Ngày xuất bản: 31-12-2013
Công nghệ
ĐIềU KHIểN CHốNG LắC Hệ CầN CẩU CONTAINER Có Bù MA SáT
Tóm tắt
|
PDF
Trong bài báo này, một phương thức điều khiển chống lắc cho cần cẩu container đang được sử dụng để vận chuyển container tại các cảng container được phát triển. Mục tiêu điều khiển là di chuyển container đến vị trí mong muốn và ngăn chặn việc dao động ngang của container trong quá trình di chuyển với sự tồn tại của lực ma sát. Trong nghiên cứu này, hệ số ma sát được ước tính bằng phương pháp bình phương cực tiểu hồi qui (RLS), và lực ma sát được tích hợp trong luật điều khiển phi tuyến. Luật điều khiển phi tuyến đảm bảo sự ổn định tiệm cận của hệ điều khiển vòng kín. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm xác nhận tín hiệu quả của thuật toán đề xuất.
ĐáNH GIá KHả NăNG SINH KHí CủA Mẻ Ủ YếM KHí BùN ĐáY AO NUÔI Cá TRA THÂM CANH VớI RƠM SAU Ủ NấM
Tóm tắt
|
PDF
Hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long lượng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh và rơm sau ủ nấm là những nguồn thải giàu nitơ và cacbon đưa vào môi trường với số lượng lớn. Thí nghiệm ủ yếm khí theo mẻ hỗn hợp bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh và rơm sau ủ nấm được tiến hành nhằm khảo sát khả năng sinh khí biogas trong điều kiện phòng thí nghiệm với bình ủ 20 L. Phối trộn hai loại nguyên liệu dựa trên tỷ lệ C:N, đồng thời kiểm tra tỷ lệ COD:N:P tối ưu cho hoạt động của hệ vi khuẩn yếm khí trong mẻ ủ. Thể tích khí biogas và phần trăm khí thành phần (CH4, CO2, khí khác) được đo đạc 4 ngày/lần trong suốt 60 ngày thí nghiệm, với 5 nghiệm thức được phối trộn từ hai loại nguyên liệu, cùng với 1 nghiệm thức đối chứng (chỉ ủ bùn đáy ao cá tra thâm canh). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ như nhiệt độ phòng, pH, độ kiềm của mẻ ủ được ghi nhận hàng ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi phối trộn hai loại nguyên liệu bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh và rơm sau ủ nấm, khả năng sinh khí biogas tăng tỉ lệ thuận với tỷ lệ C:N của mẻ ủ. So với nghiệm thức đối chứng, thể tích sinh khí tăng lần lượt là 126,6%, 151,3%, 171,8%, 213,5% và 298.6% tương ứng với các nghiệm thức có tỷ lệ C:N là 20:1, 25:1, 30:1, 35:1 và 40:1.
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BÁNH TRÁNG BẰNG BỂ USBF
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải chế biến bánh tráng bằng bể USBF quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm xử lý trực tiếp nước thải (sau khi bổ sung dưỡng chất) cho hiệu suất loại bỏ BOD5 và COD rất cao (91% và 92%), tuy nhiên một số chỉ tiêu của nước thải đầu ra chưa đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT. Nếu nước thải chế biến bánh tráng được tiền xử lý bằng Polyaluminium Chloride để giảm bớt lượng SS và chất hữu cơ, hiệu suất loại bỏ BOD5 và COD lần lượt 98% và 97,2%, nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/ BTNMT (cột A). Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để xử lý nước thải của Xí nghiệp Bánh tráng Xuất khẩu thuộc Công ty Lương thực Tiền Giang. Nồng độ các chất ô nhiễm chủ yếu (SS, BOD5, COD, TKN và Pt) của nước thải xí nghiệp sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A).
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 1993 - 2010
Tóm tắt
|
PDF
Giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn cấp tỉnh cũng còn một số bất cập như: chồng chéo và chưa thống nhất làm hạn chế đến vai trò của mỗi loại quy hoạch đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở tỉnh Vĩnh Long là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa có sự thống nhất về không gian, thời gian. Nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng co? nhiê?u sư? kha?c nhau ở hệ thống quy hoạch. Các chỉ tiêu sử dụng đất của cùng một giai đoạn được xác định trong hai loại quy hoạch không thống nhất, còn nhiều mâu thuẫn với nhau. Trong quá trình tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cho thấy mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thể hiện sự bất cập qua cách thức quản lý, thực hiện quy hoạch của hai loại quy hoạch là rất khác nhau. Sự bất cập này được thể hiện ở việc phối hợp giữa cơ quan Tài nguyên và Môi trường với cơ quan Xây dựng ở Vĩnh Long chưa chặt chẽ dẫn đến hiê?u qua? sư? du?ng đâ?t đai thâ?p.
CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN ĐẠM TRONG RỪNG NGẬP MẶN TẠI CỒN ÔNG TRANG, TỈNH CÀ MAU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 vị trí phân bố của Mắm trắng, Đước đôi và Vẹt tách. Kết quả cho thấy nhiệt độ, pH và Eh đất vào mùa mưa dao động từ 28,200C - 28,240C; 7,10 - 7,38 và -176 - 60 mV và vào mùa khô dao động từ 28,680C - 28,740C; 6,62 - 7,05 và -161 - 79 mV. Điểm nghiên cứu Đước đôi có hàm lượng đạm tổng cao (0,20% ± 0,018 vào mùa mưa và 0,18% ± 0,014 vào mùa khô) và N-NH4+ trong đất dao động 26,80 mg/kg ± 4,79 vào mùa mưa và 11,43mg/kg ± 2,98 vào mùa khô. N-NO3- có giá trị cao ở điểm nghiên cứu Vẹt tách (1,37 mg/kg 0,15 vào mùa mưa và 0,48 mg/kg ± 0,14 vào mùa khô). Nhiệt độ nước mùa mưa từ 27,20oC - 27,30oC; pH 7,02 - 7,21; DO dao động 2,78 mg/L - 2,87 mg/L và độ mặn 19,30? - 19,40?. Mùa khô dao động từ 27,76oC - 27,84oC; 7,17 - 7,38; 3,22mg/L - 3,42 mg/L và 29,12? - 29,26?. Hàm lượng N-NH4+ trong nước cao ở điểm nghiên cứu Đước đôi (0,360 mg/L ± 0,026 vào mùa mưa và 0,176 mg/L ± 0,012 vào mùa khô). Hàm lượng N-NO3- trong nước cao ở nơi phân bố Vẹt tách (0,022 mg/L ± 0,004 vào mùa khô).
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG NHIỆT HUỲNH QUANG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CHIẾU XẠ Ở VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu hiện tượng nhiệt huỳnh quang cho thấy tiềm năng ứng dụng hiện tượng này trong lĩnh vực phóng xạ và đặc biệt là trong việc xác định mẫu chiếu xạ ở Việt Nam. Xác định đúng liều chiếu sẽ kiểm chứng được tính an toàn của sản phẩm chiếu xạ trên thị trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Bài viết này nêu ra cơ sở của việc xác định mẫu chiếu xạ trên thiết bị nhiệt huỳnh quang nhằm đánh giá đầy đủ hơn về khả năng ứng dụng của hiện tượng nhiệt huỳnh quang trên thực tế.
ĐáNH GIá Sự Ô NHIễM TRÊN RạCH SANG TRắNG QUA Sự PHÂN Bố CủA ĐộNG VậT ĐáY
Tóm tắt
|
PDF
Việc nghiên cứu sự phân bố của động vật đáy trên rạch Sang Trắng được tiến hành hai đợt vào cuối mùa mưa và giữa mùa khô nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng nước trên thủy vực bị ô nhiễm do nước thải khu công nghiệp ở Cần Thơ. Kết quả đã phát hiện được 28 loài động vật đáy thuộc 15 họ, trong đó lớp Bivalvia và Gastropoda có số loài nhiều nhất. Loài Limnodrilus hoffmeisteri luôn xuất hiện trên các điểm khảo sát với mật độ cao, thể hiện tình trạng ô nhiễm hữu cơ luôn diễn ra ở rạch Sang Trắng. Điểm số ASPT thấp thể hiện môi trường trên rạch Sang Trắng bị ô nhiễm từ mức độ khá cho đến nặng.
PHÂN LỚP ẢNH VỚI GIẢI THUẬT GIẢM GRADIENT NGẪU NHIÊN ĐA LỚP
Tóm tắt
|
PDF
Trong bài này, chúng tôi trình bày giải thuật mới, giảm gradient ngẫu nhiên (Multiclass Stochastic Gradient Descent - MC-SGD), cho phân lớp hiệu quả dữ liệu ảnh đa lớp. Tập dữ liệu ảnh biểu diễn ảnh bằng mô hình túi từ (Bag-of-Words - BoW) sử dụng các nét đặc trưng không đổi với những biến đổi tỉ lệ (Scale-Invariant Feature Transform - SIFT), dựa trên đặc trưng cục bộ, không bị thay đổi trước những biến đổi tỉ lệ ảnh, tịnh tiến, phép quay, không bị thay đổi một phần đối với phép biến đổi hình học affine (thay đổi góc nhìn) và mạnh với những thay đổi về độ sáng, sự nhiễu và che khuất. Chúng tôi đề nghị một giải thuật phân lớp đa lớp mới, giảm gradient ngẫu nhiên MC-SGD, cho phép phân lớp hiệu quả dữ liệu có số chiều lớn thu được từ bước biểu diễn ảnh. Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu thực cho thấy giải thuật MC-SGD phân lớp nhanh, chính xác hơn khi so sánh với giải thuật máy học véc tơ hỗ trợ (Support Vector Machines - SVM) sử dụng hàm nhân phi tuyến (Radial Basis Function - RBF).
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH - NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM KIỂU TÚI Ủ MỚI HDPE
Tóm tắt
|
PDF
Nhằm giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật và tài chính của hầm ủ biogas, nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát khả năng ứng dụng túi ủ HDPE tại các hộ nông dân ở ĐBSCL. Tổng cộng 3 túi ủ HDPE và 1 túi ủ PE được lắp đặt tại 4 hộ dân ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long để xử lý chất thải chăn nuôi heo. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của túi HDPE tin cậy trong khoảng 70 ữ 85%, so sánh giữa túi HDPE và túi PE về xử lý chất thải có sự chênh lệch không đáng kể. Độ bền của túi HDPE cao hơn túi PE do được thiết kế từ tấm vải địa kỹ thuật, khi lắp đặt túi HDPE cũng dễ dàng và nhanh hơn so với túi PE, túi HDPE có thể nhanh chóng khắc phục khi có sự cố. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, túi biogas HDPE có hiệu suất xử lý tốt, có độ bền cao, có giá thành phù hợp với hộ dân mở ra cơ hội cho người chăn nuôi tiếp cận với công nghệ biogas.
ĐIỀU KHIỂN CÂN BẰNG CON LẮC NGƯỢC SỬ DỤNG THUẬT TOÁN PD MỜ
Tóm tắt
|
PDF
Bài báo trình bày phương pháp điều khiển thời gian thực cho hệ thống con lắc ngược với bộ điều khiển Fuzzy PD (Fuzzy Proportional-Derivative Controller). Cấu trúc điều khiển thông minh Fuzzy PD được tổ chức dưới dạng hai bộ điều khiển PD có nhiệm vụ cải thiện đáp ứng của hệ thống và hai bộ điều khiển Fuzzy giữ vai trò chính trong việc điều khiển con lắc cân bằng xung quanh một vị trí xác định. Ngoài ra, giải thuật điều khiển kinh điển PID (Proportional-Integral-Derivative Controller) cũng được xây dựng và áp dụng vào mô hình thật nhằm có được sự đánh giá về chất lượng điều khiển hệ thống với hai bộ điều khiển khác nhau. Kết quả thực nghiệm trên mô hình cho thấy, đáp ứng của hệ thống với bộ điều khiển Fuzzy PD cho kết quả tốt hơn bộ điều khiển PID. Với giải thuật điều khiển thông minh, con lắc có khả năng được điểu khiển cân bằng tại một vị trí xác định trong khi đó hệ con lắc bị dao động quanh điểm đặt với giải thuật điều khiển kinh điển. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát triển một hệ giao diện giúp giám sát hệ thống trong quá trình hoạt động.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRONG CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá lượng chất thải nguy hại phát sinh từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất thải rắn nguy hại phát sinh bao gồm giấy chiếm 1%; bao nilon 2%; thủy tinh - kim loại 23% và chai nhựa 74%. Trung bình lượng chất thải rắn nguy hại khoảng12,8 kg/ha/năm; trong đó thải bỏ quanh ruộng chiếm 52%, tái chế đạt 30% và đốt 18%. Kết quả xây dựng mô hình quản lý chất thải quy mô hộ gia đình cho thấy, tỷ lệ tái chế đạt 53% tổng lượng phát thải, mô hình góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Để giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh, cần thường xuyên tập huấn sử dụng thuốc đúng phương pháp; xã hội hóa công tác thu gom và nghiên cứu qui trình xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
VAI TRÒ CỦA BỒN BỒN TRONG HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH TUẦN HOÀN KÍN
Tóm tắt
|
PDF
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm ngang có trồng cây và không trồng cây trong việc làm sạch nước thải nuôi cá Tra thâm canh. Khả năng tái sinh, sinh khối và hấp thu dinh dưỡng của Bồn bồn (Typha orientalis L.) được đánh giá trong nghiên cứu này. Các hệ thống xử lý được vận hành với tốc độ tuần hoàn là 200% thể tích nước trong bể cá mỗi ngày. Dinh dưỡng thừa trong nước bể nuôi cá sẽ được làm sạch tại hệ thống đất ngập nước kiến tạo và sau đó được bơm trở lại bể cá. Nồng độ đạm và lân trong nước bể cá vẫn đảm bảo sự phát triển bình thường cho cá Tra trong suốt 4 tháng nuôi không thay nước. Đặc biệt, Bồn bồn đã góp phần loại bỏ 17%N và 33,8%P từ nước thải thông qua quá trình hấp thu vào sinh khối thực vật. Ngoài ra, hiện tượng tảo phát triển và chất nền bị nghẽn chỉ ghi nhận trên hệ thống không trồng cây. Kết quả cho thấy, Bồn bồn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất dinh dưỡng và cải thiện điều kiện hệ thống xử lý theo thời gian.
MA TRẬN KHỐI LƯỢNG NEUTRINO VỚI CẤU TRÚC ZERO TỪ CƠ CHẾ SEESAW VÀ LEPTOGENESIS
Tóm tắt
|
PDF
Chúng tôi nghiên cứu cơ chế seesaw để sinh bảy ma trận khối lượng neutrino với hai phần tử bằng không, các ma trận khối lượng này được đề xuất bởi Frampton, Glashow and Marfatia. Chúng tôi tìm thấy rằng, một khi ma trận khối lượng neutrino Dirac được cho trước, thì trong bảy ma trận khối lượng neutrino nói trên, chỉ có cấu trúc A2 được sinh ra với ba cấu trúc khác nhau của ma trận khối lượng của các Majorana nặng phân cực phải (RHN). Một hệ quả vật lý của cơ chế seesaw đó là các quá trình phân rã phi cân bằng của các RHN tạo ra bất đối xứng số lepton. Nhờ vào quá trình sphaleron, bất đối xứng leptonton chuyển thành bất đối xứng vật chất - phản vật chất của vũ trụ (Baryon Asymmetry of the Universe ? BAU), chúng ta gọi là leptogenesis. Thông qua việc lựa chọn không gian tham số của mô hình thỏa mãn số liệu thực nghiệm ở mức năng lượng thấp, mô hình đã giải thích thành công BAU trong cả hai trường hợp flavored và unflavored leptogenesis. Chúng tôi tìm thấy được miền giá trị tiên đoán của pha vi phạm CP Dirac, , có thể được cố định bởi số liệu thực nghiệm của BAU.
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LƯU NƯỚC ĐẾN HIỆU QUẢ KHỬ CHẤT HỮU CƠ VÀ ĐẶC TÍNH BẨN MÀNG CỦA HỆ THỐNG SPONGE MEMBRANE BIOREACTOR XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA
Tóm tắt
|
PDF
Hệ thống Sponge Membrane Bioreactor (Sponge MBR) sử dụng giá thể dạng bông xốp di động, giá thể chiếm 20% thể tích bể phản ứng, được vận hành ở các thời gian lưu nước (HRT) khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ và đặc tính bẩn màng của hệ thống xử lý nước thải ao nuôi cá tra. Hệ thống sponge MBR được vận hành ở HRT 8, 4 và 2 giờ tương ứng với thông lượng 5, 10 và 20 L/m2.h. Hiệu quả xử lý COD đạt 94% ở HRT 8 và 4 giờ, còn ở HRT 2 giờ chỉ đạt 87%. Kết quả này cho thấy sự thay đổi HRT làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý COD của hệ thống sponge MBR. Ngoài ra tốc độ bẩn màng càng tăng khi HRT càng giảm. Tốc độ bẩn màng được tính toán bằng biến thiên của áp suất chuyển màng (TMP) theo thời gian vận hành hệ thống (kPa/ngày). Các giá thể chuyển động tự do trong bể phản ứng giúp giảm bẩn màng do sự cọ sát làm sạch bề mặt màng và sự bám dính bùn hoạt tính trên bề mặt và bên trong giá thể.
BA HỢP CHẤT FLAVONOID TỪ LÁ Ô MÔI (CASSIA GRANDIS L.F)
Tóm tắt
|
PDF
Từ dịch chiết ethyl acetate của lá Ô môi ở thành phố Cần Thơ, ba hợp chất flavonoid đã được cô lập và nhận danh là astragalin, (-)-epiafzelechin và (-)-epicatechin. Cấu trúc các chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, MS và so sánh với tài liệu đã công bố.
THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỂ USBF XỬ LÝ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ THỦY SẢN
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra một hệ thống xử lý nước thải sơ chế thủy sản với các đặc điểm: nhỏ gọn, hiệu quả, vận hành đơn giản và có thể di chuyển dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sơ chế thủy sản hiện nay. Các kết quả vận hành mô hình ở phòng thí nghiệm cho thấy thời gian lưu nước của bể USBF khả thi nhất về mặt kỹ thuật và kinh tế là 8 giờ với các thông số vận hành như sau: MLVSSthiếu khí = 2773 mg/L, MLVShiếu khí = 2515 mg/L, DOthiếu khí = 0,53 mg/L, DO hiếu khí = 4,18 mg/L. ở thời gian lưu 8 giờ nồng độ các chỉ tiêu theo dõi trong nước thải đầu ra đạt QCVN 11:2008/BTNMT và 40:2011/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý BOD5, COD, SS, TKN, TP lần lượt là 98,2%; 96,68%; 98,8%; 94,18%; 97,83%. Như vậy bể USBF có thể được sử dụng để xử lý nước thải sơ chế thủy sản.
Chăn nuôi
HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM TRÊN GIỐNG LÚA OM4218 ĐƯỢC TRỒNG TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Hai dòng vi khuẩn Azospirillum sp. 6T1 và Azospirillum sp. 25HR được sử dụng chủng cho giống lúa OM4218 trồng trên đất phù sa ở điều kiện đồng ruộng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang để xác định hiệu quả cố định đạm của 02 dòng vi khuẩn này lên cây lúa. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi chủng kết hợp 02 dòng vi khuẩn đã giúp lúa gia tăng chiều cao cây (17,7-20,9%), chiều dài bông (4,9-13,6%), số hạt trên bông (10,2-23,5%), trọng lượng khô thân lá (28,6-57,1%), trọng lượng 1.000 hạt (8,1-8,5%) cao hơn nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn Azospirillum sp. và không bón đạm. ở các nghiệm thức chủng vi khuẩn Azospirillum sp. năng suất lúa cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn và không bón đạm (55,5-55,7%). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, chủng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum sp. cho cây lúa giúp thay thế 50 - 75 kgN/ha.
ẢNH HƯỞNG CỦA NATRISILICATE VÀ CALCISILICATE LÊN TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN TRÊN LÚA OM4900 TRỒNG TRONG CHẬU
Tóm tắt
|
PDF
Silic có rất nhiều chức năng trong sinh học thực vật, đặc biệt là các đáp ứng của thực vật với các điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học hiện diện trong môi trường sống của chúng. Trong điều kiện mặn 2? trong chậu, silic dưới dạng natrisilicate và calcisilicate được bổ sung cho cây lúa giống OM4900 ở các thời điểm 10, 30 và 50 ngày sau khi gieo bằng cách phun hoặc trộn với phân bón. ở từng thời điểm xử lý, liều lượng của natrisilicate và calcisilicate lần lượt là 100 mg và 250 mg cho một chậu. Bổ sung silic có tác dụng tăng cường chiều cao cây ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng trên cây lúa và không gây ảnh hưởng lên sự sinh tổng hợp các sắc tố quang hợp. Cung cấp thêm silic cho cây lúa làm gia tăng số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc góp phần gia tăng năng suất so với đối chứng. Cây lúa được bổ sung silic tích lũy nhiều silic hơn một cách đáng kể trong vỏ trấu đồng thời làm giảm tỷ lệ hạt lem một cách có ý nghĩa. Có một mối tương quan nghịch chặt chẽ (R2 = 0,77) giữa hàm lượng silic trong vỏ trấu và số lượng hạt lem. Vì vậy, nên bổ sung silic cho cây lúa nhằm cải thiện năng suất và quản lý dịch hại.
XáC ĐịNH CHế Độ TIềN Xử Lý NHIệT NGUYÊN LIệU Và NồNG Độ MUốI BAN ĐầU CủA DịCH LÊN MEN ĐếN CHấT LƯợNG DƯA CảI
Tóm tắt
|
PDF
Dưa cải là một trong những sản phẩm truyền thống đặc trưng của ViệtNam. Sản phẩm này được sản xuất ở quy mô hộ gia đình tại các làng nghề với quá trình chần nguyên liệu ở nhiệt độ sôi và thời gian không kiểm soát. Điều này dẫn đến các biến đổi đáng kể về đặc tính cấu trúc và màu sắc của sản phẩm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng kết hợp giữa nhiệt độ và thời gian chần trước khi muối chua cũng như nồng độ muối ban đầu trong dịch lên men đến chất lượng dưa cải theo hướng an toàn thực phẩm. Cải bẹ được tiền xử lý nhiệt bằng cách chần trong nước nóng với điều kiện khác nhau, tại nhiệt độ 60°C, 70°C giữ trong 60, 120 và 180 giây; trong khi đối với nhiệt độ 80°C, 90°C được chần trong thời gian 30, 60 và 90 giây. Sau khi chần, cải bẹ được lên men lactic ở 5 nồng độ muối khác nhau (3,0%, 3,5%, 4,0%, 4,5% và 5,0%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc chần cải bẹ ở 70°C trong thời gian 120 giây giúp sản phẩm có đặc tính cấu trúc tốt, màu sắc lên men tự nhiên và hương đặc trưng khi so sánh với mẫu đối chứng ngoài thị trường. Thêm vào đó, sau 8 ngày lên men trong dung dịch có nồng độ muối NaCl ban đầu là 4,0% cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất và đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG GLUCOSE VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANCISCANA
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung trực tiếp glucose và chế phẩm sinh họcưưưưư đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L ở độ mặn 30? và thức ăn là Lansy PZ. Trong thí nghiệm 1, các hàm lượng glucose khác nhau (0, 50, 75 và 100 ?g/L) được bổ sung vào môi trường nuôi Artemia. Kết quả sau 10 ngày thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống (59,0%) và chiều dài Artemia (7,3 mm) đạt cao nhất khi bổ sung glucose 100 ?g/L. Thí nghiệm 2 gồm 6 nghiệm thức: đối chứng; glucose 100 ?g/L; bổ sung đơn thuần Bacillus subtilis hoặc Lactobacillus acidophilus; kết hợp bổ sung B. subtilis hoặc L. acidophilus cùng với glucose 100 ?g/L. Sau 15 ngày nuôi, tỷ lệ sống của Artemia đạt cao nhất (61%) ở nghiệm thức chỉ bổ sung glucose. Tuy nhiên, chiều dài (7,47 mm), tỷ lệ bắt cặp (43%) và sức sinh sản của Artemia (48 phôi/con cái) đều đạt cao nhất trong nghiệm thức bổ sung B. subtilis kết hợp với glucose và khác biệt so với các nghiệm thức khác (p
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG HEO HƯỚNG THỊT LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
24 heo thịt (khối lượng sống bình quân 95 kg) ở giai đoạn xuất chuồng, đã được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố giống heo (G) (G1: Landrace xYorkshire, G2: Duroc x Landrace-Yorkshire, G3: Pietrain x Landrace-Yorkshire) và phái tính (Ph) (Ph1: heo cái, Ph2: heo đực thiến). Kết quả theo nhân tố giống heo đối với năng suất quày thịt (tỉ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn, độ dày mỡ lưng) thì khác nhau có ý nghĩa (p
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH LÀM THỨC ĂN CHO CÁ THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA HAMILTON, 1822)
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng các mức protein bột đậu nành (BĐN) trong khẩu phần ăn của cá thát lát còm (Chitala chitala) giai đoạn giống có khối lượng trung bình 6,4 g/con. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein 42,5% và năng lượng 18,5 KJ/g. Nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn protein bột cá (0% BĐN), các nghiệm thức còn lại sử dụng protein BĐN thay thế protein bột cá với các mức thay thế lần lượt là 15, 30, 45, 60 và 75%. Sau 8 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống (SR), tăng trọng (WG), hiệu quả sử dụng protein (PER) và chỉ số gan trên cơ thể (HSI) của cá giảm dần khi tăng tỉ lệ protein BĐN trong thức ăn. Tuy nhiên kết quả ở nghiệm thức thay thế 0,15 và 30% protein bột đậu nành khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng 30% protein bột đậu nành thay thế protein bột cá trong thức ăn mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thát lát còm giống.
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ĐẠM BỞI BIOCHAR TRONG ĐIỀU KIỆN Ủ HÁO KHÍ
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát khả năng hấp phụ đạm dạng NH4+ của biochar được sản xuất từ trấu. Hàm lượng đạm NH4+ và NO3? hòa tan và trao đổi được khảo sát ở 7 nghiệm thức: (1) Đất, (2) Đất + Urê, (3) Biochar + Urê, (4) Đất + Urê + Biochar 15 tấn/ha, (5) Đất + Urê + Biochar 30 tấn/ha, (6) Tro + Urê, (7) Đất + Urê +Tro 30 tấn/ha với 3 lần lặp lại vào các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần, và 12 tuần sau khi ủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy. Việc bón Biochar và Tro vào đất ở 1 ngày sau khi ủ làm gia tăng sự hấp phụ đạm dạng NH4+(9,6 -11,1% so với lượng đạm bón vào), tuy nhiên sự hấp phụ này giảm sau đó do dễ bị nitrat hóa trong điều kiện ủ thoáng khí. Khi gia tăng hàm lượng Biochar từ 15 tấn/ha đến 30 tấn/ha ở nghiệm thức có đất và Urê đã không ảnh hưởng nhiều đến sự hấp phụ đạm theo thời gian. Đề nghị tiếp tục khảo sát thêm sự hấp phụ đạm trong điều kiện ủ yếm khí và sự bay hơi đạm dạng NH3 do pH tăng khi bón urê trực tiếp vào biochar trong điều kiện ngoài đồng, cũng như sự tương tác với tính chất hấp phụ NH4+ và NH3 của biochar.
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN AZOSPIRILLUM TRÊN GIỐNG LÚA OM4218 TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Hai mươi lăm mẫu giống lúa cao sản và năm mẫu lúa hoang được thu thập để phân lập vi khuẩn cố định đạm Azospirillum. Vi khuẩn Azospirillum dùng chủng cho giống lúa OM4218 trồng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nhằm xác định hiệu quả của các dòng vi khuẩn đã phân lập được. Kết quả có 04 dòng vi khuẩn Azospirillum sp. 6T1, Azospirillum sp. T7, Azospirillum sp. 7R và Azospirillum sp. 25HR được định danh trong tổng số 30 dòng vi khuẩn Azospirillum đã được phân lập. Khi chủng riêng lẻ từng dòng vi khuẩn cho giống lúa OM4218 trồng trong nhà lưới, kết quả cho thấy các dòng vi khuẩn giúp lúa gia tăng chiều cao cây (20,0-21,7%), trọng lượng khô thân lá (83,5-92,9%) so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn Azospirillum sp. và không bón đạm. ở các nghiệm thức được chủng vi khuẩn Azospirillum sp. có số hạt/bông (60,7-61,2%) và trọng lượng 1.000 hạt (5,7-6,7%) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn.
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM, LÂN, KALI KẾT HỢP BÃ BÙN MÍA LÊN SINH TRƯỞNG, ĐỘ BRIX VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY MÍA ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của bón NPK và bón bã bùn mía (BBM) lên sinh trưởng, độ Brix, năng suất và hiệu quả nông học của cây mía trên đất phù sa. Thí nghiệm 1 gồm các nghiệm thức NPK, NP, NK và PK kết hợp với 10 tấn/ha bã bùn mía, và thí nghiệm 2 gồm 2 nghiệm thức NPK-BBM và NPK-KBBM được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên đất phù sa ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón đạm giúp gia tăng chiều cao cây mía và đường kính thân cây mía. Hiệu quả nông học của N, P, K được ghi nhận là đạm > lân > kali. Trên đất phù sa Sóc Trăng, hiệu quả nông học đạt được là 227 kg mía/kgN; 186 kg mía/kg P2O5 và 78 kg mía/kg K2O. Trong khi hiệu quả nông học trên đất phù sa ở Long Mỹ là 160 kg mía/kgN, 107 kg mía/kg P2O5 và 48 kg mía/kg K2O. Bón NPK có kết hợp bón bã bùn mía đưa đến năng suất mía đạt 159 - 179 tấn/ha, với mức tăng năng suất mía đường của dưỡng chất của N, P và K được ghi nhận theo thứ tự là 48,14-68,22; 13,42-23,31 và 9,75-15,70 tấn mía/ha. Hiệu quả của bón bã bùn mía giúp gia tăng chiều cao cây mía và năng suất mía trên đất phù sa ở hai địa điểm nhưng chỉ tăng đường kính cây ở Cù Lao Dung và tăng độ brix mía đường ở Long Mỹ.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHÓM SẤY (CẦU ĐÚC-HẬU GIANG)
Tóm tắt
|
PDF
Hiệu quả của phương pháp tiền xử lý cho quá trình sấy và các thuộc tính chất lượng của khóm sấy (giống khóm Queen Cầu Đúc, Hậu Giang) được nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến sản phẩm bao gồm độ chín của trái, nồng độ dung dịch thẩm thấu (30ữ45oBrix) và áo màng pectin (1ữ2,5%) được khảo sát. Lát khóm được sấy ở nhiệt độ thay đổi từ 60-70oC đến khi độ ẩm cuối sản phẩm đạt 20-25% (căn bản khô). Các tính chất lý hóa của khóm tươi được xác định sau khi gọt vỏ và cắt thành lát tròn bán kính 6 cm/độ dày 1,5 cm. Các lát khóm được sấy bằng không khí nóng. Chất lượng sản phẩm được theo dõi trong quá trình sấy và các đặc tính lý hóa học của sản phẩm được phân tích ở cuối tiến trình. Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê. Kết quả cho thấy ảnh hưởng đáng kể (p
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CÁ RÔ ĐỒNG TỰ NHIÊN (ANABAS TESTUDINEUS)
Tóm tắt
|
PDF
Cá rô đồng (Anabas testudineus) được báo cáo là loài duy nhất trong giống Anabas phân bố ở Việt Nam. Gần đây, xuất hiện một kiểu hình cá rô mới tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn hơn cá rô thường và được gọi là cá rô đầu vuông (ĐV). Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm phân loại cá rô ĐV dựa trên sự so sánh hình thái bên ngoài và bên trong giữa cá rô ĐV và cá rô tự nhiên thu ở các tỉnh khác nhau. Các chỉ tiêu đếm biến động trong những khoảng giống nhau giữa các dòng cá rô. Mười lăm trong tổng 17 chỉ tiêu đo được tính tỉ lệ so với chiều dài chuẩn hoặc chiều dài đầu của các dòng cá rô khác nhau rất có ý nghĩa (p
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở Thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 118 hộ chăn nuôi heo ở quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh ở Thành phố Cần Thơ. Các phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn hộ chăn nuôi heo gặp phải các nhóm rủi ro sản xuất, nhóm rủi ro thị trường và rủi ro tài chính. Các nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường đều tương quan nghịch với hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt cho nông hộ.
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI RÊ BA LỚP Ở TỈNH BẠC LIÊU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2013-5/2013 nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 33 hộ ngư dân đang hoạt động khai thác bằng nghề lưới rê ba lớp với nội dung về số tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy số lượng tàu thuyền làm nghề lưới rê ba lớp là 255 chiếc, chiếm 36,0% số tàu lưới rê và 21,9% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu. Tàu lưới rê ba lớp có công suất trung bình là 107,5 CV/tàu (14,8 tấn/tàu). Lưới rê ba lớp có chiều dài trung bình 4.878 m và chiều cao trung bình là 2,5 m. Mắt lưới bên trong có kích thước là 50-70 mm và mắt lưới bên ngoài có kích thước là 200-300 mm. Lưới rê ba lớp khai thác chủ yếu vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Lưới rê ba lớp có thể khai thác quanh năm nhưng có hai vụ chính, vụ thứ nhất khai thác từ 3 đến tháng 6 và vụ thứ hai từ tháng 9 đến tháng 12. Sản lượng khai thác trung bình 42,2 tấn/năm/tàu hoặc 8,47 kg/m lưới/năm, trong đó cá tạp chiếm 35,8%. Tổng thu nhập bình quân một chuyến biển là 57,6 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 25,7 triệu đồng/chuyến với tỉ suất lợi nhuận 74%. Hoạt động của nghề lưới rê ba lớp đem lại lợi nhuận cao và ổn định cho ngư dân vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu, chính vì vậy nghề này cần được hỗ trợ và quản lý để phát triển bền vững.
SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÂY NGHỆ (CURCUMA SP.) Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghệ là một trong những cây gia vị và dược liệu có giá trị cao. Nhằm mục đích phát hiện những cấu trúc di truyền khác biệt trong quần thể để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen và cải thiện giống, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái và chỉ thị phân tử ISSR đã được thực hiện trong quần thể cây Nghệ thuộc 5 huyện thị ở tỉnh Bình Dương. Mức độ đa hình thông qua phân tích sơ đồ di truyền của 13 đặc điểm hình thái trong quần thể khảo sát tương đối cao với hệ số tương đồng dao động từ 0,55-1. Từ kết quả này có thể phân chia quần thể mẫu Nghệ thành 4 nhóm rõ rệt với hệ số tương đồng di truyền biến thiên trong khoảng từ 0,71-1,00. Phân ti?ch vơ?i 6 chỉ thị phân tử ISSR đa hình cũng cho thấy mức độ đa hình tương đối cao. Trong 76 băng DNA tạo ra có 74 băng đa hình chiếm tỉ lệ 97,37%. Trung bình mô?i đoa?n mô?i khuếch đại được 12,67-2,73 băng và có 12,33-2,94 băng đa hình. Hệ số tương đồng dao động từ 0,46-1,00. Dựa trên mức độ tương đồng di truyền ở 0,62 cũng co? thê? chia quần thể mẫu thành 4 nhóm. Kết quả phân ti?ch kết hợp giữa đặc điểm hình thái và chỉ thị phân tử ISSR mức độ tương đồng cao biến động từ 0,47 đến 0,99 và có thể chia thành 4 nhóm rõ rệt. Kê?t qua? nghiên cư?u na?y cho thấy có sự đa dạng di truyền trong quần thể cây Nghệ ở tỉnh Bình Dương và go?p phâ?n cung câ?p những biến dị di truyền trong tự nhiên có giá trị đê? co? chiê?n lươ?c ba?o tô?n và khai thác nguô?n gen này.
HỆ THỐNG HÓA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÙNG SINH THÁI NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Bài tổng quan được hệ thống hóa từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về sự phát triển của các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo dòng lịch sử. Tác giả nêu rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa việc sản xuất lúa ở Việt Nam và ĐBSCL nói riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực ra thị trường thế giới. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL thay đổi theo thời gian do xã hội nông thôn phát triển cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa của nông dân trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, sản xuất lúa ngày càng chịu nhiều rủi ro và thách thức do biến đổi khí hậu toàn cầu nên nông dân luôn thích nghi với các hệ thống sản xuất bền vững trên nền lúa trong vùng sinh thái ngọt để đảm bảo hiệu quả mô hình sản xuất. Do đó, nông dân đã chuyển dần từ sản xuất độc canh lúa mùa sang thâm canh lúa cao sản và sản xuất đa dạng cây trồng và thủy sản trên đất lúa.
Giáo dục
SỰ VẬN ĐỘNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT " NHÂN HỌC " CỦA VĂN HỌC TRONG CÁC GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN NAY
Tóm tắt
|
PDF
Từ khi ra đời đến nay, các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam đã trởthành đối tượng nghiên cứu của nhiều bài viết, chuyên luận, luận văn. Nhưng vấn đề bản chất nhân học của văn học trong các giáo trình vẫn chưa được nghiên cứu tổng kết, đánh giá. Bài viết nhằm phân tích, đánh giá quá trình vận động, phát triển quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học trong các giáo trình Lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay. Ởgiai đoạn từ 1960 đến trước 1986, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học phụ thuộc vào tính chất giai cấp; ở giai đoạn từ 1986 đến nay, quan niệm về bản chất “nhân học” của văn học dần thoát khỏi tính chất giai cấp, nó ngày càng được nhiều nhà lí luận khẳng định và đề cao trên nhiều phương diện.
PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN/HÀN QUỐC
Tóm tắt
|
PDF
Hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì những vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ khuynh hướng phát triển loại hình này. Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình hiện tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam ? Đài Loan và Hàn Quốc qua việc đánh giá khía cạnh văn hóa xã hội của hôn nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết sẽ cố gắng cập nhật các kiến thức về khuynh hướng hôn nhân quốc tế trong khu vực, phân loại kiểu hôn nhân quốc tế hiện có và các thống kê quan trọng của các mối quan hệ trong một bức tranh tổng thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường hợp cô dâu Việt Nam ơ? đô?ng bă?ng sông Cư?u Long (ĐBSCL) lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc.
NGHỆ THUẬT MỞ TRUYỆN VÀ KẾT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO
Tóm tắt
|
PDF
Một trong những đặc sắc của truyện ngắn Lê Văn Thảo là nghệ thuật mở truyện và kết truyện. Đó là cách mở truyện rất đa dạng, tự nhiên với giọng văn mộc mạc nhưng nhẹ nhàng đằm thắm, đậm chất Nam Bộ và cách kết thúc truyện thường bất ngờ, có khả năng gợi cho người đọc niềm suy tư, trăn trở. Qua đó, nhà văn muốn chia sẻ với người đọc sự nhận thức về quy luật đời sống và đúc kết được bài học về đạo lí, về lẽ sống ở đời. Với những thành công đó, truyện ngắn Lê Văn Thảo có thêm sức hấp dẫn và sức tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người đọc.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM ? TRIỀU TIÊN TRONG LỊCH SỬ (GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
Tóm tắt
|
PDF
Quan hệ Việt Nam ? Triều Tiên là một mối quan hệ có lịch sử từ lâu đời, giữa hai nước vốn có nhiều yếu tố lịch sử tương đồng, vì vậy trong thời kỳ phong kiến giữa hai bên đã có những tiếp xúc và đã cơ bản tạo dựng một mối quan hệ bang giao hữu hảo, đặc biệt hơn đó là sự di cư của một cộng đồng người Việt ở thế kỷ XII đã để lại một dấu ấn đậm nét trong quan hệ giữa hai nước, chính mối quan hệ mang yếu tố lịch sử đó đã đặt nền móng cho quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như Việt Nam ? Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong giai đoạn hiện nay.
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học giáo dục công dân trong các trường trung học học phổ thông là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay. Chất lượng môn học phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai trò quan trọng. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng được bổ sung và phát triển, ngày càng chuẩn hóa, tuy nhiên trước yêu cầu phát triển xã hội, đội ngũ trên cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Mục tiêu của bài viết, tác giả nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng dạy môn giáo dục công dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, những mặt được, chưa được từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đồng thời qua đó cũng cấp cơ sở khoa học cho các cơ sở đào tạo trong vùng xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội, bảo đảm cung ?cầu thị trường, tránh lãng phí nguồn lực xã hội và người học.
DẠY HỌC BẤT ĐẲNG THỨC CAUCHY BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Tóm tắt
|
PDF
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học có tính hợp tác, đồng thời có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học này ở các trường trung học phổ thông, đặc biệt là môn toán còn gặp không ít khó khăn. Bài báo trình bày phương pháp vận dụng dạy học dự án vào nội dung ?Bất đẳng thức Cauchy? trong chương trình Đại số 10. Thông qua đó rút ra những tác dụng, ưu nhược điểm, cách thức tiến hành và những bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng thành công phương pháp dạy học theo dự án một cách rộng rãi ở các trường phổ thông.
Ý THỨC VỀ THÂN PHẬN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1965 - 1975
Tóm tắt
|
PDF
ý thức về thân phận văn hóa là một nội dung quan trọng của dòng văn học yêu nước ở đô thị miềnNamtrước năm 1975. ở bài viết này, chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn yêu nước 1965 ? 1975 để tìm hiểu vấn đề trên. Hoàn cảnh bị lệ thuộc, sự xuất hiện ào ạt của lính Mỹ (từ năm 1965) và những biến dạng của xã hội miềnNamđã khiến các nhà văn càng ý thức sâu sắc hơn về thân phận văn hóa của mình và của dân tộc mình. Từ đó, họ cất lên tiếng nói riêng, vừa gợi nhắc những truyền thống, những hình ảnh thân thương vừa thể hiện sự khắc khoải, tự vấn về thân phận văn hóa. Đó là phản ứng tất yếu của người dân thuộc địa, nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc, chống lại sự đồng hóa, phai nhạt hay biến dạng của văn hóa dân tộc, khi mà thực dân ? nhất là thực dân mới kiểu Mỹ - bao giờ cũng tìm cách thống trị thuộc địa cả về phương diện văn hóa. Đó cũng là tiếng nói đầy trách nhiệm của các nhà văn, góp thêm một hành động tích cực cho phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở các đô thị miềnNamlúc bấy giờ.
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LỄ HỘI ĐÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KINH Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Đình và lễ hội đình là một trong những yếu tố văn hóa truyền thống cơ bản của người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ở ViệtNamnói chung. Đình là nơi diễn ra lễ hội dân gian chủ yếu nhất ở tỉnh Sóc Trăng. Các nghi thức tế lễ trong lễ hội đình rất phong phú và được duy trì trong các giai đoạn lịch sử từ khi hình thành đến nay. Tuy nhiên, do những biến đổi của đời sống xã hội, lễ hội đình đang có nguy cơ mai một khá mạnh. Bài viết này đề cập đến thực trạng lễ hội đình ở Sóc Trăng và đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đình trong cộng đồng người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng.
ĐÀO TẠO TÍN CHỈ VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC Ở ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Tóm tắt
|
PDF
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức. Việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở ĐHĐN chỉ phản ánh quan điểm lấy người học làm trung tâm, người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. Nó cho phép họ chọn trong số những môn học được thiết kế trong chương trình, nhiều trong số những môn học đó có thể thay thế được với nhau và hữu ích như nhau.
MỐI QUAN HỆ TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO LÝ CỦA CÁC TÔN GIÁO TỪ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, TỨ ÂN HIẾU NGHĨA ĐẾN PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Trong quá trình hình thành và phát triển, các tôn giáo từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang đã có những đóng góp rất đáng kể trong quá trình khai hoang, lập trại ruộng, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Những việc làm ấy đã được đông đảo tín đồ, người dân An Giang tiếp nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ phân tích và nêu lên một vài ý nghĩa về mối quan hệ trong tư tưởng giáo lý của ba tôn giáo trên ? đây được xem là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự thành công của ba tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN TAEKWONDO CHO SINH VIÊN KHÓA 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Trong quá trình chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ tại Trương Đại học Cần Thơ, một số môn học phải tiết giảm khối lượng giảng dạy, trong đó có môn giáo dục thể chất. Cụ thể, chương trình được chuyển đổi từ 150 tiết còn 60 tiết giảng. Vì vậy, việc xác định nội dung giảng dạy và xây dựng chương trình giảng dạy phải thật phù hợp với tâm lý lứa tuổi và trình độ nhận thức của sinh viên. Đề tài này góp phần đánh giá lại chất lượng giảng dạy môn học taekwondo trong chương trình giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ.
VỀ CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Tóm tắt
|
PDF
Nguyễn Minh Châu là nhà văn đã xác lập được một vị trí hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông trải dài qua hai thời kỳ: trước và sau 1975. Nếu trong giai đoạn chiến tranh cách mạng, sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết Dấu chân người lính, tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau,...) thì từ sau 1975, quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người đã có sự thay đổi rõ rệt. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho những thay đổi ấy. Từ góc nhìn của thi pháp học, bài viết này tập trung nghiên cứu cách thức nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt tên các nhân vật; góp phần khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ THÔNG QUA MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC TRƯỜNG THPT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt
|
PDF
Mối liên hệ giữa sinh viên ngành sư phạm với trường trung học phổ thông (THPT) có một vai trò quan trọng trong công tác đào tạo giáo viên. Thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ thì công tác liên hệ giữa sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử với các trường THPT đã được quan tâm, chú trọng và đạt nhiều thành tích khả quan hơn nhưng cũng bộc lộ không ít bất cập. Sự cần thiết phải cải tiến về nội dung trong công tác liên hệ giữa sinh viên ngành Sư phạm nói chung và sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng với các trường THPT là yếu tố quan trọng để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay.
HƯớNG DẫN HọC SINH TIểU HọC HọC TậP MÔN KHOA HọC BằNG PHƯƠNG PHáP BàN TAY NặN BộT
Tóm tắt
|
PDF
Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột đã được áp dụng vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp dạy học này yêu cầu học sinh (HS) động não trình bày những ý tưởng khoa học, tự tìm cách chứng minh những vấn đề khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học này được giới thiệu và vận dụng vào dạy các môn học như Khoa học, Sinh học, Vật lý? Bài viết này đề cập đến việc hướng dẫn HS tiểu học học tập khoa học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột. Tiết dạy thực nghiệm được thực hiện ở lớp 4A3 trường tiểu học Trần Quốc Toản cho thấy phương pháp dạy học này có thể giúp HS phát huy ý tưởng sáng tạo khoa học, khơi dậy niềm đam mê khoa học và tạo động lực học tập tích cực cho HS.