Nguyễn Văn Ngân * , Nguyễn Thị Quỳnh Như , Võ Thành Danh Nguyễn Thị Kim Phượng

* Tác giả liên hệ (nvngan@ctu.edu.vn)

Abstract

From the database directly surveyed from rice growing households on perception, response to flood risks, household income, descriptive statistics and regression methods were used to analyze impacts of floods on income of rice-growing households in Chau Phu district, An Giang province. The results showed that each household cultivates about 3 hectares of rice in the area. The average income of households in the survey sample is about 107 million VND per year. The rate of respondents' awareness of flood risks accounts for 52.27% and 43.18% is able to cope with flood risks. The regression analysis results showed that factors such as education of household head, working for the government or not, total land area, living area and the number of household members affect the income of rice farmers.

Keywords: Farmer’s income, flood, impact of flood on income, response to flood risk, risk perception

Tóm tắt

Từ cơ sở dữ liệu được khảo sát trực tiếp từ hộ trồng lúa về nhận thức, ứng phó rủi ro do lũ lụt, thu nhập nông hộ, phương pháp thống kê mô tả và hồi qui được sử dụng để phân tích tác động của lũ lụt đến thu nhập của hộ trồng lúa tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Kết quả phân tích cho thấy bình quân mỗi nông hộ ở địa bàn nghiên cứu canh tác khoảng 3 hecta lúa. Mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát là khoảng 107 triệu đồng/năm. Tỉ lệ khả năng nhận thức được rủi ro do lũ lụt của đáp viên chiếm 52,27% và có 43,18% có khả năng ứng phó với những rủi ro do lụt. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các yếu tố như: học vấn của chủ hộ, làm việc cho chính quyền, tổng diện tích đất, khu vực sống và số nhân khẩu tác động đến thu nhập của nông hộ trồng lúa.

Từ khóa: Lũ lụt, nhận thức rủi ro, tác động của lũ lụt đến thu nhập, thu nhập nông hộ, ứng phó rủi ro do lụt

Article Details

Tài liệu tham khảo

Baez, J. E., de la Fuente, A., & Santos, I. (2010). Do Natural Disasters Affect Human Capital? An Assessment Based on Existing Empirical Evidence. Labor: Human Capital eJournal.

Cục thống kê tỉnh An Giang. (2018). Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2018.

Dung, L. N. T., & Nam, M. V. (2015). Phân tích hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 36, 92-100.

Dũng, N. T., Trịnh, B. V., & Thuận, P. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31, 117-123.

Duyên, N. L. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 3(2), 63-69.

Kiệt, N. T., & Phát, N. T. (2019). Ứng phó của nông dân đối với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 55(Chuyên đề Kinh tế), 135-147.https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.089

Klasen, S., Priebe, J., & Rudolf, R. (2013). Cash Crop Choice and Income Dynamics in Rural Areas: Evidence for Post-crisis Indonesia. Agricultural Economics, 44, 349-364.https://doi.org/10.1111/agec.12015

Ngân, N. V., Minh, N. H., & Danh, V. T. (2017). Đánh giá nhận thức và ứng phó với lụt của nông dân thành phố Cần Thơ. The 2nd UHD-CTU Annual Economics and Business Conference Proceedings, Special Issue 2017. ISSN: 2472-9329 (Print) and 2472-9310 (Online)http://sareb-journal.org.

Ngân, N. V., & Danh, V. T. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro lũ lụt của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(4D), 248-255.https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.103

Nghi, N. Q., & Trịnh, B. V. (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 18a, 240-250.

Rayhan, M. (2010). Assessing poverty, risk and vulnerability: A study on flooded households in rural Bangladesh. Journal of Flood Risk Management, 3, 18 - 24. 10.1111/j.1753-318X.2009.01051.x.

Tân, L. Đ. N., Hằng, T. T. L., Triển, T. V., Linh, V. T. P., Vũ, P. T., & Trí, V. P. Đ. (2017). Đánh giá khả năng thích nghi với lũ của người dân vùng đê bao khép kín – trường hợp nghiên cứu ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Chuyên đề Môi trường 2017, 159-165.https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2017.064

Tú, V. H., Cần, N. D., Trang, N. T., & An, L. V. (2012). Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 22b, 294-303.

Xuân, H. T. Đ., & Nam, M. V. (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17b, 87-96.