Ngày xuất bản: 01-05-2010

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA 2 MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN GÒ QUAO, KIÊN GIANG

Đỗ Văn Xê
Tóm tắt | PDF
Huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang là vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Trong thời gian gần đây người dân sử dụng nước lợ trong mùa khô để nuôi tôm sú sau vụ Đông Xuân. Hoạt động sản xuất này đã hình thành mô hình sản xuất mới, mô hình lúa tôm, được nhiều nông dân trong vùng áp dụng. Nghiên cứu này nhằm áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế để so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình cổ điển với mô hình mới. Kết qủa cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa phần lớn tập trung vào phân bón và thu hoạch, do đó nếu nhà nước áp dụng các chính sách kềm chế giá phân bón thì sẽ giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, nếu cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Nuôi tôm sú chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất (60%). So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cho thấy mô hình 2 vụ lúa mặc dù cho tỉ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn) thấp hơn mô hình lúa tôm (2,29), nhưng chi phí sản xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình (90 ngày) hơn, do đó phù hợp cho các hộ nông dân ít vốn và ít nhân lực hoặc các hộ có điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp. Nếu có đủ vốn đầu tư thì áp dụng mô hình lúa-tôm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này (BCR=2,29) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa. Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho các gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA)

Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25 và 30?) đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa) ở giai đoạn giống. Thí nghiệm có 6 nghiệm thức độ mặn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và tiến hành trong 120 ngày. ốc len giống có chiều cao vỏ trung bình 26,0 mm được nuôi trong bể diện tích 0,8m2 với mật độ là 20 con/bể.  Kết quả cho thấy ốc len giống đạt tỷ lệ sống cao nhất ở các độ mặn 15, 20 và 30? (98,3%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với các độ mặn khác (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng và khối lượng của ốc len giống ở các độ mặn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên tăng trưởng chiều cao vỏ ở độ mặn 25 và 30? cao hơn ở các độ mặn khác (p

ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ KETONE TỪ ĐƯỜNG XYLOSE LÀM NGUYÊN LIỆU TỔNG HỢP CÁC THUỐC THUỘC HỌ NUCLEOSIDE

Phạm Văn Quân, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Xylose được biết đến như một trong những nguyên liệu đầu của việc tổng hợp thuốc trị bệnh ung thư, AIDS và một số bệnh khác. Việc tổng hợp  những dẫn xuất trung gian quan trọng để điều chế những thuốc này đã đạt được xác định. Những bước chính trong quá trình tổng hợp bao gồm việc chuyển đổi D-xylose thành 5-O-pivaloyl-1,2-O-isopropylidene-?-D-xylofuranos;5-O-pivaloyl-1,2-O-isopropylidene-?-D-3-pentulofuranose;5-O-tert-butyldimethylsilyl-1,2-O-isopropylidene-?-D-3-pentulofuranose.

CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2006-2008

Phạm Thị Phấn, Lê Xuân Thái, Lê Thu Thủy, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Tóm tắt | PDF
Trước tình hình dịch hại do rầy nâu lan truyền trong các năm vừa qua, chọn giống lúa vượt trội về năng suất, phẩm chất, chống chịu rầy nâu, thích nghi vùng đất phù sa, phèn mặn là một thách thức đặt ra không nhỏ cho các nhà chọn tạo giống. Đề tài được thực hiện trong 2 năm, các tổ hợp lai được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ, các thí nghiệm về năng suất được thực hiện trên 3 vùng đất có điều kiện canh tác khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo dõi các chỉ tiêu về nông học, sâu bệnh, thành phần năng suất và năng suất, phẩm chất gạo theo đánh giá của IRRI. Qua kết quả nghiên cứu một số giống lúa triển vọng được chọn như chống chịu rầy nâu, vàng lùn, năng suất cao và ổn định, kháng bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích nghi đất phù sa và thâm canh cao là MTL466, MTL480, MTL499, MTL500, MTL504, MTL521, MTL523, MTL533, MTL547, MTL567.  

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP SO SÁNH MÔ HÌNH NUÔI BÁN THÂM CANH TỈNH TRÀ VINH VỚI TỈNH BẠC LIÊU

Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Quốc Nghi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm phân tích và so sánh hiệu quả nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh (BTC) của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: 80 mẫu số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở địa bàn nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh đều có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm theo mô hình BTC. Nông hộ ở Bạc Liêu tạo ra giá trị sản xuất từ tôm theo mô hình BTC cao hơn, đồng thời chi phí sản xuất cũng thấp hơn so với nông hộ ở Trà Vinh, do vậy mà nông hộ ở Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ mô hình sản xuất tôm BTC cao hơn so với ở Trà Vinh. Một số giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm BTC ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỐ SÓNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ KHẢO SÁT DỊ THƯỜNG TỪ Ở VÙNG NAM BỘ

Dương Hiếu Đẩu, Trương Thị Bạch Yến, Đặng Văn Liệt
Tóm tắt | PDF
Bên cạnh việc ứng dụng tin học để giải các bài toán ngược trường thế, mục tiêu quan trọng của Địa vật lý là tìm kiếm một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả cho việc định vị và xác định hình dạng của các dị thường từ. Kỹ thuật tính số sóng địa phương là một trong những phương pháp hiệu quả để xác định vị trí, độ sâu và chỉ số cấu trúc của các nguồn dị thường từ. Kết quả phân tích trên tuyến đo ở đồng bằngNamBộ cho thấy khả năng áp dụng tốt của phương pháp được đề xuất.    

TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ TỪ HẦM Ủ BIOGAS TRONG CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Lê Thị Thanh Chi, Joachim Clemens, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của thí nghiệm nhằm 1/Đánh giá chất lượng phân hữu cơ ủ phối trộn với chất cặn và dung dịch hầm ủ biogas và 2/ Hiệu quả của phân compost đối với độ phì nhiêu đất và sinh trưởng của cây trồng. Chất thải hầm ủ biogas được tách làm hai phần: phần dung dịch và phần chất cặn. Phân hữu cơ được ủ từ hai loại nguyên liệu trên với các nguyên liệu bổ sung: rơm, phân heo, bã bùn mía. Hai loại phân hữu cơ được ủ (i) phối trộn giữa dung dịch hầm ủ biogas, rơm, bã bùn mía, (ii) phối trộn giữa chất cặn hầm ủ biogas, rơm, phân heo. Nấm Trichoderma được cấy bổ sung vào phân hữu cơ. Kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ sau 100 ngày ủ cho thấy hàm lượng đạm, carbon gia tăng có      ý nghĩa, mật số vi khuẩn E. coli giảm dưới ngưỡng gây hại ở nghiệm thức ủ với chất cặn hầm ủ biogas ( 9166,6 cfu/g so với 21,25 cfu/g), vi khuẩn Salmonella được loại hoàn toàn sau khi phân hữu cơ được ủ hoai mục. Phân hữu cơ ủ từ chất cặn hầm ủ biogas            (20 tấn ha-1) giúp cải thiện pH đất, hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy,   lân dễ tiêu tăng khác biệt ý nghĩa. Phân hữu cơ ủ từ dung dịch và từ chất cặn hầm ủ biogas giúp tăng sinh trưởng của cây bắp rau trên đất xám bạc màu. Sinh khối tươi và trọng lượng trái bắp rau tăng có ý nghĩa so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ, đạt hiệu quả cao nhất ở nghiệm thức bón 10 tấn phân hữu cơ (ở cả hai loại dung dịch và chất cặn) kết hợp 112,5N- 67,5P- 75K (75% phân vô cơ khuyến cáo). Phân hữu cơ ủ từ chất thải hầm ủ biogas là sản phẩm hiệu quả trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ LỤC BÌNH Ủ CHUA TRONG KHẨU PHẦN ĐỂ CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐỊA PHƯƠNG

Nguyễn Văn Thu
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức, 4 giai đọan và 4 bò ta có trọng lượng trung bình là 183±15,4kg, nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của bã lục bình ủ chua thay thế rơm trong khẩu phần bò ta lên lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, lượng N-NH3 và tổng số axit béo bay hơi (ABBH) của dịch dạ cỏ, sự tiêu hóa dưỡng chất và tích lũy đạm của bò ta. Mỗi giai đoạn kéo dài trong 2 tuần với 1 tuần tập cho bò làm quen với khẩu phần và 1 tuần kế tiếp là để lấy mẫu. Bốn nghiệm thức trong  thí nghiệm gồm có BLU0, BLU15, BLU30 và BLU45 tương ứng với sự thay thế rơm bằng bã lục bình ở mức 0, 15, 30 và 45% (DM). Bò thí nghiệm được bổ sung cỏ tự nhiên ở mức 0,6% trọng lượng cơ thể (DM) và bánh đa dưỡng chất để bổ sung đạm ở mức 0,22kg/100kg thể trọng, trong khi rơm được cho ăn tự do. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay thế rơm bằng bã lục bình ủ chua đã không ảnh hưởng lên mức tiêu thụ năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, các tham số dịch dạ cỏ và sự tích lũy nitơ  của bò (p>0,05) ở các nghiệm thức. Về mặt số liệu, ở mức độ thay thế rơm bằng bã lục bình 15% và 30%, bò có lượng đạm tích luỹ và tăng trọng tốt hơn. Kết luận là có thể thay thế rơm bằng bã lục bình ủ chua trong khẩu phần bò thịt ở mức 30% để tăng khả năng tận dụng lượng lục bình sẵn có làm thức ăn cho bò.

ĐổI MớI PHƯƠNG THứC PHÂN Bổ Và KIểM SOáT TàI TRợ CÔNG NHằM THúC ĐẩY Tự CHủ Và TRáCH NHIệM Xã HộI CủA TRƯờNG ĐạI HọC

Phan Huy Hùng
Tóm tắt | PDF
Tháng 6 năm 2009 Quốc hội ra Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Chủ trương và định hướng này liên quan đến việc đổi mới phương thức phân bổ và kiểm soát tài trợ công. Trong hệ thống tài trợ công như Việt Nam, Nhà nước quyết định hầu hết việc cung cấp và kiểm soát tài chính đối với trường đại học. Nhưng xu hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã dẫn tới sự dịch chuyển theo hướng tăng quyền tự chủ tài chính và đổi mới cơ chế phân bổ cho các trường trong chính sách tài chính giáo dục đại học (GDĐH). Quan niệm ?Tài trợ là nguyên lý thiết yếu của chính sách? của Vught (1993) là gợi ý có ý nghĩa. Nhà nước có thể áp dụng các phương thức tích cực để thúc đẩy tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học.

TìM HIểU ĐặC ĐIểM DÂN CƯ Và TÂM Lý NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG NHằM THựC HIệN Có HIệU QUả CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT DÂN TộC

Phạm Văn Búa
Tóm tắt | PDF
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt, Chăm, Khơmer và Hoa. Trong đó, người Việt chiếm đa số. Mặc dù lịch sử hình thành, ngôn ngữ và có nét văn hóa khác nhau nhưng trong quá trình cộng cư và khẩn hoang các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch họa, người dân đồng bằng sông Cửu Long đúc kết được nhiều đức tính quý báu như: chịu thương, chịu khó, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất,? Hiểu được đặc điểm ấy đã giúp Đảng ta thực hiện thành công chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong quá trình cách mạng.

QUI TRÌNH MPCR PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG, VI-RÚT PARVO GÂY BỆNH GAN TỤY TRÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Nguyễn Diễm Tú, Trần Việt Tiên
Tóm tắt | PDF
Qui trình mPCR (multiplex polymerase chain reaction) phát hiện đồng thời WSSV, HPV và gen b-actin của tôm sú (Penaeus monodon) được phát triển và ứng dụng. Sử dụng mẫu DNA dương tính với WSSV qua xét nghiệm bằng kit IQ2000 WSSV, qui trình PCR phát hiện WSSV (OIE, 2006) được thực hiện cho kết quả mẫu dương tính với WSSV hiện vạch ở vị trí 1441 bp (bước 1) và 941 bp (bước 2). Qui trình mPCR phát hiện đồng thời WSSV và ?-actin với mẫu DNA dương tính với WSSV được thực hiện cho kết quả hiện vạch ở vị trí 216 bp (là vạch thể hiện sự có mặt của ?-actin), vạch WSSV 1441 bp (bước 1) và vạch 941 bp (bước 2). Qui trình PCR phát hiện HPV (Promjai, 2002) được thực hiện cho kết quả mẫu dương tính hiện vạch ở vị trí 441 bp. Sau đó, qui trình mPCR phát hiện đồng thời WSSV, HPV và ?-actin được thực hiện. Kết quả cho thấy qui trình có khả năng ứng dụng tốt với việc sử dụng gen ?-actin làm nội chuẩn trong xét nghiệm vi-rút ở tôm bằng phương pháp PCR đồng thời giảm được chi phí xét nghiệm khi phát hiện đồng thời  WSSV và HPV.

CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY VÚ SỮA (CHRYSOPHYLLUM CAINITO L.) TRÊN MỘT SỐ ĐỊA BÀN VÙNG ĐBSCL VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU RÓM EUPROCTIS SUBNOTATA (WALKER) (LEPIDOPTERA: LIMANTRIIDAE)

Trương Huỳnh Ngọc,
Tóm tắt | PDF
Kết quả điều tra nông dân và điều tra trực tiếp ngoài đồng từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006, trên 30 vườn Vú sữa tại thành phố Cần Thơ và 2 tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang ghi nhận có 24 loài côn trùng gây hại trên cây Vú sữa. Các loài hiện diện phổ biến bao gồm hai loài ruồi đục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) và B. correcta (Bezzi), sâu đục trái Nephopterix sp., xén tóc đục thân và cành Pachypteris dimidiate Westwood, hai loài sâu róm Euproctis subnotata (Walker), Dasychira osseata (Walker) (Lepidoptera: Limantriidae) và rệp sáp Icerya sp.. Trong 8 loài hiện diện phổ biến, chỉ có ba loài gây hại quan trọng là ruồi đục trái Bactrocera dorsalis, B. correcta và sâu đục trái Nephopterix sp. Trong quá trình nghiên cứu, một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu róm Euproctis subnotata (Walker) trong điều kiện phòng thí nghiệm (ToC= 28 - 30, H% = 75 - 85), cũng được khảo sát và mô tả.

PHáT BIểU CủA NAM CAO Về CHủ NGHĩA HIệN THựC

Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Tóm tắt | PDF
Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào những năm 30 của thế kỉ XIX. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện ở ViệtNamvào những năm 30 của thế kỉ XX. Vào thời gian này, chủ nghĩa hiện thực xem như đã định hình trong lý luận và sáng tác văn học trên thế giới, song ở Việt Nam, việc đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực vẫn đang được tiến hành trên cả hai bình diện ấy. Thông qua những tác phẩm của mình, Nam Cao đã có những phát biểu cổ vũ cho sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác, góp phần hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam. Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào những năm 30 của thế kỉ XIX. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện ở ViệtNamvào những năm 30 của thế kỉ XX. Vào thời gian này, chủ nghĩa hiện thực xem như đã định hình trong lý luận và sáng tác văn học trên thế giới, song ở Việt Nam, việc đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực vẫn đang được tiến hành trên cả hai bình diện ấy. Thông qua những tác phẩm của mình, Nam Cao đã có những phát biểu cổ vũ cho sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác, góp phần hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam.

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LAO ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở TIỀN GIANG

Mai Văn Nam, Nguyễn Thanh Vũ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm phân tích tình hình sử dụng lao động và ảnh hưởng lao động đến quyết định đầu tư vào khu công nghiệp; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng lao động trong khu công nghiệp và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Hàm nhân tố được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp; có ba nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: i) cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; (ii) nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động và giá nhân công hấp dẫn, và (iii) vị trí, địa điểm thành lập khu công nghiệp thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trong đó, quan trọng nhất là vị trí, địa điểm thành lập khu công nghiệp thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

NGHIÊN CỨU NUÔI THÂM CANH CÁ KÈO ?PSEUDAPOCRYPTES LANCEOLATUS BLOCH, 1801) TRONG BỂ VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Hứa Thái Nhân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về nuôi thâm canh cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch, 1801) trong bể xi măng 4m2 với ba mật độ khác nhau gồm 50, 150 và 250 con/m2, được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong hệ thống tuần hoàn. Sau 3,5 tháng nuôi, các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, oxy, pH, N-NO2- và NH4-NH3) trong bể nuôi nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá kèo. Kết quả biểu thị rằng tỷ lệ sống và trọng lượng cá         trung bình giảm theo sự tăng mật độ nuôi, dao động trong khoảng 60,4-76,7% và      13,3-17,6 g/con, theo thứ tự, và khác nhau có ý nghĩa thống kê (p

TỔNG HỢP MỠ BÔI TRƠN SINH HỌC TỪ MỠ CÁ TRA, CÁ BASA VÀ DẦU THỰC VẬT ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Ngô Thị Ngọc Hân, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Dầu nhớt và mỡ bôi trơn là các loại sản phẩm bôi trơn phổ biến nhất. Thành phần chủ yếu của mỡ bôi trơn bao gồm dầu gốc bôi trơn, chất làm đặc và phụ gia. Những quan ngại về vấn đề môi trường trong thời gian gần đây dẫn đến xu hướng sử dụng dầu thực vật hoặc dầu tổng hợp có khả năng phân hủy sinh học trong thành phần phối trộn của các loại sản phẩm mỡ bôi trơn. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu tổng hợp mỡ bôi trơn sinh học từ mỡ cá tra, cá basa và dầu thực vật đã qua sử dụng ở quy mô phòng thí nghiệm.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH DỊCH RẦY NÂU, VÀNG LÙN VÀ LÙN XOẮN LÁ

Vũ Anh Pháp, Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Hoàng Khải, Nguyễn Thành Tâm, Huỳnh Như Điền, Lâm Huôn, Nguye?n Van Vu?ng
Tóm tắt | PDF
Như?ng năm gâ?n đây, gia? lương thư?c tăng cao va? điê?u kiê?n canh ta?c lu?a đươ?c ca?i thiê?n nên phâ?n lơ?n diê?n ti?ch lu?a ơ? đô?ng bă?ng sông Cư?u Long (ĐBSCL) đa? chuyê?n qua canh ta?c 3 vu?/năm dâ?n đê?n nông dân pha?i đô?i mă?t vơ?i nhiê?u vâ?n đê?, đă?c biê?t la? râ?y nâu, bê?nh va?ng lu?n, lu?n xoă?n la? đa? la?m tăng chi phi? sa?n xuâ?t va? gia?m năng suâ?t, châ?t lươ?ng lu?a. Vi? vâ?y, nghiên cư?u thư?c tra?ng sa?n xuâ?t lu?a ơ? ĐBSCL năm 2008 nhă?m đa?nh gia? hiê?u qua? canh ta?c lu?a 3 vu? va? kha? năng qua?n ly? râ?y nâu cu?a nông dân. Kê?t qua? cho thâ?y, hâ?u hê?t ca?c vu?ng canh ta?c lu?a 3 vu? trong điê?u kiê?n di?ch râ?y nâu bô?c pha?t không co? hiê?u qua? kinh tê? trong vu? thư? 3 khi nông dân sư? du?ng giô?ng lu?a nhiê?m râ?y chiê?m ti? lê? cao, va? pho?ng tri? râ?y nâu chu? yê?u bă?ng biê?n pha?p ho?a ho?c đa? không đem la?i hiê?u qua?, a?nh hươ?ng đê?n môi trươ?ng va? sư?c kho?e cô?ng đô?ng. Qua đo? cho thâ?y, đê? đô?i pho? vơ?i di?ch bê?nh hiê?u qua? câ?n a?p du?ng nhiê?u biê?n pha?p trong đo? biê?n pha?p giô?ng, li?ch thơ?i vu?, gieo sa? đô?ng loa?t ne? râ?y đa? đem la?i hiê?u qua? cao.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN CAI LẬY- TIỀN GIANG

Đỗ Văn Xê
Tóm tắt | PDF
Phân tích kinh tế là một công cụ cần thiết để tính toán hiệu quả của các hoạt động sản xuất, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hầu hết nông dân chỉ chú ý đến năng suất, ít chú ý hiệu quả kinh tế. Điều này có thể dẫn đến quyết định không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi năng suất cao chưa hẳn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp tại một huyện trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Kết quả cho thấy mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại hiệu quả đồng vốn (2,96) cao hơn mô hình 3 vụ lúa (2,42). Mô hình luân canh lúa với màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 lúa là vì vụ Xuân Hè thiếu nước nên không thích hợp cho cây lúa, nếu thay thế cây lúa bằng cây màu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, khi trồng màu thì nhu cầu lao động cao hơn, sẽ mang lại công ăn việc làm cho những thành viên trong gia đình và người dân trong vùng.   

KẾT QUẢ CHỌN GIỐNG LÚA MTL 392 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Quang Vinh,
Tóm tắt | PDF
Giống lu?a MTL392, đươ?c cho?n lo?c tư? tô? hơ?p lai LTCN x OM1723, đươ?c đa?nh gia? năng suâ?t va? ti?nh thi?ch nghi ơ? đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoa?n 2003-2007. Giô?ng MTL392 có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, chiều cao cây trung bình, lá thẳng, thân cư?ng, trọng lượng 1000 hạt từ 27 đến 28 gam va? năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Kê?t qua? phân ti?ch phâ?m châ?t ga?o cho thâ?y giô?ng lu?a MTL392 co? ty? lê? gạo nguyên cao, ga?o trong, ha?t da?i va? co? mu?i thơm. Đa?nh gia? sâu bê?nh trong nha? lươ?i cho thâ?y giô?ng lu?a na?y chống chịu tô?t vơ?i râ?y nâu va? bệnh vàng lùn xoắn lá. Giô?ng MTL392 đươ?c Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống lu?a mơ?i tha?ng 12 năm 2008. Hiê?n nay, MTL392 được canh tác chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Bê?n Tre va? Tra? Vinh.

TÍNH NỬA LIÊN TỤC CỦA ÁNH XẠ NGHIỆM XẤP XỈ BÀI TOÁN BAO HÀM TỰA BIẾN PHÂN

Lâm Quốc Anh, Phạm Văn Huy, Trần Trịnh Minh Sơn, Cao Thanh Tình
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này chúng tôi đưa ra khái niệm nghiệm xấp xỉ của bài toán bao hàm tựa biến phân đa trị trong không gian vectơ mêtric. Nghiên cứu về các điều kiện đủ để các ánh xạ nghiệm xấp xỉ của bài toán bao hàm tựa biến phân đa trị là nửa liên tục trên hoặc nửa liên tục dưới. Các kết quả của chúng tôi là mở rộng và phát triển các kết quả đã có ngay cả khi áp dụng vào các trường hợp đặc biệt.

CẢI THIỆN PHẨM CHẤT HẠT GẠO TRÊN LÚA MTL CAO SẢN NGẮN NGÀY 2007-2009

Huỳnh Nguyệt Ánh, Nguyễn Thành Tâm, Lê Thu Thủy
Tóm tắt | PDF
Việc kết hợp chọn tạo giống truyền thống có sự hỗ trợ của công nghệ sinh học được thực hiện để đáp ứng mục tiêu về giống lúa phẩm chất gạo tốt cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Các tính trạng phẩm chất hạt được cải thiện thành công trong giai đoạn 2007-2009 là hạt gạo dài, tỷ lệ bạc bụng thấp, hàm lượng protein cao, hàm lượng amylose trung bình, cũng như mùi thơm được đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc ra những giống lúa phẩm chất tốt như MTL392, MTL513, MTL514, MTL540, MTL549, MTL555, MTL558, MTL578 (có mùi thơm), MTL499, MTL548, MTL579 (không thơm). Đây là những giống lúa mới triển vọng phục vụ cho các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long.

ĐảM BảO TRáCH NHIệM Xã HộI CủA TRƯờNG ĐạI HọC

Phan Huy Hùng
Tóm tắt | PDF
Đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam theo hướng tăng quyền tự chủ, đòi hỏi phải bảo đảm trách nhiệm xã hội (TNXH) của 106 trường đại học công (TĐHC) đối với các bên có liên quan cả bên trong và bên ngoài trường. Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong việc làm cho TNXH được thực thi. Điều này liên quan đến việc giám sát chất lượng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu, sự tương xứng chương trình và sự sử dụng các hỗ trợ công của trường đại học (TĐH). Thực trạng bảo đảm TNXH còn hạn chế và bất cập vì vậy Nhà nước phải đưa ra giải pháp quản lý phù hợp và hữu hiệu .

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ DẪN XUẤT UREA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ VI SÓNG

Nguyễn Thị Mỹ Đầm, Huỳnh Thị Ngọc Liên, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Các dẫn xuất urea được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp, chất phụ gia cho xăng dầu,... Hợp chất 4-nitrophenylchloroformate được biết là một tác nhân carbonyl hóa hiệu quả thay thế cho phosgene trong tổng hợp carbamate và dẫn xuất urea. Dưới tác động của vi sóng, các dẫn xuất urea đối xứng và bất đối xứng đã được tổng hợp thành công từ n-butylamine, sec-butylamine, tert-butylamine và benzylamine, sử dụng 4-nitro- phenylchloroformate như là tác nhân carbonyl hóa. Trong tất cả các trường hợp khảo sát, hiệu suất phản ứng đạt được cao tương đương so với trường hợp không có ứng dụng vi sóng nhưng thời gian phản ứng giảm đáng kể.

PHÁT HIỆN VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI GÂY BỆNH MỦ GAN TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Trúc Phương
Tóm tắt | PDF
Bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả điều trị là do xác định tác nhân gây bệnh chậm, thiếu chính xác và tốn kém. Để khắc phục tình trạng này, quy trình PCR sử dụng hai đoạn mồi EiFd-1 và EiRs phát hiện E. ictaluri trên cá nheo mỹ (theo Panangala et al., 2007) được thực hiện phát triển để chẩn đoán nhanh E. ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra. Qui trình cho kết quả phát hiện sản phẩm PCR là 407 bp khi sử dụng mạch khuôn là DNA ly trích từ dịch treo vi khuẩn nuôi tăng sinh qua đêm trong môi trường nutrient broth hoặc DNA ly trích từ dịch treo vi khuẩn chuẩn bị bằng cách lấy trực tiếp khuẩn lạc cho vào dung dịch 0.85% NaCl. Kết quả cho thấy qui trình có thể được sử dụng để phát hiện sớm và chính xác tác nhân gây bệnh mủ gan ở cá tra. Thời gian chẩn đoán bằng phương pháp PCR được rút ngắn đi rất nhiều (1/4 lần) so với phương pháp sinh hóa. Qui trình có giá trị ứng dụng tốt trong việc xác định nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh ở cá tra nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hiệu quả trong phòng và trị bệnh mủ gan ở cá tra.

SỰ GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP (HOMOPTERA - PSEUDOCOCCIDAE) TRÊN RỄ CÂY CÓ MÚI (CITRUS) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Hữu Tho
Tóm tắt | PDF
Trong những năm vừa qua, rệp sáp gây hại rễ cây có múi ngày càng trở nên phổ biến và gây nhiều khó khăn cho nông dân trồng cây có múi (Citrus) tại đồng bằng sông Cửu Long. Để có cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu xây dựng qui trình IPM quản lý rệp sáp trên cây có múi, đề tài được thực hiện từ tháng 01/2006 đến tháng 06/2007 trên nhiều địa bàn thuộc 3 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh và Thành phố Cần Thơ, nhằm xác định loài và tìm hiểu các đặc điểm sinh học và điều kiện có liên quan đến sự gây hại của rệp sáp rễ. Với phương pháp điều tra nông dân, điều tra trực tiếp ngoài vườn, khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài vườn. Kết quả nghiên cứu ghi nhận loài rệp sáp gây hại rễ cây có múi thuộc giống Planococcus. Trong 3 tỉnh điều tra, Vĩnh Long là địa bàn nhiễm rệp sáp cao nhất, với 87% hộ trồng cây có múi (Citrus) bị nhiễm. Mật số rệp sáp Planococcus sp. cao nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 mật độ rệp sáp trên vườn giảm. Kết quả điều tra ngoài vườn ghi nhận, việc sử dụng các cây giống đã nhiễm rệp sáp có thể là nguyên nhân chính làm lây lan rệp sáp hại rễ trong những vườn, bên cạnh đó việc trồng dày cũng là nguyên nhân làm lây lan nhanh rệp sáp trong vườn. Trong các loại cây thuộc nhóm cam quýt (Citrus) điều tra, bưởi là cây bị nhiễm nhiều nhất, đặc biệt là bưởi Năm Roi, so với cam và quýt.

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VÀ CỰU SINH VIÊN VỀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Chương trình đào tạo cần được thường xuyên đánh giá để giu?p cơ sơ? đa?o ta?o nhâ?n ra ca?c ưu, khuyê?t điê?m, nhă?m chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình. Mô?t trong như?ng nhân tố đa?nh gia? chương tri?nh co? gia? tri? la? sinh viên va? cư?u sinh viên. Ba?i ba?o na?y tri?nh ba?y va? phân ti?ch y? kiê?n đa?nh gia? của 564 sinh viên va? 131 cư?u sinh viên của Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ, tư? kho?a 25 đê?n kho?a 30 về (1) kiến thức chuyên môn, (2) nghiệp vụ sư pha?m, (3) việc sử dụng phương pha?p da?y ho?c tích cực, (4) hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên và (5) việc phát triển các kỹ năng sống và học tập suốt đời cho người học. Ca?c đô?i tươ?ng nghiên cư?u đã: (1) đa?nh gia? khá tốt về chương tri?nh, phương pha?p da?y ho?c, phương pha?p đa?nh gia? kết quả học tập của sinh viên mà khoa đã thực hiện trong những năm qua; (2) khă?ng đi?nh điê?m yếu của sinh viên là công tác chu? nhiê?m lớp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể; (3) nhâ?n ma?nh việc cần tăng cường năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng học tập suốt đời cho người học. Kê?t qua? nghiên cư?u na?y đã được sử dụng trong qua? tri?nh xây dư?ng lại chương tri?nh 135 tín chỉ của Khoa Sư phạm.

QUá TRìNH PHáT TRIểN TƯ DUY CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT DÂN TộC CủA ĐảNG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI

Đinh Ngọc Quyên, Phạm Văn Búa
Tóm tắt | PDF
Bài viết tập trung làm rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng về chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI (12/1986) đến Đại hội X (4/2006). Đặc biệt là những Hội nghị chuyên đề như: Nghị quyết 8B về ?Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân?, Nghị quyết 07 khóa VII (11-1993), Hội nghị lần thứ bảy Khóa IX (01- 2003) của Đảng, Hội nghị lần thứ bảy Khóa X (8-2008). Trên cơ sở đó, khẳng định những thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Bài viết tập trung xác định các nhân tố liên quan đến nguồn gốc của hiệu quả sản xuất đồng thời ước lượng mức độ ảnh hưởng của nó đến các bộ phận cấu thành hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. Với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2007, hàm Tobit được sử dụng để ước lượng mức độ ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy rằng các doanh nghiệp chế biến thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tuổi của lãnh đạo danh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ văn hóa, loại hình doanh nghiệp và tổng vốn hoạt động của    doanh nghiệp.

CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY SƠ RI (MALPIGHIA GLABRA L.) TRÊN MỘT SỐ ĐỊA BÀN VÙNG ĐBSCL VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU XẾP LÁ ARCHIPS MICACEANA WALKER (LEPIDOPTERA: TORTRICIDAE)

Trần Quang Vinh,
Tóm tắt | PDF
Kết quả điều tra nông dân và điều tra trực tiếp ngoài đồng từ 9/2008 đến 6/2009, trên 25 vườn tại Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre ghi nhận có 29 loài côn trùng gây hại trên cây Sơ ri. Các loài hiện diện phổ biến bao gồm ruồi đục trái Bactrocera dorsalis (Hendel) và B. correcta (Bezzi), rệp ốc Ceroplastes sp., sâu xếp lá Archips micaceana Walker và sâu róm Euproctis sp. (Lepidoptera: Limantriidae). Trong 5 loài hiện diện phổ biến, hai loài gây hại quan trọng nhất là ruồi đục trái Bactrocera dorsalis và rệp ốc Ceroplastes sp. Trong quá trình nghiên cứu, một số đặc điểm hình thái và sinh học của Archips micaceana Walker trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 28 - 31oC,                   H = 74 - 86%) cũng được khảo sát và mô tả.

TổNG HợP HạT NANO TINH THể ZNS PHA TạP NI2+ BằNG PHƯƠNG PHáP ĐồNG KếT TủA

Nguyễn Trí Tuấn, Lê Văn Nhạn, Nguyễn Trọng Tuân, Đỗ Hoàng Đại, Đặng Long Quân, Nguyễn Trí Tài, Nguyễn Thị Phương Em
Tóm tắt | PDF
Các hạt nano ZnS pha tạp Ni2+ được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa ở nhiệt độ phòng, từ sự kết hợp của hợp chất muối Ni và muối Zn với anion S2- kết tủa được tạo ra bởi thioacetamide (TAA). Phổ tán sắc năng lượng (EDS) cho thấy các thành phần chủ yếu là Zn và S chiếm tỉ lệ gần như nhau trong mẫu. Giản đồ nhiễu xạ tia X cho thấy mẫu được chế tạo là ZnS không tạp và pha tạp có cấu trúc lập phương giả kẽm và có kích thước tinh thể trung bình là ~4 nm, kết quả này phù hợp với kết quả ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Phổ quang huỳnh quang cho thấy bột nano tinh thể ZnS:Ni2+ nhận được phát quang mạnh ở vùng phổ lân cận 473 nm, với ion Ni2+ là tâm huỳnh quang trong mạng nền nano tinh thể ZnS.