Lê Xuân Thái * , Ông Huỳnh Nguyệt Ánh Phạm Thị Phấn

* Tác giả liên hệ (lxthai@ctu.edu.vn)

Abstract

In recent years, brown plant hopper was one of the serious pest and had caused a big lose of rice production in the Mekong Delta and South-Eastern region. Some rice varieties, which were selected by University of Can Tho and CBDC project were tested by NCVESC[1] in  Dry Season 2010 and Wet Season 2010 for evaluating their adaptability to BPH pressure in the Mekong Delta and South-Eastern region. The results showed that some varieties such as MTL512, MTL645, TP1, TP2 (in Dry Season 2010) and MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 (Wet Season 2010) resisted to BPH at medium level (score from 3.7 to 5.0). In that group, MTL512, MTL645, TP1, TP2 resisted to BPH biotypes. Based on the agronomic characteristics, BPH infected capacity, and yield in many trial sites in the Mekong Delta and South-Eastern region, there are some promising rice varieties such as: MTL480, MTL547, MTL616, and MTL645.
Keywords: brown plant hopper (BPH), biotype, high yielding

Tóm tắt

Trong năm 2009-2010, rầy nâu vẫn là một dịch hại quan trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông nam bộ (ĐNB); năm 2010 tổng diện tích lúa bị rầy nâu gây hại chiếm 254.265 ha. Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC đã chọn tạo một số giống lúa mới có khả năng kháng rầy nâu đa biotype để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2009-10 và Hè Thu 2010 nhằm chọn ra các giống lúa mới đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB. Các giống lúa chống chịu với nhiều biotype rầy nâu là MTL512, MTL645, TP1, TP2 (Đông Xuân 2009-2010) và các giống lúa chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ? 5) là MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 (Hè Thu 2010). Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, và năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là MTL480, MTL547, MTL616, và MTL645.
Từ khóa: giống lúa, rầy nâu, chủng nòi, năng suất ca

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Thị Kim Vi, Nguyễn Vũ Linh, Vũ Anh Pháp và Trần Nhân Dũng. 2011. Thanh lọc và phân tích di truyền các giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata Lugens Stal) ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ, số 17 a, trang 263-271.

IRRI. 1996. Standard Evaluation for rice.

Lương Minh Châu. 2004. Quản lý tính kháng rầy nâu. Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa. Bộ Nông Nghiệp và PTNT. NXB Nông Nghiệp. 2004

Nguyễn Quốc Lý, Bùi Ngọc Tuyển. Trung Tâm Khảo Kiểm nghiệm giống SPCT và PB vùng

Nam Bộ. Kết quả khảo nghiệm giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao tại các tỉnh Nam bộ vụ Đông Xuân 2009-2010 và Hè Thu 2010.

Trần Nhân Dũng. 2010. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ ”Sưu tập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống lúa kháng rầy nâu ở ĐBSCL năm 2010”. Viện NC & PT Công Nghệ Sinh Học. Trường Đại Học Cần Thơ.

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2007. Quản lý tính kháng rầy nâu cho lúa trên đồng ruộng. Tạp Chí Nông Nghiệp và PTNT, trang 3-6, số 14 năm 2007.