Ngày xuất bản: 01-05-2012

GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ RỄ BẦN (SONNERATIA CASEOLARIS L.)

Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết petroleum ether của rễ cây Bần trồng tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, cô lập được hai hợp chất là: lupeol (C30H50O) và betulinaldehide (C30H50O2). Cấu trúc hóa học của các hợp chất này đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại 1H?NMR, 13C?NMR, DEPT NMR.

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY PHÂN CỞ TÔM

Trần Thanh Hùng, Nguyễn Huỳnh Anh Duy, Lý Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Phân loại tôm theo các cở khác nhau là một công đoạn bắt buột phải thực hiện ở các nhà máy chế biến thủy hải sản. Bài báo này trình bày một nghiên cứu nhằm thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm cho một máy phân cở tôm tự động để thay thế công nhân, nhằm nâng cao hiê?u suâ?t phân loại và cải thiện độ chính xác của việc phân loại. Dựa vào nguyên lý cảm biến trọng lượng của tôm, máy có thể nhận ra loại của mỗi con tôm và đưa nó vào vị trí thích hợp. Kết quả kiểm tra cho thấy máy hoạt động tốt trong điều kiện ở phòng thí nghiệm. 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG KHOA CÔNG NGHỆ

Đinh Mạnh Tiến
Tóm tắt | PDF
Đề tài ?Kiểm toán năng lượng Khoa Công Nghệ? được thực hiện qua hai gia đoạn, kiểm toán sơ bộ rồi sau đó kiểm toán chi tiết hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều ho?a không khí và các thiết bị điện văn phòng hiện có trong Khoa Công Nghệ, để nhận dạng những cơ hội tiết kiệm điện, sau đó đo đạc, tính toán các phương án tiết kiệm điện, rồi từ đó đề xuất những giải pháp tiết kiệm điện khi đầu tư mua mới, lắp đặt, vận hành các thiết bị trong hệ thống nói trên. Nghiên cứu, thiết kế một thiết bị điều khiển đóng cắt hệ thống đèn trong phòng học nhằm tiết kiệm điện và nghiên cứu một khẩu hiệu tiết kiệm điện hợp lý gắn tại phòng học nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện của sinh viên.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU GỪNG (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE) VÀ TINH DẦU TIÊU (PIPER NIGRUM L.)

Nguyễn Thanh Huệ, Nguyễn Tấn Hoàng Sơn, Trịnh Minh Khang, Nguyễn Thị Bích Thuyền
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu củ gừng và tinh dầu hạt tiêu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng. Xác định thành phần hoá học bằng GC-MS. Xác định hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp MIC. Kết quả cho thấy thành phần chính của tinh dầu tiêu là trans-Caryophyllene (27%), thành phần chính của tinh dầu gừng là Zingiberene (17%). Cả hai loại tinh dầu kháng tốt trên các vi sinh vật thử nghiệm.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trương Thị Ngọc Điệp, Võ Thế Hiện, Huỳnh Minh Hiền, Hồ Phương Thùy
Tóm tắt | PDF
Tình trạng các tân SV (SV) của các trường đại học ở Việt Nam nói chung và tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) nói riêng thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặt biệt là trong học tập, luôn là mối bận tâm của nhà trường, giảng viên (GV) và gia đình. Mục tiêu của nghiên cứu ?Thuận lợi và khó khăn trong học tập của SV năm nhất ĐHCT? là khảo sát những cơ hội và thách thức trong học tập của các SV năm nhất tại nhà trường, từ đó đưa những đề xuất mang tính khả thi để giúp các tân SV sớm khắc phục những khó khăn, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập ở bậc đại học và đạt kết quả học tập tốt nhất. Để đạt được mục đích đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn cho cả tân SV lẫn giảng viên, cố vấn học tập (CVHT) tại nhà trường. Báo này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng từ thông tin do 703 SV năm nhất tại trường cung cấp thông qua phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bên cạnh một số thuận lợi nhất định, các SV năm nhất gặp rất nhiều yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV. Những khó khăn này phát sinh từ ba nhóm yếu tố chính là (1) bản thân tân SV, (2) cán bộ giảng dạy và CVHT và (3) nhà trường, gia đình và bạn bè. Trong đó, hai nhóm yếu tố đầu tiên là gây ra nhiều trở ngại nhất cho hoạt động học tập của SV năm nhất. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi cũng tổng hợp được những đề xuất nhằm giúp các tân SV có thể vượt qua những khó khăn trong học tập.

TíNH TOáN Và MÔ PHỏNG TRƯờNG ĐIệN Từ CủA ĐƯờNG DÂY TRUYềN TảI 500KV BằNG PHƯƠNG PHáP PHầN Tử HữU HạN

Nguyễn Đăng Khoa, Vũ Phan Tú
Tóm tắt | PDF
Bài viết này trình bày mô hình toán học của điện trường và từ trường gây ra bởi đường dây truyền tải điện cao áp dưới điều kiện phụ tải điện bình thường. Mô hình toán học được thể hiện bằng phương trình vi phân từng phần cấp hai có nguồn gốc bằng cách phân tích sự phân bố của điện trường và từ trường xung quanh đường dây truyền tải điện 500kV AC. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để giải phương trình sóng.  Các mô phỏng bằng máy tính dựa trên việc sử dụng FEM và được lập trình bằng MATLAB. Nghiên cứu này xây dựng bài toán trong môi trường không gian hai chiều của điện trường và từ trường dọc theo đường dây truyền tải điện. Từ tất cả các trường hợp thử nghiệm ở độ cao 1,0 m phía dưới đường dây so với mặt đất được áp dụng để tính điện từ trường tác động lên cơ thể người theo tiêu chuẩn của ủy ban quốc tế Bảo vệ bức xạ không ion hóa.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2009

Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009 bằng cách sử dụng hai phương pháp phân tích tổng năng suất nhân tố và phương pháp phân tích bao dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy giảm và nguyên nhân chính là do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ. Những ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Các ngân hàng còn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 7,7% và số lượng các ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm dần theo quy mô có xu hướng ngày càng ít đi.

TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT CAO SU

Nguyễn Văn Đạt, Ngô Kim Liên, Huỳnh Hữu Trí, Lê Văn Thức, Quách Quang Huy, Bùi Thị Bửu Huê, Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phạm Quốc Nhiên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp diesel sinh học từ một loại dầu thực vật không ăn được đó là dầu hạt cao su (RSO). Dầu hạt cao su dạng thô thường chứa nhiều chất bẩn và có hàm lượng acid béo tự do cao. Vì vậy, một quá trình gồm ba giai đoạn: xử lý sơ bộ dầu thô với methanol, ester hóa xúc tác acid và transester hóa xúc tác base đã được nghiên cứu để chuyển CRSO thành những mono?ester. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng như tỷ lệ mol (methanol/dầu), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được khảo sát. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua việc xác định những tính chất quan trọng như: tỷ trọng tại 15oC, độ nhớt động học tại 40oC, chỉ số acid (AV), chỉ số iot (IV), thành phần acid béo, độ bền oxi hóa (OS), hàm lượng methyl ester, ăn mòn lá đồng (50oC, 3h), chỉ số cetane (CN), hàm lượng glycerin tự do, hàm lượng glycerin tổng và hàm lượng methanol.

PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TINH BỘT

Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Hải Lý
Tóm tắt | PDF
Hai mươi lăm mẫu nước thải đã được thu thập từ nước thải tại làng nghề sản xuất bột gạo tại thị xả Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp để tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy tinh bột. Hai mươi ba dòng vi khuẩn phân lập được có hình dạng tế bào rất biến động từ hình que ngắn, que dài đến hình chuỗi. Hầu hết các dòng vi khuẩn có khả năng di động. Trong số 23 dòng vi khuẩn phân lập được có 13 dòng vi khuẩn thuộc gram âm và 10 dòng vi khuẩn thuộc gram dương. Các dòng vi khuẩn phân lập được có họat tính enzyme amylase từ 72,44U/ml đến 910,89U/ml sau 72 giờ nuôi cấy. Trong số này có 4 dòng có hoạt tính enzyme amylase cao là 935,VD2, 92, và 16. Hai dòng935vàVD2có khả năng xử lý đến 97% lượng tinh bột có trong nước thải chỉ sau 24 giờ.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành, Nguyễn Quỳnh Như
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí và tiến hành phân khúc thị trường du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được ba phân khúc khách đối với du lịch sinh thái Cần Thơ: nhóm du khách tìm sự bình dị, nhóm khách tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, thích tham gia các hoạt động khám phá và tìm niềm vui cho gia đình, và nhóm du khách tìm kiếm sự mới lạ. Nghiên cứu cũng mô tả chi tiết đặc điểm nhân khẩu học, hành vi khi đi du lịch và những yêu cầu về lợi ích mong muốn có được khi đi du lịch sinh thái Thành phố Cần Thơ đối với từng nhóm phân khúc. Kết quả này sẽ góp phần giúp những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lựa chọn một hoặc nhiều phân khúc mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng cho du lịch sinh thái Thành phố Cần Thơ.

XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG DỊ THƯỜNG TỪ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG BIẾN ĐỔI WAVELET VỚI ĐỘ PHÂN GIẢI TỐI ƯU

Dương Hiếu Đẩu, Đặng Văn Hiếu
Tóm tắt | PDF
Việc giải bài toán ngược trường thế để xác định các biên nguồn (3D) của các dị thường từ ở vùng Nam bộ được thực hiện bằng phép biến đổi wavelet liên tục. Các bộ lọc dữ liệu với các tham số được chọn thích hợp đã góp phần nâng cao độ phân giải cho phương pháp phân tích được đề xuất. Hình dạng và kích thước tương đối của các nguồn trường được ước lượng qua các đường đẳng trị của độ lớn cực đại của biến đổi wavelet. Kết quả phân tích bằng phương pháp biên đa tỉ lệ dùng biến đổi wavelet trên số liệu đo cường độ dị thường từ toàn phần tại khu vực Nam bộ cho thấy có khoảng 36 nguồn dị thường từ với kích thước khác nhau được xác định trong vùng nghiên cứu. Những kết luận về vị trí, độ sâu và kích thước các nguồn là tương đối phù hợp với các tài liệu phân tích bằng các phương pháp truyền thống trước đây, song mức độ chi tiết là cao hơn khá nhiều.

PHÂN LOẠI VĂN BẢN VỚI MÁY HỌC VECTOR HỖ TRỢ VÀ CÂY QUYẾT ĐỊNH

Trần Cao Đệ, Phạm Nguyên Khang
Tóm tắt | PDF
Bài toán phân loại văn bản, thực chất, có thể xem là bài toán phân lớp. Phân loại văn bản tự động là việc gán các nhãn phân loại lên một văn bản mới dựa trên mức độ tương tự của văn bản đó so với các văn bản đã được gán nhãn trong tập huấn luyện. Nhiều kỹ thuật máy học và khai phá dữ liệu đã được áp dụng vào bài toán phân loại văn bản, chẳng hạn: phương pháp quyết định dựa vào Bayes ngây thơ (Naive Bayes), cây quyết định (decision tree), k?láng giềng gần nhất (KNN), mạng nơron (neural network),? Máy học vectơ hỗ trợ (SVM) là một giải thuật phân lớp có hiệu quả cao và đã được áp dụng nhiều trong lĩnh vực khai phá dữ liệu và nhận dạng. Tuy nhiên SVM chưa được áp dụng một cách có hiệu quả vào phân loại văn bản vì đặc điểm của bài toán phân loại văn bản là không gian đặc trưng thường rất lớn. Bài viết này nghiên cứu máy học vector hỗ trợ (SVM), áp dụng nó vào bài toán phân loại văn bản và so sánh hiệu quả của nó với hiệu quả của giải thuật phân lớp cổ điển, rất phổ biến đó là cây quyết định. Nghiên cứu chỉ ra rằng SVM với cách lựa chọn đặc trưng bằng phương pháp tách giá trị đơn (SVD) cho kết quả tốt hơn so với cây quyết định.

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Châu Thị Lệ Duyên
Tóm tắt | PDF
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay vấn đề đạo đức kinh doanh là tiêu chí khá quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh và chinh phục thị trường thế giới. Tuy nhiên, những vụ việc vi phạm về đạo đức kinh doanh ngày lại càng gia tăng. Thực chất của vấn đề đạo đức kinh doanh nằm ở nhận thức và hành động của các doanh nghiệp. Với dẫn nhập đó nghiên cứu tiến hành khảo sát nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ với mục tiêu đánh giá được thực trạng về nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và đưa ra các khuyến nghị đối với chương trình học của từng chuyên ngành trong Khoa Kinh tế, các khuyến nghị đối với nhà trường và với cả Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo nên nhận thức về đạo đức kinh doanh đối với những sinh viên chuyên ngành kinh tế nói riêng và các chuyên ngành khác nói chung.

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA RỄ CAU (ARECA CATECHU L.)

Lê Thanh Phước, Bành Nguyễn Anh Hào
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về chiết, tách, định danh thành phần hóa học trong rễ Cau trồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Kết quả: hai hợp chất: lamotrigine (C9H7N5Cl2) và a,a-trehalose (C12H22O11) được cô lập từ cao ethyl acetate. Cấu trúc hóa học của các chất này đã được xác định bằng các loại phổ ESI-MS, 1H?NMR, 13C?NMR, HSQC, COSY và HMBC.

NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT "TẤM VÁN PHÓNG DAO" (MẠC CAN)

Ngô Thị Hy
Tóm tắt | PDF
?Tấm ván phóng dao? của Mạc Can là tiểu thuyết đạt giải A trong cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2005. Đây là một tiểu thuyết thành công tạo nên một tiếng vang tốt từ người đọc những năm gần đây. Tác phẩm mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống của con người một thời ở vùng đất Nam Bộ. Với lối viết giản dị, chân thật, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, linh hoạt - theo một kỹ thuật riêng - tác phẩm đã thể hiện một phong cách riêng mới lạ, hấp dẫn. Câu chuyện được kể không đơn điệu, không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Câu chuyện cứ diễn ra tự nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị và đạt được hiệu quả nghệ thuật.

SảN XUấT MEN RƯợU Từ SACCHAROMYCES CEREVISIAE Và ENZYME AMYLASE TRONG MầM LúA

Ngô Thị Phương Dung, Bùi Duy Nhân, Huỳnh Xuân Phong
Tóm tắt | PDF
Trong nghiên cứu này mật số nấm men và nấm mốc của năm loại men rượu thị trường đã được xác định (nấm men: 7,49 - 10,23 log cfu/g và nấm mốc: 5,93 ? 7,61 log cfu/g), và tổng cộng có 26 dòng nấm men được phân lập thuần chủng. Năm dòng phân lập có khả năng lên men mạnh đã được sơ tuyển và tiến hành so sánh với dòng men Saccharomyces cerevisiae. Đê? ta?i cu?ng đã khảo sát được sự biến đổi hàm lượng enzyme amylase trong mầm lúa qua 7 ngày ủ, mầm lúa có hoạt tính enzyme cao nhất sau 4 nga?y u? (9,0 U/g). Đề tài bước đầu đa? thư? nghiê?m sản xuất được bột men rượu bằng phương pháp phối trộn bột men thuần Saccharomyces cerevisiae và bột mầm lúa ở 3 tỷ lệ khác nhau (1:3, 1:4 và 1:5).

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.)

Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Châu Thị Thúy Hằng
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày kết quả khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá húng chanh tại huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước có hỗ trợ của vi sóng. Xác định thành phần hoá học bằng GC-MS. Xác định hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp MIC. Kết quả cho thấy thành phần chính trong tinh dầu là Carvacrol (69%), Cymene (9%). Tinh dầu kháng tốt trên một số vi sinh vật thử nghiệm.

TíNH ĐA DạNG THựC VậT Ở NúI HàM RồNG CủA VƯờN QUốC GIA PHú QUốC

Đặng Minh Quân, Nguyễn Minh Chuộng, Phan Hoàng Giẻo, Nguyễn Nghĩa Thìn
Tóm tắt | PDF
Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 19 ô tiêu chuẩn trong 6 sinh cảnh ở núi Hàm Rồng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc. Kết quả đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 353 loài thuộc 215 chi của 85 họ trong 4 ngành. Bổ sung vào danh lục thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc 49 loài. Nguồn tài nguyên cây có ích và những loài cây nguy cấp cũng đã được thống kê với 271 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 76,77% số loài của hệ thực vật và 11 loài cây có tên trong ?Sách đỏ Việt Nam? (2007) chiếm 3,12% số loài của hệ.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT DỰA TRÊN HÀM TRƯỢT KIỂU PID

Nguyễn Hoàng Dũng
Tóm tắt | PDF
Hiện tượng dao động quanh mặt trượt cũng như trong luật điều khiển trượt đã gây nhiều khó khăn cho bài toán điều khiển khi sử dụng bộ điều khiển trượt. Trong thực tế, hiện tượng này có thể làm cho các thiết bị chấp hành không thể đáp ứng được. Do đó, bài báo trình bày một giải pháp sử dụng bộ điều khiển trượt để điều khiển đối tượng phi tuyến với hàm trượt được thiết kế dựa trên PID. Giải pháp trên được đề nghị nhằm giảm thiểu hiện tượng dao động quanh mặt trượt và dao động trong luật điều khiển. Giải thuật này được áp dụng để điều khiển đối tượng hệ tay máy một bậc tự do. Kết quả mô phỏng dựa trên phần mềm Simulink của MATLAB cho thấy: Đáp ứng của hệ tay máy bám theo tín hiệu mong muốn với độ vọt lố 0.02%, thời gian xác lập 3.1s, sai số xác lập không đáng kể, loại bỏ được hiện tượng dao động quanh mặt trượt và trong luật điều khiển trượt.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCP). Bài viết sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các tỷ số tài chính. Kết quả chỉ ra rằng tỷ trọng đóng góp của hệ thống NHTMCP vào tăng trưởng kinh tế hàng năm đang trên xu hướng tăng cao. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống và các nhóm NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đều giảm mạnh. Trong đó, các ngân hàng quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và khả năng phục hồi cũng chậm nhất so với các ngân hàng quy mô lớn và vừa.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN CÂY CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA. L)

Tôn Nữ Liên Hương, Trần Đình Luận, Nguyễn Minh Hiền
Tóm tắt | PDF
Trong quá trình nghiên cứu thành phần hóa học cho cây Cỏ xước, (Ngưu tất nam, Achyranthes aspera L., họ Rau dền, Amaranthaceae ), tiếp theo bài báo đã công bố trước đây khi khảo sát cây Cỏ xước thu hái ở Trà Vinh, chúng tôi tiến hành cô lập chất trên nguyên liệu được thu hái ở Vĩnh Long. Từ các cao có độ phân cực khác nhau, chúng tôi đã cô lập và nhận danh thêm bốn hợp chất: dodecanoic acid, stigmasterol, ?-D-glucopyranosyl-(1?2)-?-D-fructofuranoside và quercetin. Cấu trúc của các chất này được đề nghị căn cứ vào các dữ liệu phổ MS, 1H, 13C, DEPT-NMR và phổ 2 chiều NMR.

PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH TRÍCH LY DẦU TỪ HẠT JATROPHA CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ DIC

Nguyễn Văn Cương
Tóm tắt | PDF
Quá trình trích chiết cổ điển bằng dung môi đã có từ lâu và gần đây được cải thiện thông qua các phương pháp hỗ trợ vật lý như trích ly bằng dòng CO2 (CO2 SFE), trích ly có sự trợ giúp bằng vi sóng, trích ly có sự trợ giúp bằng siêu âm,.... Thông thường, tất cả các quá trình trích ly này cần có một giai đoạn tiền xử lý hạt, như nghiền hạt, để làm giảm kích thước của hạt, tăng hiệu suất quá trình trích ly. Gần đây, một phương pháp trích ly mới bằng dung môi được áp dụng với hạt giãn nở (mở rộng) dưới sự tác động của công nghệ giảm áp suất đột ngột DIC (Détente Instantanée Contrôllée), nhằm mục đích tăng cường động học của quá trình trích ly và giảm các phản ứng suy thoái do nhiệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện phương pháp nghiên cứu và tiếp cận ban đầu việc mô hình hóa toán học quá trình động học của trích ly bằng dung môi đối với hạt jatropha được giãn nở (mở rộng) bằng sự tác động của công nghệ DIC. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của quá trình nghiền hạt, và sự phồng của hạt do ảnh hưởng của công nghệ DIC đối với quá trình tăng cường động học quá trình trích ly. Một mô hình toán học của động học quá trình trích ly được xác định. Kết quả cũng thể hiện quá trình trao đổi chất tốt hơn ở bề mặt của nguyên liệu và quá trình khuếch tán bên trong hạt mạnh hơn đối với những mẫu hạt jatrohpa được xử lý bởi công nghệ DIC so với hạt không được xử lý.

TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Trần Thị Mỹ Dung
Tóm tắt | PDF
Bài báo cáo giới thiệu tổng quan về việc ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) trong quản lý chuỗi cung ứng. Tất cả 70 bài báo đăng trên các tạp chí uy tín trong lĩnh vực quản lý điều hành từ năm 1999 đến năm 2009 được thu thập và phân nhóm theo mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng. Nội dung của các bài báo được phân tích nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu: (i) Tìm hiểu vềứng dụng của AHP trong quản lý chuỗi cung ứng (ii) Yếu tố giúp cho viêc áp dụng AHP thành công và (iii) Định hướng nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và ứng dụng có một cái nhìn sâu rộng hơn về áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng.