Nguyễn Thanh Tường * , Nguyễn Bảo Vệ Võ Công Thành

* Tác giả liên hệ (nttuong@ctu.edu.vn)

Abstract

Grain quality including nutritional and commercial qualities were evaluated using IRRI's standard (1988).  Experimental results showed that amylose content of the grain was scored at various categories, in which the intermediate amylose content group 11 varieties are of. Total brown rice protein content ranged from 7% to 13%, in which 33 varieties had total protein content higher than 10% gelatinization temperature ranged from code 1 to 7, in which 29 varieties had code 3; gel consistency was scored at various categories,in which 20 varieties were at scale from 4(soft) to 5 (very soft; brown rice length ranged from scale 3(long) to 7(short), in which 24 varieties were scale 3(long); brown rice shape ranged from scale 1(slender) to 3(medium), in which 12 varieties were scale 1.
Keywords: amylose, protein, gelatinization temperature, gel consistency

Tóm tắt

Kết quả thí nghiệm cho thấy:  có 24 giống có hạt dài từ 6,6-7,5 mm, và 12 giống xếp vào dạng hạt rất dài.   Nhóm lúa nếp có giống Nếp Sáp đạt hàm lượng amylose chuẩn (<2%); năm giống lúa nếp còn lại có hàm lượng amylose trên 2%.  Nhóm lúa tẻ có 11 giống có hàm lượng amylose trung bình, mềm cơm. Các giống đều có hàm lượng protein khá cao, trong đó có 33 giống có hàm lượng hơn 10%, các giống còn lại phân bố chủ yếu ở hàm lượng 8-9%, ngoại trừ giống Nếp 4 Tháng và U17 có hàm lượng < 8%.  Có 14 giống lúa tẻ có độ bền gel thuộc nhóm mềm cơm đến rất mềm cơm và 6 giống nếp có độ bền gel thuộc nhóm rất mềm cơm, các giống còn lại phân bố tập trung chủ yếu ở nhóm trung bình.  Nhiệt trở hồ của các giống biến thiên từ cấp 1-7, nhưng tập trung chủ yếu ở cấp 3, với 29 giống. Với kết quả trên các giống có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn gạo chất lượng cao như Thanh Trà, Nàng Thơm Chợ Đào (TG1), Nàng Thơm Chợ Đào (LA), Nàng Thơm (muộn) được bổ sung làm nguồn vật liệu địa phương để lai tạo giống lúa chất lượng cao.
Từ khóa: Lúa, amylose, protein, nhiệt trở hồ, độ bền gel

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Chí Bửu. 2000. Điều tra hiện trạng các giống lúa đang sử dụng trong vùng quy hoạch lúa phẩm chất cao tỉnh Long An. Sở KHCN và MT tỉnh Long An, 53 trang.

Cagampang G.B. and F.M. Rodriguez. 1980. Methods of analysis for screening crops of appropriate quantities.

International Rice Research Institute. 1988. Standard evaluation system for rice. Los Banos. Philippines.

Mori, I. and T. Kinoshita. 1987. Salt tolerance of rice callus clones. Rice Genet. Newsl. 4:112-113.

Nguyễn Phước Tuyên. 1997. Tính ổn định phẩm chất gạo trong điều kiện canh tác và thu hoạch khác nhau tại Đồng Tháp (1995-1996). Luận án thạc sĩ nông học.

Nguyễn Thị Lang. 2000. Giống lúa và sản xuất hạt giống tốt. Nxb. Nông Nghiệp. TP Hồ Chí Minh.

Vương Đình Tuấn. 2001. Tài liệu tập huấn chọn tạo giống lúa. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ô Môn. Cần Thơ.