Ngày xuất bản: 01-05-2007

HIỆN TRẠNG KHAI THAC THỦY SẢN VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở ẤP BÌNH AN ? THẠNH LỢI, XÃ VĨNH THẠNH TRUNG HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

Trương Thị Nga, Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Công Thuận
Tóm tắt | PDF
An giang là tỉnh thuộc vùng lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Trước đây, nguồn tài nguyên thủy sản rất dồi dào và phong phú cả về loài và sản lượng.  Tuy nhiên sản lượng thủy sản những năm gần đây bị giảm sút đáng kể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.  Do đó, việc tìm hiểu về hiện trạng đánh bắt thủy sản; nguyên nhân làm giảm nguồn lợi thủy sản địa phương và nhận thức người dân về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản là hết sức cần thiết.  Kết quả điều tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy: người dân đánh bắt chủ yếu vào mùa lũ; ngư cụ mà ngư dân sử dụng rất đa dạng và loài cá bắt được cũng rất đa dạng.  Sản lượng cá hiện nay giảm nhiều so với trước do sử dụng các dụng cụ hủy diệt, đánh bắt lúc cá còn nhỏ?. Mặc khác, ý thức chấp hành chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn kém nên dẫn đến sự khai thác triệt để nguồn tài nguyên thủy sản.

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG CÁCH TRỒNG LÊN ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỎ MỒM (HYMENACHNE ACUTIGLUMA) VÀ CỎ LÔNG TÂY (BRACHIARIA MUTICA) TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Trần Phùng Ngỡi
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các khoảng cách trồng 40x20 (NT20), 40x30 (NT30) và 40x40cm (NT40) lên đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của các giống cỏ Mồm và Cỏ Lông Tây, đề tài được tiến hành tại Nông Trường Sông Hậu. Khoảng cách trồng ảnh hưởng có ý nghĩa lên tốc độ phát triển chồi, chiều cao cây lúc thu hoạch, chiều cao cây lứa tái sinh, độ cao thảm, năng suất chất xanh, năng suất chất khô đối với cỏ Mồm, cao nhất ở NT20. Kết quả tương tự đối với Cỏ Lông Tây, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khoảng cách trồng ảnh hưởng không có ý nghĩa lên thành phần hóa học về vật chất khô, protein thô, xơ trung tính, xơ acid và chất hữu cơ tiêu hóa. Khoảng cách 40x 20cm cho năng suất cao hơn các khoảng cách còn lại trên cả hai giống cỏ.

SỰ KHOÁNG HÓA ĐẠM HỮU CƠ TRONG ĐẤT ĐÁY AO NUÔI ARTEMIA TẠI VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG

Tất Anh Thư, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Trứng Artemia là nguồn  thức ăn giàu dinh dưỡng được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Sự phát triển mạnh của tảo (hoa tảo) là trở ngại quan trọng trong ao nuôi Artemia như  thừa thức ăn, thiếu O2 , hàm lượng NH3 cao, chất lượng nước giảm. Kết quả khảo sát 21 đất đáy ao nuôi Artemia cho thấy có sự tương quan chặt giữa hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy  và hàm lượng N khoáng tích luỹ của đất đáy ao (R2= 0,71 p

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH ỨC CHẾ MEN -GLUCOSIDASE CỦA CÁC CAO CHIẾT HẠT MƯỚP ĐẮNG

Phạm Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Nguyễn Đông Trúc
Tóm tắt | PDF
Các chất có tác dụng ức chế men -glucosidase đã được dùng làm thuốc hạ đường huyết bằng đường uống nhằm kiểm soát sự tăng đường huyết ở các bệnh nhân tiểu đường type 2 ? không phụ thuộc vào insulin. Cao chiết bởi các dung môi khác nhau từ hạt mướp đắng đã được khảo sát tác dụng ức chế theo cơ chế  này. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, cao cồn có tác dụng ức chế mạnh nhất  (IC50 =31,25àg/ml), cao clorofom có tác dụng yếu hơn, trong khi cao ete petrol không thể hiện hoạt tính.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ? ĐẦU RA ĐẾN HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO NHÓM NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SONG PHÚ TAM BÌNH - VĨNH LONG

Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Văn Phạm Đăng Trí, Kha Thanh Hoàng
Tóm tắt | PDF
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai và chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng phù hợp với các điều kiện tự nhiên ? kinh tế - xã hội của địa phương, mang tính thực tế khách quan gần gũi với người dân ở địa phương làm nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Từ những yêu cầu trên đã sử dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), xác định các yếu tố về kinh tế - xã hội và môi trường cho đánh giá trên từng kiểu sử dụng đất đai để thực hiện đánh giá hiệu quả của các yếu tố đầu vào-đầu ra ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai tại Xã Song Phú. Sau khi phân tích các yếu tố đầu vào đầu ra về tự nhiên- kinh tế- xã hội và môi trường, sử dụng phần mềm Primer để phân nhóm nông dân, và đánh giá các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng lên từng nhóm nông dân.

TỈ LỆ CẢM NHIỄM TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ VIRÚT GÂY BỆNH TRÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỘT THẢ NUÔI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đặng Thị Hoàng Oanh, , Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên WSSV, MBV, YHV và GAV của 1253 mẫu tôm Sú được xác định. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.4% số mẫu phân tích nhiễm YHV, 17.3% nhiễm GAV, 7.8 %  nhiễm WSSV và 39.4% MBV. Tôm Sú bột sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL có tỉ lệ nhiễm các vi rút xét nghiệm cao hơn tôm giống nhập từ các tỉnh trung và nam Trung Bộ. Tỉ lệ cảm nhiễm vi rút trên tôm Sú giống dao động qua các tháng thu mẫu và không theo qui luật nhất định.Chỉ có 46% số mẫu xét nhiệm là không nhiễm 4 loại vi rút xét nghiệm. Tỉ lệ mẫu đơn nhiễm một trong bốn vi rút xét nghiệm là 45.4 %. Tỉ lệ đa nhiễm virus trên tôm Sú giống là 10.1%, trong đó tỉ lệ nhiễm kép giữa GAV và MBV là cao nhất (51,2%), tiếp theo là tỉ lệ nhiễm kép giữa WSSV và MBV (22 %). Tỉ lệ tôm giống nhiễm 3 vi rút cũng xuất hiện với các trường hợp WSSV-GAV-MBV (8.7%) và GAV-YHV-MBV (2.1%).

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ PHÂN ĐẠM LÊN ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ PASPALUM (PASPALUM ATRATUM) VÀ ĐẬU MACROPTILIUM LATHYROIDES (L.) URB. TRỒNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Trương Ngọc Trưng
Tóm tắt | PDF
Đề tài tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của các mức độ phân bón 30 (NT30N), 50 (NTN50) và 70 kg N/ha (NTN70) lên đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Paspalum atratum và đậu Macroptilium lathyroides. Đối với đậu Macroptilium, mức độ phân bón không ảnh hưởng lên tốc độ phát triển chồi, chiều cao cây, độ cao thảm, năng suất chất xanh và năng suất chất khô, tuy nhiên có khuynh hướng gia tăng ở NTN50 so với các nghiệm thức còn lại. Đối với cỏ Paspalum, chiều cao cây lúc 60 ngày tuổi ở NTN50 tốt hơn có ý nghĩa so với các NTN30 và NTN70.  Các chỉ tiêu năng suất chất xanh, chất khô và tốc độ tái sinh ở NTN50 có khuynh hướng tốt hơn các nghiệm thức còn lại. Mức độ phân bón không ảnh hưởng lên hàm lượng vật chất khô, protein thô, NDF, ADF và mức tiêu hóa chất hữu cơ của cả hai giống cây trồng. Mức độ phân bón 50 kgN/ha cho kết quả tốt trên cỏ Paspalum và đậu Macroptilium.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ ACTISÔ ĐÀ LẠT (CYNARA SCOLYMUS L.)

Tăng Hiến Quốc, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Từ cao chiết n-butanol của hoa khô actisô trồng tại Đà Lạt, một flavonoid và một sterol glycoside đã được cô lập.  Cấu trúc của hai hợp chất trên được xác định bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng. Hai hợp chất đó là apigenin-7,4'-dimethyl ether và ?-sitosterol-3-O-?-glucopyranoside.

ĐẶC TÍNH THỦY SINH VẬT TRONG KHU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở LÂM NGƯ TRƯỜNG 184, CÀ MAU

Dương Trí Dũng, Đoàn Thanh Tâm, Nguyễn Văn Bé
Tóm tắt | PDF
Đánh giá đặc tính thủy  sinh vật khu đa dạng sinh học của Lâm Ngư trường 184, Cà Mau được tiến hành từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004 với 6 vị trí khảo sát trong chu kỳ 3 tháng/lần . Đã phát hiện được159 loài tảo với 123 loài tảo Khuê, 15 loài tảo Lục, 11 loài tảo Lam và 10 loài tảo Giáp, 43 loài động vật nổi, trong đó có hai loài giáp xác râu ngành nước ngọt, và 34 loài động vật đáy với nhóm giun nhiều tơ có15 loài và ấu trùng côn trùng chỉ có 1 loài. Số lượng động vật nổi biến động trong khoảng 800 ? 202500 ct/m3, không có sự khác biệt giữa các vị trí trong thời gian khảo sát (P>0,05). Sinh lượng động vật đáy ở vị trí số 5 là cao nhất xuất hiện vào tháng 3 và tháng 12 năm 2003 (423,0744 và 27,1698 g/m2).  Vị trí số 6 khác biệt so với vị trí khác do ảnh hưởng của khu nuôi tôm lân cận.

VI NHÂN GIỐNG CÂY NGƯU BÁNG (ARCTIUM LAPPA L.)

Lâm Ngọc Phương, Lê Minh Chiến, Nguyễn Kim Hằng
Tóm tắt | PDF
Hiệu quả của vi nhân giống cây Ngưu Báng (Arctium lappa L.) trực tiếp từ những chồi đã được phát triển. Chồi đỉnh được cấy vào môi truờng MS có chứa chất điều hòa sinh trưởng benzyladenine (BA) để cảm ứng tạo chồi.  Môi trường kích thích sự sinh trưởng chồi tốt nhất là môi trường có chứa BA 1 mg/l.  Những chồi này được kích thích tạo rễ trên môi trường có naphthaleneacetic acid (NAA) 10 mg/l.  Tất cả các cây con có rễ được chuyển ra chất nền.

ẢNH HƯỞNG CỦA ETHEPHON XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN MÀU SẮC VỎ TRÁI VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI QUÍT HỒNG (CITRUS RETICULATA BLANCO CV. HONG)

Nguyễn Quốc Hội, Trần Quốc Nhân, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Việc cải thiện màu sắc vỏ  trái Quýt Hồng là rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị thương phẩm và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.  Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với năm nghiệm thức (đối chứng, 25, 50, 100 và 200 ppm ethephon) và ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây, các nghiệm thức được xử lý ở thời điểm 2 tuần trước khi thu hoạch.  Khi trái đạt độ chín thu hoạch, mẫu được thu về tồn trữ tại Phòng thí nghiệm Sinh Lý Thực Vật, Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 3 năm 2005.  Kết quả cho thấy, nghiệm thức ethephon 100 ppm có tác dụng làm biến đổi màu xanh vỏ trái Quýt Hồng thành màu vàng đồng rất tốt.  ở nồng độ ethephon 100 ppm cũng ít ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phẩm chất (0Brix, hàm lượng đường tổng số, pH, vitamin C) và đảm bảo được thời gian tồn trữ sau thu hoạch.

KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE TỪ CỦ GỪNG NHẬT BẢN (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE VAR KINTOKI)

Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Gừng ?Kintoki? di thực từ Nhật Bản được trồng tại Lâm Đồng, Đắc Lắc và Phú Yên.  Hàm lượng tinh dầu củ gừng thay đổi theo điều kiện địa lý khí hậu khác nhau (0,50% tại Lâm Đồng; 0,24% tại Đắc Lắc và 0,32% tại Phú Yên) so với giống gừng Việt Nam trồng tại Đắc Lắc là 0,18% và trồng tại Đồng Tháp là 0,21%). Kết quả phân tích bằng GC-MS cho thấy hàm lượng các cấu tử chính như zingiberene, b-bisabolene, b-sequiphellandrene trong tinh dầu củ gừng cũng thay đổi theo các vùng trồng khác nhau.  Cây trồng ở Lâm Đồng có hàm lượng zingiberene cao nhất là 28,07% so với cây trồng ở Đắc Lắc là 20,39% và ở Phú Yên là 20,71%, trong khi giống gừng Việt Nam khoảng 14,27-16,15%. Từ dịch chiết ethyl acetate của gừng Kintoki trồng tại Đắc Lắc, đã cô lập được 3 chất tinh khiết.  Một trong ba chất đã được nhận danh đó là ?-sitosterol-3-O-?-glucopyranoside.

HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHLOROGLUCINOL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) NUÔI CẤY IN VITRO

Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Kim Hằng
Tóm tắt | PDF
Cây con Măng cụt 3-4 tuần tuổi được rửa sạch, khử trùng và nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA và kinetin (3-5 mg/l) để tạo chồi.  Nhiều chồi mọc từ tử diệp của mẫu cấy. Các chồi được cấy sang môi trường MS mới có bổ sung IBA, Phloroglucinol và than hoạt tính.  Các chồi tạo rễ (50%) trong môi trường có BA 0,2 mg/l và than hoạt tính 2 g/l. Các chồi này được thuần dưỡng dễ dàng trong chậu có chứa mụn xơ dừa, tro trấu và trùm nylon trong 1 tuần.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN KALI ĐẾN TRIỆU CHỨNG CHÁY LÁ CÂY CHÔM CHÔM (NEPHELIUM APPACEUM)

Lê Văn Bé, Trần Thị Kim Đông, Lê Bảo Long, Phan Hồ Điệp
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm bón 4 mức độ K/N khác nhau từ 0,6 đến 1,5 có kết hợp với bón phân hữu cơ và tô bùn vào gốc cho thấy như sau: bón phân hữu cơ và kết hợp tô bùn chung quanh gốc theo tán lá của cây. Kết quả từ phương pháp này đã làm tăng ẩm độ, tạo điều kiện lý tưởng cho rễ non phát triển sau khi cây ra hoa. Các rễ non này hấp thu nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, từ đó làm giảm số lá bị cháy, diện tích lá bị cháy so với nghiệm thức không bón phân hữu cơ và tô bùn. Kích thước trái và phẩm chất trái gia tăng. Tuy nhiên, bón nhiều Kali vào đất không cải thiện được triệu chứng cháy lá của cây Chôm chôm; ngược lại gây ra một sự lãng phí lớn một lượng phân Kali còn trong đất của tất cả các nghiệm thức.

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬUN VÀ HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH ĐỘC CANH BA VỤ LÚA VÀ LUÂN CANH HAI LÚA MỘT MÀU TẠI CHỢ MỚI - AN GIANG NĂM 2005

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả theo quy mô sản xuất đối với hai mô hình canh tác được lựa chọn tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Việc phân tích lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô được thực hiện bằng cách sử dụng tương ứng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận (Cost Benefit Analysis - CBA) và phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis ? DEA) dựa trên dữ liệu được thu thập độc lập từ hai nhóm nông hộ một áp dụng mô hình sản xuất độc canh ba vụ lúa và một áp dụng mô hình luân canh hai vụ lúa một vụ đậu nành. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả theo quy mô của nhóm hộ sản xuất theo mô hình luân canh hai vụ lúa một vụ đậu nành cao hơn nhóm hộ sản xuất theo mô hình độc canh ba vụ lúa.

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MEN LÀM RƯỢU VÀ RƯỢU XUÂN THẠNH

Huỳnh Xuân Phong, Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Hà Thanh Toàn, Ngô Thị Phương Dung
Tóm tắt | PDF
Mẫu men làm rượu, nguồn nước sản xuất và rượu thành phẩm được thu thập và phân tích, cũng như những thông tin thực tế tại các cơ sở sản xuất rượu ở Xuân Thạnh được khảo sát ghi nhận; từ đó góp phần trong việc đề xuất phương pháp cải tiến sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của rượu. Mật số trung bình của tế bào nấm mốc, nấm men và vi khuẩn theo thứ tự là: 6,3-8,5; 5,8-8,3 và 5,6-6,4 Log cfu/g trọng lượng khô của viên men. Từ 14 loại viên men làm rượu được thu thập, phân lập 83 dòng gồm 48 dòng nấm mốc và 35 dòng nấm men thuần. Nhìn chung các cơ sở địa phương sản xuất rượu với qui mô nhỏ, cho năng suất thấp và chất lượng rượu không ổn định. Sản phẩm rượu tuy ít nhiều được đánh giá cao về mặt cảm quan, nhưng hầu hết các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn nhà nước về chất lượng rượu, đặc biệt là về các chỉ tiêu hoá như anđehit, ester,...  Phần lớn các mẫu nước dùng trong sản xuất  đều không đạt về chỉ tiêu vi sinh như có tổng số Coliforms rất cao.    

ẢNH HƯỞNG VIỆC BÓN CHẤT THẢI BIOGAS, URÊ, VÔI ĐẾN LƯỢNG ĐẠM KHOÁNG TRÊN ĐẤT PHÈN TRUNG BÌNH CANH TÁC LÚA VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG ĐẠM KHOÁNG TRONG ĐẤT VÀ SỰ HẤP THU ĐẠM CỦA CÂY

Trịnh Thị Thu Trang, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện trong nhà lưới để khảo sát ảnh hưởng việc bón chất thải Biogas và vôi đến khả năng cung cấp đạm khoáng  trên  đất phèn tại Hoà An CầnThơ. Đất phù sa trồng lúa ở Cai Lậy Tiền Giang được xử dụng như mẫu đất đối chứng. Lúa được trồng trong điều kiện hộp nhựa chứa 1kg đất, với các nghiệm thức gồm chất thải biogas sấy 70oC(250mgN/kg), phân urê (250mgN/kg) và vôi (10T/ha) cho đất phèn. Biogas và vôi được ủ 4 tuần và Urê được bón 2 ngày trước khi sạ lúa.  N ?NH4  khoáng được phân tích ở giai đoạn trước sạ và 6 tuần sau  sạ lúa (TSS). Đạm tổng hấp thu trong cây được xác định giai đoạn 6 TSS. Kết quả cho thấy biogas giúp gia tăng đạm khoáng trong trường hợp có hoặc không có bón vôi trên đất phù sa và đất phèn trung bình. Đạm khoáng hóa trong đất có tương quan với  đạm hấp thu trong cây, cho thấy có thể sử dụng lượng đạm N?NH4  như một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cung cấp đạm từ đất cho cây trồng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC HỌ HÒA THẢO VÀ HỌ ĐẬU TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Nguyễn Thị Mộng Nhi, Lưu Hữu Mãnh
Tóm tắt | PDF
Đề tài được tiến hành trên hai thí nghiệm, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên và lặp lại ba lần. Thí nghiệm 1 tiến hành trên năm giống cỏ thuộc Họ Hòa Thảo là cỏ voi (Pennisetumm purpureum), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ Paspalum (Paspalum attratum), cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis) và cỏ sorgho ngọt (Sorghum bicolor). Thí nghiệm 2 được tiến hành trên ba giống cây họ đậu là Kudzu nhiệt đới (Peuraria phaseoloides), Macroptilium lathyroides và Stylosanthes gracilis. Các giống cỏ và đậu được trồng cùng một khoảng cách là 20x40 cm không bón phân hóa học và được tưới nước lúc khô hạn Mẫu được thu hoạch lúc 60 ngày và 45 ngày sau khi trồng cho cỏ và đậu. Thành phần hóa học của các cây thức ăn được phân tích vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), béo thô (EE) xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF), carbohydrate không xơ (NFC) và chất hữu cơ tiêu hóa (IVOMD). Năng lượng trao đổi (ME) được ước tính dựa trên số lượng chất hữu cơ tiêu hóa. Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần hóa học của các cây thức ăn họ Hoà thảo không khác nhau ngoại trừ cỏ sorgho ngọt. Tương tự cho cây họ đậu. Mục đích của đề tài để nhận ra những biến động trong thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn giúp cho nhà dinh dưỡng học và chăn nuôi trong công tác phối hợp khẩu phần cho vật nuôi.

KHẢO SÁT MÔ HỌC VỀ KHẢ NĂNG KÍCH KHÁNG LƯU DẪN CỦA BENZOIC ACID, CLORUA ĐỒNG VÀ CHITOSAN ĐỐI VỚI BỆNH CHÁY LÁ LÚA DO NẤM PYRICULARIA GRISEA (COOK) SACC

Trần Thị Thu Thủy, Huỳnh Minh Châu, Đặng Thị Tho, , Nguyễn Hồng Tín
Tóm tắt | PDF
Khảo sát mô học về khả năng kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (SAR) của benzoic acid, clorua đồng và chitosan đối với bệnh cháy lá lúa được thực hiện năm 2005 nhằm đánh giá khả năng kích thích tính kháng lưu dẫn của ba hóa chất nầy đối với bệnh cháy lá lúa khi được phun nấm Pyricularia grisea có mã số nòi 103,4 dựa trên phản ứng của tế bào và sự tích tụ H202. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên giống lúa nhiễm 0MCS2000 và giống kháng MTL256 được sử dụng như một đối chứng dương. Giống lúa nhiễm được kích kháng bằng cách ngâm hạt trong benzoic acid (0,5 mM), clorua đồng (0,05 mM) hoặc chitosan (200 ppm) trong 24 giờ trước khi ủ và gieo, phun nấm tấn công với mật số 50.000 bào tử/ml khi lúa có lá thứ 5. Mẫu lá bệnh được thu thập vào thời điểm 24 và 48 giờ sau khi phun nấm tấn công (GSTC) để nghiên cứu sự phát sáng tế bào và ở các thời điểm 0, 4, 8, 12, 16, 18, 20, 24, 36, 48 GSTC để nghiên cứu sự tích tụ H202. Kết quả cho thấy benzoic acid, clorua đồng và chitosan có khả năng kích thích tính kháng bệnh thông qua làm gia tăng phần trăm đĩa áp tạo sự phát sáng tế bào, vách tế bào và sự tích tụ H202 trong tế bào.

ĐÁP ỨNG ĐIỆN SINH LÝ VỚI PHEROMONE LY TRÍCH VÀ NHỮNG HỢP CHẤT LIÊN QUAN CỦA BƯỚM SÂU ĐỤC GÂN LÁ NHÃN CONOPOMORPHA LITCHIELLA BRADLEY (LEPIDOPTERA: GRACILLARIIDAE)

Lê Văn Vàng, Tetsu Ando, Nguyễn Đức Độ
Tóm tắt | PDF
Phân tích Gas Chromatography (GC)-Electroantennogram detector (EAD) cho kết quả râu đầu bướm đực Conopomorpha litchiella đáp ứng với hai thành phần pheromone (ký hiệu là thành phần I và II) trong mẫu ly trích với cường độ đáp ứng và thời gian lưu lần lượt như sau: 43 ?V ở Rt 15.60 phút và 264 ?V ở 16.14 phút.  Trong phân tích GC-EAD của những hợp chất 16 carbon mạch thẳng tổng hợp, (10Z)-10-hexadecen-1-ol và (7E,11E)-7,11-hexadecadienyl acetate có cùng thời gian lưu với thành phần pheromone I ở 15.60 phút.  Tuy nhiên, đáp ứng EAG của (7Z,11Z)-7,11-hexadecadienyl acetate (288 ?V) là mạnh hơn rất nhiều so với (10Z)-10-hexadecen-1-ol (183 ?V).  Một cách tổng quát, giữa những hợp chất được phân tích, râu đầu bướm đực đáp ứng EAG mạnh với acetate (-CO2CH3), trong khi đáp ứng yếu hoặc không đáp ứng với rượu (-OH) và aldehyde (-CHO).

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT BÌNH PHẢN ỨNG SINH HỌC TRONG VI NHÂN GIỐNG CÂY CỎ VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES L.)

Nguyễn Văn Ây, , Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Bình phản ứng sinh học là một kỹ thuật mới đã và đang được ứng dụng trên nhiều đối tượng thực vật nhằm nhân nhanh số lượng cây giống.  Thí nghiệm được thực hiện trên cỏ Vetiver, kết quả cho thấy: (1) ảnh hưởng của Benzyl Adenine (BA) và các nghiệm thức kết hợp giữa BA và Naphthalene acetic acid (NAA), môi trường thích hợp cho vi nhân giống cỏ Vetiver là môi trường MS lỏng có bổ sung 2 ppm BA.  Môi trường này được chọn để tiếp tục nhân trong bình phản ứng sinh học (TIB) nhằm đạt hệ số nhân chồi cao nhất; (2) Hiệu quả của bình TIB có gắn 1, 2 hoặc 3 màng lọc thông khí và điều kiện môi trường nuôi cấy cho thấy nghiệm thức có 2 màng lọc khí và được đặt ở điều kiện bên ngoài phòng tăng trưởng là có thể đạt hệ số nhân chồi cao nhất (với bình 1 lít), trên 42 tỷ chồi/năm, gấp 90 lần so với phương pháp nhân giống thông thường.

ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ GIBBERELLIC ACID XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRÁI QUÍT HỒNG(CITRUS RETICULATA BLANCO CV. HONG)

Nguyễn Quốc Hội, Lê Văn Hòa
Tóm tắt | PDF
Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao phẩm chất, kéo dài thời gian tồn trữ trái quít Hồng để có thể rút ngắn thời gian ?neo? trái trên cây đồng thời giảm bớt hao hụt sau thu hoạch. Thí nghiệm đã được thực hiện tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Sau đó thu mẫu về tồn trữ và theo dõi một số chỉ tiêu phẩm chất sau thu hoạch tại Phòng thí nghiệm Sinh Lý Thực Vật, trường Đại học Cần Thơ, từ 1/2004 đến 6/2004. Kết quả được ghi nhận như sau: xử lý GA3 10-20 ppm ở 2 tháng trước thu hoạch có tác dụng trì hoãn tiến trình chín, kéo dài thời gian tồn trữ trái đến 4 tuần trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28°C, ẩm độ 68%) mà chất lượng vẫn chấp nhận được. GA3 10-20 ppm cũng giúp trái bóng sáng hơn, trị số màu sắc trái luôn ở mức cao, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức thấp, phẩm chất trái bên trong luôn ổn định trong suốt thời gian tồn trữ.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HOA ACTISO ĐÀ LẠT (CYNARA SCOLYMUS L.)

Trần Thị Lụa, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Một flavonoid đã được tìm thấy trong cao chiết ethyl acetate của lá actisô được trồng tại Đà Lạt.  Cấu trúc của flavonoid này được định danh bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng.  Hợp chất đó  là luteolin-7-O-b-glucopyranoside.

HIỆU QUẢ PHÂN VI KHUẨN GLUCONACETOBACTER DIAZOTROPHICUS VÀ VI KHUẨN PSEUDOMONAS STUTZERI TRÊN NĂNG SUẤT VÀ TRỮ LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG CÂY MÍA (SACCHARUM OFFICINARUM L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TỈNH HẬU GIANG

Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Mít
Tóm tắt | PDF
Bốn thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus và Pseudomonas stutzeri trên năng suất và lượng đường trong cây mía đường (Saccharum officinarum L) trồng trên đất phù sa tỉnh Hậu Giang trong niên vụ (2005-2006). Kết quả cho thấy phân sinh học chứa vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus và vi khuẩn Pseudomonas stutzeri trong chất mang (mùn mía-than bùn) gia tăng thành phần năng suất và năng suất mía cây tương đương với thành phần năng suất và năng suất của mía bón phân hóa học 200 kg N and 90 kg P2O5; Bón phân sinh học cho cây mía đường giảm được 150 kg N (326 kg urê), 90 kg P2O5 (600 kg phân supe lân), nông dân tiết kiệm được 2.493.000 đồng/ha.

VI NHÂN GIỐNG CỎ VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES L.) VỚI GIÁ THÀNH THẤP

Lê Văn Bé, Võ Thanh Tân, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Việt Dũng
Tóm tắt | PDF
Qui trình vi nhân giống cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides) với giá thành thấp được phát triển. Môi trường Murashige và Skoog (MS) lỏng có bổ sung 2-4 mg BA/lít cho hiệu quả nhân giống tốt nhất, trung bình khoảng 8 chồi mới/chồi từ một chồi ban đầu sau 6 tuần nuôi cấy. Giai đoạn nhân chồi và giai đoạn ra rễ in vitro có thể thực hiện ngoài điều kiện môi trường tự nhiên của nhà lưới thay vì trong phòng tăng trưởng. Không có sự khác biệt thống kê về sinh trưởng của cây giữa 2 điều kiện ngoại cảnh nuôi cấy cỏ vetiver và khả năng sống sót gần 100% sau 10 tuần đem ra ngoài nhà lưới. Sử dụng môi trường tự nhiên để nhân giống bằng phương pháp cấy mô so với cây được nhân trong phòng tăng trưởng được ước tính rẻ hơn khoảng 22% giá thành sản xuất.

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC DIỆT ỐC LÊN NGƯỠNG OXY VÀ CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) VÀ CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) GIỐNG

Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Bé
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu độc tính của thuốc diệt ốc Deadline Bullets 4% (DB), Helix 500WP (HL) và Osbuvang 800WP (OS) lên cá lóc (Channa striata) và cá rô (Anabas testudineus) giống được thực hiện qua xác định LC50-96g và  ảnh hưởng của các loại thuốc này đến cường độ hô hấp (CĐHH), ngưỡng oxy (NO), thời gian gây chết (TGGC) của cá. Cá lóc và rô có khả năng chịu đựng rất cao với 3 loại thuốc, LC50-96g tính theo metaldehyde là 30, 151, 187 mg/L cho cá lóc và 43, 162, 180 mg/L cho cá rô theo thứ tự DB, HL và OS. CĐHH của cá lóc tăng cao hơn đối chứng ở nồng độ 0,02; 0,01 và 0,1 lần của LC50-96g theo thứ tự DB, HL và OS. Theo thứ tự này với cá rô là 0,1; 0,02 và 0,01 lần của LC50-96g. NO của 2 loài cá tăng theo sự tăng nồng độ 3 loại thuốc nhưng TGGC lại giảm. DB không làm ảnh hưởng đến TGGC cá rô. Nghiên cứu cho thấy sử dụng OS ở liều chỉ dẫn sẽ không gây rủi ro cho cá lóc và rô khi mực nước trên ruộng³10 cm.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM.ET THONN)

Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Từ  alkaloid thô của bột lá cây khô Diệp hạ châu, một alkaloid thuộc khung securinine đã được cô lập tại phân đoạn giải ly cột với hệ dung môi giải ly là chloroform: methanol = 60:40 (v/v). Hợp chất này được nhận danh là isobubbialine. Cấu trúc của hợp chất được xác định bắng phương pháp phổ hiện đại như: phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân.