Ngày xuất bản: 25-08-2022

Giải pháp sử dụng smartphone giúp học sinh học trực tuyến thí nghiệm Vật lý lớp 10

Dương Bích Thảo, Đinh Thị Quỳnh Thi
Tóm tắt | PDF
Trong thời điểm cả nước tập trung phòng chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, học sinh các cấp đã và đang được thầy cô giảng dạy kiến thức mới qua môi trường mạng với hình thức trực tuyến. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp đồng thời đáp ứng chủ trương của Bộ chủ quản là tăng cường sự kết hợp giữa hai hình thức: trực tiếp, trực tuyến trong dạy học. Việc sử dụng máy tính và smartphone để làm phương tiện dạy, học chính là giải pháp tốt nhất. Đặc biệt smartphone có ưu thế là được tích hợp thêm các cảm biến như cảm biến gia tốc, con quay hồi chuyển, cảm biến áp suất, từ kế, cảm biến ảnh, micrô… Vận dụng những ưu điểm kể trên của smartphone, trong bài báo này, kết quả nghiên cứu được trình bày là đưa thiết bị này vào hỗ trợ cho người học thực hành Vật lý thông qua ứng dụng Phyphox. Do đó, giải pháp ứng dụng smartphone vào hỗ trợ học sinh học thí nghiệm môn...

Tính liên tục Hausdorff của ánh xạ nghiệm hữu hiệu yếu cho bài toán tối ưu vector phụ thuộc tham số thông qua tập cải tiến

Lâm Quốc Anh, Phạm Thanh Dược, Võ Thị Mộng Thuý, Đặng Thị Mỹ Vân
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, mô hình bài toán tối ưu vector phụ thuộc tham số được tập trung nghiên cứu thông qua tập cải tiến và khảo sát tính liên tục Hausdorff của ánh xạ nghiệm hữu hiệu yếu cho các bài toán này. Trước tiên, một số tính chất của tập cải tiến được xây dựng. Sau đó, mô hình bài toán tối ưu vector thông qua tập cải tiến và nghiệm hữu hiệu yếu của chúng được đề xuất. Cuối cùng, bằng cách sử dụng các tính chất của tập cải tiến và tính lồi của hàm có giá trị vector, các điều kiện đủ cho tính liên tục Hausdorff của các ánh xạ nghiệm hữu hiệu yếu này được khảo sát.

Đánh giá của các bên liên quan về chương trình đào tạo ngành sư phạm sinh học (K40-K44) ở Trường Đại học Cần Thơ

Võ Thị Thanh Phương, Nguyễn Trọng Hồng Phúc, Đinh Minh Quang, Đặng Minh Quân
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này cung cấp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các bên liên quan về chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Sư phạm Sinh học (SPSH) giai đoạn 2014-2018 (K40-K44) ở Trường Đại học Cần Thơ. Các bên liên quan bao gồm sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, nhân viên và nhà tuyển dụng (n = 162). Phiếu điều tra được thiết kế tương ứng với từng đối tượng dựa trên 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của CTĐT trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hình thức phỏng vấn nửa cấu trúc được triển khai để thu thập ý kiến phân tích và đánh giá về CTĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bên liên quan đã đánh giá mức độ phù hợp/ đáp ứng/ hài lòng về CTĐT của ngành SPSH ở mức tốt (3,41 ≤ M < 4,21) về mục tiêu và chuẩn đầu ra; cấu trúc nội dung của chương trình đào tạo; phương pháp tiếp cận trong dạy và học; hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên; chất lượng đội ngũ giảng viên và nhân viên;...

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông định hướng giáo dục stem thông qua chủ đề lập trình với robot Vex IQ

Dương Bích Thảo, Phạm Minh Khánh, Lê Thị Yến Nhi, Trần Thiên Kim
Tóm tắt | PDF
Bài viết đề cập nghiên cứu dạy học theo định hướng giáo dục STEM với mô hình dạy học 6E nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực tiễn cho học sinh lớp 11 bằng cách đưa robot vào việc dạy học lập trình ngôn ngữ Python. Trong bài báo, quá trình giáo viên vận dụng quy trình dạy học 6E được theo dõi và quy trình này được thực nghiệm 6 giai đoạn trong 7 tuần đối với 24 em học sinh của 4 lớp khối 11 của trường Trung học phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Trong đó, 12 học sinh chỉ được học lý thuyết như thực tế triển khai thông thường tại các trường phổ thông (nhóm đối chứng) và 12 học sinh được dạy học cả lý thuyết và thực hành robot theo quy trình thiết kế mô hình, lắp ráp robot ảo, lập trình ngôn ngữ Python và trình diễn robot Vex Iq ngoài thực tế (nhóm thực nghiệm). Kết quả cho thấy nhóm thực nghiệm có năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, năng lực này phát triển đáng kể...

Sự tồn tại nghiệm và đặt chỉnh Zolezzi của bài toán cân bằng vector yếu và mạnh

Lâm Quốc Anh, Trương Thị Mỹ Dung, Trần Ngọc Tâm
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, bài toán cân bằng vector ở hai dạng yếu và mạnh được nghiên cứu theo nón thứ tự có phần trong đại số khác rỗng. Trước hết, các cấu trúc giải tích trong không gian tuyến tính cũng như một số tính chất của chúng được khảo sát. Sau đó, các tính chất này được sử dụng để thiết lập các điều kiện đủ cho tập nghiệm của các bài toán cân bằng vector không là tập rỗng. Tiếp theo, các điều kiện đủ cho sự đặt chỉnh Zolezzi cho các bài toán đang xét cũng được thiết lập.

Thực trạng và giải pháp cho dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ở tỉnh Cà Mau, theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Hồ Thị Thu Hồ, Phạm Đức Thuận, Lê Văn Nhương, Trịnh Chí Thâm, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Thị Thùy Mỵ, Nguyễn Thị Ngọc Phúc
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, thực trạng dạy học môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở được nghiên cứu theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tại các trường Trung học cơ sở trong địa bàn tỉnh Cà Mau. Với phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế qua bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, bài viết đã đề cập và phân tích tình hình thực tế cũng như những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ đó một số giải pháp được đề xuất nhằm giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ này được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Các loại đặt chỉnh của bài toán quy hoạch hai mức

Nguyễn Thị Ngọc Như, Phạm Thanh Dược
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, bài toán quy hoạch hai mức và tính chất đặt chỉnh của chúng được tập trung nghiên cứu. Trước hết, các dạng xấp xỉ nghiệm của bài toán đang xét được xây dựng và từ đó, các khái niệm đặt chỉnh theo nhiều nghĩa khác nhau của lớp bài toán này cũng được đề xuất. Bằng việc sử dụng các điều kiện liên quan đến tính liên tục của hàm nhiều biến, điều kiện đủ cho các mối quan hệ của các loại đặt chỉnh đã được đề xuất ở trên được thiết lập. Một số ví dụ minh họa cho kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra.

Thuận lợi và khó khăn trong việc học trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông

Nguyễn Thị Kiều Tiên, Diệp Anh Tuấn, Đinh Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Học trực tuyến (HTT) là hoạt động học được thực hiện trên hệ thống dạy HTT. Trong nghiên cứu này, những thuận lợi, khó khăn của HTT sẽ được tìm hiểu. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả HTT ở bậc Trung học phổ thông (THPT). Kết quả khảo sát dựa trên 2.410 học sinh (HS) ở ba trường THPT, trong đó, phần lớn HS cơ bản đáp ứng được yêu cầu của HTT: sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập (3,68±0,91), tập trung theo dõi bài học (4,11±0,85), tham gia thảo luận và xây dựng bài học (3,28±0,91), hoàn thành tốt nhiệm vụ (3,52±0,95). Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như tốc độ đường truyền Internet yếu, kỹ năng học tập của HS và kỹ năng dạy học trực tuyến của giáo viên đều hạn chế. Như vậy, để nâng cao được hiệu quả HTT, HS cần xác định được mục đích của việc học tập và xây dựng được thái độ tích cực như sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tích cực tham phát biểu, chú ý lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Thiết kế đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Hồng Nam, Lê Minh Thi
Tóm tắt | PDF
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 xác định năng lực ngôn ngữ và văn học là các năng lực đặc thù. Các năng lực này được thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kĩ năng đọc thể hiện qua việc đọc các loại văn bản bao gồm văn bản văn học, văn bản thông tin và văn bản nghị luận. Chương trình cũng đề ra yêu cầu về đánh giá là đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc hiểu theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bài viết này đề xuất một số đề kiểm tra đọc hiểu văn bản nghị luận đối với học sinh lớp 9. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp một số đề kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận bao gồm: mục tiêu, ma trận, nội dung đề và các phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric).

Xây dựng môi trường học tập tương tác trong dạy đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh thông qua mạng xã hội học tập Edmodo

Trịnh Thị Hương, Nguyễn Thị Hồng Nam, Phạm Thị Thanh Lan
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, việc sử dụng các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến vào dạy học diễn ra khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong đó, mạng xã hội học tập Edmodo được nghiên cứu trong dạy đọc, viết, nghe, nói như là ngôn ngữ thứ 2. Trong nghiên cứu này, việc xây dựng môi trường học tập tương tác trong dạy kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh được trình bày trên nền tảng mạng xã hội học tập Edmodo. Các tính năng của Edmodo được khai thác để tổ chức cho học sinh (HS) tương tác bao gồm Post (đăng tin), Assigment (giao bài tập), Group (chia nhóm) và Folder (lưu trữ tài nguyên). Bốn mươi lăm học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã tham gia tương tác trên lớp học Edmodo trong quá trình học đọc hiểu văn bản văn học. Kết quả thu được từ giao diện lớp học cho thấy, việc tổ chức cho HS tương tác trao đổi, chia sẻ trên Edmodo đã tạo môi trường học tập chia sẻ...

Sử dụng phân tích mẫu văn bản trên phần mềm powtoon để hướng dẫn học sinh lớp 6 viết bài văn tự sự đáp ứng yêu cầu kiểu văn bản

Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Thị Hương
Tóm tắt | PDF
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn Ngữ văn (2018) xác định mục đích của việc dạy viết là “rèn luyện tư duy và dạy cách viết”. Về phương pháp dạy viết, chương trình định hướng một trong những phương pháp dạy viết hiệu quả đó là phương pháp phân tích mẫu văn bản (VB). Để hướng dẫn học sinh (HS) phân tích VB bằng phương pháp này, giáo viên (GV) có thể sử dụng nhiều kĩ thuật và các công cụ khác nhau. Trong nghiên cứu này, công cụ Powtoon được sử dụng kết hợp với biện pháp giảm dần sự trợ giúp của GV để hướng dẫn HS phân tích mẫu VB tự sự. Từ đó, HS nhận biết được đặc điểm kiểu VB và từng bước viết đúng yêu cầu về kiểu VB. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2021 đến tháng 01/2022 với sự tham gia của 40 HS lớp 6A6, trường Trung học cơ sở (THCS) Phú Thứ, thành phố Cần Thơ. Kết quả thu được trong suốt quá trình thực nghiệm cho thấy khả năng nhận biết được đặc điểm kiểu VB và viết được bài văn tự sự đã được nâng...

Tính liên thông của tập nghiệm hữu hiệu yếu cho bài toán tối ưu vector không lồi

Nguyễn Thái Anh, Phạm Thanh Dược, Lâm Thị Vân Khánh, Phạm Trần Anh Thư
Tóm tắt | PDF
Trong bài báo này, bài toán tối ưu vector không lồi được xem xét và thảo luận các tính chất của tập nghiệm hữu hiệu yếu đối với bài toán này. Trước hết, một số khái niệm về tính lồi tổng quát của ánh xạ giá trị vector được đưa ra và nghiên cứu các mối quan hệ của chúng. Tiếp đó, dựa trên hàm khoảng cách định hướng theo nghĩa Hiriart-Urruty, một hàm vô hướng phi tuyến mới cho bài toán đang xét được giới thiệu và nghiên cứu tính giả nửa liên tục của nó. Cuối cùng, các khái niệm và tính chất của hàm khoảng cách định hướng Hiriart-Urruty được sử dụng để thiết lập các điều kiện đủ cho sự tồn tại và tính liên thông của tập nghiệm hữu hiệu yếu của bài toán trên.