁNG GIỐNG LÚA TÀI NGUYÊN MÙA CHO TỈNH TIỀN GIANG

Phạm Văn Phượng, Nguyễn Bảo Vệ,
Tóm tắt | PDF
Nhằm tìm ra giô?ng lúa Tài nguyên mùa thuần chủng, hàm lượng protein cao, hàm lượng amylose trung bình thích hợp điều kiện sinh thái của tỉnh Tiền Giang, năm 2002 phòng thí nghiệp di truyền chọn giống và công nghệ sinh học, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành thu thập mẫu giống lúa Tài nguyên mùa tại tỉnh Tiền giang và tiến hành thanh lọc, phục tráng giống bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE. Kết quả đã chọn ra được 2 dòng lúa Tài nguyên mùa thuần chủng, có hàm lượng protein cao hơn 10%, hàm lượng amylose trung bình (dưới 24%), năng suất cao hơn giống cũ (>15%), kháng một số loại sâu bệnh chính, độ thuần đảm bảo tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn ban hành 1998, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG CHO SỰ VẬN HÀNH TỰ CHỦ CỦA HỆ THỐNG ĐẠI HỌC

Phan Huy Hùng
Tóm tắt | PDF
Để cơ cấu ra quyết sách của trường đại học đáp ứng nhanh chóng, linh hoạt các nhu cầu và cơ hội mới xuất hiện, Nhà nước cần thiết lập môi trường cho sự vận hành quản lý lấy trường đại học làm trung tâm. Môi trường do Nhà nước đảm bảo dựa trên nguyên lý quản lý phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm pháp lý và xã hội của trường đại học. Nó đồng hành cùng các thể chế trao quyền tự chủ được Nhà nước đặt định. Giải pháp vấn đề liên quan đến phương thức phân định hoạt động từng cấp, tăng cường tính cạnh tranh và cam kết, hoàn thiện thể chế tự quản và kiểm soát, thực thi chính sách đòn bẩy,  vận dụng các nguyên lý linh hoạt và cả sự thống nhất nhận thức tự chủ.      

CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT DƯA LÊ (MUSKMELON) BẰNG CÁCH BÓN PHÂN KALI TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI CẦN THƠ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2004

Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Ba
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ với ba lần lập lại và 12 nghiệm thức là tổ hợp của lô chính 3 liều lượng kali (80, 120 và 160 kg K2O/ha) và lô phụ dạng-số lần bón phân kali (KCl, KNO3 bón 4 và 5 lần/vụ). Kết quả cho thấy: (a) bón 160 kg K2O/ha cho hiệu quả cao về năng suất trái thương phẩm (14,7 t/ha), trọng lượng trái (1,47 kg/trái), độ Brix (12,0%), thời gian tồn trữ trái (31,5 ngày) và hàm lượng chất khô trong thịt trái (10,4%) và lợi nhuận (hiệu quả đồng vốn 1,62) so với bón 80 kg K2O/ha; (b) dạng-số lần bón phân không ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm và thời gian tồn trữ trái. Trồng dưa lê trong vụ Xuân Hè sử dụng mức phân 160 kg K2O/ha kết hợp với KNO3 (KNO3bón ở 4 và 7 ngày trước khi thu hoạch) và KCl 3 lần (ở giai đoạn đầu) cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.  

NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NHỮNG ĐỀU KIỆN ĐỂ THOÁT NGHÈO

Nguyễn Ngọc Đệ,
Tóm tắt | PDF
Kết quả một nghiên cứu được tiến hành tại 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2003 cho thấy các khó khăn nội tại của cộng đồng người Khmer là trình độ học vấn thấp, kiến thức và tay nghề chưa cao, ít đất, nghèo tài nguyên, chậm thích ứng với sự chuyển đổi trong cơ chế thị trường và năng lực quản lý kinh tế kém. Những khó khăn khách quan mà họ gặp phải là thiếu cơ hội học hành, huấn luyện, đào tạo, cơ hội việc làm, khả năng tiếp cận tín dụng, thông tin và cơ sở hạ tầng thấp kém. Để cải thiện tình trạng kinh tế của người dân Khmer, nhất thiết phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật và tay nghề, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến chính sách phúc lợi xã hội, đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, cải tiến công tác tổ chức quản lý các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo theo hướng tăng cường sự tham gia của người dân, đa dạng hoá và liên kết nhiều loại hình giảm nghèo khác nhau.

TUYỂN CHỌN GIỐNG KHOAI LANG HỒNG ĐÀO VÀ TÍM NHẬT THEO HƯỚNG NĂNG SUẤT CAO VÀ CHẤT LƯỢNG NGON BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

Châu Thị Anh Thy, Tăng Đức Hùng, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Fifty tubers of each variety (Hong Đao and Tim Nhat), totally 100 tubers, were analysed by protein SDS-PAGE and Lowry methods in order to screen and strengthen, these two varieties approaching to increasing higher protein content. The result showed that Hong Đao variety were more diverse in protein phenotype (Ho=0.91), genotype (HEP=0.59) and sum of the effective number of alleles than those of Tim Nhat variety (Ho=0.18; HEP=0.34; SENA=0.51). Two lines No.7 and No. 8 of Tim Nhat variety had high yields (1,05-1,15kg/plant) with higher protein contents than the others (6.15-9.41%) were suggested to test and release into production. In addition, three elite lines of Hong Dao variety having high yield (0.85-1.2kg/plant) were kept on analyzing protein content for choosing the best one. Hai giống khoai lang Hồng Đào và Tím Nhật (mỗi giống 50 củ) đã được phân tích protein dựa trên kĩ thuật điện di protein SDS-PAGE và Lowry để thanh lọc và phục tráng theo hướng nâng cao hàm lượng protein. Kết quả cho thấy giống khoai lang Hồng Đào khá đa dạng kiểu hình Ho=0.91; đa dạng di truyền khá HEP=0.59; và tổng số alen có hiệu quả là SENA=1.42 trong khi giống khoai lang Tím Nhật ít đa dạng hơn (Ho=0.18; HEP=0.34; SENA=0.51) nên hiệu quả chọn lọc trên giống khoai lang Hồng Đào cao hơn. Hai dòng số 7 và 8 của giống khoai lang Tím Nhật có năng suất cao (1,05-1,15kg/dây), có hàm lượng protein (6,15-9,41%) cao hơn so với đối chứng (5%). Ba dòng số 1, 2, và 4 có năng suất cao (0,85-1,2kg/dây) của giống khoai lang Hồng Đào được tiếp tục phân tích hàm lượng protein để tuyển ra dòng ưu tú nhất

HọC HợP TáC GIữA HọC SINH VớI CộNG ĐồNG- MộT KIểU HọC HợP TáC CầN ĐƯợC QUAN TÂM TRONG DạY HọC

Đặng Thị Bắc Lý
Tóm tắt | PDF
 Ngày nay, hợp tác là phong cách làm việc đặc trưng của thời đại. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học, chúng ta đã và đang cố gắng tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với phong cách này thông qua nội dung dạy học. Việc tổ chức cho sinh viên hợp tác theo nhóm đã trở nên khá phổ biến trong dạy học và khi nói đến dạy học hợp tác là người ta thường nghĩ ngay tới việc dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, trong dạy học, để tạo điều kiện cho sinh viên  làm quen và phát triển tối đa các kỹ năng hợp tác, ngoài kiểu hợp tác nói trên, chúng ta cần quan tâm tới một kiểu hợp tác khác, đó là hợp tác giữa học sinh  với cộng đồng.

CHọN TạO GIốNG LúA CHấT LƯợNG CAO Và CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG ĐếN PHẩM CHấT GạO

Lê Thu Thủy, Lê Xuân Thái, Nguyễn Hoàng Khải, Nguyễn Thành Trực
Tóm tắt | PDF
148 giống lúa cao sản được phân tích về phẩm chất xay chà, các đặc tính vật lý hạt và phẩm chất cơm nhằm xác định các giống lúa có phẩm chất cao cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa có phẩm chất cao là MTL325, MTL339, MTL352, MTL356, MTL364, MTL372, MTL378, MTL392.  Thu hoạch lúc 25 NSKT50% cho tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ gạo bạc bụng tốt nhất.  Vụ Đông Xuân, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn vụ Hè Thu, tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân.  Tỷ lệ gạo nguyên của vùng mặn cao hơn vùng phù sa và vùng phèn.  Sấy lúa ở nhiệt độ 40 oC và thời gian sấy từ 7-8 giờ sẽ cho tỷ lệ gạo trắng và gạo nguyên tốt  nhất.

SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA VẬN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC SẢN PHẨM CÁ NƯỚC NGỌT Ở TỈNH AN GIANG, VIỆT NAM

Từ Văn Bình
Tóm tắt | PDF
Nnội dung bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích và kiểm tra giá cả thị trường bán lẻ của sản phẩm cá nước ngọt có sự vận động như thế nào khi có sự biến đổi hoặc một cú sốc từ thị trường, đồng thời tìm hiểu sự tác động qua lại giữa các giá cả thị trường bán lẻ của các sản phẩm trong nghiên cứu. Để đạt đến nội dung cần quan tâm, các mô hình kinh tế lượng sẽ được vận dụng: (i) Univariate GARCH; (ii) Vector Autogression. Số liệu được dùng phân tích trong bài viết là giá bán lẻ hàng ngày của cá Ba sa, Tra ao, Tra bè, Lóc và Rô phi theo chuỗi thời gian được tính từ ngày 2/1/2004 đến 30/06/2005 do Phòng Xúc Tiến Thương Mại và Thông Tin Quảng Bá Trung Tâm Khuyến Nông thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang cung cấp.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN CÁC DÒNG VI KHUẨN AZOSPIRILLIUM BẰNG KỸ THUẬT PCR

Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Khắc Minh Loan, Đào Thanh Hoàng, Phạm Thị Khánh Vân, Trần Văn Chiêu
Tóm tắt | PDF
20 dòng vi khuẩn phân lập được từ rễ và thân lúa hoang, lúa trồng và một số loại cỏ ở ruộng lúa có các đặc tính giống như giống Azospirillum đã được mô tả bởi các tác giả khác. Sử dụng cặp mồi chuyên biệt khuếch đại gen nifH của loài vi khuẩn Azospirillum lipoferum, Mồi xuôi: 5?- GTA AAT CCA CCA CCT CCC -3?, Mồi ngược: 5?- TGT AGA TTT CCT GGG CCT -3? để nhận diện chúng bằng kỹ thuật PCR. Kết quả cho thấy có 8/20 dòng có các băng ADN ở vị trí 400bp giống như dòng vi khuẩn đối chứng Azospirillum lipoferum. Các dòng khác không có băng ADN tương ứng chứng tỏ chúng không thuộc loài Azospirillum lipoferum. Nhiều nghiên cứu cần được tiến hành trong tương lai để xác định các loài vi khuẩn còn lại trước khi ứng dụng thực tiễn.

THỬ NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU BÀI TẬP PHÂN VAI TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

Nguyễn Hồng Nam, Dương Công Đời
Tóm tắt | PDF
Hiện nay, ở những nước có nền giáo dục phát triển, giáo viên các trường phổ thông cho học sinh sử dụng một dạng bài tập khá đặc biệt là phiếu bài tập (worksheets), riêng trong giờ đọc tác phẩm văn chương, học sinh làm bài tập phân vai (role sheets). Các dạng bài tập này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: tư duy, cách trình bày một vấn đề và đồng thời thể hiện những kiến thức mà mình thu nhận được trong bài học. Chúng tôi đã tìm hiểu về vấn đề này khi đến làm việc tại Đại học MichiganState(MSU) và dự giờ ở một số trường phổ thông tại East Lansing. Sau đó, chúng tôi đã sử dụng bài tập phân vai tại lớp11A5 trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ suốt năm học 2003 ? 2004, trong khuôn khổ chương trình Shell. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập về: phiếu bài tập, bài tập phân vai, một số dạng bài tập phân vai, vai trò và yêu cầu đối với việc sử dụng bài tập phân vai và kết quả khảo sát việc sử dụng bài tập phân vai ở lớp 11A5.

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁ NHÁI VÀ CÁ LÌM KÌM BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, Tăng Đức Hùng, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Bài nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng di truyền của cá Lìm Kìm và cá Nhái, 65 con cá Lìm Kìm được thu thập tại chợ Hà Tiên,9 con cá nhái và 39 con cá Lìm Kìm được thu thập tại Cần Thơ. Kết quả phân tích trên phổ điện di cho thấy vốn gen của loài cá Nhái và Lìm Kìm tại Cần Thơ khá đồng nhất: Độ đa dạng kiểu hình Ho=0.57, độ đa dạng kiểu gen HEP =0.10, tổng số allene  có hiệu quả SENA=0.11. Tương tự, cá Lìm Kìm tại Cần Thơ cũng khá đồng nhất Ho= 0.94, HEP = 0.27, và SENA = 0.38,và Lìm Kìm tại thị xã Hà Tiên còn khá đa dạng: Ho= 2.82, HEP =0.53, SENA=1.11. Mẫu protein của cá Lìm Kìm tại vùng cửa biển thị xã Hà Tiên có hàm lượng protein thấp hơn nhiều so với mẫu thu thập tại Cần Thơ, hay nói cách khác cá Lìm Kìm sống vùng nước ngọt ngon, nhiều protein hơn vùng nước lợ. Thông số đa dạng di truyền trên cho thấy hai loài cá Nhái và Lìm Kìm tại thành phố Cần Thơ đang trên đà bị tuyệt chủng. Ngòai ra, dựa vào phổ điện di protein cho phép chúng tôi phân loại và đặt tên khoa học cho cá Lìm Kìm Hà Tiên là Hemiramphus hatienensis và cá Lìm Kìm Cần Thơ là Hemiramphus canthoensis.

HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH Ở CHÂU Á ? CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á (ASIA CURRENCY UNIT)

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
abstractIn 1997 Asian crisis, there has been a surge of proposals for financial integration of Asian countries. An Asian Monetary Fund (AMF) was suggested by Japan in 1997 and the Chiang Mai Initiative (CMI) was agreed by the finance ministers of ASEAN+3 countries in May 2000. In addition, a major change has taken place in Asian countries due to traditional reliance on overseas borrowings and bank-intermediated financing. An increasing trend to view the direct issuance of securities, particularly bond issues by the government and the private sector, as a viable way of financing their projects, and of harnessing the budget deficit as an important and viable means of bringing about the emergence of a local debt market. The fact points out the relationship between the Asian countries has developed significantly, especially in regional integration of monetary and finance although there have been some obstacles on the way of cooperation. Keywords: Asian financial crisis, financial integration, financial cooperation, bondTitle: Financial cooperation and integration in Asia ? The road to establishing Asia Currency Unit

XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁC HỆ THỐNG NUÔI THỦY SẢN Ơ? ĐÔ?NG BĂ?NG SÔNG CƯ?U LONG

Đặng Thị Hoàng Oanh, Mauro Giacomini, Mohamed Shariff, Geert Huys, Kerry Bartie, Fatimah Yussoff, Stefania Berton, Jean Swings And Alan Teale, Nguyễn Thanh Phương, Supranee Chinabut, Temdoung Somsiri
Tóm tắt | PDF
Sự kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn kháng chloramphenicol (CHL) thu từ các ao nuôi thuỷ sản đã được xác định. Có 196 dòng vi khuẩn được thử với 6 kháng sinh và kết quả kháng sinh đồ cho thấy số dòng chỉ kháng CHL chiếm tỉ lệ 2%. Phần lớn các dòng vi khuẩn thí nghiệm có thể kháng với nhiều loại kháng sinh. Có 59% dòng vi khuẩn kháng 4 hay 5 loại kháng sinh trong đó có CHL. Có 34% kháng nhiều kháng sinh như CHL, ampicillin, tetracyline, trimethoprim/sulfamethoxazole hoặc CHL, ampicillin, tetracyline, trimethoprim/sulfamethoxazole và nitrofurantoin. Các dòng kháng CHL lại mẫn cảm với norfloxacin hơn (29%). Có 91 % các dòng vi khuẩn thử nghiệm có giá trị MIC từ 512 đến ³1.024 ppm. Những dòng vi khuẩn kháng từ 1-2 thuốc kháng sinh gồm cả CHL thường có giá trị MIC thấp hơn (p

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÂY MAI DƯƠNG (MIMOSA PIGRA L.) TRONG KHẨU PHẦN CỦA DÊ THỊT

Nguyễn Thị Thu Hồng, Võ Ái Quấc
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm được tiến hành tại trường đại học An Giang từ tháng tư đến tháng sáu năm 2004 để xác định ảnh hưởng của cây họ đậu thân bụi Mai dương trên khả năng ăn vào và khả năng tiêu hóa của dê thịt. Thí nghiệm sử dụng 4 dê có trọng lượng 11 (+0,6) kg, trong một bố trí hình vuông latin của bốn nghiệm thức với 15 ngày cho mỗi giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn mỗi dê bố trí một khẩu phần thí nghiệm khác nhau. Khẩu phần đối chứng bao gồm toàn bộ là cỏ lông para. Trong khẩu phần 2, 15% vật chất khô của cỏ được thay thế bởi cây họ đậu; Khẩu phần 3,30% và khẩu phần 4, 45%. Vật chất khô và protein thô tổng số ăn vào gia tăng với mức mai dương trong khẩu phần. Khả năng tiêu hóa các dưỡng chất biến động từ 68% đến 73%.

HợP ĐồNG BảO LãNH TRONG TRƯờNG HợP CáC BÊN THAM GIA HợP ĐồNG BảO LãNH Bị TUYÊN Bố PHá SảN

Dương Kim Thế Nguyên
Tóm tắt | PDF
Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân duy nhất trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong  Luật Dân sự ViệtNam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp bảo đảm này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch thương mại. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự mới năm 2005 với những thay đổi đáng kể trong tất cả các lĩnh vực đã tác động lớn đến việc xác lập và chấm dứt hợp đồng bảo lãnh, đặc biệt là hệ quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản. Việc nghiên cứu  các quy định có liên quan đến vấn đề này được thực hiện trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành của Luật Phá sản(LPS) 2004 và Bộ luật Dân sự(BLDS) 2005. Điều này sẽ giúp cho việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn được rõ ràng và thuận lợi hơn.