Ngày xuất bản: 01-05-2012

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC HỌC NGOẠI NGỮ VÀ KẾT QUẢ HỌC MÔN NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Thành Đức, Huỳnh Minh Thư, Trịnh Hồng Tính
Tóm tắt | PDF
Trong lĩnh vực dạy ngoại ngữ, thuật ngữ ?chiến lược học tập? đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu như Oxford và Nyikos (1989), Aslan (2009), Nguyen & Trinh (2011). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người học ngôn ngữ ngày càng năng động và có khả năng tự điều chỉnh việc học của bản thân nhờ vào việc sử dụng những chiến lược một cách hiệu quả (Oxford, 1990). Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn muốn khám phá mối tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược học ngoại ngữ và kết quả học tập của người học. Do đó, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tiếp bước xu hướng trên trong bối cảnh dạy ngoại ngữ ở Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, số liệu được thu thập từ 259 sinh viên không chuyên Anh văn năm nhất của khoa Sư phạm và khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường đại học Cần Thơ, và thông qua bảng khảo sát với 50 chiến thuật học ngoại ngữ của Oxford (1990) được sử dụng. Nghiên cứu định tính này kiểm tra mối tương quan trên bằng cách so sánh, đối chiếu tần suất sử dụng các chiến lược học tập với điểm cuối kì môn Anh văn căn bản 1 của những người tham gia nghiên cứu. ...

MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG LAN TỎA NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Thảo Vy
Tóm tắt | PDF
Bài viết này xây dựng mô hình lý thuyết tác động lan tỏa ngành xây dựng từ những thành phần như: Tác động lan tỏa về mặt kinh tế, Tác động lan tỏa về mặt công nghệ, Tác động lan tỏa về mặt xã hội, Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trường. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng thông qua sử dụng phương pháp phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá và điều chỉnh thang đo. Sau đó phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình nghiên cứu, kích thước mẫu khảo sát chính thức 310 mẫu tại thị trường tỉnh Sóc Trăng. Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mô hình lý thuyết với thông tin thị trường, mô hình lan tỏa ngành xây dựng sẽ góp phần tạo nên hệ thống nghiên cứu lý thuyết về phát triển ngành xây dựng ở Việt Nam, cũng như tỉnh Sóc Trăng có cơ sở định hướng phát triển ngành xây dựng phù hợp hơn sẽ tạo nên sự lan tỏa rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Trịnh Kiều Nhiên, Trần Đắc Định
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012 tại 03 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài cá biển theo loại nghề khai thác, tình trạng quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2011, cho thấy số lượng tàu khai thác giảm 4%, trong khi sản lượng khai thác tăng 43,5%. Sản lượng khai thác tăng là do công suất máy tàu tăng 82%. Tuy nhiên, sản lượng trên một đơn vị khai thác (CPUE) lại giảm 38,2%, điều đó cho thấy nguồn lợi hải sản đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ cấu nghề khai thác hải sản bao gồm: lưới kéo chiếm 56%, lưới rê 24%, đóng đáy 12%, lưới vây 3% và các nghề khai thác khác chiếm khoảng 5%. Nghiên cứu cũng thống kê được 36 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 27 họ của 11 bộ. Chiếm ưu thế là bộ cá vược (Perciformes) với 20 loài, kế đến là bộ cá da trơn (Siluriformes) với 6 loài và còn lại 9 bộ khác mỗi bộ có từ 01-02 loài. Nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn thường xuyên xảy ra và nguồn lợi hải sản tiếp tục suy giảm trong tương lai gần. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhằm tăng cường trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản.

KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHO CÁC SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Phạm Lê Hồng Nhung, Phạm Thị Thảo, Lê Thị Hồng Vân, Đinh Công Thành
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị cho thị trường thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã xác định thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị cho thị trường Cần Thơ bao gồm 5 thành phần: hàng hóa, khả năng phục vụ của nhân viên, thành phần trưng bày, không gian mua sắm và các yếu tố an toàn tại siêu thị với 17 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ cho các siêu thị tại thành phố Cần Thơ, cũng như đóng góp thông tin, định hướng giải pháp quản trị chất lượng dịch vụ siêu thị cho nhà quản trị siêu thị tại thị trường thành phố Cần Thơ

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HAI DẪN XUẤT TAN TỐT TRONG NƯỚC CỦA ARTEMISININ

Hồ Quốc Trinh, Nguyễn Công Hào, Trần Thị Bé Lan
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu này là tìm điều kiện tốt nhất để tổng hợp hai hợp chất N-(2-hydroxyethyl)-11-azaartemisinin (A) và N-hydroxy-11-azaartemisinin (B) tan tốt trong nước. Hai dẫn xuất A và B được tổng hợp từ artemisinin bằng phản ứng thế thân hạch của ethanolamine vào nhóm carbonyl của artemisinin thông qua hợp chất trung gian amide. Từ đó, cấu trúc phân tử sản phẩm được xác định bằng phương pháp phân tích phổ IR, 1H-NMR và 13C-NMR. Phản ứng được tối ưu hóa theo mô hình bậc 2 của Box Behnken Design và sản phẩm thu được được xác định độ tan theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Kết quả cho thấy là đã chuyển hóa được artemisinin thành dẫn xuất N-(2-hydroxyethyl)-11-azaartemisinin (A) và N-hydroxyethyl-11-azaartemisinin (B); và hiệu suất tối ưu hóa đạt được là 35% hợp chất (A) và 40% hợp chất (B). Ngoài ra, hai dẫn xuất thu được có độ tan trong nước lớn hơn artemisinin 12,5 lần.

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN

Phạm Hoàng Duy Đăng, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Hoàng Tuyên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp và nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua cách thức tổ chức trước, trong và sau đối với phiên chợ hàng Việt về nông thôn. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp đó là: nhóm nhân tố hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhóm nhân tố năng lực tổ chức và nhóm nhân tố khả năng đáp ứng. Trong đó, nhóm nhân tố năng lực tổ chức tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ và kết quả nghiên cứu còn cho thấy doanh nghiệp hài lòng về cách thức tổ chức phiên chợ của ban tổ chức. Tuy nhiên, sự hài lòng này ở mức không cao và doanh nghiệp lớn hài lòng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT VĂN HỌC THẾ KỶ XVI QUA CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH GIỮA " QUỐC ÂM THI TẬP " CỦA NGUYỄN TRÃI VỚI " BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI " CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Nguyễn Kim Châu
Tóm tắt | PDF
Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tập thơ viết bằng chữ Nôm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVI. Nó đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật ngôn từ thơ Nôm so với tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Để minh chứng cho bước tiến này, bài viết tiến hành phân tích, thống kê, so sánh một số yếu tố trong cách lựa chọn, sử dụng ngôn từ của hai nhà thơ và đi đến kết luận là Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, giản dị hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kế thừa xuất sắc những thành tựu của tiếng Việt văn học ở thế kỷ XV để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp nối của thơ ca dân tộc trong những thế kỷ sau.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Văn Nhiều Em, Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Tóm tắt | PDF
Hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì những vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ khuynh hướng phát triển loại hình này. Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình hiện tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam ? Đài Loan và Hàn Quốc qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hôn nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết sẽ cố gắng cập nhật các kiến thức về khuynh hướng hôn nhân quốc tế trong khu vực, phân loại kiểu hôn nhân quốc tế hiện có và các thống kê quan trọng của các mối quan hệ trong một bức tranh tổng thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường hợp cô dâu ViệtNamlấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Cuối cùng, bài viết sẽ trình bày một số kiến nghị với chính phủ, chính quyền địa phương, các cô dâu Việt Nam, và gia đình có con gái làm dâu nước ngoài nhằm mục đích cải thiện hiệu quả kinh tế-xã hội và giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân quốc tế

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT Ở GÀ TÀU VÀNG

Đỗ Võ Anh Khoa
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là để phân tích mối liên kết đa hình C1023T gen IGFBP2 với các tính trạng về năng suất thịt gà. Vì vậy, 152 con gà Tàu Vàng từ hai dòng khác nhau (CTU-LA01 và CTU-BT01) được đưa vào thử nghiệm, sử dụng thức ăn của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên kết có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen C1032T với các tính trạng về dài thân, dài cổ và khối lượng đùi (p

ĐỘ LINH ĐỘNG CỦA KHÍ ĐIỆN TỬ HAI CHIỀU TỒN TẠI TRONG MGZNO/ZNO CÓ CÁC CẤU HÌNH TẠP KHÁC NHAU

Nguyễn Thành Tiên, Nguyễn Thị Kim Ngân, Đặng Hoàng Phượng
Tóm tắt | PDF
Độ linh động của khí điện tử hai chiều (2DEG) tồn tại trong các cấu trúc dị chất chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là cấu hình tạp của chúng. Cấu hình tạp không những chi phối sự phân bố khí điện tử trong giếng lượng tử của cấu trúc dị chất mà nó còn ảnh hưởng đến độ linh động của khí điện tử. Để có hệ hạt tải hai chiều tồn tại trong cấu trúc dị chất có nồng độ cao người ta thường pha tạp cho hệ. Tuy nhiên, với hệ vật liệu MgZnO/ZnO không cần pha tạp, hệ điện tử tồn tại trong hệ vẫn có nồng độ cao do đặc tính phân cực của chúng. Chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của các cấu hình tạp khác nhau (đồng đều, điều biến và dạng delta) lên sự phân bố khí điện tử và độ linh động điện tử tồn tại trong các giếng lượng tử tạo bởi các cấu trúc dị chất MgZnO/ZnO khác nhau.

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP

Phan Văn Đàn
Tóm tắt | PDF
Bài viết này xây dựng mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp từ những thành phần có mối tương tác như Kinh tế bền  vững - Môi trường bền vững - Xã hội bền vững. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mẫu khảo sát với 220 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mô hình lý thuyết với thông tin thị trường so với mô hình cạnh tranh. Kinh tế bền vững tác động cùng chiều vào môi trường bền vững và môi trường bền tác đồng cùng chiều vào xã hội bền vững. Từ kết quả mô hình nghiên cứu được chấp nhận và cũng như tính khoa học phát triển bền vững doanh nghiệp nhấn mạnh đến khả năng phát triển doanh nghiệp mang tính liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tác hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác nhau của kinh tế xã hội.

SỰ KHÁC BIỆT VỀ VÙNG MIỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH VĂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Thành Đức, Huỳnh Minh Thư, Trịnh Hồng Tính
Tóm tắt | PDF
Chiến thuật học ngoại ngữ được đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính năng động và tính tự quản trong tiến trình học của người học tiếng Anh (Oxford, 1990). Nhằm đáp ứng yêu cầu của chính sách nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam trong thế kỉ 21, việc áp dụng các chiến lược học ngoại ngữ vào các lớp ngoại ngữ ở môi trường Đại học sẽ giúp người học trở nên năng động và biết quản lý việc học của bản thân. Sau quá trình tìm kiếm tỉ mỉ trên mạng Internet và ở Trung Tâm Học Liệu trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam về mối tương quan giữa các nền tảng cá nhân (xét về kiến thức, tiến trình giáo dục ? đào tạo, kinh nghiệm học tập) và hành vi học tập, nhóm tác giả rút ra kết luận rằng có ít nghiên cứu về lĩnh vực trên; do đó, bài nghiên cứu này nhằm điều tra sự khác nhau về vùng miền trong việc sử dụng chiến lược học ngoại ngữ của 409 người học có trình độ tiếng Anh tiền trung cấp của đại học Cần Thơ, đến từ 20 vùng miền khác nhau của Việt Nam. Bảng đánh giá các chiến lược học ngoại ngữ?(Strategy Inventory for Language Learning - SILL) gồm 50 câu hỏi (Oxford, 1990) đã được sử dụng để kiểm tra mức độ sử dụng chiến thuật học ngoại ngữ của các sinh viên tham gia vào nghiên cứu. Dựa trên những kết quả nghiên cứu tìm được, những đề xuất về giáo dục sẽ được nêu lên để giúp cải thiện việc dạy và học tiếng Anh ở trường Đại học Cần Thơ trong thời gian sắp tới.

QUAN NIỆM VÀ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH NÔNG THÔN: KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Lan Hương
Tóm tắt | PDF
Du lịch nông thôn (rural tourism) là một thuật ngữđược dùng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc hiểu rõ quan niệm và hành vi du lịch của du khách là một trong những yếu tố quyết định thành công cho chương trình du lịch nông thôn. Bài viết là kết quả khảo sát quan niệm và hành vi của du khách về du lịch nông thôn, nhằm cung cấp một số thông tin cho các nhà hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch nông thôn tham khảo.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ THAY NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA)

Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tháng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa). Thí nghiệm được bố trí với 6 chế độ  thay nước khác nhau theo số ngày là 1 (NT1), 3 (NT2), 5 (NT3), 7 (NT4), 10  (NT5) và 15 (NT6) với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Số lượng ốc được thả vào mỗi bể PVC (diện tích ~0,8m2) là 20 con nhỏ (20 ? L ? 25mm) và 20 con trưởng thành (L ? 30mm). Kết quả cho thấy chu kỳ thay nước đã ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của ốc len ở cả hai kích cỡ thí nghiệm (p

TổNG HợP DầU DIESEL SINH HọC Từ DầU THầU DầU

Nguyễn Văn Đạt, Bùi Thị Bửu Huê, Nguyễn Văn Nhã, Phạm Văn Thanh, Trần Phát Đạt, Lưu Cẩm Lộc, Lê Văn Thức, Dương Kim Hoàng Yến
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xây dựng một quy trình tối ưu hóa cho việc sản xuất biodiesel từ dầu thầu dầu thông qua phản ứng transester hóa với xúc tác base. Phản ứng được thực hiện dưới sự thay đổi các thông số như: tỷ lệ mol methanol: dầu (4:1-8:1), nồng độ chất xúc tác (0.25-1.50%), nhiệt độ (40-60°C) và thời gian phản ứng (45-150 phút). Hiệu suất cực đại của phản ứng đạt được tại các điều kiện: tỷ lệ mol methanol:dầu, 6:1; nồng độ xúc tác potassium hydroxide, 0.5%; tốc độ khuấy trộn, 500 vòng/phút; nhiệt độ phản ứng 60oC và thời gian phản ứng, 120 phút. Hiệu suất tối ưu đạt được dưới những điều kiện này là 95.84%. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua các đặc tính hóa lý quan trọng như độ nhớt động học ở 40°C, nhiệt lượng tổng, chỉ số acid, ăn mòn lá đồng ở 50°C. Tuy nhiên, độ nhớt động học ở 40°C của diesel sinh học từ dầu thầu dầu quá cao không phù hợp để sử dụng trực tiếp cho động cơ đốt trong, vì thế, sự pha trộn biodiesel với nhiên liệu diesel được thực hiện và đánh giá. Kết quả cho thấy độ nhớt động học ở 40°C của hỗn hợp biodiesel từ dầu Thầu dầu và diesel thỏa mãn các tiêu chuẩn ASTM D6751 (1.9-6.0 mm2/s) và EN 14214 (3.5-5.0 mm2/s).

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHỐI VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Hoàng Như Ngọc
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu là hướng đến việc kiểm tra mối tương quan và đánh giá mức độ ảnh hưởng của động cơ làm việc đến hành vi thực hiện công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Cần Thơ dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được từ 111 nhân viên văn phòng tại Cần Thơ (nhân viên khô?i văn pho?ng la? lư?c lươ?ng lao đô?ng tri thư?c, la?m viê?c ơ? doanh nghiê?p công va? tư nhân). Kết quả có năm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến động cơ chung gồm: cơ hội học tập và thăng tiến, tự hào về tổ chức, sự hỗ trợ của cấp trên, cảm giác được thể hiện và điều kiện làm việc. Trong đó có ba nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi thực hiện công việc của nhân viên văn phòng thành phố Cần Thơ: cơ hội học tập và thăng tiến, sự hỗ trợ của cấp trên và cảm giác được thể hiện. Nghiên cứu cũng mô tả chi tiết các đặc điểm nhân khẩu học, số năm kinh nghiệm, vị trí, thu nhập,?của nhân viên khối văn phòng trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm giúp các nhà quản lý trên đại bàn tìm ra giải pháp nâng cao động cơ làm việc và hành vi tích cực trong công việc.

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA: TRƯỜNG HỢP XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thanh Bình, Lâm Huôn, Thạch Sô Phanh
Tóm tắt | PDF
Đánh giá tổn thương có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên nhiều nhóm xã hội khác nhau dựa vào điều kiện kinh tế và môi trường sinh thái ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy xâm nhập mặn, khan hiếm nguồn nước ngọt và ảnh hưởng của triều cường là những hiểm họa quan trọng nhất ở khu vực này và chúng có khuynh hướng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây. Để đối phó và thích ứng với các hiểm họa này, chính quyền và người dân địa phương đã và đang phát triển nhiều chiến lược như xây dựng đê bao, thay đổi biện pháp canh tác, chính sách hỗ trợ khắc phục sản xuất, khai thác nguồn nước ngầm và đa dạng hóa nguồn thu nhập. Tuy nhiên, những biện pháp này bộc lộ nhiều bất cập bởi vì chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố sinh thái, kinh tế và xã hội nhưng kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tính tổn thương lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên. Do vậy, các chiến lược thích ứng trong tương lai cần xem xét đến các vấn đề đã nêu để các nhóm đều được hưởng lợi, đặc biệt những nhóm dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, dân tộc Khơ-me và cộng đồng sống ngoài đê bao.

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ARTOCARPUS

Trần Nhân Dũng, Đỗ Tấn Khang, Lương Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Sáu mẫu cây thuộc chi Artocarpus trong thí nghiệm được thu thập từ một số địa điểm khác nhau thuộc các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, và TPHCM. Trước hết, mức độ đa bội thể của các mẫu được xác định thông qua phương pháp dòng chảy tế bào (Flow cytometry). Các mẫu DNA sau khi ly trích được dùng để thực hiện phản ứng PCR với các cặp mồi ITS1/ITS4 (White et al. 1990) và matK-VF/matK-VR (Tina, 2005) để khuếch đại vùng gene ITS và matK. Trình tự của hai gene này sau đó được phân tích bằng phần mềm PAUP 4.0 theo phương pháp parsimony, để dựng giản đồ phả hệ thể hiện mối tương quan của các cây được nghiên cứu. Protein lá của các mẫu  cây cũng được nghiên cứu bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE. Kết quả thu được cho thấy các cây có mức độ đa bội thể khác nhau (2n, 3n, 4n). Khảo sát mức đa bội thể và trình tự gene ITS cho kết quả: có thể các cây H.TG, H.SG và H.CT là Artocarpus camansi, K.CT1 và K.CT2 là Artocarpus altilis, K.TG là cây lai Artocarpus altilis x Artocarpus mariannensis. Tuy nhiên, trình tự đoạn matK và phổ điện di SDS-PAGE protein chưa thể dùng phân biệt các loài A. altilis, A. mariannensis và cây lai A. altilis x  A. mariannensis trong thí nghiệm này.

TÁC ĐỘNG CỦA TÁI CHUẨN HÓA LÊN MÔ HÌNH ĐỐI XỨNG THẾ HỆ S4 VÀ LEPTOGENESIS

Nguyễn Thanh Phong, Đặng Trung Sĩ, Nguyễn Văn Điệp, Trương Trọng Thúc
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi nghiên cứu mô hình siêu đối xứng với cơ chế seesaw dựa trên nhóm đối xứng S4. Khi không tính đến các bổ đính, mô hình thu được cấu trúc tri-bimaximal của các góc trộn khu vực lepton và không có sự vi phạm số lepton trong phân rã của các neutrino phân cực phải.Bằngcách xét quá trình tái chuẩn hóa từ mức năng lượng cao (GUT scale) về mức năng lượng thấp (seesaw scale), các thành phần không chéo của ma trận tích giữa ma trận tương tác Yukawa neutrino Dirac với ma trận liên hiệp hermite của nó được sinh ra, đồng thời sự suy biến khối lượng các neutrino Majorara nặng phân cực phải được loại bỏ. Kết quả là leptogenesis có xét đến đóng góp riêng lẻ của các lepton thế hệ được thực hiện thành công. Chúng tôi cũng nghiên cứu và đưa ra tiên đoán về khối lượng hiệu dụng  của quá trình rã hai hạt beta không kèm hạt neutrino bằng cách đưa vào các số liệu thực nghiệm ở mức năng lượng thấp. Chúng tôi tìm thấy mối quan hệ giữa leptogenesis và khối lượng hiệu dụng  qua pha CP ở mức năng lượng cao, tương quan với các pha CP Majorana ở năng lượng thấp. Chúng tôi tìm thấy được miền  giá trị tiên đoán của  có thể được xác định bởi số liệu thực nghiệm của bất đối xứng vật chất ? phản vật chất của vũ trụ (BAU).        

TỔNG HỢP DẦU DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU MÙ U

Nguyễn Văn Đạt, Trần Phát Đạt, Lưu Cẩm Lộc, Lê Văn Thức, Phạm Văn Thanh, Dương Kim Hoàng Yến, Bùi Thị Bửu Huê, Nguyễn Văn Nhã
Tóm tắt | PDF
Một quy trình tổng hợp dầu diesel sinh học từ dầu mù u gồm ba giai đoạn đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Dầu mù u thô được xử lý sơ bộ với methanol được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên. Trong giai đoạn hai, quá trình ester hóa xúc tác acid nhằm để làm giảm chỉ số acid của dầu mù u về giá trị thấp hơn 2% đã được tiến hành. Giai đoạn cuối cùng là quá trình transester hóa xúc tác base nhằm chuyển sản phẩm của giai đoạn hai thành mono-ester (biodiesel) và glycerol. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình tổng hợp như tỉ lệ mol (methanol/oil), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, hiệu suất tổng hợp đạt được trên 90% dưới điều kiện nhiệt độ 60oC, tỉ lệ mol 6:1 (methanol/oil), hàm lượng xúc tác 1% (catalyst/oil), thời gian phản ứng là 2 giờ và tốc độ khuấy 600rpm. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy, methyl oleate (C18:1) và methyl linoleate (C18:2) là hai thành phần chính của dầu diesel sinh học tổng hợp từ dầu mù u (CaloBDF). Những tính chất quan trọng của biodiesel như nhiệt lượng tổng, điểm chớp cháy và độ nhớt động học ở 40oC đã được phân tích và so sánh với giá trị của những đại lượng tương ứng của dầu diesel. 

ÁP DỤNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TRONG NGHIÊN CỨU SINH KẾ - TRƯỜNG HỢP XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, Đoàn Thị Thanh Kiều
Tóm tắt | PDF
Mô phỏng theo chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index ? LVI) được đề xuất bởi Haln et al. (2009), nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương sinh kế xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory research). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số LVI đối với xã đảo Tam Hải phụ thuộc giảm dần theo các yếu tố chính là chiến lược sinh kế (M2), nguồn nước sử dụng (M5), thảm họa tự nhiên - biến đổi khí hậu (M7), đặc điểm hộ (M1), mạng lưới xã hội (M4), vốn tài chính (M6) và sức khỏe (M3) với các giá trị lần lượt là 0,361; 0,339; 0,207; 0,146; 0,053; 0,028 và 0,011. Chỉ số LVI là 0,212 chỉ ra rằng tính dễ tổn thương sinh kế không quá cao và giá trị các yếu tố chính dao động trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 0,4 (mức tổn thương lớn nhất) với khoảng dao động là 0,1. Chỉ số LVI-IPCC là -0,004 cho thấy khả năng tổn thương sinh kế trước biến đổi khí hậu ở mức trung bình. Sự phô bày (thể hiện của tác động) của xã do các tác động của biến đổi khí hậu tương đối cao đạt giá trị là 0,207 nhưng khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, vốn tài chính và nguồn nước ở địa phương không cao với giá trị 0,178 và khả năng thích ứng của địa phương về mạng lưới xã hội, đặc điểm hộ và hoạt động sinh kế tương đối tốt đạt giá trị 0,229.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BỔ SUNG MỠ CÁ TRA TRONG KHẨU PHẦN NUÔI HEO NÁI LÊN CHẤT LƯỢNG SỮA VÀ NĂNG SUẤT HEO CON

Nguyễn Thị Thủy, T.R. Preston
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành đểđánh giá các mức độ bổ sung mỡ cá tra (MCT) trong khẩu phần heo nái nuôi con. 24 con heo nái nuôi con được bố trí vào 4 nghiệm thức với các mức độ bổ sung MCT khác nhau (0, 3, 6, 9 %) trong khẩu phần. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại, kéo dài 6 tuần, bắt đầu khi heo nái đang mang thai ở tuần cuối, kéo dài 4 tuần nuôi con và 1 tuần sau cai sữa heo con theo mẹ. Năng suất heo nái, sữa và heo con được theo dõi, năng suất sữa được thu thập bằng phương pháp cân heo con trước và sau khi bú. Kết quả cho thấy, về năng suất heo nái khi tăng MCT lên đến 9 % trong khẩu phần thì làm giảm lượng thức ăn ăn vào của heo nái, tuy nhiên tăng lượng năng lượng (ME) ăn vào, do vậy sự hao hụt về thể trọng của heo nái ít hơn và thời gian lên giống lại của heo nái cũng nhanh hơn. Về năng suất sữa của heo nái cũng có khuynh hướng tăng nhẹ và đặc biệt là hàm lượng chất béo trong sữa cao hơn khi tăng hàm lượng MCT trong khẩu phần, về tăng trọng bình quân và trọng lượng heo con cai sữa cũng tăng lên. ...

SO SÁNH THU NHẬP CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH VÙNG NÔNG THÔN TẠI CÙ LAO THỚI SƠN, TỈNH TIỀN GIANG

Bùi Thị Lan Hương
Tóm tắt | PDF
Du li?ch vu?ng nông thôn nươ?c ta kha? pha?t triê?n, nhâ?t la? vu?ng Đô?ng bă?ng sông Cư?u Long. Tuy nhiên, đê? pha?t triê?n bê?n vư?ng, du li?ch miê?t vươ?n câ?n chia sẻ lơ?i i?ch giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị du lịch. Người nông dân tham gia làm du lịch câ?n chu? đô?ng hơn, tự quyết định giá bán sản phẩm chư? không chi? dựa vào định suất của các công ty du lịch. Nghiên cư?u vê? chuô?i gia? tri? du li?ch miê?t vươ?n cu? lao Thơ?i Sơn la? mô?t điê?n hi?nh.

TÍNH TOÁN THÔNG LƯỢNG NEUTRON TRONG LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN ĐÀ LẠT VỚI CẤU HÌNH NHIÊN LIỆU MỚI SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG MONTE CARLO CODE MCNP4C2

Nguyễn Duy Sang
Tóm tắt | PDF
Lò hạt nhân Đà Lạt là loại lò phản ứng nghiên cứu làm việc bằng neutron nhiệt dùng nước làm chất làm chậm và tải nhiệt. Cấu hình vùng hoạt hiện tại bao gồm 104 thanh nhiên liệu trong đó 98 bó HEU với độ giàu 235U là 36% và 6 bó LEU với độ giàu 235U là 19,75%. Các thuộc tính thông lượng neutron trong lò Đà Lạt như phổ năng lượng, thông lượng neutron và phân bố thông lượng neutron dọc kênh chiếu xạ được tính toán mô phỏng với chương trình Monte Carlo MCNP4C2. Cấu hình vùng hoạt của lò trong mô phỏng là tương tự như cấu hình thực. Các kết quả tính toán được thực hiện trên máy tính cá nhân với thời gian khoảng 7 ngày.

CáC NHÂN Tố ẢNH HƯởNG ĐếN QUYếT ĐịNH CủA CÔNG NHÂN KHI CHọN KHU CÔNG NGHIệP HòA PHú Để LàM VIệC

Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Thành Luân
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu là phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú để làm việc. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn công nhân tại KCN Hòa Phú có độ tuổi khá trẻ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề khá thấp. Tỷ lệ công nhân xuất thân từ nông thôn khá cao và họ đến KCN chủ yếu thông qua sự giới thiệu của người thân và bạn bè. Thu nhập của công nhân sau khi đến KCN cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm trước đó của họ và phần lớn công nhân hài lòng với công việc hiện tại. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú để làm việc là nhân tố điều kiện KCN, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố đảm bảo an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty.

VàI CảM NHậN Về SứC SốNG CủA THƠ MớI TRONG THƠ THờI ĐổI MớI

Nguyễn Lâm Điền
Tóm tắt | PDF
Phong trào Thơ Mới làm nên cuộc cách mạng trong thơ ca, đưa thơ ca vào thời kì hiện đại và góp phần đưa thơ ở những thời kì sau đó phát triển mạnh mẽ. Nhiều giá trị của Thơ Mới đã trở lại trong công cuộc đổi mới thơ, nó được các nhà thơ thời đổi mới phát huy với nhu cầu và khát vọng thẩm mĩ mới. Nhiều vấn đề vốn được trào dậy mạnh mẽ từ thời Thơ Mới nay tiếp tục được nhìn nhận và khám phá với chiều kích mới và cảm quan nghệ thuật mới. Những vấn đề mà các nhà thơ ở thời đổi mới suy tư, trăn trở bao giờ cũng chứa đựng tinh thần nhân văn. Đó cũng là tinh thần mà Thơ Mới đã hướng đến, nó phù hợp với quy luật của đời sống, của nghệ thuật và là một điều vĩ đại.  

ĐÁNH GIÁ VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ VĨNH VIỄN, HẬU GIANG

Nguyễn Duy Cần, Trần Duy Phát, Lê Sơn Trang, Phạm Văn Trọng Tính
Tóm tắt | PDF
Phương pháp ABCD được sử dụng để phân tích các nguồn lực cũng như các mối quan hệ hiện có của cộng đồng, đồng thời phân tích các tiềm năng mà cộng đồng có thể đóng góp vào và thúc đẩy quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu được thực hiện tại xã Vĩnh Viễn, một xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ có 5 thành tố quan trọng của nguồn lực cộng đồng theo nhận thức của người dân, bao gồm: người dân, các cơ quan, các hội đoàn, cơ sở vật chất và kinh tế địa phương. Tuy nhiên, nguồn lực cộng đồng chưa được đánh giá đúng mức và huy động hiệu quả. Sử dụng các công cụ ABCD có thể giúp cộng đồng nhận ra được vốn tài sản nguồn lực của họ để huy động đóng góp vào việc xây dựng nông thôn mới, hạn chế việc trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, cơ quan bên ngoài.

ẢNH HƯỞNG CỦA CACL2, ETHEPHON, KNO3 VÀ SỐ LẦN XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI MẬN AN PHƯỚC (SYZYGIUM SAMARANGENSE (BLUME) MERR & PERRY)

Lê Văn Hòa, Phạm Thị Phương Thảo, , Lê Thị Diệu Xuân
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích cải thiện phẩm chất trái mận An Phước sau thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên: (A) đối chứng (phun nước) và các nồng độ hóa chất (sử dụng CaCl2, Ethephon KNO3 với 8 mức nồng độ khác nhau) và (B) số lần xử lý hóa chất (một, hai và ba lần xử lý) với 4 lần lặp lại, 1 cây mận An Phước/lần lặp lại. Kết quả cho thấy, xử lý hóa chất trước thu hoạch giúp giảm hao hụt trọng lượng trong thời gian tồn trữ. Nghiệm thức xử lý CaCl2 5.000 ppm duy trì được phẩm chất trái tốt hơn nghiệm thức đối chứng đến 9 ngày sau thu hoạch. Nghiệm thức CaCl2 5.000 ppm và hai lần xử lý trước thu hoạch giúp duy trì độ cứng thịt trái và giảm tỷ lệ nấm bệnh sau thu hoạch.

ĐỊNH TÍNH COUMARIN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT TỪ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT ĐỂ CHỮA BỆNH: KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Đinh Thị Lan Hương, Đậu Bá Thìn, Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Nghĩa Thì, Trịnh Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Phượng
Tóm tắt | PDF
Từ 10 mẫu cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường xã Quang Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sử dụng để làm thuốc, chúng tôi đã tiến hành định tính để xác định sự có mặt của coumarin bằng cả hai phương pháp sắc ký lớp mỏng và phản ứng hoá học của nhóm lacton. Kết quả cho thấy hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có thể chứa coumarin hoặc dẫn xuất của chúng. Tiếp theo, dịch chiết từ 10 cây thuốc này được đánh giá khả năng kháng khuẩn, kết quả cho thấy 8/10 loài nghiên cứu đều có khả năng kháng lại đồng thời cả 4 loại vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, hai loài Zanthoxylum acanthopodium DC. và Pterolobium integrum Craib thể hiện tính kháng rất rõ rệt.

MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về ĐổI MớI, CảI CáCH Và CáCH MạNG Xã HộI

Phạm Thị Phượng Linh
Tóm tắt | PDF
Đổi mới, cải cách và cách mạng xã hội là ba phạm trù khác nhau để chỉ ba phương thức tạo ra sự thay đổi ở những mức độ khác nhau. Bài viết khái quát một số vấn đề lý luận vềba khái niệm đổi mới, cải cách và cách mạng xã hội. Thông qua việc trình bày, đối chiếu, so sánh các khái niệm với nhau nhằm giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về mối liên hệ giữa các khái niệm.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Trần Bình Diễm Thuận, Trần Thị Diễm Cần
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ở Tp. Cần Thơ. Thông qua số liệu điều tra 115 doanh nghiệp ở Tp.Cần Thơ về tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, ba nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đó là: ?Khả năng quản lý của ban lãnh đạo?, ?Nâng cao năng lực cạnh tranh? và ?Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng thương hiệu?. Trong đó, biến ?Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng thương hiệu? là nhân tố chi phối nhiều nhất đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN

Trần Hữu Phúc, Võ Công Thành, Nguyễn Thành Tâm
Tóm tắt | PDF
Kết quả điều tra đánh giá hai giống lúa mùa Một Bụi Lùn và Chín Tèo, thu 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo, mỗi dòng thu 1.000 đến 1.200 bông tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Mỗi dòng/giống chọn ra 500 bông tốt nhất để thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt tốt nhất đem nhân trong nhà lưới. ứng dụng kỹ thuật điện di protein giúp chọn các hạt lúa có đặc tính phẩm chất mềm cơm. Trồng đánh giá độ thuần trên đồng năm 2010 và đánh giá năng suất 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong mô hình lúa tôm vụ mùa năm 2011. Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá và phẩm chất hạt. Kết quả nghiên cứu đã chọn ra Một Bụi Lùn (Một Bụi Lùn 3) và Chín Tèo (Chín Tèo 1) có độ thuần cao, mềm cơm, kháng bệnh cháy lá và năng      suất khá.

CHỌN CẤU TỬ PHÂN LY THÍCH HỢP ĐỂ SẢN XUẤT CỒN TUYỆT ĐỐI TRONG CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG

Phan Văn Thơm
Tóm tắt | PDF
Trong quá trình chưng cất cồn tuyệt đối, việc lựa chọn cấu tử phân ly để làm thay đổi độ bay hơi tương đối của các cấu tử trong hỗn hợp rượu ? nước là một trong những công đoạn quan trọng. Để chọn lựa cấu tử phân ly, có thể dựa vào hai phương pháp chính: (1) Dựa vào tính chất của dung dịch tạo thành bởi các cấu tử trong hỗn hợp và cấu tử phân ly, hay (2) dựa vào tính chất của các cấu tử trong hỗn hợp. Trong nghiên cứu này, việc lựa chọn cấu tử phân ly là các hợp chất muối vô cơ như CaO, CaSO4, C3H8O3 và Na2CO3 đã được thực hiện trên cơ sở sự hiện diện các hợp chất này ở một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cần Thơ cũng như khả năng tác động vào quá trình chưng cất cồn tuyệt đối. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CaO và Na2CO3 là 2 cấu tử phân ly đã được chọn. Nếu quá trình chưng cất sử dụng 1 cấu tử P1 là CaO, nồng độ cồn chỉ có thể đạt được 99,4% cồn. Nếu sử dụng kết hợp 2 cấu tử P1 và P2 là Na2CO3 nồng độ cồn có thể đạt được gần như tuyệt đối 100%. Kết quả trên đã được kiểm chứng bởi bởi việc phân tích kiểm chứng trên GC. Kết quả trên đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng phức hợp 2 cấu tử phân ly là CaO và Na2CO3 trong chứng cất cồn tuyệt đối.