Ngày xuất bản: 11-05-2020

Ảnh hưởng của hai loại biochar trấu đến sự phát thải khí CH4 và N2O từ đất phù sa trong điều kiện phòng thí nghiệm

Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Đỗ Thị Xuân, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Hồ Minh Nhựt, Huỳnh Văn Thảo
Tóm tắt | PDF
Khí CH4 và N2O từ đất trồng lúa đóng vai trò quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh sự phát thải CH4 và N2O khi bổ sung 2 loại biochar trấu khác nhau. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bảy nghiệm thức gồm hai loại biochar trấu (i) RB-lab được sản xuất theo phương pháp nhiệt phân chậm trong phòng thí nghiệm và (ii) biochar trấu thương mại (RB) với 0,2, 0,5 và 1% và đối chứng (không biochar). Các nghiệm thức bổ sung RB-lab hoặc RB giảm phát thải CH4 có ý nghĩa so với đối chứng (p

Hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn hòa tan silic lên sinh trưởng và năng suất lúa một bụi đỏ trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Trần Võ Hải Đường, Nguyễn Khởi Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của năm dòng vi khuẩn hòa tan silic (Si) lên sinh trưởng và năng suất lúa Một Bụi Đỏ trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa-tôm ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại và 15 nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức được chủng vi khuẩn có hàm lượng Si hòa tan trong đất, hàm lượng Si trong thân, hàm lượng chlorophyll trong lá lúa, độ cứng lóng thân và năng suất lúa cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không chủng vi khuẩn. Ngoài ra, nghiệm thức được chủng với hỗn hợp năm dòng vi khuẩn hoặc dòng vi khuẩn RTTV_12 kết hợp bón 100%NPK và 100 kg CaSiO3.ha-1 giúp gia tăng năng suất lúa cao nhất đạt lần lượt 5,66 và 5,35 tấn.ha-1, trong khi đó nghiệm thức đối chứng dương bón 100%NPK theo khuyến cáo và nghiệm thức bón 75% hoặc 100%NPK theo khuyến cáo kết hợp 100 kg CaSiO3.ha-1 chỉ đạt lần lượt là 4,79, 4,82 và 5,04 tấn.ha-1. Như vậy, năm dòng vi khuẩn hòa tan Si này có tiềm năng trong việc sản xuất chế phẩm vi sinh giúp gia tăng sinh trưởng và năng suất lúa khi canh tác trên nền đất nhiễm mặn.

Ảnh hưởng của liều lượng và loại chế phẩm phân đạm đến năng suất lúa và phát thải khí N2O trên đất nhiễm mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Trịnh Quang Khương, Ngô Ngọc Hưng, Lâm Văn Thông, Vũ Ngọc Minh Tâm, Trịnh Thanh Thảo
Tóm tắt | PDF
Các chế phẩm phân đạm chứa chất ức chế enzyme urease nBTPT và chất ức chế tiến trình nitrate hóa DCD được nghiên cứu trên đất lúa nhiễm mặn ở Trần Đề, Sóc Trăng trong vụ HT2018 và ĐX2018-19. Mục tiêu đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả các chế phẩm phân bón phối trộn nBTPT và DCD đến năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, phối trộn hoạt các hoạt chất nBTPT và DCD+nBTPT với phân ure giúp tăng năng suất lúa 0,55-0,74 tấn/ha so với ure không phối trộn. Việc phối trộn các hoạt chất giúp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả nông học và giảm phát thải khí N2O so với ure không phối trộn cả 2 vụ.

Đặc điểm hình thái và tính chất lý - hóa học đất liếp trồng bưởi Năm Roi ở Châu Thành - Hậu Giang

Trần Văn Dũng, Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Lê Phước Toàn, Nguyễn Văn Quí
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên đất liếp trồng bưởi Năm Roi tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm mục tiêu mô tả hình thái phẫu diện và đánh giá tính chất lý hóa học của đất đến sự phát triển của cây bưởi. Thời gian thực hiện khảo sát và phân tích mẫu đất từ tháng 3/2019 đến 8/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất nghiên cứu thuộc biểu loại đất Gleyic Anthrosols, có sa cấu chủ yếu là sét pha thịt, gồm bốn tầng chính (A, Ap, Bg1 và Cr). Tính chất hóa học đất đặc trưng với giá trị pH của đất ở tầng mặt đều khá thấp (4,0 - 6,0) và có khuynh hướng tăng dần ở các tầng đất kế tiếp. Ngược lại với pH, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở tầng mặt ở mức trung bình đến cao và có khuynh hướng giảm dần ở các tầng tiếp theo. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở cả ba phẫu diện đều ở mức thấp, trong khi đó giá trị CEC trong đất được đánh giá ở mức trung bình. Các cation kiềm trao đổi trong đất như Na+, K+ ở mức thấp đến trung bình, trong khi đó hàm lượng Ca2+, Mg2+ biến động rất lớn theo các tầng phát sinh. Cần bổ sung thêm phân hữu cơ và vôi cho đất để nâng cao giá trị pH và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Ngoài ra, do đất ở tầng mặt khá chặt, nên cần nên xới xáo đất khi bón phân nhằm cải thiện độ xốp và tạo sự thông thoáng cho bộ rễ của cây bưởi được phát triển tốt hơn, từ đó gia tăng hấp thu dưỡng chất.

Hiệu quả của phân NPK-TE sinh học trên năng suất và chất lượng nhãn xuồng cơm vàng (Euphoria longana L.) trồng trên nền đất phù sa không bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Công Nhất Phương, Lâm Văn Thông, Đỗ Đỗ Bá Tân, Đoàn Thị Cẩm Hồng, Nguyễn Văn Khán
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân NPK-TE sinh học đến năng suất và chất lượng trái nhãn xuồng cơm vàng trên nền đất phù sa không bồi tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lặp lại gồm: (NT1) đối chứng bón phân đơn theo công thức 1.265N-715P2O5-1.265K2O (g/cây/năm), (NT2) bón 100% N dạng NPK-TE sinh học 25-10-5; (NT3) bón 100%N dạng NPK-TE sinh học 30-5-5, (NT4) bón 80%N dạng NPK-TE sinh học 25-10-5, và (NT5) bón 80%N dạng NPK-TE sinh học 30-5-5 theo liều lượng NPK nguyên chất của nghiệm thức đối chứng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm thành phần năng suất, năng suất và chất lượng trái thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm NPK-TE sinh học trên cây nhãn xuồng cơm vàng ở nhóm đất phù sa không bồi tại tỉnh Tiền Giang cho thấy, bón giảm 20%N của NPK-TE sinh học không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái so với bón phân đơn-đối chứng.

Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý

Châu Thị Anh Thy, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Sự bạc màu đất rất được quan tâm trên thế giới do tác động bất lợi đến an ninh lương thực. Sự bạc màu đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng đất thể hiện sự bạc màu đất về mặt hóa lý, và sinh học đất. Sự bạc màu đất rõ nét trong hệ thống canh tác lúa ba vụ, ruộng lúa bị mất tầng đất mặt, trên vườn cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm. Bạc màu đất do kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng đất chưa phù hợp của nông dân như bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, rất ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ đưa đến giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, tăng bệnh hại phát sinh từ đất, năng suất cây trồng giảm thấp. Kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL cho thấy bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất. Biện pháp quản lý này cần được phát triển. Để đạt hiệu quả cao, không chỉ riêng vai trò của các nhà khoa học đất, mà cần có sự quan tâm hành động của các nhà sản xuất phân bón, nhà quản lý nhằm góp phần thành công cho sự phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường ở ĐBSCL.

Ứng dụng mô hình QUEFTS trong đánh giá hiệu quả hấp thu dưỡng chất NPK cho cây bắp lai trên đất phù sa ở An Phú - An Giang

Lê Phước Toàn, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả hấp thu dinh dưỡng NPK cho cây bắp lai trên đất phù sa ở An Phú – An Giang theo mô hình QUEFTS (Quantitative evaluation of the fertility of tropical soils). Mô hình QUEFTS đã được sử dụng để ước tính dinh dưỡng ở các tiềm năng năng suất khác nhau. Cơ sở dữ liệu được sử dụng bao gồm 560 dữ liệu về năng suất bắp lai, tổng sinh khối khô và hấp thu dưỡng chất. Kết quả cho thấy năng suất bắp lai (ẩm độ 15,5%) được trồng trên đất phù sa An Phú – An Giang vụ Đông Xuân dao động từ 4.210 đến 13.826 kg/ha so với mức trung bình là 9.850 kg/ha. Mô phỏng dữ liệu đất An Phú – An Giang theo mô hình QUEFTS với năng suất hạt gia tăng tuyến tính khi dưỡng chất NPK hấp thu theo thứ tự là 23,6 kg N, 3,73 kg P và 14,5 kg K trên 1 tấn hạt, khi năng suất hạt đạt khoảng 60-70% tiềm năng năng suất. Ước tính năng suất cuối cùng là trung bình năng suất được tính cho các cặp dưỡng chất từ phương trình đường cong parabola là 7.657 kg/ha. Hiệu quả hấp thu dưỡng chất đạt mức tối ưu (IE) (42,4 kg hạt/kg N, 268kg hạt/kg P và 69,0 kg hạt/kg K) khi năng suất gia tăng đến 7 tấn/ha.

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và chất lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long

Vũ Tiến Khang, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Trương Thị Kiều Liên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất lúa và chất lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Đông Xuân 2016-17, Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018. Các nghiên cứu áp dụng phân hữu cơ có kết hợp phân hóa học, trong đó đặc biệt là phân đạm được giảm từ 20-100% thay thế bằng phân hữu cơ. Các nghiên cứu đã đánh giá về năng suất, chất lượng lúa gạo, cũng như so sánh hiệu quả của các mô hình canh tác so với đối chứng bón hoàn toàn phân hóa học (100% NPK) theo khuyến cáo hoặc mô hình là của nông dân. Kết quả các nghiên cứu cho thấy khi thay thế phân hóa học (đạm) từ 30-60% nhờ vào phân hữu cơ đã cho kết quả năng suất lúa và hiệu quả kinh tế gia tăng cao hơn so với áp dụng hoàn toàn phân hóa học theo khuyến cáo và canh tác theo nông dân. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy khi áp dụng phân hữu cơ có giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt lúa tại thời điểm thu hoạch. Thường đất giàu chất hữu cơ, hoạt động VSV mạnh thì tốc độ phân giải của đất nhanh và độ bền vững của thuốc kém đi. Do vậy trong thực tiễn nông nghiệp để giảm tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chúng ta thiên về biện pháp bón nhiều phân hữu cơ phân giải nhanh để tăng cường sinh tính cho đất.

Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang

Lê Văn Dang, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện trên đất liếp trồng bưởi Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang nhằm mục tiêu: khảo sát hiệu quả của sử dụng phân hữu cơ tại các nông hộ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất bưởi Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang. Hai nhóm vườn, gồm có bónphân hữu cơ (trung bình 1,71 tấn/ha) và không bón phân hữu cơ, có tính tương đồng về kỹ thuật canh tác và độ tuổi cây (3-5 năm tuổi) được chọn trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất trồng bưởi của hai nhóm vườn không có sự khác biệt về sa cấu, pH, EC và Na trao đổi. Tuy nhiên, các vườn trồng bưởi bón phân hữu cơ có sự gia tăng khả năng trao đổi cation (CEC), hàm lượng chất hữu cơ, lân hữu dụng Bray-2, K, Ca và Mg trao đổi trong đất. Năng suất trái bưởi của nhóm vườn có bón phân hữu cơ đạt năng suất trung bình 10,7 tấn/ha cao hơn khác biệt so với nhóm vườn trồng bưởi không có bón phân hữu cơ (7,2 tấn/ha).

Khảo sát ảnh hưởng của một số tính chất hóa học đất lên sự hiện diện của nấm rễ nội cộng sinh trong đất trồng lúa tại tỉnh Hậu Giang

Phạm Thị Hải Nghi, Đỗ Thị Xuân, Diệp Quỳnh Uyên, Trang Thị Hồng Đoan, Lê Thị Yến Phi, Nguyễn Phúc Tuyên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự hiện diện của nấm rễ nội cộng sinh (arbuscular mycorrhiza, AM) trong rễ và đất vùng rễ cây lúa và đánh giá ảnh hưởng một số đặc tính hóa học đất lên sự hiện diện của nấm AM trong đất cũng như trong rễ lúa tại các huyện thuộc tỉnh Hậu Giang. Ba mươi mẫu rễ và 30 mẫu đất vùng rễ được thu khi cây lúa được 50- 60 ngày tuổi để phân tích. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các mẫu rễ đều có sự xâm nhiễm của nấm rễ AM (7- 68%) và có sự hiện diện của bào tử trong mẫu đất. Bào tử thuộc chi Glomus và Acaulospora là hai chi nấm rễ hiện diện phổ biến trong đất trồng lúa. Thêm vào đó tỉ lệ xâm nhiễm của nấm AM có tương quan thuận với giá trị pH đất (r = 0,85*), tương quan nghịch với giá trị EC (r= -0,72*), hàm lượng hất hữu cơ (r = -0,83*) và đạm tổng số trong đất (r = -0,67*). Không có sự tương quan giữa số lượng bào tử của nấm rễ AM với các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm AM trong rễ lúa bị ảnh hưởng bởi một số tính chất hóa học của đất trồng lúa. Tuy nhiên, sự hiện diện của bào tử nấm AM không bị ảnh hưởng của một số tính chất hóa học đất trồng lúa tại tỉnh Hậu Giang.

Hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất trong cải thiện đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn

Đặng Duy Minh, Trần Bá Linh, Châu Minh Khôi, Trần Anh Đức
Tóm tắt | PDF
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai do biến đổi khí hậu và tác động của xâm nhập mặn. Quản lý tổng hợp đất đai và cây trồng để đảm bảo nền nông nghiệp được thích ứng là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này được triển khai trên nền đất canh tác lúa 3 vụ, bị nhiễm mặn ở huyện U Minh Thượng và Thạnh Phú của hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các chế phẩm cải tạo đất bao gồm phân hữu cơ sản xuất từ bã bùn mía (PHC), than sinh học (biochar) và phân silic được sử dụng nhằm mục tiêu duy trì chất lượng đất và năng suất lúa. Bón than sinh học 10 tấn/ha/vụ cải thiện có ý nghĩa về hàm lượng đạm hữu dụng (18,7 mg N/kg) và chất hữu cơ trong đất, trong khi bón PHC 5 tấn/ha/vụ chỉ có hiệu quả lên sự sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức đối chứng và bón phân silic. Năng suất lúa của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt ý nghĩa qua một vụ thí nghiệm. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả lưu tồn của biochar và compost lên năng suất của cây trồng ở vùng được dự báo bị khô hạn và nhiễm mặn trong tương lai.

Cải thiện năng suất lúa OM5451 trên vùng đất phèn nặng thông qua sử dụng phân urea humate, kali humate và phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát tại Hậu Giang

Tất Anh Thư, Võ Quang Minh, Đỗ Văn Hoàng, Bùi Triệu Thương
Tóm tắt | PDF
Nhằm mục tiêu thay đổi tập quán canh tác lúa theo kiểu truyền thống (sử dụng phân bón thông thường, không cân đối, sạ dày) của nông dân tại vùng đất phèn canh tác 2 vụ lúa/năm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mô hình canh tác theo phương pháp canh tác cải tiến (mô hình cải tiến) sử dụng phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát, urea humate, kali humate và giảm lượng giống gieo sạ được thực hiện qua hai vụ lúa (Đông Xuân 2018 – 2019 và Hè Thu 2019) với diện tích 3000 m2/mô hình.  Kết quả cho thấy mô hình cải tiến có pHH20 cao hơn, hàm lượng lân hữu dụng trong đất tăng, hàm lượng Al3+ và H+ giảm thấp so với mô hình đối chứng. Năng suất lúa mô hình cải tiến đạt 6,19 tấn/ha cao hơn so với mô hình đối chứng (5,67 tấn/ha) ở vụ Đông Xuân. Ở vụ canh tác tiếp theo (vụ Hè thu) chưa có sự khác biệt về năng suất lúa giữa mô hình cải tiến (5,57 tấn/ha) và mô hình đối chứng (5,05 tấn/ha). Mô hình cải tiến đã giúp nông dân tiết kiệm được 30% lượng giống gieo sạ, 50% lượng phân đạm và lân, lợi nhuận thu được cao hơn đối chứng từ 5,5 triệu đồng/ha  (vụ Đông Xuân) và 3,9 triệu đồng/ha vụ Hè Thu.

Khảo sát khả năng kích thích nảy mầm và sinh trưởng rau muống của một số dòng vi khuẩn cố định đạm và tổng hợp IAA

Le Thi Xa, Nguyễn Khởi Nghĩa, Đỗ Thành Luân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng kích thích nảy mầm và sinh trưởng lên rau muống của 8 dòng vi khuẩn cố định đạm và tổng hợp IAA ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Khả năng kích thích nảy mầm được đánh giá bằng cách ngâm hạt rau muống với dung dịch vi khuẩn (~106 cfu/mL) trong 4 giờ, sau đó chuyển hạt sang đĩa petri có giấy lọc ẩm và ống nghiệm chứa 10 mL agar 1%. Thí nghiệm nhà lưới được bố trí với 5 dòng vi khuẩn được chủng vào đất kết hợp giảm 25% và 50% phân đạm khuyến cáo. Kết quả cho thấy 5 trong tổng số 8 dòng vi khuẩn giúp gia tăng tỷ lệ nảy mầm hạt cao hơn có ý nghĩa (p

Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Lê Phước Toàn, Nguyễn Bảo Vệ, Nguyen Kim Quyen, Lâm Văn Thông, Trần Ngọc Hữu, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Văn Dũng, Trịnh Quang Khương
Tóm tắt | PDF
Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) là một phương pháp được ứng dụng trong bón phân phù hợp với nhu cầu của cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên 08 địa điểm và qua 03 mùa vụ, từ năm 2016-2018. Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá đáp ứng năng suất lúa đối với NPK và xây dựng công thức phân bón trên các nhóm đất chính trồng lúa ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy lượng phân N cho lúa được khuyến cáo đối với nhóm đất phù sa là 85-95 kgN ha-1, trong khi đối với nhóm đất phèn và nhiễm mặn, lượng đạm được khuyến cáo là 70-80 kgN ha-1. Lượng phân lân và lượng phân kali được đề xuất theo thứ tự là 30 - 45kg P2O5 ha-1 và 25 - 35kg K2O ha-1.

Ảnh hưởng của bã cà phê tươi lên sinh trưởng, năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất phèn (Thionic Fluvisols) từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới

Châu Thị Anh Thy, Nguyễn Khởi Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bã cà phê (BCP) tươi lên sinh trưởng và năng suất lúa, đặc tính hóa và sinh học đất trong điều kiện nhà lưới. Lúa được trồng trên đất phèn thu thập từ Phụng Hiệp, Hậu Giang với 4 lặp lại và 8 nghiệm thức gồm đối chứng (không bón phân), BCP 0,5%, 1%, 2%, 3%, 4% và 5% (w/w) kết hợp 50% phân hóa học và phân hóa học (100N-60P2O5-30K2O). Các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, pH, EC và mật số vi sinh vật đất được thu thập. Kết quả đánh giá ở vụ 2 sau khi BCP được bón 1 lần duy nhất trong đầu vụ 1 cho thấy mặc dù các nghiệm thức bón BCP 1%, 4% và 5% kết hợp 50% phân khuyến cáo có sinh trưởng và năng suất lúa thấp hơn so với nghiệm thức bón phân hóa học, nhưng giúp gia tăng mật số vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân trong đất. Trong đó, nghiệm thức bón 1% BCP có trọng lượng hạt chắc/chậu cao hơn các nghiệm thức bón BCP còn lại. Như vậy, việc bón BCP tươi 1% (w/w) kết hợp 50% lượng phân hóa học giúp kích thích sinh trưởng và tăng năng suất lúa, đồng thời giúp cải thiện đặc tính sinh học đất phèn và có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ sạch cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

Hiệu quả của phân NPK-TE sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) trồng trên đất phù sa tại Cần Thơ

Lâm Văn Thông, Lê Công Nhất Phương, Đỗ Đỗ Bá Tân, Nguyễn Văn Khán, Nguyễn Hoàng Châu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân NPK-TE sinh học đến sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện bón giảm phân. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 2 vụ liên tiếp Đông Xuân 2018-2019 và Hè Thu 2019 trên đất phù sa bồi tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 9 nghiệm thức: (NT1) bón 100%NPK phân đơn (80N-60P2O5-50K2O kg/ha-khuyến cáo của CLRRI), (NT2) bón 100%NPK phân đơn (80N-13P2O5-13K2O kg/ha-đối chứng), (NT3) bón 100% NPK-TE sinh học 30-5-5 (80N-13P2O5-13K2O kg/ha), (NT4) bón 80%NPK của  NT1, (NT5) bón 80% NPK của NT2, (NT6) bón 80%NPK của NT3, (NT7) bón 60%NPK của NT1, (NT8) bón 60%NPK của NT2, (NT9) bón 60%NPK của NT3. Bón giảm 40% phân NPK-TE sinh học giúp duy trì được chiều cao, số chồi của lúa so với bón phân theo khuyến cáo. Bên cạnh đó, bón phân NPK-TE sinh học có thể duy trì được thành phần năng suất và năng suất lúa trong điều kiện bón giảm 20-40% so với khuyến cáo.  

Hiệu quả của phân bón urea humate kết hợp phân bón vi sinh lên sinh trưởng và năng suất lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Tất Anh Thư, Bùi Triệu Thương, Nguyễn Khởi Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón urea humate kết hợp chế phẩm vi sinh NPISi đến sinh trưởng và năng suất lúa, góp phần giảm liều lượng phân bón hóa học và lượng giống lúa gieo sạ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với hai kỹ thuật canh tác tương ứng 2 nghiệm thức (1/ Áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống, công thức phân bón 127N– 89P2O5 – 23K2O kg/ha, sử dụng urea thông thường và sạ dày; 2/ Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, với công thức phân bón 50N – 30P2O5 – 30K2O, sử dụng urea humate, kết hợp chế phẩm vi sinh, sạ thưa). Kết quả cho thấy việc sử dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm vi sinh NPISi, giảm 60% N, 66 % P205 và 35% lượng giống gieo sạ nhưng vẫn cho năng suất tương đương và không khác biệt thống kê so với với năng suất lúa ở ruộng đối chứng nông dân (5,30 tấn /ha ruộng thí nghiệm và 5,44 tấn/ha ruộng nông dân). Mặt khác, ruộng thí nghiệm có tổng lợi nhuận cao hơn so với ruộng nông dân (3 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng hữu dụng và mật số vi sinh vật đất (nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn) ở ruộng thí nghiệm cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ruộng nông dân.

Xu hướng nghiên cứu phát triển phân bón mới trong nông nghiệp

Lê Công Nhất Phương, Văn Tiến Thanh, Lâm Văn Thông
Tóm tắt | PDF
Đất trồng trọt có giới hạn, do vậy an ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc vào nỗ lực tập trung để cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất của các loại cây lương thực, trong đó phân bón đóng vai trò chính. Ngành phân bón liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân bón mới để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng và địa điểm chuyên biệt, tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng và giảm thiểu tác động của môi trường, tập trung 4 nhóm chính bao gồm (1) Phân bón có tăng cường trung (Ca, Mg, S) và vi lượng (Zn, B) để đáp ứng tình trạng thiếu hụt các nguyên tố trung vi lượng của cây trồng ngày càng nhiều; (2) Phân bón chậm phóng thích và phóng thích có kiểm soát, phân bón có bổ sung chất ổn định đạm; (3) Phân bón có bổ sung các chất có hoạt tính sinh học và (4) Phân bón hòa tan hoàn toàn – phân bón lỏng cho bón tưới và phun qua lá. Cùng với xu thế đó công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã và đang nghiên cứu phát triển nhiều dòng phân bón mới giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, trong đó có dòng phân bón khoáng sinh học như N.Humate TE 35,7 (35% N; 7% Humic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm), N.Humate TE 28,5 (28% N; 5% Humic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm), Đạm sinh học TE (32% N; 5% Fulvic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm) và NPK TE Sinh học 30-5-5 (30% N; 5% P2O5; 5% K2O; 2% HA; 2% FA; 200 ppm Zn; 100 ppm B).

Hiệu quả sử dụng phân đạm sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) trên nền đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Công Nhất Phương, Đỗ Đỗ Bá Tân, Nguyễn Văn Khán, Nguyễn Hoàng Châu, Lâm Văn Thông
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân Đạm sinh học (ĐSH) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa canh tác trên hai nhóm đất phù sa bồi tại thành phố Cần Thơ và phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè Thu 2018 trên nhóm đất phù sa tại thành phố Cần Thơ và Hè Thu 2019 trên nhóm đất phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ (split-plot) với ba lần lặp lại. Trong đó, lô phụ có 2 dạng phân đạm (N) gồm (i) Đạm Cà Mau (ĐCM)-đối chứng và (ii) Đạm sinh học và lô chính có 3 mức độ bón phân N gồm 60, 80 và 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức bón 60 và 80%N của phân ĐSH khác biệt không có ý nghĩa thống kê đến chiều cao, số chồi, chỉ số diệp lục tố (SPAD) và năng suất lúa trên cả 2 nhóm đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng, đồng thời bón giảm 20%N của phân ĐSH giúp duy trì năng suất lúa tương đương so với nghiệm thức đối chứng bón 100%N của phân ĐCM. Cần khuyến cáo sử dụng phân ĐSH cho cây lúa trên nhóm đất phù sa bồi và phàn tiềm tàng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Ứng dụng mô hình CERES-Maize mô phỏng năng suất bắp lai trồng trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Ngọc Khánh, Trần Văn Dũng, Tất Anh Thư, Nguyễn Văn Quí, Trần Hoài Tâm
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là hiệu chỉnh và thẩm định mô hình CERES-Maize và mô phỏng đáp ứng của sinh trưởng và năng suất bắp với bón phân đạm và phân hữu cơ trên đất phù sa. Các thí nghiệm được thực từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2016 tại Bộ môn Khoa học đất, Trường Đại học Cần Thơ nhằm thu thập số liệu cho hiệu chỉnh và thẩm định mô hình. Kết quả hiệu chỉnh và thẩm định cho thấy sự nhất quán cao giữa dữ liệu mô phỏng và quan sát, thể hiện qua các thông số thống kê đối với năng suất (EF:0,85 – 0,99; RMSE:181,49 – 669,71 kg/ha; nRMSE: 3,87 – 12,13 %); sinh khối (EF:0,97 – 0,98; RMSE:672,91 – 942,80 kg/ha;nRMSE: 8,01 – 10,39 %) và số lá trên cây (EF: 0,90 – 0,95; nRMSE: 7,81 – 12,04 %). Trong khi đó chỉ số diện tích lá mô phỏng được đánh giá ở mức khá tốt (EF: 0,69 – 0,82 và nRMSE: 15,65 – 20,47 %). Nhiệt độ tối đa và lượng mưa là các thông số có độ nhạy cao nhất

Đánh giá thích nghi đất đai cho các mô hình canh tác lúa tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Trần Văn Dũng, Vũ Văn Long, Đỗ Đỗ Bá Tân
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng đất đai và phân vùng thích nghi của các mô hình canh tác lúa tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp theo FAO (1976) được sử dụng để đánh giá thích nghi tự nhiên và phân hạng thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất (S1, S2, S3 và N). Kết quả nghiên cứu cho thấy TP. Vị Thanh có 7 nhóm đất chính: nhóm đất xáo trộn (Anthropic-Regosols) có diện tích 5.371,42 ha (45,19%), đất phù sa có tầng nhiều mùn (Mollic-Gleysols) có diện tích 2,630 ha (22,13%), đất phù sa trung tính ít chua Eutric-Gleysols có diện tích 1.814 ha (15,26%), phèn tiềm tàng nông (Epi-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 1.458 ha (12,27%), phèn hoạt động nông (Epi-Orthi Thionic-Gleysols) có diện tích 238 ha (2,00%), phèn hoạt động trung bình (Endo-OrthiThionic-Gleysols) có diện tích 203 ha (1,71%) và đất phèn tiềm tàng trung bình (Endo-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 172 ha (1,44%). Thành phố Vị Thanh có 11 đơn vị đất được phân thành 5 vùng thích nghi đất đai I, II, III, IV và V. Có 4 kiểu sử dụng đất gồm: lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, 2 lúa-1 màu và lúa-cá. Nhìn chung, tất cả các vùng thích nghi I, II, III, IV và V đều thích nghi trung bình (S2) đến thích nghi cao (S1) cho các kiểu sử dụng đất.

Đặc tính hình thái và hóa, lý của phẫu diện đất phèn canh tác khóm tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nguyễn Quốc Khương, Phan Chí Nguyện, Trần Bá Linh, Lê Vĩnh Thúc, Lê Phước Toàn, Lê Lý Vũ Vi, Trần Chí Nhân, Lý Ngọc Thanh Xuân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự xuất hiện tầng phèn, vật liệu sinh phèn và độ phì nhiêu đất để hướng đến cung cấp dưỡng chất phù hợp cho cây khóm tại Vị Thanh. Đặc tính hình thái đất mô tả ở đồng ruộng và mẫu đất thu theo tầng phát sinh để phân tích đặc tính hóa, lý. Mô tả hình thái cho thấy hai phẫu diện đất tại Tân Tiến thuộc đất phèn hoạt động nông (35-70 cm) và tiềm tàng nông (30-75 cm) trong khi hai phẫu diện đất tại Hỏa Tiến thuộc đất phèn tiềm tàng, với vật liệu sinh phèn xuất hiện sâu (>75 cm). pHKCl đất tầng canh tác thấp (< 4,0). Hàm lượng độc chất Al3+ < 5 meq 100 g-1 và Fe2+

Hình thái và tính chất lý hóa học đất lập liếp chuyên cây ca cao và ca cao xen dừa ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

Võ Hoài Chân, Trần Huỳnh Khanh, Trần Văn Dũng, Lê Phước Toàn, Tất Anh Thư
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trên một số địa điểm đất lập liếp điển hình tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre (CTBT). Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu hóa - lý đất. Đất lập liếp tại 2 mô hình canh tác (Cacao xen dừa: CTBT01, và Cacao: CTBT02). Đất lập liếp khảo sát thuộc nhóm đất Gleyic ANTHROSOLS (theo phân loại WRB), có sa cấu sét pha thịt, 2 phẫu diện đất đều có tầng chứa vật liệu sinh phèn (Cr) xuất hiện ở độ sâu > 60 cm tại điểm CTBT02 (tầng pyrite có màu 2.5YR2/1) và > 75 cm tại điểm CTBT01 (tầng pyrite có màu Gley1 4/10Y) cách lớp đất mặt. Tất cả 2 phẫu diện đất lập liếp  đều có giá trị pHH2O tầng mặt trung bình (4,91-5,88), chất hữu cơ thấp (2,36-2,76%C), N tổng số thấp (0,168-0,189% N), P tổng sổ tại điểm CTBT01 giàu (0,253%P2O5), trung bình tại điểm CTBT02 (0,091%P2O5), Ktđ trung bình (1,26-1,53meq/100g K2O). Pdt, Mgtđ và CEC trên đất liếp trồng ca cao xen dừa cho giá trị cao hơn đất chuyên ca cao.

Cải thiện hóa học đất và năng suất lúa trồng trên đất phù sa nhiễm mặn bằng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.)

Nguyễn Minh Đông, Nguyễn Đỗ Châu Giang
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của trồng cây chịu mặn (điên điển mấu: Sesbania rostrata L.) trên cải thiện các đặc tính bất lợi của đất phù sa trồng lúa nhiễm mặn và năng suất lúa. Thí nghiệm trong chậu (đựng 10 kg đất khô) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), với 3 nghiệm thức ngập mặn nhân tạo (0‰, 3‰, 6‰) đất lúa và 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Giống lúa OM7347 được trồng theo sau vụ trồng cây điên điển. Kết quả cho thấy trồng điên điển mấu giúp cải thiện ý nghĩa hóa học đất lúa nhiễm mặn: giảm 12,2%-17,7% ECe, giảm 11,4%-19,5% Na+ trao đổi, giảm ý nghĩa trị số SAR và ESP, tăng ý nghĩa hàm lượng Ca2+ trao đổi trong đất. Sinh trưởng, sinh khối và hấp thu dưỡng chất (Mg2+, N, P2O5, K2O) của điên điển mấu bị ảnh hưởng nhẹ khi có sự gia tăng độ mặn của đất. Tuy nhiên, sự tích lũy proline và hấp thu Na+ và Ca2+ cũng gia tăng theo sau các mức độ ngập mặn đất. Kết quả cũng cho thấy trồng điên điển mấu (S. rostrata L.) trên đất ngập mặn 0‰ và 3‰ giúp cải thiện ý nghĩa các thành phần năng suất lúa và vì vậy giúp năng suất lúa vụ sau được cải thiện tốt hơn so với không trồng cây.