Ngô Thị Thu Thảo *

* Tác giả liên hệ (thuthao@ctu.edu.vn)

Abstract

This study evaluated the effects of decreased salinities on the growth and survival rate of oyster (Crassostrea sp) and white leg shrimp (Penaeus vannamei) in integrated culture system. The experiment with 3 treatments and were run triplicates per treatment: 1) Maintaining salinity of 15? during 3 months (Control); 2) Maintaining salinity of 15? in the first month and then decreased to 10? in second month (NT2) and 3) Maintaining salinity of 15? in the first month and then decreased to 5? in third month (NT2). Results showed that white leg shrimp in control treatment with survival rate (69.5%) and yield (699 g/m3) were higher than that from decreased salinity treatments. Meat  (53.2%) and dry weight ratio (27.7%) of shrimps in stable salinity medium was significantly higher than those from NT2 (50.7 and 26.9%, respectively). Oysters showed highest survival rate in NT2 (86.7%), then NT1 (68.3%) and lowest in control  (41.7%). Our findings indicated that decreased salinity resulting in decreased survival rate, yield and quality of white leg shrimp. On the contrast, survival rate of oysters were high and their growth were not affected during decreased salinities.
Keywords: Crassostrea sp, white leg shrimp, Penaeus vannamei, salinity

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn theo thời gian đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu (Crassostrea sp) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) trong hệ thống nuôi kết hợp. Các nghiệm thức thí nghiệm là: giữ nguyên độ mặn 15? trong suốt quá trình nuôi (NTĐC); duy trì độ mặn 15? trong tháng đầu và giảm đến 10? ở tháng thứ 2 (NT1); duy trì độ mặn 15? trong tháng đầu, giảm đến 10? ở tháng thứ 2 và giảm đến 5? ở tháng thứ 3 (NT2). Thí nghiệm được thực hiện trong bể 0,5m3, mật độ tôm là 80 con/bể (2,3 g/con) và hàu 20 con/bể (30g/con). Kết quả cho thấy tôm chân trắng nuôi ở độ mặn 15? đạt tỷ lệ sống 69,5% và năng suất 699 g/m3 cao hơn ở các nghiệm thức giảm độ mặn. Tỷ lệ thịt (53,2%) và tỷ lệ thịt khô (27,7%) của tôm ở độ mặn 15? khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với tôm nuôi trong điều kiện độ mặn giảm xuống 5? (50,7 và 26,9%). Đối với hàu, tỷ lệ sống đạt cao nhất khi giảm độ mặn xuống 5? (86,7%) và thấp nhất khi giữ nguyên độ mặn 15? (41,7%). Tăng trưởng của hàu ở các điều kiện độ mặn khác nhau không có sự khác biệt (P>0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy việc giảm độ mặn làm giảm tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng tôm chân trắng. Ngược lại, hàu đạt tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng không thay đổi trong điều kiện giảm độ mặn theo thời gian. 
Từ khóa: Hàu, Crassostrea sp, tôm chân trắng Penaeus vannamei, độ mặn

Article Details

Tài liệu tham khảo

Boyd, C.E. 1995. Water Quality in pond for Aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn University, Alabama, U. S. A.: 428pp.

Charatchakool, P., J. R. Turbull, J. S. Funge-Smith and C. Limsuwan. 1995. Health managent in shrimp ponds, 2nd edition. Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Kasetsart University Campus, Bangkok, Thailand: 111pp.

Đỗ Thị Thanh Hương. 2008. Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt tính men NA+/K+ atpase ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2008 – chuyên ngành Thủy sản, quyển 1, trang: 91 -100.

Đoàn Xuân Diệp, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương. 2009. Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 11/2009: 206-216

Li E., L. Chen, N. Yu, Q. Lai and J.G.Qin. 2007. Growth, body composition, respiration and ambient ammonia nitrogen tolerance of the juvenile white shrimp, Litopenaeus vannamei, at different salinities. Aquaculture 265 (1-4): 385-390.

Luis R. Martinez-Cordova and Marcel Martinez-Porchas, 2006. Polyculture of Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei, giant oyster, Crassostrea gigas and black clam, Chione fluctifraga in pond in Sorona, Mexico. Aquaculture 258: 321-326.

Ngô Quốc Bưu, Phạm Văn Huyên, Huỳnh Quang Năng. 2000. Nghiên cứu sử dụng rong biển để xử lý nhiễm bẩn dinh dưỡng trong nước thải ao nuôi tôm. Tạp chí Hóa học T.38, số 3: 19-20.

Ngô Thị Thu Thảo, Huỳnh Hàn Châu và Trần Ngọc Hải. 2010. Ảnh hưởng của nuôi kết hợp các mật độ rong sụn (Kappaphycus alvarezii) với tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ số 16a/2010. ISSN: 1859-2333. Trang 100-110.

Nguyễn Chính. 2005. Vai trò của Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) trong việc lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường. Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần IV. Nha Trang, 5-6/9/2005:157 – 162.

Nguyễn Hữu Khánh và Thái Ngọc Chiến. 2005. Thử nghiệm nuôi kết hợp tôm hùm (Panulirus ornatus) với bào ngư (Haliotis asinina), rong sụn (Kapaphycus alvarezii) và vẹm xanh (Perna viridis). Bản tin Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III: Trang 28.

Nguyễn Ngọc Tú. 2009. Những điều cần biết khi nuôi tôm chân trắng. Báo “Con Tôm”, bản tin của Hội Nghề cá Việt Nam. Số 159 (04/2009): 34-35.

Nguyễn Thức Tuấn và Phạm Mỹ Dung. 2008. Một số kết quả nuôi ghép hàu cửa sông Crassostrea belcheri trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) công nghiệp. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc. Lần thứ 5, Nha Trang ngày 17-18/9/2007. Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: 366-374.

Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú. 2006. Thử nghiệm nuôi kết hợp sò huyết (Anadara granosa) trong ao nước tĩnh. Tạp chí khoa học, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, số đặc biệt chuyên đề thủy sản, quyển 1: Trang 192-199.

Thái Ngọc Chiến, Dương Văn Hòa, Nguyễn Đức Đạm và Nguyễn Văn Hà. 2004. Xây dựng quy trình công nghệ nuôi tổng hợp cá mú với bào ngư, rong sụn và vẹm đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững. Tuyển tập Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thủy sản.

Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương. 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà Xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh: 203 trang.

Yokohama, H., Higano, J., Adachi, K., Ishihi, Y., Yamada, Y., Pitchicul, P., 2002. Evaluation of shrimp polyculture system in Thailand based on stable carbon and nitrogen isotope ratios. Fish, Sci. 68: 745-750.