Đỗ Văn Xê *

* Tác giả liên hệ (dvxe@ctu.edu.vn)

Abstract

Go Quao district is the area that produce 2-two rice crop per year. In recent years farmers grow shrimp in the rice field after winter-spring season. This research analyzes the economics of cropping patterns in this area and results show that cost of rice production mainly occurs at fertilizer and harvest. So, if government applies policy to control fertilizer price will increase benefit to farmers, and if farmers mechanize harvest activities will reduce cost. Food cost is the main component of shrimp cultivation cost (60%). Comparing economic efficiency to two cropping patterns shows that two-rice pattern give BCR (1,87) lower than that of rice-shrimp (2,29), however this pattern require less capital and less labor than the other. This pattern is suitable for farmers that don?t have much money and have small household size. If farmers have enough capital and large household size, the rice-shrimp pattern is suitable for them. This pattern gives BCR (2,29) is almost 1,5 time that of two-rice pattern.         
Keywords: economic analysis, benefit cost ratio, BCR, economic efficiency, rice-shrimp

Tóm tắt

Huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang là vùng sản xuất 2 vụ lúa/năm. Trong thời gian gần đây người dân sử dụng nước lợ trong mùa khô để nuôi tôm sú sau vụ Đông Xuân. Hoạt động sản xuất này đã hình thành mô hình sản xuất mới, mô hình lúa tôm, được nhiều nông dân trong vùng áp dụng. Nghiên cứu này nhằm áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế để so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình cổ điển với mô hình mới. Kết qủa cho thấy cơ cấu chi phí của sản xuất lúa phần lớn tập trung vào phân bón và thu hoạch, do đó nếu nhà nước áp dụng các chính sách kềm chế giá phân bón thì sẽ giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, nếu cơ giới hóa khâu thu hoạch cũng làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Nuôi tôm sú chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất (60%). So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình cho thấy mô hình 2 vụ lúa mặc dù cho tỉ suất lợi nhuận (1,87 đồng lợi nhuận/đồng vốn) thấp hơn mô hình lúa tôm (2,29), nhưng chi phí sản xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình (90 ngày) hơn, do đó phù hợp cho các hộ nông dân ít vốn và ít nhân lực hoặc các hộ có điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp. Nếu có đủ vốn đầu tư thì áp dụng mô hình lúa-tôm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình 2 vụ lúa. Hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này (BCR=2,29) cao gấp 1,5 lần so với mô hình 2 vụ lúa. Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho các gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi trong mùa khô.
Từ khóa: mô hình canh tác, phân tích kinh tế, tỉ suất chi phí lợi nhuận, BCR, hiệu quả kinh tế, lúa-tôm

Article Details

Tài liệu tham khảo

Danuta Hubner, 2008. Guide to Cost Benefit Analysis of Improvement Projects. European Union Regional Policy.

Đặng Thị Kim Phượng, 2007. Đánh giá hiệu quả sản xuất giữa mô hình độc canh lúa 3 vụ và luân canh lúa với màu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Luận văn cao học kinh tế nông nghiệp. Tài liệu không xuất bản.

Đỗ Văn Xê; Giới thiệu về Kinh Tế Lượng, Nhà xuất bản Sở văn hóa thông tin Sóc Trăng, 1994.

Hà Văn Sơn, 2003. Hiệu quả kinh tế của 3 mô hình canh tác (3lúa, 2lúa-1 màu, 3 lúa- cá) ở hai vùng sinh thái của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn cao học nông học. Tài liệu không xuất bản.

Nguyễn Kim Chung, Đỗ Văn Xê, 2006. Chuyển giao qui trình sản xuất lúa và so sánh hiệu quả kinh tế với qui trình sản xuất lúa của nông dân. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 5 năm 2006.

Tiêu Thị Diễm, 2007. Phân tích hiệu quả sản xuất của hai mô hình canh tác lúa 2 vụ và lúa tôm tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Luận văn cao học kinh tế nông nghiệp. Tài liệu không xuất bản.

Trần Võ Hùng Sơn, 2001. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.