Ngày xuất bản: 01-05-2005

THE EFFECTS OF CATFISH CAGE-CULTURE ON WATER QUALITY IN HONG NGU DISTRICT, DONG THAP PROVINCE

Trương Quốc Phú, Yang Yi
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá mối quan hệ giữa nuôi cá da trơn trong bè và các điều kiện môi trường vùng nuôi như chất lượng và số lượng các sản phẩm thải gây ô nhiễm từ bè nuôi, dự báo khả năng gây ô nhiễm và đề xuất các phương pháp hạn chế ô nhiễm. Cả hai vùng nuôi trên sông Sở Thượng và trên sông Tiền được chia thành 3 mặt cắt (đầu, giữa và cuối nguồn). Chín bè, 1 bè trên sông Sở Thượng và 2 bè trên sông Tiền cho mỗi mặt cắt được chọn ngẫu nhiên để đo chất lượng nước và xác định các chất dinh dưỡng trong cá, thức ăn và chất lắng tụ. Chất lượng nước trong suốt thời gian nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các bè thuộc 3 nhóm bè nằm ở đầu, giữa và cuối nguồn nước, giữa bè nuôi và môi trường nước bên ngoài bè, giữa nước ở trước và sau khu vực bè nuôi. Chất thải từ bè nuôi không có ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi và chất lượng nước.

QUảN Lý CHƯƠNG TRìNH ĐàO TạO-CƠ Sở ĐảM BảO CHấT LƯợNG GIáO DụC ĐạI HọC

Phan Huy Hùng
Tóm tắt | PDF
Quản lý chương trình đào tạo là nội dung quan trọng trong tổ chức, hoạt động giáo dục đại học.  Các chương trình đào tạo theo diện rộng, đa dạng, được quản lý theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo hài ho?a lợi ích giữa cá nhân, thị trường và nhà nước đang thay thế dần các chương trình vốn đào tạo theo diện hẹp, sớm đi vào chuyên môn sâu, phục vụ cho một vị trí lao động định sẵn và được quản lý theo cơ chế tập trung.  Do đó, trong quản lý chương trình đào tạo từ go?c độ vĩ mô và vi mô cần có nhận thức mới; cần được tiếp cận hệ thống với những giải pháp thoả đáng để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, chấp hành cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục đại học.   

MÔ PHỎNG XE TỰ HÀNH HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC TRÊN MỌI ĐỊA HÌNH

Trần Thanh Hùng
Tóm tắt | PDF
Bài viết này trình bày vấn đề mô hình hoá và mô phỏng một xe tự hành mo?i đi?a hi?nh. Tâ?t ca? ca?c bộ phận của xe từ động cơ, CVT, hộp số đến các bánh xe được phân tích va? đươ?c mô pho?ng dư?a trên mô hình động lực học và dữ liệu thực nghiệm. Các kê?t qua? mô pho?ng rất hư?u i?ch trong việc nghiên cư?u động lực học va? điê?u khiê?n xe tự hành.

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG XOÀI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Qua?ng Ngo?c Va?ng, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
 Mango species in theMekong Delta ofViet Nam was considered as in the region of original center of polyembryo mangoes (Vo Cong Thanh andHuynhKy, 2000).  A twelve economic mango varieties propagated by seeds such as ?Cat Chu?, ?Thanh ca?, ?Thom? planting in the region,six mango varieties in the germplasm of Cantho University were also analysed by leaf protein (SDS-PAGE) and DNA (CAPS-PCR run with 5 primer: CAP1A, CAP3A, CAP3B, CAP5A, CAP12A) methods. Results showed that any young leaf samples in the same tree had the same proteins,a sexual plant could distinguish with asexual plants by leaf protein method easily. CAP5A could be applied to distinguish polyembryos into one sexual and asexual embryos.  Mango varieties such as ?Du Du?, ?Thom?, ?Buoi?, and ?Hon? were clasified into the same group (M.odorata).  Other varieties including ?Bac?, ?Cat Chu?, ?Cat?, ?Tuong?, ?Cat Hoa Loc? were M. indica, and  ?Thanh Ca? variety has confirmed as M. mekongensis (Pham Hoang Ho 2001). Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong vùng khởi nguyên của cây xoài trồng.  Xoài là loại cây ăn trái vừa có phẩm chất ngon, vừa thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, do đó nó có giá trị cao về mặt kinh tế.  Với kỹ thuật điện di protein (bằng phương pháp SDS-PAGE) và điện di ADN (primer CAP 5A) đã nhận diện được cây lai và cây phôi tâm của 6 giống xoài: Trung Quốc, Martin, Cát Vân Đen, Cát Hòa Lộc, Phim Xẻng Măng, Namdorkmai.  Kết quả điện di protein cũng cho thấy các giống: (1) Giống xoài Bưởi, Đu Đủ, Hòn và Thơm thuộc loài Mangifera odorata;  (2) Giống xoài Cát, Cát Chu, Lai, Cát Hòa Lộc, Tượng và Bắc thuộc loài Mangifera indic;  (3) Giống xoài Thanh Ca thuộc loài Mangifera mekongensis.

GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

Lê Thị Tuyết Mai
Tóm tắt | PDF
Phương pháp giảng dạy đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của người học.  Người thầy giáo do đó cần luôn chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp đối tượng học viên và đạt hiệu quả tốt.  Phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm qua một số nghiên cứu cho thấy có những ưu điểm phát huy được tính chủ động,tích cực của người học, giúp nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ. Phương pháp này, dù không phải là mới, đã và đang được khuyến khích và áp dụng ngày càng rộng rãi trong các trường học cũng như các trung tâm ngoại ngữ.

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA VƯƠNG QUỐC BỈ

Diệp Thành Nguyên
Tóm tắt | PDF
Sự hình thành nên hệ thống bảo hiểm xã hội là một trong những thành tựu nổi bậc của xã hội dân chủ. Hệ thống này ra đời với nhận thức rằng nền kinh tế thị trường cạnh tranh không phân phát thành quả của nó một cách công bằng cho tất cả mọi người. Hệ thống bảo hiểm xã hội rất hay khi huy động được sự đóng góp của nền kinh tế thị trường cạnh tranh để góp phần đảm bảo về kinh tế cho người lao động khi họ gặp các rủi ro như thất nghiệp, tử tuất, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc khi về già. Nước ta đang trong quá trình xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, do đó việc nghiên cứu chế độ bảo hiểm thất nghiệp của nước Bỉ - một trong những hệ thống bảo hiểm xã hội rộng rãi nhất trong thể giới theo Báo cáo Lao động thể giới năm 2000 - để học hỏi những quy định hay có thể áp dụng được vào hoàn cảnh của nước ta là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. 

HIỆU QUẢ CỦA CHỦNG VI KHUẨN NỐT RỄ (SINORHIZOBIUM FREDII) VÀ VI KHUẨN PSEUDOMONAS SPP. TRÊN ĐẬU NÀNH

Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện trên đất phù sa xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong vụ Xuân Hè 2004 nhằm khảo sát hiệu quả của việc chủng vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn Pseudomonas spp. trên sự phát triển Đậu nành (giống Nhật bản 17A). Kết quả cho thấy thành phần năng suất, năng suất hột và hàm lượng protein trong hột Đậu nành gia tăng đáng kể khi tưới dịch lên men vi khuẩn Pseudomonas spp. so với nghiệm thức không tưới dịch. Chủng hột Đậu nành với vi khuẩn nốt rễ (dòng VN082 hay dòng ĐH-2) kết hợp với tưới dịch lên men vi khuẩn Pseudomonas spp. cho năng suất hột cao nhất và chất lượng hột Đậu nành tốt nhất.

Về NHóM CON CủA NHóM TUYếN TíNH TổNG QUáT TRÊN VàNH CHíNH QUY VON NEUMANN GIAO HOáN CHứA NHóM CON CáC MA TRậN ĐƯờNG CHéO

Phan Hoàng Chơn
Tóm tắt | PDF
Cho R là vành chính quy Von Neumann giao hoán. Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu dàn các nhóm con của nhóm tuyến tính tổng quát G=GLn(R) chứa nhóm con D=Dn(R) của các ma trận đường chéo. Chúng tôi chứng minh rằng nếu R là vành có tất cả các trường thặng dư đều chứa không ít hơn bảy phần tử, thì D là nhóm con quạt của nhóm G.

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM MÌ ĂN LIỀN CHÂU ÂU THÔNG QUA HÀ LAN

Đào Văn Khanh
Tóm tắt | PDF
Đối với các công ty, thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế là một trong những hướng đi quan trọng để mở rộng kinh doanh và gia tăng doanh thu, đặc biệt khi thị trường trong nước đã phần nào bão hòa. Điều đặc biệt quan trọng cần phải xem xét là chọn lựa đúng phương thức và chiến lược để thâm nhập. Trong nội dung bài viết sau đây, người viết xin được đi sâu vào phân tích chiến lược kinh doanh và thâm nhập thị trường thực phẩm/ mì ăn liền, thông qua các tiến trình kinh doanh; đồng thời đưa ra các bước thâm nhập hiệu quả nhất thông qua việc phân tích các sự chọn lựa để các công ty thực phẩm Việt Nam, đặc biệt các công ty kinh doanh mì ăn liền và các sản phẩm có liên quan có thể tham khảo để thâm nhập thành công thị trường chính thống của Châu Âu, thông qua cửa ngõ Hà Lan. 

NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES CUVIER, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Dương Thúy Yên, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu nhu cầu đạm của cá lóc Bông (Channa micropeltes) giống nhỏ (2,6 gam/con) và giống lớn (6,07 gam/con) được thực hiện trên hệ thống 20 bể nhựa với nước tuần hoàn và có sục khí. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn có hàm lượng đạm từ 14% đến 54% (năng lượng 4,2 kcal/g) trong 50 ngày. Tỉ lệ sống của cá giống nhỏ và lớn ở nghiệm thức 14% và 24% đạm thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (p < 0,05). Snh trưởng của cá tăng theo sự gia tăng của hàm lượng đạm trong thức ăn, tăng trưởng tuyệt đối theo ngày cao nhất của cá giống nhỏ là nghiệm thức 54 % đạm (0,05 g/ngày) và giống lớn là 44 % đạm (0,07 g/ngày). Kết quả phân tích đường cong bậc hai cho thấy hàm lượng đạm cho tăng trưởng tối đa ở cá giống nhỏ là 50,8 %  và giống lớn là 46,5%.  Hàm lượng đạm từ 30,7 - 36,8 % (giống nhỏ) và  27,8 - 32,8 % (giống lớn) là khoảng thích hợp cho sự tăng trọng của cá và giảm giá thành sản xuất.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦNG VI KHUẨN NỐT RỄ VÀ VI KHUẨN PSEUDOMONAS SPP. TRÊN LÚA CAO SẢN TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA CẦN THƠ

Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Một dòng vi khuẩn nốt rễ lên nhanh (Sinorhizobium fredii) và một dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. cùng được nghiên cứu sự tác động tích cực trên lúa cao sản (Oryza sativa L., giống MTL-250) trồng trên đất phù sa Cần Thơ trong 2 vụ liên tiếp (Đông Xuân 2003-2004 và Hè Thu 2004). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: bón 100 kg N/ha và không chủng phân vi sinh vật, chủng vi khuẩn nốt rễ (100 kg/ha)  + 30 kg N/ha, tưới dung dịch lên men vi khuẩn Pseudomonas spp (200 lít/ha) + 30 kg N/ha và đối chứng (không bón phân ho?a học hay sinh học). Chủng vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn pseudomonad gia tăng chiều cao cây, số gié/m2, số hột chắc/gié, trọng lượng 1000 hột và giảm % số hột lép. Bón vi khuẩn nốt rễ và vi khuẩn Pseudomonas spp gia tăng năng suất từ 25,38% đến 29,38% và từ 20,36% đến 37,02% so với đối chứng, theo thứ tự; tiết kiệm được 70 kg N/ha đồng thời hàm lượng protein trong hột gạo chủng vi khuẩn không khác biệt với hàm lượng protein trong hột gạo có bón 100 kg N/ha, với kết quả này cho thấy các dòng vi khuẩn hữu hiệu có thể kích thích sự phát triển và gia tăng năng suất lúa cao sản.

PHÂN TÍCH CHI PHÍ MARKETING VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LÚA GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lưu Thanh Đức Hải
Tóm tắt | PDF
Bài viết này nhằm khảo sát hệ thống marketing và kênh phân phối lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long. ở thị trường nội địa, thương lái gạo tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gạo cho người tiêu dùng trong vùng và các vùng lân cận. Nhà máy xay xát và lau bóng có quy mô lớn thì kiểm soát hầu hết kênh xuất khẩu gạo. Kênh phân phối nội địa được tổ chức khá hiệu quả, cung cấp đúng loại, phẩm cấp gạo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương lái và hộ bán lẻ gạo có kết quả kinh doanh hiệu quả nhất. Ngược lại, nhà máy xay xát và lau bóng gạo thì kinh doanh kém hiệu quả hơn vì họ phải gánh chịu chi phí marketing khá cao so với tổng biên tế marketing. Xu hướng tự do hóa thị trường ở Việt nam đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho thương lái gạo tư nhân. Hệ thống thương mại quốc gia được tự do hóa hoàn toàn đã tạo ra cơ hội tốt để nâng cao hiệu quả hệ thống marketing.

TRẮC NGHIỆM TÍNH KHÁNG CHÁY LÁ CÁC BỘ GIỐNG/DÒNG LÚA MTL TRIỂN VỌNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, , Nguyễn Thành Tâm, Lê Thùy Nương, Võ Hiền Đức, Nguyễn Thành Phước
Tóm tắt | PDF
Trắc nghiệm tính kháng bệnh cháy lá lúa, do nấm Pyricularia oryzae gây ra, được thực hiện trên các bộ giống lúa MTL triển vọng tại các địa phương An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, sử dụng bộ chuẩn nòi và bảng phân cấp bệnh của IRRI (1980) với Tẻ Tép làm chuẩn kháng và B40 làm chuẩn nhiễm. Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần nòi nấm cháy lá thay đổi liên tục theo mùa vụ và địa phương. Tỷ lệ giống lúa thử nghiệm nhiễm bệnh cháy lá ở Sóc Trăng và An Giang cao hơn ở Tiền Giang và Cần Thơ qua các mùa vụ trong hai năm 2003-2004.  Các giống MTL triển vọng được ghi nhận chống chịu bệnh ổn định ở tất cả các điểm thử nghiệm là MTL384, MTL366, MTL367, MTL368, MTL371, MTL409, MTL83 và MTL378.  Trước khi phóng thích giống lúa mới, thử nghiệm bệnh là một cách làm kinh tế nhất đối với việc quản lý ổn định bệnh cháy lá trong sản xuất.

ẢNH HƯỞNG LÁ ĐƯỚC ĐANG PHÂN HỦY ĐỐI VỚI TÔM SÚ GIỐNG PENAEUS MONODON

Bùi Thị Nga, M. Scheffer,
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của lá Đước và nước ngâm lá Đước ở các nồng độ lá khác nhau đối với tôm sú giống Penaeus monodon được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy tỉ lệ chết của tôm phụ thuộc vào nồng độ oxy của môi trường nuôi, mà nồng độ oxy có liên quan chặt chẽ với hàm lượng lá Đước. Tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm cao hơn có ý nghĩa thống kê khi nuôi tôm với lá Đước so với lá nylon. Từ đó cho thấy rằng, lá Đước làm tăng đáng kể tỉ lệ sống và trọng lượng của tôm. Trong hệ thống nuôi quảng canh tôm-rừng, lượng lá cao có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm do bởi thiếu oxy trầm trọng. Do vậy, gia tăng dòng chảy của nước có thể làm giảm tình trạng oxy thấp và sự tích tụ lá Đước trong ao nuôi.

CÂU HỎI VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC

Lê Phước Lộc
Tóm tắt | PDF
Chúng ta đã nói rất nhiều về việc thay đổi phương pháp dạy học, song một phương tiện đắc lực được sử dụng trong dạy học, đặc biệt là trong các phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa được đề cập đúng mức, đó là câu hỏi và vấn đề sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học. Trong dạy học, câu hỏi dùng để giao tiếp thầy ? trò, trò ? trò, câu hỏi dùng để đánh giá kết quả học tập, câu hỏi dùng để khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học?cũng như các chiến lược sử dụng câu hỏi là những vấn đề không được nhiều người quan tâm. Việc nghiêm túc bàn đến những nội dung này cũng là thiết thực góp phần thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường.

ỨNG DỤNG MẠNG NƠ-RON NHÂN TẠO ĐỂ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG GIỌNG NÓI TIẾNG VIỆT

Nguyễn Chí Ngôn, Nguyễn Thái Nghe, Trương Thị Thanh Tuyền, Trần Thanh Hùng
Tóm tắt | PDF
Bài báo đề cập đến một giải pháp ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial neural networks) để điều khiển thiết bị bằng giọng nói tiếng Việt. Phép biến đổi Fourier thời gian ngắn - STFT (Short time Fourier Transform) được áp dụng để trích các đặc trưng cơ bản của tín hiệu tiếng nói. Một mạng nơ-ron nhân tạo được huấn luyện để nhận dạng giọng nói tiếng Việt của bất kỳ người nào, khi họ đọc một trong bốn từ lệnh ?Trái?, ?Phải?, ?Tới? và ?Lui? (áp dụng để điều khiển robot). Kết quả nghiên cứu được kiểm chứng thông qua việc điều khiển từ xa một xe vô tuyến. éộ chính xác được ước lượng xấp xi? 90% và khả năng mở rộng tập lệnh điều khiển là rất cao.

ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO CỦA 55 GIỐNG LÚA TRỒNG VEN BIỂN CÁC TỈNH BẾN TRE, LONG AN, TIỀN GIANG, VÀ TRÀ VINH

Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Kết quả thí nghiệm cho thấy:  có 24 giống có hạt dài từ 6,6-7,5 mm, và 12 giống xếp vào dạng hạt rất dài.   Nhóm lúa nếp có giống Nếp Sáp đạt hàm lượng amylose chuẩn (

TIÊU CHÍ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC

Trần Thanh Ái
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu từ nguyên là một công việc nghiêm túc, không thể tiến hành ngẫu hứng dựa trên suy luận chủ quan thuần tuý, mà đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có phương pháp khoa học được xây dựng dựa trên những tiêu chí chặt chẽ. Bài viết sau đây nhằm trình bày một số tiêu chí căn bản cho việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt.

CÁC TÁC NHÂN THỊ TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO THỊT TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ

Bùi Văn Trịnh
Tóm tắt | PDF
Giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Cần Thơ còn khá cao, đang đóng vai trò quyết định đến sự ổn định và phát triển kinh tế của địa phương. Trong nông nghiệp giá trị sản xuất và kinh doanh của chăn nuôi có xu hướng phát triển nhanh hơn. Điều này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và cũng phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Cần Thơ đã và đang theo đuổi. Để có thêm cơ sở làm căn cứ cho việc tham khảo, hoạch định chính sách phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo cho sản xuất nông nghiệp nói chung, nói riêng là chăn nuôi mà cụ thể là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo thịt, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu ?Các nhân tố thị truờng trong hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm heo trên địa bàn Cần Thơ?. Nghiên cứu  đã tìm ra tác nhân bán lẻ có  được lợi nhiều nhất trong các tác nhân thị trường.

KHẢ NĂNG CHỊU MẶN VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN PROTEIN DỰ TRỮ CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TRỒNG VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Các giống lúa được thu thập ở vùng ven biển của các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang và Trà Vinh.  Đặc tính kháng mặn được đánh giá bằng phương pháp điện di DNA với primer RM223 và đa dạng protein dự trữ được đánh giá bằng điện di SDS-PAGE.  Kết quả thí nghiệm cho thấy có 6 giống lúa thể hiện băng DNA giống như giống chuẩn kháng mặn (Đốc Phụng) và 11 giống thể hiện băng DNA  tương tự như giống chuẩn nhiễm mặn (IR28); Bên cạnh đó có 6 giống thể hiện tính trung gian. Giống lúa vùng ven biển đa dạng kiểu hình (Ho), đa dạng kiểu gen (HEP) và tổng số allele có hiệu quả ở mỗi locus cũng đa dạng.  Điều nầy cho thấy giống lúa vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long đa dạng di truyền về protein dự trữ, vì vậy chọn lọc dòng thuần chịu mặn và hàm lượng protein cao là có hiệu quả.

KINH TẾ HỢP TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ

Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả  sản xuất, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu và nhu cầu hợp tác của nông hộ; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế hợp tác và hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất nông nghiệp. Các dịch vụ của kinh tế hợp tác và hợp tác xã được đánh giá tốt về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán. Tuy nhiên, dịch vụ của hợp tác xã chưa thoả mãn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã viên và nông hộ.

Nhu câ?u đa?m cu?a cá Lóc bông(Channa micropeltes Cuvier, 1831) giai đoạn giống

Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Dương Thúy Yên
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t