Ngày xuất bản: 01-05-2011

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÁC MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

Dương Trí Thảo, Nguyễn Hải Biên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ thông tin di động đến sự thỏa mãn của khách hàng dựa trên mô hình nghiên cứu lý thuyết về sự trung thành và sự thỏa mãn của khách hàng thông tin di động tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu gồm 388 khách hàng tại thành phố Nha Trang. Các thang đo được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và kiểm định hệ số Cronbach?s Alpha. Phương pháp mô hình cấu trúc được sử dụng để kiểm định độ tin cậy, giá trị phân biệt của các khái niệm, đồng thời kiểm định các quan hệ giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường, sự thỏa mãn của khách hàng thông tin di động chịu sự tác động dương của 5 yếu tố: chất lượng cuộc gọi; dịch vụ giá trị gia tăng; sự thuận tiện; cấu trúc giá; và dịch vụ khách hàng.

TỔNG HỢP CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ETHANOLAMIDE VÀ ETHANEDIAMIDE TỪ MỠ CÁ BASA

Hà Thanh Mỹ Phương, Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Khi cho hỗn hợp methyl ester tổng hợp từ mỡ cá basa phản ứng với ethanolamine hoặc ethylenediamine ở nhiệt độ cao, hai loại chất hoạt động bề mặt (CHĐBM) không ion N-(2-hydroxyethyl)amide (4) và N,N'-(ethane-1,2-diyl)dienamide (5) được tạo thành với hiệu suất khá tốt. Hai loại alkanolamide béo này thể hiện hoạt tính bề mặt rất tốt. Bằng phản ứng oxy hóa sử dụng hệ HCOOH/H2O2, các vị trí C=C trên khung sườn carbon của methyl ester đã được epoxy hóa và tiếp theo là mở vòng epoxy tạo ra hỗn hợp sản phẩm gồm methyl formyloxyhydroxy và methyl dihydroxy tương ứng. Hỗn hợp này sau đó được cho phản ứng trực tiếp với ethanolamine tạo ra sản phẩm -(2-hydroxyethyl)amide (6) với hiệu suất khá tốt trong khi để tạo ra sản phẩm (7) cần phải thực hiện thêm bước thủy giải các nhóm formate. Việc đưa thêm các nhóm hydroxy vào trong khung sườn carbon thực sự ảnh hưởng đến hoạt tính bề mặt của các chất hoạt động bề mặt alkanolamide và alkanediamide tổng hợp được.

TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ HẤP THU CỦA CÂY VÀ BỐN PHƯƠNG PHÁP TRÍCH K, CA, MG VÀ MN HỮU DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI CỦA MẪU ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Trí Cường, Trần Kim Tính
Tóm tắt | PDF
Sáu loại đất mặt trồng lúa được lấy từ các đất có độ phì khác nhau ở các tỉnh ở ĐBSCL, để trích lượng K, Ca, Mg và Mn hữu dụng bằng các dung dịch trích: CaCl2, DTPA, Mehlich II và Mehlich III. Cũng với mẫu đất này được cho vào chậu để tiến hành trồng trồng lúa. Thí nghiệm chỉ bón phân đạm và phân lân. Bốn mươi ngày sau khi sạ toàn bộ mẫu lúa được thu hoạch và phân tích lượng cây hấp thu. Trong vụ ĐX, lượng kali cây hút và lượng trích được có R2 > 0.8 cho các phương pháp trích CaCl2, và Mehlich II; Mehlich III có R2=0,9, không có tương quan được tìm thấy đối với DTPA (R2=0.02). Sang vụ HT, R2 cao nhất lên tới 0.96 (Mehlich III), kế đến là Mehlich II có R2 = 0.93 và CaCl2 là 0.88 và đối với phương pháp DTPA có R2=0,05. Đối với Ca vụ ĐX, Mehlich III  có R2 là 0.43 tốt hơn Mehlich II có R2 = 0.28, nhưng ở vụ HT thì hai phương pháp có R2 cao hơn vụ ĐX (R2=0,5). Đối với Mg, vụ ĐX, R2 cao nhất là phương pháp Mehlich II (R2 = 0.55), tiếp theo là CaCl2 (R2 = 0.54), Mehlich III (R2 = 0.36) và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.14), vụ HT R2 gia tăng so với vụ ĐX, Mehlich II có R2 là 0.87, CaCl2 là 0.82, Mehlich III là 0.77 và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.51).  Mn trong vụ ĐX cũng cho thấy phương pháp Mehlich III có R2 = 0.59, kế đến là Mehlich II (R2 = 0.58), CaCl2 (R2 = 0.31) và thấp nhất là DTPA (R2 = 0.04), vụ HT Mehlich III có tương quan cao nhất (R2 = 0.89), tiếp đến là Mehlich II (R2 = 0.85), DTPA (R2 = 0.29), còn phương pháp CaCl2 thì không thấy tương quan (R2 = 0.07). Phương pháp Mihlich III là phương pháp có triển vọng để trích đa nguyên tố hữu dụng trong đất.

CHẾ BIẾN TRÀ VÀ NƯỚC TRÀ ĐÓNG CHAI TỪ HOA SIM

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh
Tóm tắt | PDF
Với mục tiêu nghiên cứu sử dụng hoa sim cho quá trình sản xuất nước trà đóng chai, các  khảo sát được thực hiện bao gồm thay đổi thời gian lên men (0á14 giờ) và nhiệt độ sấy (50á70oC) đến chất lượng trà, cùng với nồng độ kali sorbate (0,025á 0,1%) sử dụng cho quá trình bảo quản sản phẩm trà sau khi sấy. Chọn lựa các công thức phối chế nước trà hoa sim đóng chai với hàm lượng đường (9á11%), hàm lượng acid citric (0,025á0,2%) và khảo sát khả năng bảo quản thành phẩm ở nhiệt độ phòng cũng được quan tâm trong phần nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ủ và lên men hoa sim trong 10 giờ và sấy ở nhiệt độ 60oC thì sản phẩm đạt chất lượng cao (về màu sắc và hàm lượng tannin). Trà hoa sim có khả năng duy trì chất lượng ít nhất 30 ngày mà không cần sử dụng chất bảo quản. Ngoài ra với công thức phối chế thích hợp cho sản phẩm nước trà hoa sim đóng chai với hàm lượng đường 10%, acid citric 0,15% cho sản phẩm có mùi vị hài hòa. Sản phẩm nước trà hoa sim đóng chai có thể duy trì được chất lượng khi bảo quản ở nhiệt độ bình thường.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh
Tóm tắt | PDF
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Cần Thơ nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung bởi những yếu tố hấp dẫn vốn có của nó. Hoạt động du lịch đã hình thành và phát triển ở đây khá lâu và mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hệ lụy mà suy cho cùng đều do người dân địa phương, các thành phần kinh doanh du lịch, du khách và cả ngành du lịch thành phố Cần Thơ,? chưa thật sự quan tâm, bảo vệ, đầu tư và tôn tạo nó đúng mức. Bằng những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, bài viết thể hiện các nội dung về tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch; những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức; và các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại trong phát triển du lịch chợ nổi Cái Răng.

KÍCH THÍCH CÁ LINH ỐNG (CIRRHINUS JULLIENI) SINH SẢN BẰNG KÍCH TỐ KHÁC NHAU

Nguyễn Văn Kiểm, Võ Thị Trường An
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu kích thích sinh sản cá linh ống (C. jullieni) được tiến hành tại Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009 đã ghi nhận: cá linh ống hoàn toàn thành thục trong ao nước tĩnh sau 4 tháng nuôi vỗ với thức ăn là cám (70%), bột cá (30%) và chỉ phân biệt giới tính khi cá đã thành thục. Khi tiêm cho 1kg cá linh cái thành thục bằng HCG ở các liều 1500, 2000 và 2500UI hoặc não thùy ở các liều 2mg, 4mg, 6mg cũng như kết hợp 2mg não thùy họ cá chép với các mức HCG 1500UI, 2mg + 2000UI và 2mg +2500UI/kg đều không có tác dụng gây rụng trứng và đẻ trứng ở cá linh ống. Trong khi đó cá linh ống sẽ đẻ trứng ở liều thấp nhất 60mg + 5mg DOM /kg, tương tự nếu kết hợp 2mg não với 40mg LHRHa /kg, cũng cho kết quả tương tự nhưng sức sinh sản của cá, tỷ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức này không có sự khác biệt (P>0,05). Trừ kết quả ở hai nghiệm thức tiêm 80 mg + 5mgDOM / kg và não thùy 2mg + 80 mg LHRH /kg cho kết quả sinh sản cao nhất với các chỉ số lần lượt: sức sinh sản tương đối: 419.000 và 458 000 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh trung bình 75,2 và 70,8% và tỷ lệ nở trung bình 75,2 và 72,9%.

TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA CÁC HẠT VI CẦU VÀ NANO HÌNH CẦU XỐP ZNS

Nguyễn Trí Tuấn, Nguyễn Thị Phương Em, Nguyễn Văn Đạt, Lê Văn Nhạn
Tóm tắt | PDF
Các hạt nano tinh thể ZnS được tổng hợp thủy nhiệt ở 200 oC trong 4 giờ và 7 giờ, bằng cách sử dụng chất Na2S2O3 (sodium thiosulfate) and ZnCl2 làm vật liệu ban đầu. ảnh hiển vi điện tử quét cho thấy sự tồn tại đồng thời các hạt nano ZnS riêng rẽ và các hạt vi hình cầu được tạo thành bởi các hạt nano. Khi chất acrylamide (chất hoạt động bề mặt) được cho thêm vào trong quá trình tổng hợp thủy nhiệt, các nano hình cầu xốp ZnS được tạo thành. Sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) đo kích thước trung bình của nano tinh thể ZnS bằng công thức Debye-Sherrer, có giá trị khoảng 4 nm. Phổ kích thích huỳnh quang (PLE: photoluminescence-excitation) của vật liệu cho thấy rằng có 2 dịch chuyển rất mạnh (~64 và 24 nm) vê? phi?a bươ?c so?ng ngă?n (blue shift) so với đỉnh huỳnh quang (PL:Photoluminescence) của ZnS khối. Sự dịch chuyển này do ảnh hưởng của hiệu ứng giam giữ lượng tử.

ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA LÁ TRÀM (MELALEUCA LEUCADENDRA)

Huỳnh Kim Diệu
Tóm tắt | PDF
30 mâ?u la? Tràm đươ?c thu thâ?p từ nhiều nơi thuô?c ti?nh Kiên Giang đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? cho thâ?y ca?c mâ?u la? Tràm oaco? 11 da?y băng protein kha?c nhau vơ?i tỉ lệ cá thể đa hình là 9%, tỉ lệ băng protein đa hình 16,7%, chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,71, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,30 và số allele hiệu quả SENA = 2,44. Kết quả cho thấy Tràm không thuần chủng được chia làm 10 dòng, hoạt tính kháng khuẩn của các dòng trên vi khuẩn thử nghiệm có khác nhau, nhưng hầu hết đều tác động rất tốt trên Staphylococcus aureus (10 dòng có MIC=32àg/ml) và Streptococcus faecalis (3 dòng MIC=32àg/ml), kế đến trên Aeromonas hydrophila (4 dòng MIC=32àg/ml), Edwardsiella ictalur và Edwardsiella tarda (3 dòng MIC=64àg/ml) và Pseudomonas aeruginosa (4 dòng MIC=256-512àg/ml). Các dòng Tràm không có hay tác động rất yếu trên Escherichia coli và Salmonella spp. Tràm là cây thuốc có tiềm năng khai thác sử dụng trong điều trị bệnh cho người và vật nuôi, đặc biệt những dòng có khả năng kháng khuẩn mạnh cần được quan tâm.

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHẢO SÁT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ, ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP VÀ ĐẠI HỌC AN GIANG

Trần Văn Hiếu
Tóm tắt | PDF
Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay là vấn đề cấp bách. Để có thể đánh giá đúng thực trạng, từ đó tìm ra giải pháp, bài viết đã đi tìm hiểu  qua khảo sát, điều tra xã hội hội ở 3 trường đại học đồng bằng sông Cửu Long là: Trường Đại học Cần Thơ, đại học An Giang và đại học Đồng tháp. Từ đó tác giả  đã nhận thấy rằng thực trạng yếu kém của việc dạy và học các môn Lý luận chính trị có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng. Tác giả kiến nghị cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp không thể tách rời với việc đổi mới phương tiện, cách thức tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách đối với người dạy, trong đó vấn đề lợi ích là quan trọng.

KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010 VÀ HÈ THU 2010

Lê Xuân Thái, Phạm Thị Phấn, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh
Tóm tắt | PDF
Trong năm 2009-2010, rầy nâu vẫn là một dịch hại quan trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông nam bộ (ĐNB); năm 2010 tổng diện tích lúa bị rầy nâu gây hại chiếm 254.265 ha. Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC đã chọn tạo một số giống lúa mới có khả năng kháng rầy nâu đa biotype để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2009-10 và Hè Thu 2010 nhằm chọn ra các giống lúa mới đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB. Các giống lúa chống chịu với nhiều biotype rầy nâu là MTL512, MTL645, TP1, TP2 (Đông Xuân 2009-2010) và các giống lúa chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ? 5) là MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 (Hè Thu 2010). Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, và năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là MTL480, MTL547, MTL616, và MTL645.

ĐIỀU KHIỂN HỆ PHI TUYẾN DỰA TRÊN GIẢI THUẬT FEEDFORWARD-FEEDBACK

Nguyễn Hoàng Dũng
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày giải thuật kết hợp giữa bộ điều khiển feedforward và feedback để điều khiển hệ phi tuyến. Feedback phát lệnh điều khiển tức thời và feedforward phát lệnh điều khiển xác lập. Feedback chính là bộ điều khiển PID (Proportional Integral Devirative). Feedforward được huấn luyện dựa trên mạng nơron lan truyền ngược Gradient Descent với tốc độ học thích nghi. Bộ điều khiển này có vai trò bổ chính vào các thành phần không xác định có thể xảy ra lúc điều khiển đối tượng. Trong thực tế các đối tượng thường bị tác động bởi nhiều thành phần được cho là nhiễu. Các thành phần này thường không biết trước. Do đó bài báo này được đề nghị sử dụng mạng nơron để ước lượng các thành phần không biết trước nhằm duy trì tính ổn định cho đối tượng. Giải thuật dùng bộ  điều khiển feedforward và bộ điều khiển feedback được áp dụng để điều khiển động cơ một chiều. Kết quả mô phỏng trên Simulink của MATLAB cho thấy, đáp ứng của đối tượng bám theo tín hiệu mong muốn với độ vọt lố 2%, sai số xác lập là ±3%, thời gian tăng và thời gian xác lập không đáng kể.

CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CÓ SỰ THAM GIA CỦA NÔNG DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Xuân Thái, Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Huỳnh Quang Tín
Tóm tắt | PDF
Giống lúa thích nghi tốt, có năng suất cao là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện năng suất và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nhiều năm qua, những nông dân tiên tiến ham học hỏi đã tham gia vào quá trình chọn lọc giống lúa mới phù hợp cho các vùng canh tác lúa ở ĐBSCL. Nông dân tham gia công tác chọn giống được cung cấp các dòng phân ly hoặc tự lai tạo, và sau đó chọn lọc các dòng theo các đặc tính mong muốn của nông dân. Giống lúa nông dân chọn lọc có thể phổ biến vào sản xuất là HĐ1, HĐ4, NV1, NV2 với các đặc tính tốt là chống chịu tốt với điều kiện đất phèn, ngắn ngày, năng suất cao và phẩm chất gạo tốt. Sự phối hợp đánh giá giữa các nhà khoa học chọn giống và nông dân về các đặc tính chống chịu với các loại sâu bệnh chính trong vùng, phẩm chất hạt, tính ổn định của giống trước khi đưa vào sản xuất sẽ giúp giống luá nông dân phát triển tốt hơn.

PHẦN 1: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
“Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” theo cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky và Morris (2000), Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) và M4P (2007) cùng với phỏng vấn trực tiếp 564 đại diện các tác nhân tham gia chuỗi và 10 nhóm nông dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh có diện tích và sản lượng lúa cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích (1) chuỗi giá trị lúa gạo nội địa và chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu, (2) phân tích kinh tế chuỗi nhấn mạnh phân phối lợi ích, chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi tác nhân và toàn chuỗi, (3) phân tích hậu cần, rủi ro và chính sách hỗ trợ có liên quan, (4) phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ởĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.

TỔNG HỢP HẠT NANO SIÊU THUẬN TỪ FE3O4 VÀ QUI TRÌNH PHỦ LỚP VỎ TRÊN HẠT NANO FE3O4

Dương Hiếu Đẩu, Lâm Văn Ngoán, Trần Hoàng Hải, Lê Minh Tùng
Tóm tắt | PDF
Hạt nano ôxít sắt từ bọc SiO2 được tổng hợp theo phương pháp đồng kết tủa với phân tử hình cầu có kích thước hạt khoảng 20 nm, độ từ hóa bão hòa khá cao (khoảng 57 emu/g). Hạt nano từ (Fe3O4/SiO2) được phủ lớp vỏ GPTMS tăng cường khả năng kết dính của hạt với các kháng thể để góp phần chẩn đoán sớm và chính xác các bệnh ung thư nhầm điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG SINH CHẤT KHÁNG KHUẨN

Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Xuân Phong, Huỳnh Thị Yến Ly
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu gồm các nội dung phân lập vi khuẩn lactic từ các sản phẩm lên men và sản phẩm men tiêu hóa đông khô, kiểm tra khả năng sản sinh các chất kháng khuẩn, H2O2 và bacteriocin từ các dòng phân lập bằng hai phương pháp nhỏ giọt và khuếch tán trên giếng thạch kết hợp với vi khuẩn chỉ thị Bacillus subtilis, định danh cấp độ giống các dòng phân lập có hoạt tính kháng khuẩn dựa trên khảo sát sự phát triển của vi khuẩn ở các mức độ khác nhau của nhiệt độ, pH, NaCl, NaN3, manitol, khả năng sinh khíkhi lên men đường glucose và thử nghiệm indole. Kết quả phân lập được 46 dòng vi khuẩn lactic và được kiểm tra tính kháng khuẩn. 23 dòng biểu hiện tính kháng khuẩn chỉ thị B. subtilis, trong đó 10 dòng có khả năng tổng hợp bacteriocin. Dòng DC213A được ghi nhận có tính kháng khuẩn mạnh nhất. Kết quả định danh cho thấy 10 dòng này thuộc các giống Leuconostoc, Enterococcus, Lactobacillus và Streptococcus.

KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG SÂU ĐỤC TRÁI (EARIAS SPP.) CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU BẮP (ABELMOSCHUS ESCULENTUS L.)

Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Sự phản ứng của bốn giống đậu bắp VN1, ĐB1, TN75 và giống đậu bắp Địa phương đối với sự tấn công của sâu đục trái Earias spp. đã được khảo sát tại trường Đại học Cần Thơ trong suốt năm 2010. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa (P = 0.05) về phần trăm bị gây hại đối với nụ hoa, hoa và trái của các giống đậu bắp được thử nghiệm. Giống đậu băp Địa phương tỏ ra ưu thế hơn trước sự tấn công của Earias spp., phần trăm bị gây hại thấp trên các bộ phận nụ (2,05%), hoa (1,15%) và trái (3,12%). ĐB1 có phần trăm bị gây hại nhiều nhất trên các bô phận nụ (4,64%), hoa (4,32%) và trái (17,25%). Nghiên cứu này cho thấy giống địa phương được thử nghiệm có khả năng chống phá hoại của Earias spp. cao nhất. Trái là bộ phận bị tấn công bởi sâu đục trái nhiều hơn so với các bộ phận còn lại, có thể là do nhu cầu thực phẩm của côn trùng.

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRÁI KHỔ QUA (MOMORDICA CHARANTIA L.)

Ngô Hải Đăng, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung
Tóm tắt | PDF
Từ trái Khổ qua, hai chất: uracil (chất I, Hình 1) và momordicoside K (chất II, Hình 2) đã được cô lập từ cao ethyl acetate. Hai chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại và so sánh với tài liệu đã công bố.

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT STARTER ACTINOMUCOR ELEGANS CÓ MẬT SỐ VÀ SỨC SỐNG CAO DÙNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHAO TRUYỀN THỐNG

Nguyễn Văn Thành, Trần Nguyễn Ngọc Quỳnh
Tóm tắt | PDF
Nhằm mục đích cải tiến chất lượng chao tuyền thống, nghiên cứu về sản xuất tối ưu bột bào tử nấm mốc Actinomucor elegans để ứng dụng vào quy trình sản xuất chao đã được tiến hành. Kết quả cho thấy mật số bào tử A. elegans đạt cao nhất (1010 bào tử/g cơ chất khô) với nghiệm thức gồm cơ chất tấm và cám gạo tỉ lệ 2:1, chủng 105 bào tử/gck và thu hoạch sau 6 ngày ủ ở 30oC. Nhiệt độ, thời gian sấy, và thời gian xay tối ưu cho số lượng bào tử sống lần lượt là 42oC, 48 giờ và 1 phút. Sau 5 tháng bảo quản, mật số bào tử sống còn duy trì tối đa là 88,57% ở nghiệm thức bảo quản ở 4oC (trong tủ lạnh) trong túi nhựa polypropylen, bào tử sống của nó giảm đi 2,2% so với mẫu ban đầu (90,77%). Ngược lại, nghiệm thức bảo quản ở 25oC (trong bình hút ẩm) và trong túi nhựa polypropylen mật số bào tử sống duy trì thấp nhất (80,65%) giảm 10,12% so với mẫu ban đầu (90,77%). Dựa trên những số liệu tối ưu thu được từ các thí nghiệm, một quy trình sản xuất giống bột bào tử mốc (mật số cao) và bảo quản tối ưu (bào tử sống duy trì cao nhất) đã được thiết lập. Kết quả giống bột bào tử mốc A. elegans tối ưu đã được sản xuất để ứng dụng vào quy trình cải tiến chất lượng chao truyền thống.

SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Thúy Quyên, Nguyễn Mỹ Hoa
Tóm tắt | PDF
Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng  lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long.

ĐộNG Từ "WASH", "CLEAN" TRONG TIếNG ANH Và "RửA, "GIặT", Và "CHùI", "CHà", "XạC" TRONG TIếNG VIệT

Ngô Thị Bảo Châu
Tóm tắt | PDF
Mỗi ngôn ngữ là một bức tranh về thế giới khách quan và bức tranh thế giới của mỗi dân tộc sẽ phản ánh cách nhìn, cách tri nhận về thế giới của cộng đồng ngôn ngữ đó. Chẳng hạn, để chỉ hành động ?loại bỏ bụi bẩn, vết nhơ của một đối tượng?, tiếng Anh có hai động từ ?wash? và ?clean?; trong khi đó, dựa vào đối tượng cần làm sạch và tính chất cụ thể của đối tượng, tiếng Việt dùng nhiều động từ để chỉ hành động này: ?rửa?, ?giặt?,? và ?chùi?, ?chà?, ?xạc. Sự khác biệt này cho thấy sự phân chia hiện thực tỉ mỉ của người Việt đối với các hoạt động?làm sạch một đối tượng?; và qua đó, phản ánh đời sống nghiêng về lao động chân tay trong một thời điểm lịch sử cụ thể của người Việt. Như vậy, với phạm trù này, cách tư duy của người Việt khá tinh tế, sâu sắc và cụ thể.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU (CRASSOSTREA SP) VÀ TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) TRONG HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP

Ngô Thị Thu Thảo
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn theo thời gian đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu (Crassostrea sp) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) trong hệ thống nuôi kết hợp. Các nghiệm thức thí nghiệm là: giữ nguyên độ mặn 15? trong suốt quá trình nuôi (NTĐC); duy trì độ mặn 15? trong tháng đầu và giảm đến 10? ở tháng thứ 2 (NT1); duy trì độ mặn 15? trong tháng đầu, giảm đến 10? ở tháng thứ 2 và giảm đến 5? ở tháng thứ 3 (NT2). Thí nghiệm được thực hiện trong bể 0,5m3, mật độ tôm là 80 con/bể (2,3 g/con) và hàu 20 con/bể (30g/con). Kết quả cho thấy tôm chân trắng nuôi ở độ mặn 15? đạt tỷ lệ sống 69,5% và năng suất 699 g/m3 cao hơn ở các nghiệm thức giảm độ mặn. Tỷ lệ thịt (53,2%) và tỷ lệ thịt khô (27,7%) của tôm ở độ mặn 15? khác biệt có ý nghĩa (P0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy việc giảm độ mặn làm giảm tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng tôm chân trắng. Ngược lại, hàu đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng không thay đổi trong điều kiện giảm độ mặn theo thời gian. 

TồNG HợP Và NGHIÊN CứU ẢNH HƯởNG CủA GIá TRị PH PHảN ỨNG LÊN Sự HìNH THàNH HạT NANO ZNS BằNG PHƯƠNG PHáP HóA ƯớT

Lê Thành Tài, Lê Thị Kim Hoàng, Lê Minh Tùng
Tóm tắt | PDF
Các hạt nano ZnS đã được tổng hợp bằng phương pháp hóa ướt trong dung môi nước với sự tham gia của dung dịch đệm ở nhiệt độ phòng. ảnh hưởng của pH và loại dung dịch đệm đã được nghiên cứu bằng lý thuyết; thông qua thực nghiệm tổng hợp hạt nano ZnS, giá trị pH tối ưu của phản ứng đã được xác định thông qua phổ nhiễu xạ tia X và tính chất quang của vật liệu.

ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATE) VÀ CÂY DIỆP HẠ CHÂU THÂN XANH (PHYLLANTHUS NIRURI) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Kim Diệu, Lê Thị Loan Em
Tóm tắt | PDF
30 mâ?u Chó Đẻ Thân Xanh (CĐTX) và 30 mẫu Cỏ Mực thu thâ?p ơ? nhiều ti?nh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. va? Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? cho thâ?y ca?c mâ?u CĐTX và Cỏ Mực cóoa tỉ lệ cá thể đa hình lần lượt 0,11% và 0,1%, tỉ lệ băng protein đa hình 0,4% và 0,07%, và số allele hiệu quả  SENA = 2,42 và 1,52, chỉ số chỉ đa dạng về kiểu gen HEP = 0,71 và 0,6 và rõ nhất là đa dạng về kiểu hình Ho = 5,31 và 2,61. Cây CĐTX và Cỏ Mực không thuần chủng: CĐTX có 8 dòng và Cỏ Mực có 11 dòng. Hoạt tính kháng khuẩn của các dòng CĐTX và Cỏ Mực trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm không giống nhau. CĐTX chia 7 nhóm nhưng tất cả các dòng đều tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC = 64-512 àg/ml), kế đến Aeromonas hydrophila (MIC=512-1024 àg/ml); các dòng Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên các vi khuẩn thử nghiệm và có thể chia làm 3 nhóm và đều tác động mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC=256-512 àg/ml), kế đến Edwardsiella ictaluri (MIC=512 àg/ml) và Aeromonas hydrophila (MIC=256-512 àg/ml).

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ (1998 - 2010)

Phan Thị Phương Anh, Nguyễn Hoàng Du
Tóm tắt | PDF
Chỉ thị Số 34- CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ?về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng trong các trường học?, ngày 30/5/1998, Bô Chính trị ra đời, đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công tác phát triển đảng trong các trường học. Trong những năm qua, Đảng bộ trường Đại học Cần Thơ đã có sự tích cực sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương trên của Trung ương Đảng nên kết quả phát triển đảng nói chung và phát triển đảng trong sinh viên nói riêng so với giai đoạn trước năm 1998 ? trước khi có Chỉ thị Số 34 ? CT/TW là rất vượt bậc. Bài báo cáo bước đầu khái quát quá trình triển khai công tác phát triển đảng trong sinh viên của trường cũng như những thành tựu và hạn chế bước đầu của công tác trên trong 12 năm qua của Đảng bộ trường Đại học Cần Thơ.

XÂY DỰNG CHÙM CÁC HÀM MẬT ĐỘ XÁC SUẤT TỪ DỮ LIỆU RỜI RẠC

Võ Văn Tài, Nguyễn Trang Thảo
Tóm tắt | PDF
Bài báo trình bày một số khái niệm, kết quả lý thuyết và thuật toán để xây dựng chùm các hàm mật độ xác suất. Với các chương trình được viết bằng Matlab, chúng tôi giải bài toán với máy tính để xây dựng chùm các hàm mật độ xác suất. Kỹ thuật này có thể minh giải các dữ liệu rời rạc thực tế về điểm rèn luyện và điểm học tập của sinh viên Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

TUYỂN CHỌN MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ ĐỊNH DANH NẤM MEN PHÂN LẬP TỪ NƯỚC THỐT NỐT THU HOẠCH TẠI TỊNH BIÊN, AN GIANG

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Phú Cường, Bùi Thị Thúy Ngân, Nguyễn Văn Thành
Tóm tắt | PDF
Sử dụng nấm men thuần trong quá trình lên men rượu có thể nâng cao chất lượng rượu sản xuất ra. Trên cơ sở các các dòng nấm men đã được phân lập từ nước thốt nốt thu hoạch ở Tịnh Biên, An Giang và với mục đích tuyển chọn môi trường dinh dưỡng và định danh nấm men, các thí nghiệm được thực hiện trên cơ sở khảo sát khả năng phát triển của các dòng nấm men được nuôi cấy trên ba môi trường dinh dưỡng Sabouraud, MEA (Malt Extract Agar) và PYGA (Khoai tây Glucose Agar có bổ sung Yeast Extract) và định danh ở mức độ giống các dòng nấm men phân lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường dinh dưỡng tổng hợp Sabouraud được sử dụng là thích hợp nhất để phân lập và nuôi cấy nấm men. Dựa trên khóa phân loại nấm men, đã định danh được ba giống nấm men Saccharomyces, Hanseniaspora và Candida từ 21 dòng nấm men đã được phân lập.