Ngày xuất bản: 01-05-2010

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NUÔI KẾT HỢP CÁC MẬT ĐỘ RONG SỤN (KAPPAPHYCUS ALVAREZII) VỚI TÔM CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)

Ngô Thị Thu Thảo, Trần Ngọc Hải,
Tóm tắt | PDF
Rong sụn (Kapaphycus alvarezii) được nuôi kết hợp trong các bể nuôi tôm chân trắng với các nghiệm thức là đối chứng (ĐC), nuôi rong sụn với sinh khối 800 g/m3 (NTI) và 1600 g/m3 (NTII). Mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại, trong đó rong được nuôi chung trong bể nuôi tôm. Tôm chân trắng có khối lượng trung bình lúc thả nuôi là 4,2 g/con và mật độ 90 con/m3. Kết quả về các yếu tố môi trường như NH4+ và NO2-, PO43- ở hai nghiệm thức nuôi ghép rong đều thấp hơn so với đối chứng (p

TẠO CÂY DƯA HẤU TỨ BỘI BẰNG XỬ LÝ COLCHICINE IN VITRO

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Kim Hằng
Tóm tắt | PDF
Phát triển cây lai không hạt gồm có 4 giai đoạn: 1) chọn dòng nhị bội, 2) sản xuất cây tứ bội, 3) phát triển dòng tứ bội và 4) sản xuất cây lai tam bội. Dưa hấu không hạt được tạo thành do lai giữa cây dưa hấu tứ bội (4X=44) làm mẹ và cây nhị bội (2X=22) làm cha. Kết quả cho được cây lai tam bội (3X=33) và là cây cái, đực bất thụ. Trong tự nhiên, cây dưa hấu tứ bội không hiện diện. Thông thường, cây tứ bội được phát triển bởi xử lý đột biến cây con nhị bội trong điều kiện vườn ươm hoặc nuôi cấy mô. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển những dòng dưa hấu tứ bội để tạo giống dưa hấu tam bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy xử lý colchicine nồng độ 0,025% trong thời gian 6 ngày cho tỷ lệ cây tứ bội cao nhất là 10%. Mức bội thể của các cây này được phân tích bằng máy tế bào học ?Flow cytometry?. Sau đó, chúng được chuyển ra trồng nơi vườn ươm và đồng ruộng.

ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT DÙNG MẠNG NƠRON ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

Nguyễn Chí Ngôn, Phạm Minh Phương, Dương Hoài Nghĩa
Tóm tắt | PDF
Với ưu điểm về tính ổn định và bền vững, bộ điê?u khiê?n trươ?t đươ?c a?p du?ng cho các đối tượng phi tuyến ngay khi hệ thống chịu tác động của nhiễu, cũng như sự biến đổi các thông số của đối tượng. Tuy nhiên, việc thiết kế bộ điều khiển trượt đòi hỏi phải biết chính xác mô hình đối tượng ? đây là điều không phải lúc nào cũng đạt được trong thực tế. Là một hệ phi tuyến mạnh, động cơ không đồng bộ ba pha rất khó kiểm soát và cần bố trí các cảm biến hồi tiếp, đặt biệt là cảm biến từ thông với chi phí cao, khó lắp đặt. Nhằm khắc phục vấn đề trên, bài báo đề xuất giải pháp sử dụng mạng nơron nhân tạo để ước lượng từ thông thay vì dùng cảm biến vật lý trong hệ điều khiển trượt động cơ không đồng bộ ba pha. Kết quả mô phỏng cho thấy thời gian xác lập của đáp ứng từ thông khoảng 0.012 giây, của tốc độ động cơ khoảng 0.3 giây, các đáp ứng không vọt lố, bền vững dưới tác động của nhiễu và sự biến thiên 10% giá trị của các tham số của động cơ.

CẢI THIỆN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM SOÀN (CITRUS SINENSIS (L.) CV. SOAN) BẰNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÓA CHẤT TRƯỚC THU HOẠCH

Lê Văn Hòa, Phan Thị Xuân Thủy
Tóm tắt | PDF
Với mu?c đi?ch ti?m ra nghiệm thức xư? ly? cam Soa?n trươ?c thu hoa?ch đê? nâng cao chất lượng va? gia?m bơ?t tô?n thâ?t sau thu hoa?ch. Đê? ta?i co? hai thi? nghiê?m đươ?c thư?c hiê?n: (1) xư? ly? tiê?n thu hoa?ch gồm 17 nghiê?m thư?c (đô?i chư?ng, CaCl2 (1% va? 2%), sodium tetraborate (0,25 va? 0,5%), 2,4-D (30 ppm va? 40 ppm) và GA3 (10 ppm va? 20 ppm) ở 1 tha?ng va? 2 tha?ng trươ?c thu hoa?ch); (2) a?nh hươ?ng cu?a ethephon va? chlorine, gô?m co? 9 nghiê?m thư?c (đô?i chư?ng, ethephon (100 ppm va? 200 ppm), chlorine (100 va? 200 ppm) xư? ly? 1 tuâ?n va? 2 tuâ?n trươ?c thu hoa?ch). Kê?t qua? như sau: (1) Xư? ly? CaCl2 1% hoă?c GA3 10 ppm ơ? 2 tha?ng trươ?c thu hoa?ch giúp gia?m ty? lê? hao hu?t tro?ng lươ?ng va? tăng ha?m lươ?ng vitamin C trong tra?i, ke?o da?i thơ?i gian tô?n trư? đê?n 4 tuâ?n trong điê?u kiê?n pho?ng thi? nghiê?m; (2) Xư? ly? ethephon nô?ng đô? 200 ppm một tuâ?n trươ?c thu hoa?ch giúp biê?n đô?i ma?u xanh vo? tra?i, không a?nh hươ?ng đê?n mô?t sô? chi? tiêu phâ?m châ?t tra?i va? thơ?i gian tô?n trư? so vơ?i đô?i chư?ng.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TẢO CHLORELLA NUÔI SINH KHỐI MOINA SP

Trần Sương Ngọc, Trần Thị Thủy, La Ngọc Thạch
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về tăng trưởng và sinh sản của Moina được thực hiện ở 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ tảo Chlorella cho ăn lên quá trình phát triển của quần thể Moina ở 4 mật độ khác nhau: 1,5; 2,5; 3,5 và 4,5 triệu tb/mL. Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên Moina với 3 nghiệm thức: thu hoạch (theo thể tích) 25%/ngày; thu hoạch 25%/2 ngày và thu hoạch theo mật độ Moina cố định 2000 ct/L. ở Thí nghiệm 1 mật độ quần thể Moina đạt cao nhất ở nghiệm thức 4,5 triệu tb Chlorella/mL (16833 ± 2743 ct/mL) và cho kết quả tương tự với tỉ lệ mang trứng ở con cái. Trong thí nghiệm 2 khi cố định việc thu hoạch 2000 ct/L mỗi ngày thì Moina đạt tốc độ tăng trưởng và năng suất thu hoạch cao nhất

TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐA TÁC NHÂN Ở TỈNH BẠC LIÊU

Lê Cảnh Dũng, Nantana Gajaseni, Christophe Le Page, Chu Thái Hoành
Tóm tắt | PDF
Mâu thuẫn về nhu cầu nước, nghèo đói tiềm tàng kết hợp với phân hóa kinh tế, mặn hóa là 3 tác động do canh tác lúa-tôm gây ra tại tỉnh duyên hải Bạc Liêu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam. Phương pháp mới tạm dịch là Mô hình đa tác nhân được sử dụng để lượng hóa 3 tác động nói trên. Lần lượt hai kỳ trò chơi phân vai và Mô hình Lúa-Tôm trên cơ sở tác nhân (RiceShrimpMD ABM ? Agent-Based Model) trong phương pháp mô hình đa tác nhân đã được thực hiện giữa nhà nghiên cứu và các nhóm người liên quan trong các năm 2006-2009. Các bài học rút ra từ trò chơi phân vai và 5 năm trong mô phỏng đã cho thấy rằng: mâu thuẫn về nhu cầu nước xảy ra khi cả lúa và tôm đều được canh tác sau tháng 9 vốn là thời điểm thích hợp khuyến cáo cho sản xuất lúa. ở vùng hạ lưu nơi gần nguồn nước mặn, mâu thuẫn tiềm tàng nhiều hơn trong tình huống nước mặn cao hơn 5 phần ngàn được cung cấp vào tháng 12 trong khi người sản xuất không lưu tâm đến điều kiện môi trường. Nghèo đói tiềm tàng và phân hóa kinh tế xảy ra khi lúa ít được quan tâm canh tác trong hệ thống lúa-tôm, đặc biệt ở vùng hạ lưu; tác động mặn hóa kết hợp với hạn hán được đo lường thông qua năng suất lúa và cho thấy rằng năng suất lúa có giảm đi so với điều kiện bình thường. Tuy nhiên, sản lượng lúa giảm sút do mặn và hạn hán có thể được tránh khỏi khi lúa trong hệ thống lúa-tôm được canh tác hàng năm. Lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm là một nguồn thu nhập làm giảm mức độ rủi ro và phân hóa kinh tế tiềm tàng. Nghiên cứu này nhận thấy rằng, phương pháp mô hình đa tác nhân là một kỹ thuật mới thích hợp cho các nhóm người liên quan có cơ hội chia sẻ kiến thức, quan điểm và hợp tác trong quản lý điều hành cung cấp nước cho sản xuất bền vững.

Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN

Nguyễn Lộc Hiền, Tadashi Yoshihashi, Trần Thị Bích Phương, Trần Thanh Xuyên
Tóm tắt | PDF
Để làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống đậu nành rau thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản dựa trên 15 tính trạng hình thái-nông học, 40 primer RAPD và 26 primer SSR đã được thực hiện. Có 62,85% đặc điểm hình thái-nông học được mô tả là đa hình. So với dấu hình thái, dấu RAPD và SSR đã chỉ ra mức độ khác biệt cao hơn và hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền: dấu RAPD với 70,32% đa hình và 94% dấu SSR là đa hình. Phân tích nhóm dựa trên 3 loại marker này đã phân 22 giống nghiên cứu thành 4 nhóm với khoảng cách Euclidean là 4,47-10,05. Mức độ đa dạng di truyền cho thấy sự khác biệt giữa các giống đủ để sử dụng cho việc chọn tạo giống mới. Bốn giống Wase edamame, Fusanari chamame, Chuse edamame và Yuusuzumi có quan hệ xa về mặt di truyền so với các giống khác và đây là nguồn vật liệu lai tạo quan trọng cho tương lai.

Sử DụNG ỐC BƯƠU VàNG LàM THứC ĂN Bổ SUNG PROTEIN TRONG KHẩU PHầN VịT THịT

Bùi Xuân Mến, Nguyễn Thành Công
Tóm tắt | PDF
Một nghiên cứu trên vịt được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp để đánh giá sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn bổ sung protein thay thế bánh dầu đậu nành trong khẩu phần nuôi vịt thịt từ 28 đến 60 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức thí nghiệm có 0, 45 và 90% protein bổ sung từ ốc bươu vàng thay thế protein từ bánh dầu đậu nành trong khẩu phần 16% protein. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 6 vịt được cân đối trống mái. Kết quả thí nghiệm đã chỉ cho thấy vịt sinh trưởng được bổ sung các mức protein khác nhau từ ốc bươu vàng thay cho bánh dầu đậu nành có mức tăng trọng hàng ngày đều cao hơn những vịt chỉ được bổ sung protein từ bánh dầu đậu nành (p

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUI TRÌNH PCR CHẨN ĐOÁN VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN THẬN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Nguyễn Hà Giang, Trương Quỳnh Như, Đặng Thị Hoàng Oanh, Lê Hữu Thôi
Tóm tắt | PDF
Qui trình PCR phát hiện vi khuẩn Aeromonas hydrophila nhiễm trên thận cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Trong qui trình này mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A. hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thủy sản là Vibrio alginolyticus, V. harveyi, Edwardsiella ictaluri, Escherichia coli, Pseudomonas putida. Qui trình có thể ứng dụng để phát hiện nhanh và nhạy A. hydrophila nhiễm trên cá tra so với phương pháp sinh hóa truyền thống.

SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

Trương Hoàng Minh, Trương Quốc Phú, Wenresti G. Gallardo
Tóm tắt | PDF
Sự phân bố cá kèo giống đã được khảo sát trong giai đoạn triều cường hàng tháng ở vùng cửa sông Mỹ Thanh (Sóc Trăng) và Nhà Mát (Bạc Liêu) từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007. 7 điểm thu mẫu được cố định từ khu vực ngoài khơi đi vào những điểm bên trong của cửa sông (mỗi điểm cách 2 km). Ngoài ra, 40 ngư dân khai thác cá kèo giống ở khu vực nghiên cứu cũng được phỏng vấn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy, mật độ cá kèo giống tăng từ các vị trí ngoài khơi đi vào cửa sông, và giảm ở các vị trí thu mẫu trong nội địa. Mật độ cá kèo giống ở khu vực có rừng ngập mặn cao hơn so với những nơi không có rừng. Kích cỡ cá kèo giống nhỏ nhất được tìm thấy ở khu vực ngoài khơi và lớn hơn ở khu vực nội đồng. Mật độ cá giống tăng từ tháng 6 đến tháng 9. Có mối tương quan chặt chẽ giữa mật độ cá và mùa vụ, độ mặn, lưu tốc dòng chảy. Cường lực khai thác là 155.370 cá thể/lưới/6 tháng. ở khu vực Nhà Mát và 245.644 cá thể/lưới/6 tháng ở cửa Mỹ Thanh.

TẠO MÔ SẸO VÀ TÁI SINH CHỒI TỪ MÔ LÁ NON CÂY BÍ KỲ NAM (HYDNOPHYTUM FORMICARUM JACK.)

Lê Hồng Giang, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Bí Kỳ Nam (Hydnophytum formicarum Jack.) là một loài thảo dược thuộc họ Rubiaceae. Mô lá non của cây Bí Kỳ Nam tạo mô sẹo 75% sau 40 ngày nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l NAA đơn hay kết hợp với 2 mg/l BA hay môi trường bổ sung 2 mg/l NAA kết hợp 2 mg/l BA. Mô sẹo có dạng mềm, rời, màu vàng xanh và có rễ. Mô sẹo được phân biệt thành 2 dạng là mô sẹo và mô sẹo có rễ. Cả hai dạng mô sẹo được tái sinh trên môi trường MS không có hoặc có bổ sung 1 g/l than hoạt tính. Kết quả cho thấy mô sẹo không phát sinh chồi trên cả môi trường không có và có bổ sung 1g/l than hoạt tính.Tuy nhiên, rễ nuôi cấy cùng với mô sẹo tạo mô sẹo nhỏ, chặc và có màu xanh trên bề mặt rễ ở môi trường MS bổ sung 1 g/l than hoạt tính với tỷ lệ khoảng 40% ở 60 ngày sau khi cấy và mô sẹo này hình thành chồi với tỷ lệ 54,17% sau 90 ngày nuôi cấy.

THế GIAM CầM Và PHÂN Bố KHí ĐIệN Tử TRONG CấU TRúC Dị CHấT ĐƠN DựA TRÊN NềN OXIT KẽM Và HợP KIM CủA Nó Ở NHIệT Độ THấP

Nguyễn Thành Tiên, Trần Yến Mi
Tóm tắt | PDF
Các linh kiện bán dẫn tốc độ cao là thành phần chính của hệ thống kỹ thuật truyền thông vì chúng có thể điều khiển các tín hiệu số hay các tín hiệu tương tự ở tần số cao và tốc độ cao. Trong khoảng tần số cần quan tâm, các linh kiện dựa trên Si vốn đã có những giới hạn các tham số vật liệu như độ linh động ở tầng đảo và vận tốc bão hòa. ZnO là một ứng viên đáng chú ý để thay thế Si bởi những đặc tính vượt trội của nó như đặc tính hóa học ổn định, khả năng hoạt động ở công suất cao và đặc tính phát xạ bức xạ quang điện tử ở màu xanh và cực tím [1]. Nhiều kỹ thuật bán dẫn đã được phát triển để nuôi ZnO và MgZnO trên nền sapphire theo cả hai hướng phân cực O và phân cực Zn [2, 3]. Trong các nghiên cứu này sự hình thành khí điện tử hai chiều (2DEG) trong cấu trúc dị chất MgZnO/ZnO và một số đặc tính vật lý của chúng đã được đánh giá. Mối liên hệ giữa cấu trúc linh kiện và sự phân cực đã được thảo luận. Tuy nhiên, một số tính chất điện chưa được đánh giá chi tiết, đặc biệt là ảnh hưởng của phân cực lên sự hình thành 2DEG. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn thể hiện vai trò của các thế giam giữ điện tử có thể ảnh hưởng đến đặc tính lượng tử của 2DEG trong giếng lượng tử dựa trên MgZnO/ZnO. Chúng tôi chứng minh sự ảnh hưởng của phân cực tự phát và phân cực áp điện lên phân bố của 2DEG, mà nó sẽ ảnh hưởng lên sự vận chuyển của điện tử trong các giếng lượng tử dựa trên ZnO.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ TRÊN CÂY BẮP

Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Mai Khanh
Tóm tắt | PDF
Từ các bộ phận của cây bắp (rễ, thân, lá), chúng tôi đã phân lập được 78 chủng vi khuẩn có khả năng cố định nitơ từ N2 của không khí. Các chủng vi khuẩn phân lập được có các đặc tính giống như mô tả của các tác giả trước đây. Sử dụng cặp mồi chuyên biệt gen NifH để nhận diện các chủng vi khuẩn nầy bằng kỹ thuật PCR, chúng tôi nhận thấy có 13 chủng vi khuẩn có băng DNA có kích thước 400bp giống như kích thước DNA của gen NifH của vi khuẩn đối chứng dương Azospirillum lipoferum  và 2 dòng vi khuẩn có băng DNA có kích thước 330bp giống như kích thước DNA của gen NifH của vi khuẩn đối chứng dương Burkholderia vietnamiensis. Các chủng vi khuẩn còn lại không có băng DNA giống như của đối chứng dương chứng tỏ chúng không thuộc 2 loài nầy.

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CUA BIỂN TỰ NHIÊN (SCYLLA PARAMAMOSAIN) VÀ NUÔI TRONG AO

Phạm Văn Quyết,
Tóm tắt | PDF
Nhằm mục đích chủ động hơn trong việc sản xuất giống cua biển dựa trên nguồn cua mẹ, việc so sánh và đánh giá chất lượng sinh sản cũng như hiệu quả sản xuất giống cua biển từ hai nguồn cua mẹ bắt ngoài biển (cua tự nhiên) và nuôi trong ao (cua trong ao) đã được tiến hành tại Cần Thơ. Trong nghiên cứu này, hai tập hợp cua cái thành thục đã được khảo sát: Có thể phân biệt cua ngoài biển và cua trong ao qua hình thái bên ngoài và màu sắc của trứng. Cùng kích cỡ, cua ngoài biển có trọng lượng buồng trứng lớn hơn cua trong ao. Các chỉ tiêu sinh sản như thời gian đẻ, chất lượng trứng và chất lượng ấu trùng của cua ngoài biển đều tốt hơn so với cua trong ao. Các đặc điểm và chỉ tiêu sinh sản khác đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH NĂNG SUẤT CAO, ÍT NHIỄM SÂU BỆNH, THÍCH NGHI TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Phước Đằng, Phan Thị Thanh Thủy, Thái Kim Tuyến, Nguyễn Lộc Hiền, , Trần Thanh Vũ
Tóm tắt | PDF
The varieties MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 and MTĐ720 are also recommended to use in soybean areas. ?Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm mục đích chọn ra những giống đậu nành cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, có hàm lượng protein hoặc dầu cao và thích nghi với điều kiện canh tác của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, phương pháp đánh dấu phân tử SSR (simple sequence repeat) được sử dụng, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch của các giống tuyển chọn. Kết quả 9 thí nghiệm tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ cho thấy, tại các vùng có tập quán trồng đậu nành như Đồng Tháp, Chợ Mới (An Giang), Vĩnh Long, giống MTĐ 760-4 được khuyến cáo để trồng thay cho các giống khác. Năng suất trung bình của MTĐ 760-4 khá cao từ 2,0-3,0 tấn/ha, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích hợp với cơ cấu hai lúa một màu, khả năng phân cành mạnh, kích thước hạt khá lớn, màu vàng sáng, đẹp, hàm lượng protein cao 41,8%, thân cây cứng khỏe không đổ ngã và không nhiễm các bệnh trên đậu nành. Ngoài ra, các giống MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 và MTĐ 720 cũng được khuyến cáo sử dụng cho các vùng trồng đậu nành có điều kiện canh tác như các địa phương trên. Tại các vùng đất mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi như đất nhiễn phèn nhẹ, có thể sử dụng giống MTĐ 778-5. Tám marker Satt 153, Satt 180, Satt 316, Satt 357, Satt 371, Satt 383, Satt 455, Satt 565 đều thể hiện đa hình, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch các giống.

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SỐT RÉT CỦA MỘT SỐ CÂY THUỐC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Trọng Tuân, Trần Thanh Mến
Tóm tắt | PDF
Tám mẫu cây được thu tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long là cây Gòn (C. pentandra), Chó đẻ thân hồng (P. urinaria), Chó đẻ thân xanh (P. amarus), Bá bịnh (E. longifolia), Càng cua (P.pellucida), dây Cóc (T. crispa), cây Lốt (P. sarmentosum) và Thần thông (T. cordifolia). Cao methanol trích từ tám cây này được đánh giá khả năng kháng sốt rét thông qua sự ức chế sự tổng hợp ?-hematin (BH) in vitro. Kết quả cho thấy, cao methanol từ cây Gòn, Chó đẻ thân hồng, Chó đẻ thân xanh có khả năng ức chế sự tổng hợp BH ở nồng độ cao methanol là 2 mg/ml. Cao methanol từ dây Cóc có ức chế sự biến đổi heme thành BH ở nồng độ cao là 1, 0,5 và 0,25 mg/ml. Cao methanol từ cây Lốt ức chế sự biến đổi heme thành BH nồng độ cao 0,25 mg/ml. Mẫu cao từ cây Càng cua có hoạt tính ức chế sự hình thành BH ở các nồng độ cao 2, 1, 0,5 và 0,25 mg/ml. IC50 của cao methanol ở cây Càng cua là 0,8 mg/ml. Cao methanol của cây Càng cua được tách phân đoạn thành cao nước, cao diethyl ether và cao nước được tách phân đoạn bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Tất cả các phân đoạn và các phân đoạn HPLC của cây Càng cua được khảo sát khả năng kháng sốt rét ở mức độ in vitro và mức độ tế bào. Sáu phân đoạn của cao nước sau khi tách bằng HPLC được chứng minh có khả năng ức chế sự biến đổi heme thành BH có ý nghĩa thống kê.

LAI TẠO VÀ TUYỂN CHỌN DÒNG NẾP THƠM NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT TỐT TỪ TỔ HỢP LAI

Quan Thị Ái Liên, Võ Công Thành, Nguyễn Thị Ngọc Hân
Tóm tắt | PDF
Huyện Phú Tân là một vùng đang sản xuất lúa nếp với diện tích hơn 30.000 ha, cơ cấu giống chủ yếu là các giống lúa nếp thường (CK2003) và một giống lúa nếp thơm (NK2). Nhằm đa dạng hóa giống lúa nếp thơm cho vùng sản xuất trọng điểm nầy đề tài bước đầu  tiến hành lai tạo một tổ hợp lai (CK2003 x TP5) để chọn ra các dòng nếp thuần, thơm ngắn ngày, phẩm chất tốt. Đề tài đã được tiến hành từ tháng 2-2008 đến tháng 3-2010, các chỉ tiêu theo dõi đánh giá bao gồm hàm lượng amylose, protein, kiểm tra tính thơm bằng phương pháp KOH 1.7%, điện di DNA, protein SDS-PAGE. Tuyển được 3 dòng D1, D2 và D3 [ THL01-03-03-02-02-1(D1), THL01-03-01-02-01-3(D2), THL01-03-01-02-02-1 (D3)].Các dòng nầy được bố trí thí nghiệm so sánh với giống đối chứng CK2003 theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn nghiệm thức, ba lần lặp lại trong vụ hè thu 2009 và đông xuân 2009-2010. Kết quả đã chọn được 3 dòng nếp thơm thuần D1, D2 và D3 với băng thơm DNA có chiều dài phân tử là 257bp, ngắn ngày (# 90 ngày), hàm lượng amylose thấp =10%,, năng suất cao qua hai vụ (5,5 tấn/ha ? 7,3 tấn/ha) so với giống nếp đối chứng CK2003.

Sự TíCH Tụ N, P TRONG AO NUÔI CUA - Cá KèO KếT HợP Ở MùA MƯA THEO CáC MÔ HìNH KHáC NHAU TRÊN RUộNG MUốI

Nguyễn Văn Hòa, Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, Trần Hữu Lễ
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Vĩnh châu (Đại học Cần thơ) trên hai loại nền đáy khác nhau (giàu và nghèo chất hữu cơ) và theo hai phương thức nuôi khác nhau (quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC)) cho mô hình nuôi kết hợp Cá kèo-Cua biển. Kết quả cho thấy ở mô hình quảng canh cải tiến trên nền đất nghèo chất hữu cơ, sử dụng ít thức ăn hơn nhưng vẫn cho năng suất (tổng cộng) tương tự với các mô hình khác (835±92,81 kg/ha/vụ so với 816,56±201,97 đến 1005,63±50,38 kg/ha/vụ). ở nền đáy giàu dinh dưỡng và áp dụng mô hình QCCT hay BTC sự tích tụ N có thể đạt 7,53±3,88 đến 10,24±5,87 kg N/ha/vụ trong khi ở nền đáy nghèo dinh dưỡng N tích tụ trung bình 3,54±0,12 kg N/ha/vụ.

PHÂN TÍCH YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN NỀN ĐẤT LÚA TRONG MÙA LŨ

Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Thành Đương, Cao Quốc Nam
Tóm tắt | PDF
Nhằm tìm hiểu hiệu quả kinh tế của mô hình lúa-cá đăng quần trên nền đất lúa trong mùa lũ, một cuộc điều tra kinh tế xã hội của các mô hình canh tác trên nền đất lúa được thực hiện vào tháng 12 năm 2006 tại một số điểm thuộc huyện Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Sáu mươi hai nông dân canh tác lúa-cá đăng quầng và 63 nông dân canh tác lúa độc canh được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn. Tổng chi phí sản xuất lúa trong các vụ và tổng lợi nhuận/ha/năm không khác biệt giữa các mô hình canh tác (p>0,05). Tổng chi phí vận hành của mô hình nuôi cá đăng quầng thấp hơn so với tổng chi phí vận hành của canh tác lúa vụ ba (p0,05). Mô hình nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa có thể là một giải pháp khả thi để thay thế mô hình lúa vụ ba ở vùng ngập lũ trung bình.

CHU KỲ SINH SẢN VÀ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA HÀU (CRASSOSTREA SP.) PHÂN BỐ TẠI RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU

Ngô Thị Thu Thảo, Phạm Thị Hồng Diễm
Tóm tắt | PDF
Khảo sát chu kỳ sinh sản và thành phần sinh hóa của hàu Crassostrea sp. ở khu vực rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả cho thấy hàu Crassostrea sp sinh sản quanh năm, nhưng đỉnh cao vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Nhiệt độ và độ mặn liên quan rất rõ đến mùa vụ sinh sản của hàu tại địa điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy biến động các thành phần sinh hóa của hàu không đáng kể theo chu kỳ năm, trong đó hàm lượng đạm từ 51-59%, đây cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong mô cơ thể hàu. Thành phần chất bột đường từ 21-31% và thấp nhất là chất béo với tỷ lệ từ 6-9%. Biến động của các thành phần sinh hóa không thể hiện mối tương quan với mùa vụ sinh sản cũng như quá trình hình thành giao tử của hàu Crassostrea sp.

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DƯỠNG CHẤT ĐA-VI LƯỢNG VÀ SỐ LẦN XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH LÊN PHẨM CHẤT VÀ THÀNH PHẦN VÁCH TẾ BÀO TRÁI QUÝT HỒNG (CITRUS RETICULATA BLANCO)

Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của một số dưỡng chất xử lý trước thu hoạch lên phẩm chất trái (i) và thành phần hóa học của vách tế bào thịt trái (ii). Thí nghiệm được bố trí trên vườn quýt Hồng 3 năm tuổi tại Lai Vung, Đồng Tháp theo thể thức thừa số hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố: (A) 7 nghiệm thức dưỡng chất và (B) số lần cung cấp dưỡng chất (3 nghiệm thức). Kết quả thí nghiệm cho thấy, xử lý dưỡng chất ba lần giúp gia tăng trọng lượng và độ Brix. Sử dụng CaCl2đơn hoặc kết hợp với H3BO3làm gia tăng trọng lượng trái, độ Brix và hàm lượng vitamin C của trái ở thời điểm thu hoạch, giảm hao hụt trọng lượng trái trong tồn trữ. Cung cấp dưỡng chất hai và ba lần có xu hướng làm giảm hàm lượng đường tổng số trích qua methanol, tăng lượng pectin, hemicellulose và cellulose. Sử dụng CaCl2và H3BO3ở dạng đơn và kết hợp trong một số trường hợp làm giảm hàm lượng đường tổng số trích trong methanol, lượng đường acid và trung tính hòa tan trong nước cất; tăng lượng pectin, hemicellulose và cellulose trong trái tại thời điểm thu hoạch.

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUI TRÌNH M-PCR CHẨN ĐOÁN ĐỒNG THỜI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI VÀ AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN THẬN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Lê Hữu Thôi, Nguyễn Hà Giang, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trương Quỳnh Như
Tóm tắt | PDF
Qui trình PCR phát hiện đồng thời vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila nhiễm trên thận cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Mồi xuôi EiFd-1 và mồi ngược EiRs được sử dụng để khuếch đại đoạn đặc hiệu trên gen 16S RNA của E. ictaluri với sản phẩm PCR là 407 bp (Panangala et al., 2007). Mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A. hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra cho E. ictaluri và 1ng cho A. hydrophila. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thuỷ sản là Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, A. sobria; A. carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Qui trình có ứng dụng tốt để phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu đồng thời E. ictaluri và A. hydrophila nhiễm trên cá tra.

CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ TRÊN LÂM PHẦN VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU

Phạm Hải Bửu, Võ Thanh Dũng, Cao Quốc Nam
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu ?Các giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ trên lâm phần vùng ven biển Cà Mau? cho thấy, nguồn vốn tự nhiên là nguồn vốn có vai trò quyết định đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế của hai nhóm hộ. Đối với nhóm hộ không đất, do không có đất sản xuất nên nguồn lao động là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sinh kế của họ. Tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ có đất sản xuất là 56,44 triệu đồng/hộ/năm và nhóm hộ không đất là 32,76 triệu đồng/hộ/năm. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của 2 nhóm hộ cũng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi chiến lược sinh kế, 2 nhóm hộ này cũng gặp không ít những khó khăn và cần có giải pháp khắc phục để cải thiện sinh kế cho những hộ đang sống trên lâm phần, góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn.

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH KHÍ VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở IN VITRO

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ứng dụng dịch manh tràng của thỏ để thực hiện đánh giá sự sinh khí và tỷ lệ tiêu hóa một số thức ăn phổ biến cho thỏ ở in vitro tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy dịch manh tràng của của thỏ có tiềm năng sử dụng để đánh giá tốt sự sinh khí và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Lượng khí sinh ra (ml/gOM) có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hóa in vitro (%OMD) với R2 = 0.80. Chúng tôi có kết luận là dịch manh trành của thỏ có thể dùng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa và sự sinh khí ở in vitro, và phương pháp sinh khí có thể ước lượng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn vì đơn giản, ít tốn kém, khắc phục được sai số trong tiêu hóa thức ăn ở in vitro. Các loại thức ăn như cỏ lông tây, địa cúc, bìm bìm, rau muống, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá bông cải, lá bắp cải, cải bắc thảo, lá rau muống, tấm, lúa, cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là thức ăn tốt dùng nuôi thỏ có nhiều triển vọng.

ĐẶC TÍNH HÓA LÝ HỌC CỦA BÙN THẢI AO NUÔI TÔM TẠI SÓC TRĂNG

Tất Anh Thư, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Bùn thải đáy ao của các ao nuôi tôm đang gây nhiều vấn đề cho môi trường khu vực xung quanh ao nuôi cũng như chất lượng nước ao nuôi. Ô nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng và nhiễm mặn là mối quan tâm lớn trong sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá các đặc tính hóa lý học đất và hàm lượng kim loại năng Cd, Pd có trong chất thải bùn ao nuôi tôm. Mười hai mẫu bùn thải ao nuôi tôm thuộc ba mô hình canh tác tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến tại Huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu được thu thập để phân tích đặc tính hóa lý đất. Kết quả phân tích cho thấy đất bùn thải ao nuôi tôm có sa cấu đất sét pha thịt, hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số thấp. Bùn thải ao tôm thâm canh và bán thâm canh có độ mặn và độ sodic hóa rất cao (45- 78%), đạm hữu dụng và lân hữu dụng khá giàu. Trong khi đó, bùn thải ao nuôi tôm quảng canh cải tiến có độ mặn và sodic thấp hơn, lượng dinh dưỡng cũng thấp hơn. Hàm lượng kim loại nặng Cd và Pb trong bùn thải ao nuôi tôm thấp, dưới ngưỡng đất bị ô nhiễm, do đó có thể sử dụng nguồn bùn thải ao tôm cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đất có độ mặn và đất bị sodic hóa rất cao nên cần được rửa mặn và cải thiện sự sodic hóa của đất. 

TỔNG HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT CATION TỪ MỠ CÁ BASA

Nguyễn Võ Duy, Bùi Thị Bửu Huê, Lê Thị Kiều Loan, Nguyễn Trương Việt Thư
Tóm tắt | PDF
Phản ứng giữa methyl ester của các acid béo có trong mỡ cá basa với triethanolamine sử dụng CH3ONa làm chất xúc tác tạo ra hỗn hợp gồm mono- và diesteramine. Methyl hóa hỗn hợp esteramine sử dụng tác nhân methyl hóa là (CH3)2SO4 tạo ra sản phẩm esterquat. Loại chất hoạt động bề mặt cation này thể hiện khả năng tạo nhũ rất tốt. Bằng phương pháp epoxy hóa các vị trí C=C trên khung sườn carbon của các acid béo chưa no có trong mỡ cá, khả năng tạo nhũ của sản phẩm chất hoạt động bề mặt được cải thiện rõ rệt, chủ yếu do sự thay đổi độ tan trong nước của sản phẩm. Cấu trúc các chất hoạt động bề mặt được xác nhận dựa vào các phương pháp phổ nghiệm hiện đại.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG DIPTEREX LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Quách Chí Tâm
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng lặp lại Dipterex lên sức khỏe của cá tra thông qua các chỉ số huyết học và tăng trưởng. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức Dipterex: 0,3 ppm; 0,6 ppm; 0,9 ppm; 1,2 ppm và một nghiệm thức đối chứng 0 ppm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Mật độ 50 cá/bể 500L, khối lượng trung bình cá là 17,85±0,22 g/con. Thời gian thí nghiệm 60 ngày. Thu mỗi bể 3 cá tại các thời điểm gồm: ngày 0 (trước khi cho Dipterex), 1 ngày, 4 ngày và 7 ngày sau khi cho tiếp xúc với Dipterex. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tiếp xúc với Dipterex, số lượng hồng cầu giảm và số lượng bạch cầu tăng lên ở thời điểm 4 ngày, sau đó trở lại trạng thái ban đầu sau 7 ngày. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chỉ số hematocrit của cá tăng theo nồng độ Dipterex, tăng cao nhất ở thời điểm 4 ngày tiếp xúc Dipterex và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). Tỉ lệ sống của cá sau 60 ngày dao động trong khoảng 88,05±2,18% đến 98,11±0,00% và giảm có ý nghĩa thống kê (p

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790)

Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Cao Mỹ Án
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) để góp phần phát triển nghề nuôi cá nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) . Cá chẽm thí nghiệm có chiều dài ban đầu 3,14 cm/con và khối lượng 0,91g/con được bố trí trong bể nhựa 200 lít với hệ thống lọc tuần hoàn ở mật độ 30 con/bể và độ mặn 5?. Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau. Định kỳ 1 tuần/lần thu mẫu nhiệt độ, pH; 2 tuần/lần thu mẫu TAN, NO2-, cân đo khối lượng, chiều dài của cá và xác định tỷ lệ sống của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp, cá đạt khối lượng 6,99 g/con, chiều dài 7,69 cm/con và tỷ lệ sống 40% sau 6 tuần nuôi. Cá chẽm ăn ốc tăng trưởng chậm hơn so với cá tạp, nhưng cũng có khả năng để làm thức ăn cho cá chẽm. Thức ăn công nghiệp sử dụng không hiệu quả khi chuyển thức ăn trong giai đoạn này.

CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU NÀNH NĂNG SUẤT CAO, ÍT NHIỄM SÂU BỆNH, THÍCH NGHI TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Phước Đằng, Thái Kim Tuyến, Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Lộc Hiền, , Trần Thanh Vũ
Tóm tắt | PDF
The varieties MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 and MTĐ720 are also recommended to use in soybean areas. ?Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long? được thực hiện nhằm mục đích chọn ra những giống đậu nành cho năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, có hàm lượng protein hoặc dầu cao và thích nghi với điều kiện canh tác của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, phương pháp đánh dấu phân tử SSR (simple sequence repeat) được sử dụng, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch của các giống tuyển chọn. Kết quả 9 thí nghiệm tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ cho thấy, tại các vùng có tập quán trồng đậu nành như Đồng Tháp, Chợ Mới (An Giang), Vĩnh Long, giống MTĐ 760-4 được khuyến cáo để trồng thay cho các giống khác. Năng suất trung bình của MTĐ 760-4 khá cao từ 2,0-3,0 tấn/ha, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích hợp với cơ cấu hai lúa một màu, khả năng phân cành mạnh, kích thước hạt khá lớn, màu vàng sáng, đẹp, hàm lượng protein cao 41,8%, thân cây cứng khỏe không đổ ngã và không nhiễm các bệnh trên đậu nành. Ngoài ra, các giống MTĐ 517-8, MTĐ 748-1 và MTĐ 720 cũng được khuyến cáo sử dụng cho các vùng trồng đậu nành có điều kiện canh tác như các địa phương trên. Tại các vùng đất mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi như đất nhiễn phèn nhẹ, có thể sử dụng giống MTĐ 778-5. Tám marker Satt 153, Satt 180, Satt 316, Satt 357, Satt 371, Satt 383, Satt 455, Satt 565 đều thể hiện đa hình, bước đầu giúp phân biệt và xác định lý lịch các giống.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA RỄ CAU (ARECA CATECHU L.)

Đỗ Thanh Thùy, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTLuteolin?7,4??dimethyl ether (C17H14O6); apigenin?5?methyl ether (C16H12O5) and ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside (C35H60O6) were isolated from ethyl acetate extracts of Areca catechu L. root.  Structures of these compounds have been elucidated by modern spectroscopic methods: MS, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, COSY and HMBC.Keywords: Areca catechu L., components, luteolin?7,4??dimethyl ether, apigenin?5?methyl ether, ?-sitosterol-3-O-?-glucopyranoside, rootTitle: Study on the chemical components of Areca catechu L. rootTóM TắTLuteolin?7,4??dimethyl ether (C17H14O6), apigenin?5?methyl ether (C16H12O5) và ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside (C35H60O6) được cô lập từ cao ethyl acetate của rễ Cau.  Cấu trúc hóa học các chất này đã được xác định bằng các loại phổ MS, 1H?NMR, 13C?NMR, HSQC, COSY và HMBC.Từ khóa: Areca catechu L., luteolin?7,4??dimethyl ether, apigenin?5?methyl ether, ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside

ĐẶC TÍNH SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI BÒN BON TA VÀ BON BON THÁI (LANSIUM DOMESTICUM CORR.) TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Lê Thị Thảo
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện trên hai giống bòn bon Ta và bòn bon Thái tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ từ 12/2007 đến 10/2008. Thí nghiệm thực hiện trên cây bòn bon Ta 32 năm tuổi nhân giống bằng hạt và cây bòn bon Thái 12 năm tuổi nhân giống bằng cách ghép trên gốc bòn bon Ta, mỗi giống khảo sát 5 cây. Sự phát triển của hoa và trái được tính toán theo phương trình tăng trưởng của Robertson (1908). Kết quả cho thấy Sau khi nhú nếu không được tưới nước mầm hoa bòn bon sẽ đi vào thời kỳ miên trạng cho đến khi mùa mưa xuất hiện. Thời gian từ khi nhú mầm hoa đến khi hoa nở khoảng 28 ngày, hoa nở kéo dài trong 8 ngày. Hoa nở vào buổi sáng, tỉ lệ đậu trái rất cao (trên 80%). Hiện tượng rụng trái non xuất hiện vào hai đợt, đợt đầu từ 7 - 14 ngày và đợt hai từ 35 - 42 ngày sau khi đậu trái với tỉ lệ rụng từ 13-19%. Trái phát triển theo đường cong đơn giản, tăng trưởng chậm trong 30 ngày đầu sau khi đậu trái, phát triển nhanh từ 30 - 90 ngày, sau đó trưởng thành và chín từ 100,2 ngày (bòn bon Ta) hoặc 109,7 ngày (bòn bon Thái). Tốc độ tăng trưởng cực đại của trái biến động từ 71,0 ngày (bòn bon Ta) đền 78,5 ngày sau khi đậu trái (bòn bon Thái).