Ngày xuất bản: 01-05-2009

SảN XUấT RƯợU VANG HUYếT RồNG Sử DụNG NấM MốC Và NấM MEN THUầN

Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Như là nguồn giống chủng thuần sử dụng cho quá trình lên men rượu vang Huyết Rồng, bột mốc được sản xuất từ Amylomyces rouxii đạt 108 bào tử/g bột mốc và bột men được sản xuất từ Saccharomyces cerevisiae đạt 109 tế bào/g bột men. Tỉ lệ bột mốc 1,5%(w/w) với 3 ngày ủ mốc và tỉ lệ bột men 0,3%(w/w) với 5 ngày ủ lên men là điều kiện thích hợp cho sản xuất rượu vang Huyết Rồng. Hàm lượng glucoz được tạo ra trong quá trình đường hóa đạt đến 23%(w/v) và hiệu suất lên men rượu đạt 85%. Kết quả cho thấy men giống thuần có thể được ứng dụng trong sản xuất rượu lên men từ các nguồn nông sản khác nhau.           

QUá TRìNH CHế BIếN HạT SEN ĐóNG HộP

Lê Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Thanh My, Trần Thị Thu Hồng, Lê Văn Khá,
Tóm tắt | PDF
Hạt sen tươi chỉ được ăn ngay do thời gian bảo quản quá ngắn, còn hạt sen khô tuy bảo quản được lâu nhưng mất nhiều thời gian chế biến trước khi ăn. Vì vậy, việc ?Nghiên cứu chế biến hạt sen nước đường đóng hộp? được thực hiện. Kết quả thu nhận được: (1) Nguyên liệu hạt sen được chọn ở 21 ngày tuổi; (2) Chần hạt sen trong nước có nhiệt độ 900C với thời gian 4 phút để ngăn chặn sự hóa nâu sản phẩm; (3) Sử dụng dịch nước rót được phối chế nồng độ đường 30% và 0,05% acid citric; (4) Nhiệt độ dung dịch nước đường rót hộp phải đảm bảo sao cho khi rót vào hộp đạt khoảng 85 - 900C nhằm đảm bảo hộp thành phẩm có độ chân không cần thiết 300mmHg; (5) Sản phẩm được tiệt trùng ở 1150C (có giá trị tiệt trùng F10121=2,97 phút) giữ được chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm.

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA BƯỚM SÂU VẼ BÙA (PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

Châu Nguyễn Quốc Khánh, Trương Thị Mỹ Lộc, Phạm Kim Sơn, Lê Văn Vàng
Tóm tắt | PDF
Diễn biến quần thể của Phyllocnistis citrella Stainton được khảo sát ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Gian) bằng cách đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp. Kết quả khảo sát cho thấy bướm P. citrella hiện diện quanh năm với động thái quần thể phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Số lượng bướm vào bẫy ở mức độ cao từ tháng giêng đến tháng 5 (ở giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa), và thấp từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn mưa rất nhiều).  Trong khi số lượng bướm vào bẫy ở khu vực thành phố Cần Thơ chỉ tạo thành hai cao điểm vào tháng hai và tháng 4 thì số lượng bướm vào bẫy ở vùng Châu Thành, Hậu Giang lại tạo thành ba cao điểm vào tháng giêng, tháng 4 và tháng 8.

PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH SƠ BỘ MỘT SỐ LOÀI ASPERGILLUS TRÊN HẠT ĐẬU PHỘNG Ở CHỢ XUÂN KHÁNH-TP CẦN THƠ

Nguyễn Thu Mai, Lâm Thị Việt Hà, Nguyễn Bảo Lộc
Tóm tắt | PDF
Đậu phộng là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và nó là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở nước ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn.  Tuy nhiên do nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận lợi cho các loài nấm mốc phát triển và gây hại.  Đặc biệt trên đậu phộng thường có loài Aspergillus xâm nhập và gây hư hỏng, chẳng những thế chúng còn tiết ra độc tố gây ung thư cho người khi ăn phải.  Sự có mặt của các loài này phụ thuộc vào vùng địa lý cũng như loại thực phẩm thích hợp cho sự sinh trưởng của chúng.  Phần nghiên cứu  này được tiến hành với mục đích ?Phân lập và định danh một số Aspergillus trên hạt đậu phộng ở chợ Xuân Khánh - thành phố Cần Thơ?. Sau khi phân lập và tiến hành định danh, bốn loài Aspergillus được nhận diện: Aspergillus flavus, Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Aspergillus ficuum.

HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG THUỶ CANH TRÊN CÂY HOA HUỆ TRẮNG (POLIANTHES TUBEROSA L.) CẤY MÔ

Nguyễn Hồng Ửng, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) là một cây hoa cắt cành khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do diện tích trồng huệ hàng năm tăng nên dịch bệnh cũng theo đó mà tăng lên. Thủy canh là một hệ thống trồng cây kiểm soát được chế độ dinh dưỡng và giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến bệnh trong đất. Nghiên cứu nầy nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của các loại giá thể và các môi trường dinh dưỡng khác nhau trên sự sinh trưởng của cây huệ trắng cấy mô sạch bệnh trong hệ thống thủy canh. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng trong ba loại giá thể thủy canh, thì giá thể tro trấu cho thấy đạt kết quả tốt hơn hai loại giá thể mụn xơ dừa và mụn xơ dừa kết hợp tro trấu và trong ba loại môi trường dinh dưỡng thủy canh thì môi trường thứ 3 (Môi trường Larsen, 1972) là tốt nhất, vì giúp cây huệ trắng cấy mô cho hoa sớm, tỉ lệ ra hoa cao và chiều dài phát hoa.

HIỆU QUẢ CỦA BENZYL ADENIN, NAPTHALENE ACETIC ACID VÀ THÀNH PHẦN HỮU CƠ KHÔNG XÁC ĐỊNH TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LAN ARANDA NUÔI CẤY IN VITRO

Nguyễn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Bảo Toàn, Lê Hồng Giang
Tóm tắt | PDF
Lan Aranda là giống lai giữa Arachnis và Vanda. Đây là loài lan đơn thân, hoa đẹp, nhiều  màu sắc và sức sinh trưởng mạnh. Aranda là một trong những giống lan cắt cành có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của sự kết hợp NAA, BA và sự bổ sung các thành phân hữu cơ không xác định trên sự nhân chồi, sự sinh trưởng và phát triển cây con. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng môi trường nhân nhanh giống lan Aranda là môi trường A là môi trường  ẵ MS được thêm đường 30 g/l, agar 7,1 g/l, Pyrimidine 1 mg/l, Thiamine 1 mg/l, Nicotinic 4 mg/l, Myo-inositol 100 mg/l, Riboflavin 1 mg/l, NH4H2PO4 50 mg/l, (NH4)2HPO4 50 mg/l, nước dừa 200 ml/l và được bổ sung thêm NAA 1 mg/l và BA 5 mg/l. Đối với sự sinh trưởng và phát triển của lan con.  Môi trường B là môi trường  ẵ MS được thêm  đường 30 g/l, agar 9 g/l, than hoạt tính 1 g/ và được bổ sung thêm 50 g/l chuối xiêm nghiền.

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT TRONG SẢN XUẤT RƯỢU ĐẾ

Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Phương pháp chưng cất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm rượu lên men qua chưng cất. Bằng cách sử dụng hệ thống chưng cất cải tiến, đề tài này nhằm khảo sát thông số áp suất (P) và lưu lượng nước ngưng tụ sản phẩm ở đỉnh (Q) trong suốt quá trình chưng cất. Các chỉ tiêu lý hóa bao gồm độ cồn, andehyt, este, metanol và furfurol được xác định và đánh giá dựa theo tiêu chuẩn ViệtNam. Hai nghiệm thức gồm tổ hợp P=0,5kPa và Q=100lít/giờ và tổ hợp P=0,4kPa và Q=100lít/giờ hoạt động tốt cho thể tích nhập liệu từ 25 ? 40 lít dựa trên kết quả thể hiện năng suất cao, tiết kiệm thời gian, công lao động và đạt tiêu chuẩn chỉ tiêu lý hóa. Kết quả khảo sát quá trình lên men rượu sản xuất từ men thuần và men địa phương cũng cho thấy sử dụng thiết bị chưng cất cải tiến làm giảm một cách hiệu quả nồng độ các tạp chất đặc biệt là andehyt.   

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG MONTHONG (DURIO ZIBETHINUS MURR.) TẠI CHỢ LÁCH, BẾN TRE

Trần Văn Hâu, Châu Trùng Dương, Bùi Công Luận
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả của biện pháp phun Ca(NO3)2, MgSO4 và KNO3  kết hợp với phủ gốc bằng plastic đến phẩm chất trái sầu riêng Monthong. Thí nghiệm được thực hiện trên giống sầu riêng Monthong 10 năm tuổi tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, từ 12/2006-4/2008. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức của thí nghiệm là đối chứng không xử lý phun phân qua lá và không phủ plastic (A), phun Ca(NO3)2 0,2% ở giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái, 15 ngày sau phun tiếp MgSO4 0,2% kết hợp với phun KNO3 1% giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch (B) Phủ gốc bằng  plastic 25 ngày trước khi thu hoạch (C) , kết hợp phun phân + phủ plastic (D). Kết quả cho thấy cả ba biện pháp xử lý tiền thu hoạch đều có tác dụng làm giảm tỷ lệ cơm sượng trên trái so với đối chứng nhưng không ảnh hưởng lên TSS và hàm lượng nước trong cơm. Xử lý tiền thu hoạch làm giảm hàm lượng tinh bột trong cơm trái, hàm lượng N, P, K  nhưng tăng Ca trong lá. Hàm lượng canxi (X1) và kali (X2) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ cơm sượng (Y) theo phương trình hồi qui Y = -6,26X1 + 11,32X2 + 10,1 (R2 = 0,79).

HIệU QUả CủA PHÂN SINH HọC ĐA CHủNG TRÊN ĐậU NàNH TRồNG TRÊN ĐấT PHù SA TỉNH ĐồNG THáP

Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Phân sinh học đa chủng (gồm 2 chủng Sinorhizobium fredii VN064 và Pseudomonas stutzeri P14) được thử nghiệm trên đậu nành trồng tại ba địa điểm trong tỉnh Đồng Tháp. Kết quả ghi nhận đậu nành bón 100 kg phân sinh học đa chủng/ha + 20 kg N/ha cho năng suất hột tương đương với đậu nành bón 100 kg N + 60 kg P2O5/ha nhưng chất lượng hạt của đậu nành bón phân sinh học cao hơn đậu nành chỉ bón phân hóa học.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ÁNH SÁNG, ĐỘ MẶN, VÀ TIỀN XỬ LÝ HẠT GIỐNG LÊN SỰ NẨY MẦM CỦA HẠT GIỐNG ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN)

Trương Hoàng Đan, Hans Brix
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn và các hạt giống tiền xử lý theo các cách khác nhau được tiến hành nghiên cứu trong hệ thống môi trường có kiểm soát. Không có sự khác biệt đáng kể về phần trăm nẩy mầm giữa nghiệm thức sáng và tối. Sự phát triển chiều dài rễ mầm bị ảnh hưởng đáng kể bởi điều kiện ánh sáng và nhiệt độ. Sự nẩy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 30oC và 37oC, tuy nhiên hạt giống cũng nẩy mầm ở 22oC. Không có sự nẩy mầm ở nhiệt độ thấp(5oC và 13oC)và cao(45oC). Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và các phương pháp tiền xử lý hạt, kết quả cho thấy độ mặn lên đến 100 mM(5.8ppt)không ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm, nhưng từ 200 đến 250 mM sự nảy mầm giảm 17 đến 29 %. Hạt điên điển(Sesbania sesban)được xử lý trước trong nước ấm, acid sulphuric hay calcium sulphate sẽ có tác động nhỏ đến tỉ lệ nẩy mầm.

PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN CHO ĐẬU PHỘNG TRỒNG Ở TRÀ VINH

Nguyễn Hữu Hiệp, Hà Danh Đức
Tóm tắt | PDF
Nhiều mẫu đất và nốt rễ đậu phộng được thu thập để phân lập  vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân cho cây đậu phộng trồng trên đất giồng cát Tỉnh Trà Vinh. Kết quả có14 dòng vi khuẩn Bradyrhizobium và 35 dòng vi khuẩn hòa tan lân được phân lập. Khi chủng hổn hợp 2 dòng vi khuẩn nầy hay riêng rẻ từng dòng cho đậu phộng trồng trong chậu, nhận thấy vi khuẩn giúp cây đậu gia tăng chiều cao cây và trọng lượng khô cây đậu so với đối chứng không chủng vi khuẩn. Hàm lượng đạm và lân của cây đậu có chủng vi khuẩn đều cao hơn nghiệm thức đối chứng. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy chủng hổn hợp vi khuẩn giúp thay thế 50kgN/ha và 60kgP2O5/ha.

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO

Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Trọng Ngữ
Tóm tắt | PDF
Đề tài: ?So sánh ảnh hưởng của dầu đậu nành và mỡ cá đến tỉ lệ tiêu hóa và tăng trọng của bò vỗ béo? được tiến hành tại trường Đại học Cần Thơ và thành phố Long Xuyên. Thí nghiệm 1 được tiến hành trên ba bò đực lai Sind bố trí theo thể thức hình vuông la tinh gồm 3 nghiệm thức và 3 giai đoạn, bò được nuôi bằng khẩu phần cơ bản là rơm, cỏ và có cho uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá với liều 6ml/kg thể trọng vào đầu giai đọan thí nghiệm. Thí nghiệm 2 tiến hành trên 15 bò (136-143 kg) tại nông hộ trong 90 ngày với khẩu phần thí nghiệm giống thí nghiệm 1. Qua hai thí nghiệm cho thấy tỉ lệ tiêu hóa tăng ở nghiệm thức uống dầu đậu nành và mỡ cá. Bò ở nông hộ tăng trọng 14- 15% so với đối chứng, hệ số chuyển hóa thức ăn được cải thiện tốt hơn. Có thể ứng dụng kỹ thuật vỗ béo nầy trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.

THIẾT LẬP CÔNG THỨC DỰ ĐOÁN NĂNG SUẤT MÍA

Nguyễn Minh Chơn, Lư Xuân Hội
Tóm tắt | PDF
Số liệu về sinh trưởng và năng suất của 85 ruộng mía ở tỉnh Hậu Giang đã được dùng để ước luợng phương trình đơn giản để dự đoán năng suất mía. Phương trình này đã được áp dụng lại trên ruộng thí nghiệm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây mía để kiểm tra. Việc ước lượng trọng lượng cây Wt (kg) được tính bằng tích số của chiều cao lóng thân Ht (m) với đường kính thân Dt (cm) rồi nhân với hệ số ước lượng trọng lượng Kt là 0,268 (Wt = 0,268 x Ht x Dt). Để dự đoán trọng lượng cây lúc thu hoạch W ở thời điểm khảo sát bất kỳ thì nhân thêm với hệ số sinh trưởng At tương ứng theo từng tháng tuổi (W = Wt x At). Việc dự đoán năng suất Y (tấn/ha) lúc thu hoạch được tính bằng công thức Y = W.Nt.Bt.10. Với Nt là mật độ cây ở tháng thứ t (cây/m2), Bt là hệ số chuyển đổi mật độ ở tháng thứ t, 10 là hệ số để chuyển sang tấn/ha. Theo cách dự đoán năng suất trên, với mật độ 7 cây/m2 thì năng suất mía khó có thể vượt qua 150 tấn/ha.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Đoàn Xuân Diệp, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Tôm sú (Penaeus monodon) đang được nuôi ở nhiều vùng có độ mặn khác nhau. Sinh trưởng của tôm có thể khác nhau theo từng độ mặn. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và sinh trưởng của tôm ở các độ mặn khác nhau nhằm đưa ra những đề xuất để ứng dụng cho nghề nuôi tôm. Thí nghiệm đánh giá khả năng chịu đựng độ mặn và điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm giống (trung bình 10 g) được tiến hành trên bể composite thể tích 500 lít. Khoảng độ mặn khảo sát từ 0 đến 70?. áp suất thẩm thấu (ASTT) của nước, máu, cơ tôm được đo bằng máy đo HR33T. ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm tiến hành với 4 nghiệm thức được chọn lựa từ kết quả bố trí thăm dò là 3?, 15?, 25? và 35?. Bể thí nghiệm là bể composite thể tích 0,6 m3 (2x0,6x0,5 m), được ngăn bằng lưới thành 30 ô đều nhau và mỗi ô nuôi 1 tôm. Cho tôm ăn thức ăn viên và thức ăn tươi sống (mực). Thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả, tôm sú cho thấy tôm không còn khả năng điều hòa ASTT để thích ứng được với môi trường nước 0?. Độ mặn đẳng trương của tôm tại 26?. ở 20? là độ mặn cao nhất mà ASTT của cơ thể tôm lớn hơn ASTT của môi trường và 32? là độ mặn thấp nhất mà ASTT của cơ thể tôm nhỏ hớn ASTT của môi trường. áp suất thẩm thấu của tôm tại các độ mặn duy trì ổn định theo thời gian. ở độ mặn 3? cho khả năng trưởng của tôm nhanh nhưng tỷ lệ sống thấp hơn các độ mặn thí nghiệm còn lại (15, 25 và 35?). Tại độ mặn 35? hoạt động điều hòa ASTT đã có ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể nuôi tôm sú trong khoảng độ mặn từ 3 đến 35?.

ẢNH HƯỞNG CỦA CARBENDAZIM XỬ LÝ TRƯỚC VÀ SAU KHI THU HOẠCH ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN BỆNH CỦA TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ TẠI HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH

Trần Thị Kim Ba, Lê Thị Thanh Thủy
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thời điểm và nồng độ xử lý Carbendazim có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch trên trái xoài Châu Nghệ nhưng có dư lượng thuốc trong trái dưới ngưỡng cho phép. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố là thời điểm xử lý và nồng độ xử lý với 4 lần lặp lại gồm 9 nghiệm thức là sự tổ hợp của 3 thời điểm xử lý (3 ngày, 7 ngày trước khi thu hoạch và ngâm trái ngay sau khi thu hoạch) và 3 nồng độ Carbendazim (0 ppm, 500 ppm, 1000 ppm). Kết quả cho thấy: phun Carbendazim (500 ppm) 3 ngày trước khi thu hoạch làm hạn chế sự xuất hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ. Dư lượng Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau khi thu hoạch rất thấp (3,8-152,8 àg/kg) dưới ngưỡng cho phép của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc.

ẢNH HƯỞNG CỦA ẨM ĐỘ KHÔNG KHÍ Ở 200C VÀ BENOMYL ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ ĐẶC TÍNH TRÁI CAM SÀNH, QUÝT ĐƯỜNG VÀ BƯỞI NĂM ROI SAU THU HOẠCH

Trần Thị Kim Ba, Đinh Thị Bích Thúy
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm ẩm độ thích hợp và hiệu quả của Benomyl không làm thay đổi các đặc tính trái cam Sành, trái quýt Đường và trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Đề tài gồm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố: (1) ẩm độ (75 3%, 85 2% và 99 1%) ở nhiệt độ 200C; (2) Benomyl (0 ppm và 1000 ppm) với 6 nghiệm thức và 6 lần lặp lại. Kết quả ghi nhận được như sau: Benomyl không ảnh hưởng đến các đặc tính của trái cam Sành, trái quýt Đường và trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Tồn trữ trái ở ẩm độ 99 1% và nhiệt độ 200C cho kết quả tốt. ở trái cam Sành, tồn trữ đến tuần thứ 7; ở trái quýt Đường, tồn trữ đến ngày thứ 30 và ở trái bưởi Năm Roi, tồn trữ đến tuần thứ 12: không bị thiệt hại do bệnh và màu vỏ bắt đầu chuyển sang xanh vàng. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng rất thấp, độ Brix và hàm lượng vitamin C dịch trái của 3 loại trái luôn ở mức ổn định trong suốt thời gian tồn trữ.

ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT VÙNG CỒN ẤU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đặng Văn Sơn
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật vùng Cồn ấu, thành phố Cần Thơ đã ghi nhân được 152 loài với 116 chi, thuộc 62 họ được xếp vào 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: ngành Rêu, ngành Thông đá, ngành Dương xỉ  và ngành Ngọc lan, trong đó có 57 loài có công dụng như làm thuốc, ăn quả, làm cảnh,? và 3 kiểu sinh cảnh thực vật (sinh cảnh thực vật tự nhiên, sinh cảnh thực vật trên đất canh tác và sinh cảnh thực vật trên đất thổ cư).

SỰ THAY ĐỔI TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA HẠT SEN THEO ĐỘ TUỔI THU HOẠCH

Nguyễn Văn Mười, Trịnh Đạt Tân, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Sự biến đổi tính chất vâ?t lý của hạt sen (Nelumbo nucifera) sau thu hoạch ở các độ tuổi khác nhau được tiến hành trên sen có nguồn gốc Đài Loan trồng tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát cho thấy có sự tăng lên của đường kính gương, khối lượng gương, khối lượng hạt, chiều dài hạt, tỉ trọng hạt, tỉ lệ nhân hạt và cấu trúc hạt, đồng thời là sự giảm của độ ẩm hạt khi độ tuổi tăng. Sự thay đổi về độ ẩm và độ cứng của hạt sen theo độ tuổi tuân theo phương trình bậc 1 và có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Trong khi sự thay đổi về tỉ trọng biểu kiến cu?a hạt sen tuân theo phương trình bậc 2.

SẢN XUẤT NẤM MỐC TỪ AMYLOMYCES ROUXII

Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Xuân Phong
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTProduction  of starter from the selected target strain of  Amylomyces rouxii was studied. A. rouxii was able to produce up to 28% (w/v of fermented moulded mass) glucose during the saccharification. The mixed ingredients of broken maize and rice husk were favourable to be used for production of mould starter. The viable spores  were determined by fluorescent counting in which the mould viability was at 106 spores/g mould starter. The results showed that after a 2 months storage test of mould starter at ambient temperature, the mould viability and its ability of glucose production trended to decrease although its contribution in the saccharification was also clearly performed.          Keywords: mould,  starter, Amylomyces rouxiiTitle: Starter production of mycelial fungi from Amylomyces rouxiiTóM TắTSản xuất bột mốc thuần  từ nguồn giống chủng là nấm mốc Amylomyces rouxii đã được nghiên cứu A. rouxii có hoạt tính cao trong quá trình đường hóa, hàm lượng glucoz có thể đạt đến 28% (w/v). Môi trường thích hợp dùng cho sự sản xuất bột mốc gồm có bắp mảnh và trấu.   Mật số  bào tử nấm mốc còn sống được xác định bằng phương pháp đếm huỳnh quang, kết quả đạt đến nồng độ 106 bào tử/g bột mốc. Kết quả cho thấy sau 2 tháng thử nghiệm tồn trữ bột giống ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên, tuy nấm mốc vẫn còn thể hiện hoạt tính đường hóa nhưng mật số và hoạt tính của nấm mốc có chiều hướng giảm.  Từ khóa: nấm mốc, nguồn giống, Amylomyces rouxii

SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG MEN THUẦN TRONG LÊN MEN RƯỢU NẾP THAN

Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Amylomyces rouxii và Saccharomyces cerevisiae được sử dụng làm giống chủng cho qui trình sản xuất men rượu thuần. Bắp mảnh và trấu là cơ chất thích hợp cho môi trường sản xuất bột mốc, và thời gian ủ mốc là 6 ngày. Qui trình sản xuất bột men được thử nghiệm trong bình 20lít, và mật số tế bào nấm men có thể đạt đến 109 tế bào/g bột men. Tỉ lệ gồm 1,5% bột mốc và 0,4% bột men là thích hợp cho qui trình sản xuất rượu nếp than. Thành phần là bột gạo, hỗn hợp bột gạo và bột khoai mì thích hợp làm môi trường để sản xuất men rượu thuần gồm tổ hợp mốc và men. Hoạt tính men rượu có chiều hướng giảm trong quá trình lên men rượu sau thời gian tồn trữ, tuy vậy nồng độ cồn đạt được khi sử dụng men rượu sau 12 tháng tồn trữ vẫn còn thể hiện khá cao (16,2 % (v/v) ở 20oC). Vi khuẩn lây nhiễm trong men rượu thuần có tên Bacillus subtilis/amyloliquefaciens là loài vi khuẩn không sinh độc tố và không nhiễm bệnh đối với người.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SÒ HUYẾT (ANADARA GRANOSA) NUÔI VỖ TRONG HỆ THỐNG NƯỚC XANH - CÁ RÔ PHI

Ngô Thị Thu Thảo, , Trần Ngọc Hải, Hứa Thái Nhân
Tóm tắt | PDF
Sò huyết (Anadara granosa) được nuôi vỗ trong mô hình nước xanh - cá rô phi ở các độ mặn khác nhau là 10?, 20? và 30? với 3 lần lặp lại/nghiệm thức. Cá rô phi được thả nuôi trong bể với mật độ 40 con/bể và khối lượng cá từ 30-40 g/con để gây nuôi tảo Chlorella trước khi nuôi vỗ sò. Sò được thả trong lồng nhựa (60 con/0,15 m2) và đặt trong bể nuôi cá-tảo (1,5 m3/bể). Trong quá trình thí nghiệm mật độ tảo dao động từ 10.000 - 3.550.000 tb/ml và biến động theo nghiệm thức thí nghiệm. Kết quả sau 40 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao ở  20? (82,2%) và  10? (71,1%) trong khi đó tỷ lệ sống ở độ mặn 30? chỉ đạt 28,9% và thấp hơn rõ ràng các nghiệm thức khác (P

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN CHIẾU SÁNG BỔ SUNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN NỤ HOA VÀ PHẨM CHẤT CHẬU HOA CÚC MÂM XÔI (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM)

Trần Văn Hâu, Đặng Nguyệt Quế
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện tại Trại Nghiên Cứu và Thực Nghiệm Nông Nghiệp Trường đại học Cần Thơ từ tháng 08/2007 đến 02/2008 nhằm xác định hiệu quả của biện pháp chiếu sáng bổ sung lên sự gia tăng kích thước hoa cúc Mâm Xôi. Thí nghiệm có bốn nghiệm thức (chiếu sáng bổ sung 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ và đối chứng không chiếu sáng) được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với ba chậu. Chiếu sáng bổ sung bằng bóng đèn tròn 75W treo cách đỉnh nụ hoa 70 cm khi nụ hoa được 20 và 40 ngày tuổi. Thời gian chiếu sáng bắt đầu từ 17 giờ 30 kéo dài trong một tháng. Kết quả cho thấy chiếu sáng bổ sung 2, 4, 6 giờ trên nụ hoa 40 ngày tuổi đều làm tăng đường kính hoa, chiều dài cánh hoa nhưng không làm ảnh hưởng đến màu sắc hoa. Chiếu sáng bổ sung 6 giờ trên nụ hoa 40 ngày tuổi làm cho hoa có  đường kính và chiều dài cánh hoa lớn nhất. Ngược lại chiếu sáng bổ sung lên nụ hoa 20 ngày tuổi làm cho nụ hoa không phát triển được dẫn đến không thể nở hoa và một số nụ hoa bị dị dạng.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ENZYME XYLANASE TỪ LÚA MÌ NẨY MẦM

Nguyễn Nhật Minh Phương, Evelien De Baker, Gebruers K., Jan A. Delcour
Tóm tắt | PDF
Enzyme nội sinh 1?4-??D-xylanase, gọi tắt là xylanase, là enzyme đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thủy phân arabinoxylan. Để hiểu sâu hơn về tính chất của xylanase, xylanase được phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học từ hạt lúa mì nảy mầm 24 ngày. Các dạng đồng đẳng xylanase khác nhau được tinh chế từ dịch chiết. Protein hòa tan được tủa phân đoạn với ammonium sulfate và sắc ký trao đổi ion. Sau đó xylanase được phân lập có lựa chọn bởi sắc ký ái lực với kháng thể của xylanase từ lúa mạch. Trình tự sắp xếp của các acid amin trong chuỗi polypeptide ở đầu N tận cùng của các dạng đồng đẳng xylanase được quyết định bởi phương pháp Edman. Dựa vào trình tự sắp xếp acid amin ở đầu N của xylanase, trọng lượng phân tử lý thuyết nằm trong khoảng 60 kDa đến 20 kDa và điểm đẳng điện pI từ 5,75 đến 4,69 được xác định cho các dạng đồng đẳng xylanase từ lúa mì.

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SULPHATE ĐỒNG VÀ GIBBERELLIN ĐẾN SỐ HỘT TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI (CITRUS MAXIMA VAR. "NAM ROI")

Lê Văn Bé, Lê Minh Quân, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh
Tóm tắt | PDF
Hiện tượng trái bưởi Năm Roi có hột là do sự thụ phấn chéo với hạt phấn cây cam quýt khác trồng xen trong vườn. Phun gibberellin 100 ppm vào giai đoạn trước và sau khi hoa nở đã làm giảm 90% số hột/trái. Một thí nghiệm khác cho thấy dung dịch sulphate đồng có nồng độ 1-200 ppm đã ức chế sự nẩy mầm hạt phấn bưởi Lông có ý nghĩa thống kê sau 6 giờ ngâm. Tuy nhiên, áp dụng dung dịch CuSO4 100-200 ppm phun lên hoa trước và sau khi nở vài giờ đã không làm giảm số hột/trái của vườn bưởi Năm Roi có trồng xen bưởi Lông.

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LÊN MEN VÀ TÍNH CHỊU CỒN CỦA NẤM MEN

Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Từ 50 dòng men được phân lập từ viên men rượu, 9 dòng được tuyển chọn do có khả năng lên men tốt trong dung dịch đường glucoz sau 14 giờ lên men. Những dòng men này tiếp tục được thử nghiệm khả năng lên men rượu trong dung dịch đường khử từ nếp ở 30oC trong 5 ngày. Kết quả cho thấy quá trình lên men rượu thành công thể hiện qua sự tiêu thụ và biến đổi gần như hoàn toàn lượng đường khử ban đầu có nồng độ 18% (w/v), tạo ra ethanol có nồng độ 8,6% (w/v). Kết quả thử khả năng chịu đựng độ cồn cho thấy 7 dòng có khả năng chịu độ cồn trong khoảng 5 ? 6% (w/v) ethanol và 2 dòng có khả năng chịu độ cồn thấp hơn từ 2,4 ? 3% (w/v) ethanol. Dựa trên phân tích các đặc tính hình thái và sinh trưởng, các dòng men tuyển chọn được quan sát, nhận dạng và định danh sơ bộ thuộc giống Saccharomyces.

QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC TRÁI CÂY HỖN HỢP (SƠ RI, KHÓM, CHANH DÂY)

Lê Mỹ Hồng, Nguyễn Thị Minh Duyên, Võ Ngọc Thúy, Nguyễn Thái Hiếu Hạnh
Tóm tắt | PDF
Nước trái cây hỗn hợp được chế biến từ sơ ri, chanh dây, khóm là sản phẩm nước giải khát chất lượng cao, có mùi vị đặc biệt thơm ngon, chứa nhiều vitamin C, giúp tăng tính đề kháng cho người sử dụng. Tỉ lệ phối chế nguyên liệu và tỉ lệ pha loãng đều ảnh hưởng đến mùi vị và màu sắc sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu kết quả thu nhận được: (1) tỉ lệ phối chế 50% dịch quả sơ ri, 10% dịch quả chanh dây, 40% dịch quả khóm; thành phẩm chứa 70% dịch quả hỗn hợp, nồng độ đường đạt 20%, sản phẩm có màu sắc, mùi vị phù hợp; (2) Chế độ thanh trùng nhiệt độ càng cao, thời gian giữ nhiệt dài làm biến đổi mùi vị sản phẩm do xuất hiện mùi nấu chín, và sự tổn thất vitamin C càng nhiều. Vì vậy,  sản phẩm được chọn thanh trùng ở nhiệt độ 900C, có giá trị thanh trùng PU = 34,39phút, giữ được chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐẾN SỰ RỤNG TRÁI NON, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH

Trần Thị Kim Ba, Phan Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Để hạn chế sự rụng trái non và duy trì sự đậu trái xoài Châu Nghệ, thí nghiệm được thực hiện trên giống xoài Châu Nghệ (7-8 năm tuổi) ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh bằng cách phun qua lá chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức với 4 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại là 1 cây. Các nghiệm thức được bố trí như sau: (1) Phun nước; (2) NAA (40 ppm); (3) GA3 (30 ppm); (4) 2,4-D (2 ppm); (5) NAA (40 ppm) + GA3 (30 ppm); (6) NAA (40 ppm) + 2,4-D (2 ppm); (7) GA3 (30 ppm) + 2,4-D (2 ppm).Kết quả cho thấy, nghiệm thức phun 2,4-D (2 ppm) có hiệu quả nhất trong việc giảm sự rụng trái non, tăng số trái trên cây (48 trái/cây) và năng suất trái (17,9 kg/cây), đặc biệt là trái loại 1 và loại 2. Phun NAA ở nồng độ 40 ppm làm tăng hàm lượng đường tổng số của trái. Nghiệm thức kết hợp NAA (40 ppm) với GA3 (30 ppm) làm tăng hàm lượng chất khô của trái; nghiệm thức NAA (40 ppm) kết hợp với 2,4-D (2 ppm) tăng hàm lượng tinh bột của trái.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI KHỐI LƯỢNG ĐẾN TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁ SẶC RẰN

Trần Thanh Trúc, Đỗ Thị Đoan Khánh, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sự thay đổi tính chất hoá lý của cá să?c ră?n theo sự gia tăng khối lượng được tiến hành. Cá được phân chia thành 6 nhóm với khối lượng thay đổi từ 60 gam/con đến hơn 120 g/con. Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác biệt về đặc điểm kích thước của cá theo nhóm khối lượng. Đây có thể  được xem là thông số đánh giá độ thuần thục của cá. Khi cá tăng trưởng, sự thay đổi chiều dài chiếm ưu thế. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ các thành phần như thịt, đầu xương, vây vẩy và nội tạng. Cá có khối lượng từ 90 gam trở lên có độ ẩm chiếm tỉ lệ 76%; protein 15,6%; béo 4,86%; tro 1,63% và thành phần khác là 2,45%.

HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN LÊN NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Thị Tuyết Linh
Tóm tắt | PDF
Several carbon sources, nitrogen  sources and various mixture of carriers were tested for the production of inoculants for peanut.Then, the effectiveness of the inoculant on the yield of peanut cultivated in Tra Vinh province was studied. Nhiều nguồn carbon, đạm và hổn hợp chất mang được khảo sát để sản xuất phân vi sinh đa chủng cho đậu phộng. Hiệu quả của phân vi sinh trên năng suất đậu phộng trồng tại tỉnh Trà Vinh cũng được nghiên cứu. Nguồn carbon thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm là glycerol (10g/l) và vi khuẩn hòa tan lân là rĩ đường (10g/l). Nguồn đạm thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và hòa tan  là potassium nitrat (1g/l). Hổn hợp chất mang thích hợp nhất cho vi khuẩn là 75% than bùn và 25% bã bùn mía, mật số vi khuẩn trong chất mang vẫn còn giữ được mật số cao 109 CFU/ml cho đến 3 tháng sau khi tồn trử ở điều kiện nhiệt độ bình thường hay 6 tháng ở nhiệt độ 250C . Kết hợp chủng 2 loại vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân giúp tăng năng suất đậu ở Cầu Ngang và Duyên Hải, Trà Vinh cao hơn đối chứng lần lượt là 25,4% và 24,7%. Trồng đậu phộng có chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân giúp tiết kiệm 80kgN và 80kgP2O5 cho mỗi hecta.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘT ĐẠM TỪ TRÙN QUẾ (PERIONYX EXCAVATUS) LÀM THỨC ĂN CHO HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Trần Thị Kim Ba, Lê Thị Thanh Thủy
Tóm tắt | PDF
Đê? ta?i đươ?c thư?c hiê?n nhă?m mu?c đi?ch tâ?n du?ng hê? protease hoa?t đô?ng ma?nh co? să?n trong đươ?ng ruô?t tru?n quê? (Perionyx excavatus) đê? sản xuất bột đạm có hàm lượng đạm amin cao, giá trị cảm quan tốt được phô?i trô?n thêm ca?c nguyên liê?u phu? la?m thư?c ăn nuôi thư? nghiê?m hâ?u â?u tru?ng tôm su? (Penaeus monodon) nhă?m đa?nh gia? hiê?u qua? cu?a sa?n phâ?m tư? phân gia?i tru?n quê?. Kiểm tra bột đạm sâ?y phun đạt châ?t lươ?ng tô?t nhất, bột co? màu sắc sáng, mùi thơm, đạt chi? tiêu an toa?n vê? mă?t vi sinh va? co? chư?a đâ?y đu? ca?c acid amin thiê?t yê?u. Nuôi thư? nghiê?m hậu ấu trùng tôm sú với thức ăn chế biến chứa 50,5% bô?t tru?n quê? thu?y phân cho kê?t qua? tăng trươ?ng chiê?u da?i va? châ?t lươ?ng tôm Postlarvae-15 tô?t hơn so vơ?i thức ăn chế biến tư? bô?t tru?n quê? chưa thu?y phân va? thư?c ăn ngoa?i nhâ?p Frippak.

HÀM LƯỢNG ZN, CU, PB TRONG TRẦM TÍCH, ĐẤT VÀ NƯỚC TẠI VÙNG VEN BIỂN BÁN ĐẢO CÀ MAU

Bùi Thị Nga, Nguyễn Văn Thọ
Tóm tắt | PDF
Ô nhiễm kim loại nặng được quan tâm do bởi tính độc hại và bền vững trong môi trường. Đề tài được thực hiện nhằm xác định hàm lượng kim loại nặng trong đất, trầm tích và trong nước tại vùng nghiên cứu. Mẫu trầm tích và mẫu nước được thu tại rạch, sông, cửa sông và bãi bồi; mẫu đất và mẫu nước được thu tại rừng ngập mặn vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả cho thấy, hiện diện của Zn, Cu và Pb trong trầm tích giảm dần từ sông rạch nội ô đến cửa sông. Nồng độ của Zn, Cu trong nước tại vùng khảo sát cao vượt tiêu chuẩn nước cho nuôi thủy sản, trong khi sự hiện diện Pb trong vùng khảo sát ở mức độ không ô nhiễm. Cu, Zn, Pb có tương quan thuận với nhau, càng xa khu dân cư thì sự phân bố của chúng giảm dần. Mức độ ô nhiễm và tímh di động của Zn, Cu và Pb nên được quan tâm nghiên cứu.

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ TIÊU CHẢY HEO CON CỦA LÁ XUÂN HOA (PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM)

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
Để đánh giá hiệu quả của la? cây Xuân Hoa, ơ? ca? hai da?ng bột sâ?y khô và dạng chiê?t xuâ?t la?m sirô trong pho?ng va? tri? tiêu cha?y heo con. 373 heo theo mẹ và 400 heo sau cai sữa đươ?c sư? du?ng trong 6 thí nghiệm thực hiện tại Trại Thực Nghiệm khoa Nông Nghiệp trường Đại học Cần Thơ và Xí nghiệp Chăn Nuôi heo Miền Tây thuô?c vu?ng đô?ng bă?ng sông Cư?u Long. Kết quả thu đươ?c cho thấy: vơ?i liều 0,2g/kgP/ngày bột la? Xuân Hoa phòng bệnh tiêu chảy cho hiệu quả cao nhất vê? tô?c đô? tăng trọng, số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, tỉ khối hồng cầu và phòng tiêu chảy tốt; sử dụng sirô Xuân Hoa liều 0,05g/kgP cho hiê?u qua? cao nhâ?t trong điê?u tri? tiêu cha?y heo con. Tư? kê?t qua? đa?t đươ?c dâ?n đê?n kê?t luâ?n la? Xuân Hoa ơ? da?ng sâ?y khô hay da?ng chiê?t xuâ?t đê?u co? thê? thay thê? tô?t ca?c loa?i thuô?c kha?ng sinh trong pho?ng ngư?a va? điê?u tri? bê?nh tiêu cha?y heo con.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG BÃ ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG,TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI

Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất trên thỏ lai được nuôi bằng khẩu phần cơ bản cỏ lông tây (CLT) có bổ sung các mức độ bã đậu nành (BDN) khác nhau. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại và 4 thỏ trên mỗi đơn vị thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng thỏ được nuôi bằng khẩu phần cỏ lông tây có bổ sung bã đậu nành tiêu thụ  lượng CP cao hơn có ý nghĩa thống kê (P

PHÂN LẬP ECHINOCYSTIC ACID VÀ ECLALBASAPONIN II TỪ CÂY CỎ MỰC ECLIPTA PROSTRATA L. HỌ CÚC (ASTERACEAE)

Trần Vũ Thiên, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết chloroform và ethyl acetate của cây Cỏ Mực đã cô lập được hai Oleanan-triterpene là Echinocystic acid (CMC2) và Eclalbasaponin II (CMA3) bằng các phương pháp sắc ký.  Cấu trúc được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, DEPT, HSQC,HMBC,MS.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA CÚC (WEDELIA TRILOBATA) THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY (BRACHIARIA MUTICA) TRONG KHẨU PHẦN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI

Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng tăng trưởng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất  trên thỏ lai được nuôi khẩu phần cỏ lông tây (CLT) có thay thế địa cúc (ĐC) ở các mức độ 0, 30, 50, 70 và 90%. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại và 4 thỏ trên mỗi đơn vị thí nghiệm. Kết quả cho thấy  lượng DM, OM, CP và EE tiêu thụ hàng ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê (P

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC LÊN NĂNG SUẤT RAU MUỐNG TẠI PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Trần Thị Ba, Lê Phú Duy, Tô Như Ái, Nguyễn Mỹ Hoa, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ngoài đồng được thực hiện tại xã Hòa An, Kinh Cùng và Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, 2 vụ nối tiếp để xác định hiệu quả của phân hữu cơ sinh học trên năng suất và chất lượng rau muống (Ipomoea aquatica, Forsk). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức ở 4 mức phân là 1/ 100-80-40 (NPK), 2/ 30 tấn phân Hữu cơ vi sinh (HCVS), 3/ 30 tấn HCVS + 50-40-20, 4/ 15 tấn HCVS + 50-40-20, với 3 lặp lại. Toàn bộ phân hữu có sinh học và ẵ phân vô cơ được bón lót, phần còn lại hòa nước để tưới 5 ngày/lần, lượng hột giống rau muống sử dụng 300 kg/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở vụ 1, chiều cao cây, kích thước lá, số lá, năng suất tổng (18,89-20,68 tấn/ha) rau muống không khác biệt, riêng hàm lượng NO-3 cao nhất là 83,3 mg/kg ở thuần NPK (100-80-40) nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn cho phép. Trong vụ 2, sự sinh trưởng và năng suất trung bình 3 điểm cao nhất ở mức phân 30 tấn HCVS + 50-40-20 là 11,63 tấn/ha, thấp nhất là 7,83 tấn/ha ở mức phân 100-80-40 (NPK) và nitrate tương tự vụ 1. ở nghiệm thức 30 tấn HCVS + 50-40-20 có tổng chi và cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận trung bình thu được là 31.878.00 đồng/ha/vụ 1 và 17.645.000 đồng /ha/vụ 2.

SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA BỌ RÙA (COCCINELLIDAE) TRÊN MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Trọng Nhâm,
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện trên 5 nhóm cây trồng (lúa, rau, bắp, cây ăn trái, cây hoa)  từ tháng 4/2004 đến tháng 12/2005. Kết quả ghi nhận có 21 loài bọ rùa thuộc 5 phân họ Coccinellinae, Coccidulinae, Scymninae, Chilocorinae và Epilachninae. Hầu hết các loại bọ rùa  thiên địch thuộc phân họ Coccinellinae, với 7 loài (Coccinella transversalis J.Poorani, Harmonia octomaculata Fabricius, Menochilus sexmaculatus Fabricius, Micraspis discolor Fabricius, Synonycha grandis Thunberg, Anisolemnia dilatata Fabricius, Coelophora saucia Mulsant). Trong 21 loài phát hiện, ba loài Coccinella transversalis J., Menochilus sexmaculatus F., Micraspis discolor F.  hiện diện phổ biến nhất.

THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CỦA LÁ XUÂN HOA (PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM) TRỒNG TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
Phân tích thành phần hóa học lá cây Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum) trồng tại trại Chăn nuôi Thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ, kết quả cho thấy: Hàm lượng khoáng ở lá Xuân Hoa cao với Ca=1,33-2,99%, P=0,47%, K=2,97-4,24%, Mg =1,20-2,16%, Mn=195,63-499,67 mg/kg, Zn=65,17-65,21 mg/kg, Fe=141,29-238,97 mg/kg và Cu =11,95-20,65 mg/kg, hàm lượng khoáng ở lá già cao hơn lá non, ngoại trừ K và Cu. Đặc biệt hàm lượng protein thô trong lá Xuân Hoa rất cao (21,85-30,77%) trong khi xơ thô (11,17-15,01%), xơ trung tính và xơ acid của lá Xuân Hoa đều rất thấp; béo thô của lá Xuân Hoa (5,49-12,82%) cao. Vào mùa nắng hàm lượng dưỡng chất hữu cơ lá Xuân Hoa tương đối cao hơn mùa mưa. Hàm lượng acid amin của lá Xuân Hoa cũng cao, vào mùa nắng hàm lượng acid amin ở lá non cao hơn lá già, nhưng vào mùa mưa kết quả ngược lại và vào mùa mưa hàm lượng acid amin trong lá già cao hơn mùa nắng, còn trong lá non thì lại thấp hơn.

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP KẼM TETRASULFOPHTHALOCYANINE

Lê Thanh Minh, Phan Thanh Thảo, Phan Minh Tân, Trần Quang Đệ
Tóm tắt | PDF
Bài báo này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của các muối kẽm hydrat đến hiệu suất phản ứng tổng hợp phức kẽm tetrasulfophthalocyanine (ZnTSPc). Kết quả cho thấy hiệu suất phản ứng đạt cao nhất khi sử dụng muối Zn(CH3COO)2.2H2O hoặc ZnCl2 trong dung môi sulfolane.

MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA TRÁI QUÁCH VÀ KHẢ NĂNG CHẾ BIẾN NƯỚC QUÁCH LÊN MEN

Nguyễn Văn Mười, Thach Rach Tana, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Quách là một loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến ở vùng nhiệt đới, trái quách không chỉ có tác dụng làm thuốc mà nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tận dụng nguồn nguyên liệu này trong chế biến sản phẩm có giá trị kinh tế cao vẫn chưa được quan tâm khai thác. Nghiên cứu đã sơ bộ khảo sát một số tính chất đặc trưng của trái quách và các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình lên men nước quách. Khối lượng trung bình của trái quách là 500 ữ 700g và sau khi rụng 2 ữ 3 ngày có tỉ lệ thịt quả là cao nhất (khoảng 56,56%). Thịt quả có pH trung bình là 4,0, tổng nồng độ chất khô hòa tan là 15,86oBx, hàm lượng đường tổng là 40,07% (cbk) và độ ẩm là 72,27%. Tỉ lệ pha loãng thịt quả 1:3, pH 4,1, độ khô 20oBx, nấm men bổ sung 0,04% và thời gian lên men 2 ngày sẽ tạo ra sản phẩm nước quách lên men có chất lượng tốt nhất với độ cồn là 5 ữ 6% thể tích, đường khử 8 ữ 10% hay độ khô khoảng 9 ữ 12oBx.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG SORBITOL VÀ ETHANOL ĐẾN SỰ THAY ĐỔI ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔ CÁ SẶC RẰN

Trần Thanh Trúc, Đỗ Thị Đoan Khánh, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
ảnh hưởng của việc bổ sung sorbitol và ethanol riêng lẻ cũng như sự kết hợp đồng thời hai chất tan này đến sự thay đổi hoạt độ của nước trong khô cá sặc rằn được tiến hành. Kết quả cho thấy, việc bổ sung ethanol với hàm lượng 45 mL/kg cá muối hay sorbitol ở nồng độ 10% làm giảm đáng kể aw của sản phẩm. Tuy nhiên, giá trị aw của khô cá sặc rằn có thể giảm thấp hơn, đồng thời chất lượng sản phẩm được duy trì tốt khi sử dụng kết hợp 35 mL ethanol/kg cá và sorbitol 8%. Chất lượng của khô cá sặc rằn vẫn được đảm bảo đến tuần bảo quản thứ 5, thể hiện ở sự ổn định của aw và chỉ số peroxide thấp hơn mức cho phép.

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN CẤP CỦA LÁ XUÂN HOA (PSEUDERANTHEMUM PALATIFERUM)

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
Lá Xuân Hoa (XH) được thử độc tính cấp và bán cấp dưới hai dạng dịch chiết với nước (CN) và dịch chiết với methanol (CM) trên 325 chuột nhắt trắng. Trong thử độc tính cấp: CN du?ng liều gấp 143 lần liều điều trị bệnh (0,7g bột XH /kgP), CM (dạng sirô) du?ng liều gấp 600 lần liều điều trị (0,05g/kgP). Trong thử độc tính bán cấp: CN du?ng liều tương đương 1g bột XH/kgP và CM: liều 0,1 g/kg P suốt 60 ngày. Kết quả cho thấy không có chuột chết trong thử độc tính cấp; trong thử độc tính bán cấp: tăng trọng, chỉ tiêu sinh lý máu va? sinh hóa gan và thận không sai khác với đối chứng; khảo sát vi thể gan và thận đều bình thường so đối chứng. Chứng tỏ lá XH không có độc tính cấp và bán cấp và rất an toàn trong sử dụng.