Ngày xuất bản: 29-10-2022

Nghiên cứu thuật toán thị giác máy tính để theo dõi việc thực hiện các quy định về phòng ngừa Covid-19 sử dụng kỹ thuật học sâu

Nguyễn Đức Thiện, Lư Tất Thắng, Nguyễn Văn Thặng, Trương Quốc Bảo
Tóm tắt | PDF
Bài báo này được thực hiện nhằm nghiên cứu phát hiện và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội ở các địa điểm đông đúc. Mô hình YOLO được sử dụng để xây dựng thuật toán phát hiện đeo khẩu trang đúng hay không đúng quy định, đồng thời kiểm tra việc giữ khoảng cách xã hội bằng việc sử dụng thuật toán tính khoảng cách Euclid giữa các khung bao quanh người được phát hiện trong hình ảnh, kết hợp thuật toán chuyển đổi Bird’s-eye view. Tập dữ liệu được sử dụng bao gồm 40 hình ảnh với hai đối tượng người được phân loại thực tế theo khoảng cách đứng với nhau: lớn hơn hoặc bằng 2 m và nhỏ hơn 2 m. Đồng thời, mỗi đối tượng người trong hình ảnh được phân loại thành ba lớp: đeo khẩu trang đúng hay không đúng và không đeo khẩu trang. Kết quả thử nghiệm khoảng cách đối tượng đạt 90% và nhận diện đối tượng đeo khẩu trang có kết quả như sau: 86,67% đeo khẩu trang đúng, 76,67%  không đeo khẩu trang và 65% đeo khẩu trang...

Khảo sát ảnh hưởng của các tham số bộ điều khiển fuzzy PD + I trên động cơ không đồng bộ ba pha

Nguyễn Quốc Nghĩa, Lâm Quốc Hân, Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bộ điều khiển vi phân tỷ lệ mờ cộng tích phân điều khiển mô hình động cơ không đồng bộ ba pha được xây dựng trong bài viết. Động cơ không đồng bộ ba pha được mô phỏng trên MATLAB®/Simulink dựa theo phương trình trạng thái trên hệ tọa độ từ thông rotor (hệ tọa độ dq). Mô phỏng với tải khác nhau và có nhiễu tác động vào hệ thống cũng như so sánh với PI và khảo sát ảnh hưởng của các tham số của bộ điều khiển vi phân tỷ lệ mờ cộng tích phân. Kết quả mô phỏng cho thấy giải pháp đề xuất đã đáp ứng tốt hơn so với bộ điều khiển PI thông thường, thời gian xác lập của hệ thống hợp lý, độ vọt lố bị triệt tiêu và sai số ngõ ra thấp. Ngoài ra, bộ điều khiển còn ổn định với nhiễu tác động vào hệ thống.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định bờ sông: Trường hợp nghiên cứu tại đoạn sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long

Trần Văn Tỷ, Phạm Hồng Tiến, Lâm Văn Thịnh, Huỳnh Thị Cẩm Hồng, Cù Ngọc Thắng, Đinh Văn Duy, Nguyễn Thái An, Lưu Quốc Anh, Nguyễn Thành Liêm
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa chất thủy văn và gia tải đến ổn định bờ sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh vệ tinh tải về từ phần mềm Google Earth được sử dụng để đánh giá mức độ sạt lở bờ sông và mức độ đô thị hóa ven sông. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp như địa hình, địa chất, thủy văn và sóng tàu được thu thập và phân tích. Hệ số an toàn  được sử dụng để phân tích mức độ ổn định bờ sông. Các thông số đầu vào của mô hình được lấy từ các số liệu phân tích các yếu tố địa chất, mực nước, tải trọng sóng và tải trọng do quá trình đô thị hóa. Vận tốc dòng chảy thực đo được so sánh với vận tốc không xói của bùn cát cấu tạo bờ sông để đánh giá khả năng gây xói của vận tốc. Kết quả phân tích cho thấy xói lở và bồi tụ đang diễn ra dọc theo đoạn sông nghiên cứu. Vận tốc dòng chảy là một trong những nguyên nhân gây...

Phát hiện bất thường: dự đoán khung hình tương lai kết hợp sota optical-flow model và cải tiến hàm lỗi dựa trên FenceGan

Võ Trung Hiếu, Võ Duy Nguyên, Nguyễn Tấn Trần Minh Khang
Tóm tắt | PDF
Phát hiện bất thường là một bài toán được quan tâm nhiều trong những năm gần đây với nhiều phương pháp ra đời có độ chính xác cao. Future Frame Prediction là phương pháp tiếp cận mới lạ đối với bài toán phát hiện bất thường trong video. Phương pháp này có ý tưởng chính là sử dụng các video chỉ chứa khung hình bình thường để huấn luyện mô hình. Giai đoạn kiểm tra, mô hình có thể nhận đầu vào là video có chứa khung hình bất thường, việc phát hiện bất thường dựa trên sự khác biệt giữa khung hình được tái tạo từ dữ liệu bình thường và khung hình thực tế có chứa bất thường trong video kiểm tra. Trong bài báo này, mô hình được cải thiện bằng cách thay đổi thành phần ước lượng optical-flow trong mô hình Future Frame Prediction và sửa đổi hàm lỗi dựa trên công trình FenceGAN nhằm tăng hiệu suất phát hiện bất thường. Kết quả sau khi tinh chỉnh, mô hình cải thiện độ chính xác trung bình 0,5% trên các bộ dữ liệu chuẩn như UCSD Ped1, UCSD Ped2, Avenue.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Phan Chí Nguyện, Trần Văn Hùng, Phạm Thanh Vũ, Phan Hoàng Vũ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phong Điền làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các số liệu về thực trạng sử dụng đất trong giai đoạn 2016-2021 được thu thập nhằm đánh giá sự thay đổi của chúng. Bên cạnh đó, hai cuộc đánh giá nhanh nông thôn được tổ chức để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp. Sau đó, 21 chuyên gia được tham vấn để xác định mức độ tác động của các yếu tố bởi phương pháp đánh giá đa tiêu chí. Kết quả cho thấy quá trình canh tác nông nghiệp của huyện bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thị trường tiêu thụ, giá bán, chi phí đầu vào và thời tiết. Qua đó, các giải pháp về công trình và phi công trình được đề xuất. Trong đó, các giải pháp về liên kết sản xuất, quản lý vật tư nông nghiệp và phát triển chế biến, bảo quản sau thu hoạch được chú trọng thực hiện.

Xây dựng chùm cho dữ liệu ảnh từ khoảng hai chiều được trích xuất

Võ Văn Tài, Lê Thị Kim Cương, Châu Ngọc Thơ
Tóm tắt | PDF
Nhận dạng ảnh có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng số hiện nay vì nó là nền tảng của nhiều ứng dụng thực tế. Nghiên cứu này đề nghị việc nhận dạng ảnh bởi khoảng hai chiều được trích xuất từ đặc trưng kết cấu. Dựa vào khoảng cách chồng lấp và đặc trưng khoảng được trích xuất, một thuật toán phân tích chùm mờ cho ảnh được đề nghị. Thuật toán này có thể xác định số chùm thích hợp phải chia cho một tập ảnh, những ảnh cụ thể trong mỗi chùm và xác suất thuộc vào các chùm của mỗi ảnh. Thuật toán đề nghị được trình bày chi tiết từng bước về mặt lý thuyết và được minh hoạ bởi ví dụ số. Thực hiện trên một tập ảnh cụ thể, thuật toán đề nghị đã cho kết quả tốt nhất trong so sánh với các thuật toán gần đây. Nghiên cứu này có thể triển khai cho nhiều vấn đề thực tế liên quan đến nhận dạng ảnh.

Phân loại ảnh dựa vào đặc trưng khoảng trích xuất từ ma trận đồng hiện mức xám

Võ Văn Tài, Nguyễn Thị Hoa Tiên, Đặng Thị Phương Trang, Trần Nam Hưng
Tóm tắt | PDF
Phương pháp phân loại ảnh dựa vào đặc trưng khoảng được trích xuất từ ma trận đồng hiện mức xám với một số cải tiến được thực hiện trong nghiên cứu này. Đầu tiên, mỗi ảnh được đại diện bởi một khoảng hai chiều mà các giá trị của nó được thiết lập từ đặc trưng kết cấu của ảnh. Sau đó xác suất tiên nghiệm cho ảnh được tìm dựa vào bài toán phân tích chùm mờ cho dữ liệu khoảng. Tiếp theo ảnh cần phân loại được đo mức độ gần nhau với các nhóm dựa vào khoảng cách chồng lấp của các khoảng đại diện. Cuối cùng, dựa vào các cải tiến trên, một phương pháp phân loại mới được đề xuất. Phương pháp này được trình bày chi tiết các bước thực hiện và được minh hoạ bởi một tập ảnh cụ thể. Nó cũng được áp dụng trong nhận diện khuôn mặt, một vấn đề có nhiều ứng dụng và thách thức hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này đã phân loại đúng hoàn toàn cho tập huấn luyện trong khi các phương pháp phổ biến khác...

Nghiên cứu tạo phôi chuột knockout gene lep sử dụng kỹ thuật CRISPR/Cas9

Âu Dương Tuyết Mai, Nguyễn Lê Trâm Anh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Huỳnh Chí Thiện, Phạm Minh Chiến, Huỳnh Nguyễn Loan Anh, Nguyễn Đăng Quân
Tóm tắt | PDF
Kỹ thuật CRISPR/Cas 9 đang được sử dụng nhiều trong công nghệ chỉnh sửa gene. Trong nghiên cứu này, phôi chuột knockout gene Lep được tạo ra bằng cách vi tiêm plasmid có cấu trúc CRISPR/Cas9 hướng đến exon 3 của gene. Các phần mềm tin sinh học thiết kế 2 gRNA được sử dụng và tạo dòng được plasmid px330-gRNA-R và px330-gRNA-L có khả năng định hướng giúp hệ CRISPR/Cas9 loại bỏ đoạn exon 3 có chiều dài 420bp, ở vị trí 29070816 – 29071236 trên gene Lep. Phôi chuột được tạo ra bằng phương pháp bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI). Sau 6 h ICSI (Intra-Cytoplasmic Sperm Injection), phôi chuột ở giai đoạn hợp tử hai tiền nhân, được knockout gene bằng cách vi tiêm plasmid px330-gRNA-R và px330-gRNA-L với nồng độ 5 ng/µl vào tiền nhân đực. Kết quả kiểm tra PCR các phôi có vi tiêm plasmid cho thấy 36/72 (50%) phôi đã được loại bỏ đoạn exon 3 gene Lep. Như vậy, nghiên cứu đã tạo thành công phôi knockout gene Lep ở dạng dị hợp.

Tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu, nhiệt độ nướng và ảnh hưởng của bao bì bảo quản đến tính chất bánh quy bổ sung lêkima

Trần Thị Minh Thư, Võ Thanh Thúy, Huỳnh Thị Kim Chi, Vi Nhã Trân, Nguyễn Thị Như Ý, Trần Nguyễn Phương Lan
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu và nhiệt độ nướng bánh quy có bổ sung lêkima được thực hiện theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tạo ra sản phẩm đạt cấu trúc và màu sắc tốt nhất. Mô hình phức hợp trung tâm (CCD) đã được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu (thịt quả lêkima 25 – 35%, trứng 14 – 18%, bột nở 1,0 – 1,2% tính theo khối lượng bột mì) và nhiệt độ nướng (140 – 160oC) đến chất lượng sản phẩm. Ảnh hưởng của 4 loại bao bì gồm polyamide (PA), polyethylene (PE), polypropylene (PP) và oriented polyproplene (OPP) đến mật độ vi sinh, độ cứng, độ ẩm, màu sắc và chất lượng cảm quan sản phẩm cũng được khảo sát sau 3, 5 và 7 tuần bảo quản. Kết quả cho thấy với tỷ lệ lêkima 27,2 – 29,0%, trứng 15,3 – 16,7%, bột nở 1,05 – 1,15% và nhiệt độ nướng là 148,7 – 150oC, sản phẩm có cấu trúc và chất lượng cảm quan về màu sắc tốt nhất. Bánh quy bổ sung lêkima đóng gói trong bao bì PA,...

Ảnh hưởng của elicitor salicylic acid lên sự sinh trưởng và tích lũy chất biến dưỡng thứ cấp ở cây húng chanh (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.) in vitro

Lê Hồng Giang
Tóm tắt | PDF
Húng chanh hay tần dày lá (Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. là một loài thảo dược lâu năm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kháng u được dùng để chữa các bệnh như hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,… Nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ salicylic acid (SA) xử lý thích hợp giúp cải thiện sự tích lũy các hợp chất biến dưỡng thứ cấp in vitro ở cây húng chanh. Các nồng độ SA ở 0, 50, 100, 150 và 200 µM được bổ sung vào môi trường nuôi cấy Murashige & Skoog (1962). Sự sinh trưởng và hàm lượng các hợp chất flavonoid và phenolic tổng số trong mẫu chồi được đánh giá. Kết quả cho thấy nồng độ SA 50 µM gần như không tác động lên sự sinh trưởng của chồi bao gồm số lá, tỷ lệ tạo rễ, khối lượng tươi và chỉ số diệp lục tố nhưng có hiệu quả tăng cường hàm lượng của cả hai nhóm hợp chất này. Hàm lượng flavonoid tổng đạt 7,08 mg QE/g khối lượng khô và phenolic đạt 2,30 mg GAE/g, lần lượt tăng gấp 1,14 và 1,73 lần so với đối chứng...

Đánh giá hiệu quả vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng và năng suất cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới

Nguyễn Khởi Nghĩa, Võ Duyên Thảo Vy, Lê Thị Xã
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của hai dòng vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng, năng suất cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính lý, hóa và sinh học đất ở điều kiện nhà lưới. Hạt cải bó xôi được chủng với dung dịch vi khuẩn có mật số 108 cfu/mL trong 24 giờ và được trồng trong điều kiện giảm 50% phân kali theo khuyến cáo cho cây cải bó xôi và có bổ sung rơm (1 tấn/ha). Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn hòa tan kali kích thích tăng sinh trưởng và tăng năng suất cải bó xôi thêm 45,3-80,0%, tăng hàm lượng Kts trong rau và tăng hàm lượng Ktđ trong đất, đồng thời giảm được 50% lượng phân kali vô cơ theo khuyến cáo sau 1 vụ gieo trồng. Như vậy, hai dòng vi khuẩn hòa tan kali Burkholderia vietnamiensis L1.1 và Staphylococcus hominis T7.3 có tiềm năng để phát triển làm phân bón vi sinh giúp tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, giảm phân bón kali hóa học, thực hiện sản xuất nông nghiệp thân thiện và bền vững.

Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc lác (Pila conica)

Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc lác (Pila conica). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần gồm: 1) 100% thức ăn nhân tạo (TA), 2) 50% thức ăn nhân tạo + 50% mướp (M50), 3) 50% thức ăn nhân tạo + 50% bèo cám (B50), 4) 100% mướp (M100) và 5) 100% bèo (B100). Ốc lác có khối lượng và chiều cao ban đầu là 0,015 g và 3,25 mm, được ương trong bể composite với mật độ 500 con/bể. Tỉ lệ sống của ốc lác sau 35 ngày ương đạt cao nhất ở nghiệm thức B50 (93,7%) và M50 (93,1%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức TA (90,47%). Khối lượng và năng suất ương ốc lác ở nghiệm thức B50 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p

Các thông số chất lượng nước và thành phần tảo khuê trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh

Nguyễn Thị Kim Liên, Võ Nam Sơn, Huỳnh Trường Giang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm khảo sát các thông số chất lượng nước và cấu trúc thành phần loài tảo khuê ở các ao tôm thẻ siêu thâm canh. Nghiên cứu được thực hiện tại các trại nuôi tôm ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tổng cộng có 11 đợt thu mẫu chia thành 2 giai đoạn gồm giai đoạn ương (thu ở 2 ao) và giai đoạn nuôi thương phẩm (4 ao). Kết quả cho thấy các thông số môi trường nước biến động khá cao trong chu kỳ nuôi, trong đó một số yếu tố dinh dưỡng (TAN, NO3- và PO43-) có xu hướng tăng cao vào cuối vụ nuôi. Tổng cộng có 16 loài tảo được ghi nhận, trong đó tảo khuê có thành phần loài cao nhất (8 loài, chiếm 50%), các ngành tảo còn lại từ 2 đến 3 loài (chiếm 12-19%). Mật độ tảo khuê trung bình ở giai đoạn ương là 2.813.930 cá thể/L và giai đoạn nuôi là 2.614.583 cá thể/L. Tảo Thalassiosira sp. hiện diện thường xuyên và chiếm ưu thế (84-99%) qua các đợt thu mẫu. Các loài tảo khuê được ghi nhận trong các ao tôm gồm Thalassiosira sp.,

Xác định sự hiện diện của mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên ếch Thái Lan (Rana sp.) bị bệnh trương bụng

Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thanh Siêng, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh trên ếch (Rana sp.) bị bệnh trương bụng. Kết quả kiểm tra 110 mẫu ếch thu tại Đồng Tháp từ tháng 4/2021 đến 02/2022 cho thấy ếch bệnh thường nhiễm 9 loài trùng lông gồm Balantidium coli, B. elongatum, B. entozoon, B. honghuensis, Cepedea longa, C. magna, Opalina natalensis, O. ranarum và Zelleriella binucleata. Kết quả định danh vi khuẩn đã xác định được 77 chủng thuộc 2 loài là Aeromonas hydrophila và Pseudomonas putida. Trong đó, loài vi khuẩn P. putida có tỷ lệ nhiễm cao nhất (74%). Kết quả mô học cho thấy mô gan có biểu hiện viêm, mất cấu trúc, vùng đảo tụy xung huyết, hoại tử và mất cấu trúc. Mô thận sưng tấy, viêm mô và xung huyết. Cấu trúc ống thận và nang Bowman’s bị biến đổi, vỡ và phình to. Mô ruột có lớp biểu mô bị phá vỡ, các tế bào bị mất cấu trúc và có sự hiện diện của trùng lông. Các nếp gấp ở niêm mạc ruột bị dính lại và nhiều nơi xung huyết. Mô phổi có hiện tượng...

Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang

Tô Văn Phương, Nguyễn Văn Tâm
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá tỉnh Kiên Giang. Từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022, 97 ngư dân được khảo sát là thuyền trưởng và chủ tàu cá Kiên Giang lắp đặt thiết bị VMS. Kết quả cho thấy có 91,3% tàu cá đã lắp đặt VMS, thiết bị ZuniVN-01 được lắp đặt nhiều nhất, chiếm 44,9%; kế đến là Viettel S-tracking chiếm 30,4%. Có 63,9% ngư dân nhận định VMS được sử dụng hiệu quả, đặc biệt ở mức rất hiệu quả đối với tính năng khẩn cấp cứu hộ cứu nạn, chiếm tới 80,4%. Phần lớn ngư dân (57%) đánh giá sáu yêu cầu chủ yếu của VMS ở mức “phù hợp”. Tuy vậy, có 14% ngư dân nhận định dịch vụ hỗ trợ còn chậm trễ. Đây là những thông tin quan trọng giúp các bên liên quan thực hiện tốt hơn trong quản lý và giám sát tàu trên biển, thông qua các giải pháp kỹ thuật và quản lý, nhằm sớm khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp,...

Tổng quan về đặc điểm sinh học sinh sản của họ ốc bươu Ampullariidae

Lê Văn Bình, Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Giai đoạn trưởng thành có thể phân biệt được các loài ốc thuộc họ Ampullariidae qua hình dạng bên ngoài và qua giải phẫu. Họ Ampullariidae có tỷ lệ giới tính không đều và ốc cái chiếm tỷ lệ cao hơn ốc đực trong quần đàn. Ốc đực và ốc cái phát triển giới tính riêng biệt, sau khi bắt cặp giao phối thì quá trình thụ tinh diễn ra trong buồng chứa tinh của con cái. Tập tính sinh sản chung là ốc cái đẻ trứng thành từng đám bám vào hốc đất, bùn hay trên thân cây thực vật thủy sinh. Ốc cái đẻ từng trứng hoặc từng đôi trứng, khi một cặp trứng đi ra khỏi đường sinh dục cái qua cơ quan đẻ trứng, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể và gắn vào cạnh dưới của tổ trứng, tổ trứng có nhiều tầng hay chỉ một tầng tùy thuộc vào nơi đẻ. Trứng ốc mới đẻ rất mềm, thường trong suốt và sau một thời gian được vôi hóa bởi một lớp canxi hạt trứng sẽ trở nên cứng chắc hơn.  Màu sắc hạt trứng cũng khác nhau tùy theo loài ốc.

Tình hình học cùng lúc hai chương trình của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

Huỳnh Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị Như Ý, Châu Minh Phát
Tóm tắt | PDF
Bài viết trình bày nghiên cứu về tình hình học cùng lúc hai chương trình của sinh viên (SV) tại Trường Đại học Cần Thơ. Được sử dụng trong bài viết, các phương pháp thực nghiệm bao gồm phỏng vấn bằng phiếu khảo sát cấu trúc và bán cấu trúc 31 SV đang học song ngành tại trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy SV nhận thức được lợi ích của việc học song ngành có thể mang lại. Song, nhiều SV cho biết bản thân còn gặp khó khăn khi học song ngành, do đó SV có nhu cầu nhận hỗ trợ nhiều hơn từ phía nhà trường. Trên cơ sở lí luận của nghiên cứu, một số đề xuất được đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho SV tham gia học song ngành tại Trường Đại học Cần Thơ.

Ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi thân thiện môi trường của nhân viên và hiệu quả hoạt động môi trường của các khách sạn tại thành phố Cần Thơ

Ngô Mỹ Trân, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Trương Ái Thủy Tiên, Ngô Phạm Phương Chi, Trần Mỹ Tiên
Tóm tắt | PDF
Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi thân thiện môi trường của nhân viên và hiệu quả hoạt động môi trường của các khách sạn tại thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu khảo sát 112 nhân viên của các khách sạn 3 đến 5 sao trong thành phố. Các phương pháp phân tích chính được sử dụng bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị nguồn nhân lực xanh có ảnh hưởng tích cực đến hành vi thân thiện môi trường cuả các nhân viên khách sạn. Ngoài ra, bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các biện pháp quản trị nguồn nhân lực xanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường của khách sạn thông qua việc giảm mức năng lượng sử dụng, giảm chất thải, vật liệu sử dụng; làm giảm chi phí vận hành; và nâng cao hình ảnh của khách sạn.

Tác động của lũ lụt đến thu nhập hộ trồng lúa tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Võ Thành Danh, Nguyễn Thị Kim Phượng
Tóm tắt | PDF
Từ cơ sở dữ liệu được khảo sát trực tiếp từ hộ trồng lúa về nhận thức, ứng phó rủi ro do lũ lụt, thu nhập nông hộ, phương pháp thống kê mô tả và hồi qui được sử dụng để phân tích tác động của lũ lụt đến thu nhập của hộ trồng lúa tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Kết quả phân tích cho thấy bình quân mỗi nông hộ ở địa bàn nghiên cứu canh tác khoảng 3 hecta lúa. Mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát là khoảng 107 triệu đồng/năm. Tỉ lệ khả năng nhận thức được rủi ro do lũ lụt của đáp viên chiếm 52,27% và có 43,18% có khả năng ứng phó với những rủi ro do lụt. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các yếu tố như: học vấn của chủ hộ, làm việc cho chính quyền, tổng diện tích đất, khu vực sống và số nhân khẩu tác động đến thu nhập của nông hộ trồng lúa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết sản xuất của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo mô hình thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Thị Ngân Hà, Nguyễn Thị Kim Quyên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02-12/2021 nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết ngang trong chuỗi cung ứng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Sóc Trăng. Có 75 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tham gia liên kết và 44 hộ nuôi riêng lẻ đã được phỏng vấn. Kết quả hồi quy nhị phân cho thấy có 9 biến ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết, bao gồm diện tích nuôi, nuôi theo chứng nhận, mật độ nuôi, giá bán, khoảng cách địa lý, tỷ lệ thu nhập từ tôm/tổng thu nhập, vay vốn và số lần tham gia tập huấn làm tăng xác suất tham gia liên kết và biến lợi nhuận làm giảm xác suất tham gia liên kết. Các tổ chức liên kết sản xuất có vai trò quan trọng trong việc liên kết sản xuất, tổ chức tập huấn, vay vốn ưu đãi và tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận. Kết quả của nghiên cứu là nền tảng để đưa ra các...