Trịnh Kiều Nhiên * Trần Đắc Định

* Tác giả liên hệTrịnh Kiều Nhiên

Abstract

Study on the status of exploitation and management of marine fishery was carried out from April 2011 to April 2012 in three coastal districts of Soc Trang province. Objectives of the study were to determine the commercial species by different type of fishing gears; and the status of capture fisheries resources management for subtainable use in Soc Trang. The results showed that the number of fishing boats had decreased by 4% from 2001 to 2005 while the fish landing had increased by 43.5%. The fish landing increased because the fishing efforts and fishing capacity increased by 82%. However, the catch per unit effort (CPUE) decreased by 38.2%. While the result the stock of marine fishes are rapidly decreased. In term of fishing gears, four major ones were  trawl-net, gill-net, bag-net and seine-net which cover 56%; 24%; 12% and 3%, respectively. There are 36 commercial marine fish species belong to 27 families, 11 orders in which the most abundance is Perciformes (20 species), the next is Siluriformes (6 species), the other orders have 1 or 2 species. The fisheries resources management unit in Soc Trang has responsibility to monitor the local fisheries communities based on the fisheries regulations from the central local governments. However, the illegal fishing is still common, and the marine fisheries resources continue decrease in the near future. This study also prowdes some practical solutions which are suitable for the local communities in order to enhance the implementations, personal and community responsibility for sustainable use marine fishes in Soc Trang province.
Keywords: fisheries management, Soc Trang, species composition

Tóm tắt

Nghiên cứu về hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012 tại 03 huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài cá biển theo loại nghề khai thác, tình trạng quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2011, cho thấy số lượng tàu khai thác giảm 4%, trong khi sản lượng khai thác tăng 43,5%. Sản lượng khai thác tăng là do công suất máy tàu tăng 82%. Tuy nhiên, sản lượng trên một đơn vị khai thác (CPUE) lại giảm 38,2%, điều đó cho thấy nguồn lợi hải sản đang bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ cấu nghề khai thác hải sản bao gồm: lưới kéo chiếm 56%, lưới rê 24%, đóng đáy 12%, lưới vây 3% và các nghề khai thác khác chiếm khoảng 5%. Nghiên cứu cũng thống kê được 36 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 27 họ của 11 bộ. Chiếm ưu thế là bộ cá vược (Perciformes) với 20 loài, kế đến là bộ cá da trơn (Siluriformes) với 6 loài và còn lại 9 bộ khác mỗi bộ có từ 01-02 loài. Nguồn lợi hải sản tỉnh Sóc Trăng được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn thường xuyên xảy ra và nguồn lợi hải sản tiếp tục suy giảm trong tương lai gần. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, nhằm tăng cường trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản.
Từ khóa: CPUE, quản lý nghề cá, Sóc Trăng, thành phần loài

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Sóc Trăng, 2010. Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Sóc Trăng.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Sóc Trăng. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

Đặng Văn Thi, Nguyễn Bá Thông và ctv. 2005. Tổng quan nguồn lợi và hệ sinh thái vùng biển Đông Nam Bộ. Báo cáo tổng kết dự án ALMRV, Bộ Thủy sản, Hà Nội.

Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Long và Đỗ Minh Chung, 2010. Nghề lưới kéo ven bờ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4, trang 73-80.

Nguyễn Nhật Thi, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam (Tập III) Danh mục cá biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ Thuật Hà Nội.

Nguyễn Nhật Thi, 1997. Danh mục cá biển Việt Nam (tập IV). Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ Thuật Hà Nội.

Phạm Thược, 2003. Các khái niệm quản lý nguồn lợi vùng biển và ven bờ. Viện nghiên cứu hải sản.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2007. Dự án Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.

Trần Đắc Định, 2010. Bài giảng quản lý nguồn lợi thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

UNEP/GEF/SCS 2004. Báo cáo quốc gia – Hợp phấn Thủy sản, Dự án UNEP/GEF/SCS “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường ở Biến Đông và vịnh Thái Lan”, Nguồn lợi hải sản và các sinh cảnh quan trọng msang tính đa quốc gia, khu vực và toàn cầu ở Biển Đông, Hải Phòng.

Walter J.Rainboth, 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. Food and Agriculture organization of the United Nations, Rome.