Trần Thị Kim Ba * Lê Thị Thanh Thủy

* Tác giả liên hệ (ttkba@ctu.edu.vn)

Abstract

The main objective of this study is to determine the effectiveness of treated intervals and concentrations of Carbendazim on postharvest diseases in Chau Nghe mangoes with fungicide residue doses in fruits below the maximum limitation. The experiments was carried out in randomized complete design with 2 factors: the treated interval and Carbendazim concentration, 4 replications and 9 treatments with combinations of 3 treatment intervals (7 days, 3 days before harvesting and dipping fruits immediately after harvesting) and 3 Carbendazim concentrations (0 ppm, 500 ppm, 1000 ppm). Results showed that: spraying Carbendazim (500 ppm) 3 days before harvesting restricted appearance of diseases in Chau Nghe mango fruits. All treatments Carbendazim residue in Chau Nghe mango fruits is very low (3,8-152,8 àg/kg), below the maximum residue limitation of FAO in 2008.
Keywords: Carbendazim, posthavest diseases

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thời điểm và nồng độ xử lý Carbendazim có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch trên trái xoài Châu Nghệ nhưng có dư lượng thuốc trong trái dưới ngưỡng cho phép. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố là thời điểm xử lý và nồng độ xử lý với 4 lần lặp lại gồm 9 nghiệm thức là sự tổ hợp của 3 thời điểm xử lý (3 ngày, 7 ngày trước khi thu hoạch và ngâm trái ngay sau khi thu hoạch) và 3 nồng độ Carbendazim (0 ppm, 500 ppm, 1000 ppm). Kết quả cho thấy: phun Carbendazim (500 ppm) 3 ngày trước khi thu hoạch làm hạn chế sự xuất hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ. Dư lượng Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau khi thu hoạch rất thấp (3,8-152,8 àg/kg) dưới ngưỡng cho phép của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc.
Từ khóa: xoài, Carbendazim, bệnh sau thu hoạch

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đào Văn Hoằng. 2005. Kỹ thuật tổng hợp các hóa chất bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội. Trang 218-221.

Lê Thị Mai Thảo và Nguyễn Văn Bình. 2005. Khảo sát đặc điểm sinh học của các chủng nấm Colletotrichum sp. và thử nghiệm hiệu quả của một số loại thuốc hóa học trong điều kiện phòng thí nghiệm. Luận văn kỹ sư Nông Học. Đại Học Cần Thơ. 70 trang.

Nguyễn Minh Thủy. 2000. Bài giảng công nghệ sau thu hoạch rau quả nhiệt đới. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 73 trang.

Nguyễn Thị Tuyết Mai. 2005. Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý trước và sau khi thu hoạch đến chất lượng quả cam Sành (Citrus nobilis Lour.). Luận Văn Thạc Sỹ Chuyên Ngành Nông Học. Đại Học Cần Thơ. 66 trang.

Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh. 2000. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 387 trang.

Prusky và Plumbley. 1992. Quiescent infections of Colletotrichum in tropical and subtropical fruit diseases. Colletotrichum: Biology, Pathology và control. CAB international Wallingford. pp: 289-307.

Rulin Z. and H. Junsheng. 2007. Cloning of a carbendazim-resistant gene from Colletotrichum gloeosporioides of mango in South China. African Journal of Biotechnology Vol. 6 (2), pp. 143-147.

Sangchote S. 1997. Ảnh hưởng của phương pháp bọc túi cho quả, vị trí quả, giống cây và xử lý sau thu hoạch đến bệnh quả xoài sau thu hoạch. Phòng trừ bệnh và kéo dài thời gian bảo quản quả. Kỷ yếu hội thảo ACIAR số 81. Trang 73-77.

Trần Văn Hai. 2002. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Trường Đaị Học Cần Thơ. 252 trang.

Trương Thị Thiên Triều. 2007. Hiệu quả của 6 loại thuốc Bảo vệ thực vật lên các chủng nấm Colletotrichum sp. gây hại trên ớt, cà chua, khổ qua. Luận văn tốt nghiệp Nông Học. Đại Học Cần Thơ. 24 trang.

Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm. 1993. Giáo trình bệnh chuyên khoa. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Đại Học Cần Thơ.