Ngày xuất bản: 01-05-2011

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU KINALUX 25EC CHỨA HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE (CHE) CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

Nguyễn Thị Quế Trân, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Độc tính tức thời của quinalphos lên cá tra giống kích thước (14,30±1,36 g; 13,05±0,26 cm) được xác định trong bể nước tĩnh trong 96 giờ. Nồng độ gây chết 50% cá trong 96 giờ (LC50-96 giờ) là 0,13 mg/l. Thí nghiệm xác định khả năng hồi phục hoạt tính ChE của cá tra được bố trí ở 4 mức nồng độ quinalphos gồm 0%, 10%, 50% và 75% giá trị LC50-96 giờ được tiến hành với cá có khối lượng trung bình 14,3±1,36 g trong bể 100 l trong 28 ngày. Sau 24 giờ tiếp xúc với quinalphos ở nồng độ 0,1 mg/l thì hoạt tính men ChE giảm ở não (-84,5%), gan (-84,1%), cơ (-77,7%) và mang (-72,7%) so với đối chứng. Hoạt tính men ChE trên các cơ quan khảo sát theo các nồng độ phục hồi đến mức không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (p

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN CHUYỂN HÓA NITƠ TỪ CHẤT THẢI TRẠI NUÔI BÒ SỮA, CHẤT THẢI SỮA VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA

Bùi Thế Vinh, Hà Thanh Toàn, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Từ 13 mẫu chất thải từ trại nuôi bò sữa, chất trạm thu mua sữa bò, nhà máy sữa, phân lập được 47 dòng vi khuẩn đa số có khả năng oxy hóa ammonium và khử nitrat và 02/47 dòng vi khuẩn (LV1 và TR3) có khả năng oxy hóa ammonium và khử nitrat tốt nhất ở nồng độ 700 mM. Kết quả giải trình tự đoạn 16S rDNA của 2 dòng vi khuẩn LV1 và TR3 cho thấy dòng LV1 có tỉ lệ tương đồng với vi khuẩn Arthrobacter mysorens 16S rRNA, Arthrobacter protophormiae 16S rRNA, Arthrobacter mysorens chủng DSM 12798 16S rDNA và Arthrobacter sp. WBF35 16S rDNA là 99% và dòng TR3 có mức tương đồng với vi khuẩn Acinetobacter calcoaceticus dòng PVAS6 16S rRNA, Acinetobacter sp. SH-94B 16S rRNA, Acinetobacter calcoaceticus 16S rRNA là 99%. ứng dụng hai dòng vi khuẩn LV1 và TR3 vào quá trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất sữa, kết quả cho thấy chúng làm giảm ammonium từ nồng độ ban đầu 20 mg/l xuống dưới 5 mg/l; COD và NO3- lần lượt là 27,63% và 99,90%, sau 2 ngày.

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY

Phan Thị Phương Anh, Lê Thanh Sơn
Tóm tắt | PDF
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường học xã hội chủ nghĩa trong thanh niên, là một trong những tổ chức quan trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng (GDCCTT) cho sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng (ĐH & CĐ). Bài viết  này nhằm tìm hiểu về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ  trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trên. Bài viết gồm 02 phần: Đánh giá hiệu quả công tác GDCTTT trong sinh viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường đại học Cần Thơ; Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác trên của Đoàn thanh niên trường.

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẤP NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Văn Nhiều Em, Nguyễn Hồng Tín, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt
Tóm tắt | PDF
Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ và tác động của nó đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đã được làm rõ trong nghiên cứu này. Trước hết nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia để hình thành khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực quản lý, tiếp theo đó đã phỏng vấn 178 nông hộ trên 3 vùng sinh thái có các hệ thống sản xuất khác nhau để xác định mức độ năng lực quản lý của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, có 8 yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ, trong đó hiện nay yếu tố về quản lý kinh tế hộ và hiểu biết về thị trường là rất quan trọng trong quản lý toàn nông hộ. Phần lớn các nông hộ ở các vùng khảo sát đang ở từ mức trung bình và khá, chưa có nhiều nông hộ có năng lực quản lý giỏi. Năng lực quản lý có ảnh hưởng rất lớn, tương quan thuận đến lợi nhuận của các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ.

VI KHUẨN PHÂN HỦY 2,4-D TRONG ĐẤT LÚA Ở TIỀN GIANG VÀ SÓC TRĂNG

Nguyễn Thị Phi Oanh, Dirk Springael, Hứa Văn Ủ
Tóm tắt | PDF
Ba mươi hai dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy 2,4-D được phân lập trong đất lúa ở Tiền Giang và Sóc Trăng. Phổ điện di sản phẩm Box-PCR chứng tỏ chúng thuộc mườidòng vi khuẩn khác nhau. Kết quả giải trình tự gen 16S-rRNA cho thấy các dòng vi khuẩn đều thuộc lớp ?-Proteobacteria, bộ Burkholderiales, họ Burkholderiaceae và được định danh lần lượt là Cupriavidus sp. ST1, Burkholderia sp. ST4, Cupriavidus sp. ST7, Cupriavidus sp. ST10, Burkholderia sp. ST14, Cupriavidus sp. TG2, Cupriavidus sp. TG3, Cupriavidus sp. TG16, Ralstonia sp. TG26, và Burkholderia sp. TG27. Trong môi trường tối thiểu có bổ sung 2,4-D (500mg.l-1) như là nguồn carbon duy nhất, kết quả phân tích sắc ký lỏng cao áp cho thấy dòng Cupriavidus sp. TG2 có khả năng phân hủy 2,4-D nhanh nhất.

Sử DụNG CÔNG Cụ METAFRONTIER Và METATECHNOLOGY RATIO Để Mở RộNG ỨNG DụNG MÔ HìNH PHÂN TíCH MàNG BAO Dữ LIệU TRONG ĐáNH GIá NăNG SUấT Và HIệU QUả SảN XUấT

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Bài viết tập trung phân tích kỹ thuật xây dựng biên sản xuất chung (metafrontier) và tỷ số siêu kỹ thuật (metatechnology ratio) để khắc phục hạn chế của mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA). Phương pháp này không những cho phép so sánh hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất với những hộ trong cùng mô hình mà còn cho phép so sánh với những hộ ở các mô hình khác nhau. Nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận, một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 55 hộ sản xuất theo mô hình độc canh ba vụ lúa và 46 hộ ứng dụng mô hình sản xuất luân canh hai vụ lúa một vụ đậu phộng tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng hộ sản xuất theo mô hình độc canh lúa đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với hộ ứng dụng mô hình luân canh.

ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG LẬP ĐỊA VÀ TẦN SỐ NGẬP TRIỀU LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC ĐẤT TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Lê Tấn Lợi
Tóm tắt | PDF
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định những ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố HCM. Hướng của nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: (1) là kháo sát địa hình và chế độ thủy văn, đặc biệt là tần suất ngập triều và (2) là khảo sát sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất. Tính chất lý hoá học đất được ghi nhận tại hai vị trí Khe Vinh (KV) và Mũi ó (MO) thuộc tiểu khu 17 trên 3 vùng (1, 2 & 3) được bố trí dọc theo 3 lát cắt tại cả hai vị trí. Mẫu đất được lấy tại 2 độ sâu 10 cm và 30 cm, các chỉ tiêu được theo dõi và nghi nhận trong mùa khô và mùa mưa. Kết quả cho thấy sự khác nhau về cao độ mặt đất sẽ dẫn đến khác biệt vê tần suất ngập triều. Nhìn chung, cao độ mặt đất và tần suất ngập có ảnh hưởng mạnh đến tính chất đất. Thành phần cơ giới của đất tại hai vị trí KV và MO chủ yếu là thịt và sét, ở tầng đất dưới có tỉ lệ cát cao hơn là tầng mặt. Dung trong đất có tương quan với ẩm độ đất, trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. pH đất tại các vùng cao có giá trị cao hơn so với các vùng thấp và vùng thường xuyên ngập nước, ngược lại Eh lại thấp tại các vùng có cao độ thấp và thường xuyên ngập nước, đối với EC có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô.

PHÂN LẬP HAI HỢP CHẤT TINH KHIẾT TỪ VỎ TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) VÀ THỬ HOẠT TÍNH CỦA CHÚNG

Đỗ Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Trần Văn Quốc
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết cồn của vỏ trái Măng cụt, hai hợp chất ?-mangostin (VMC1) và ?-mangostin (VMC2) đã được cô lập. Cấu trúc của các chất được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại như 1H, 13C- NMR, DEPT, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu đã công bố. Ngoài ra, hoạt tính kháng oxi hóa và kháng khuẩn của VMC1 và VMC2 cũng được khảo sát.

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH BẠC LIÊU

Mai Văn Nam, Đinh Công Thành
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất của các làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh nhà. Thêm vào đó, kết quả phân tích phân biệt cho thấy tính chất hộ (hộ chuyên và hộ kiêm), số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và tính chất làng nghề (làng nghề đã công nhận hay chưa) là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ tham gia làng nghề. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy tính chất hộ, số lao động tham gia sản xuất và vốn lưu động là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu.

BỘ ĐIỀU KHIỂN PI MỜ: TỪ THIẾT KẾ ĐẾN ỨNG DỤNG

Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
Bài báo này trình bày một phương pháp tinh chỉnh online thông số của bộ điều khiển PI (Proportional?Integral controller), với khoảng tinh chỉnh đủ rộng xung quanh giá trị đạt được từ phương pháp thực nghiệm Ziegler-Nichols, bằng kỹ thuật logic mờ. Cấu trúc điều khiển lai bao gồm một bộ điều khiển PI và một bộ điều khiển mờ được thiết lập. Trong đó, bộ điều khiển PI giữ vai trò là bộ điều khiển chính, tạo tín hiệu điều khiển đối tượng và bộ điều khiển mờ giữ vai trò là bộ quan sát, cung cấp thông số phù hợp cho bộ điều khiển PI theo thời gian thực. Kết quả thực nghiệm trên các thiết bị RT010, RT020 và RT030 của hãng Gunt-Hamburg cho thấy bộ điều khiển được đề xuất tỏ ra hiệu quả; đáp ứng của các thiết bị có thời gian tăng và thời gian xác lập hợp lý, vọt lố không đáng kể và sai số xác lập được triệt tiêu. Ngoài ra, bộ điều khiển còn đáp ứng được yêu cầu về thời gian thực và sự ổn định trước tác động của nhiễu vào hệ thống.

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP

Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông
Tóm tắt | PDF
Mặc dù du lịch sinh thái mới thật sự phát triển từ những năm cuối của thế kỉ XX nhưng đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của toàn xã hội vì tính ưu việt của nó so với các loại hình du lịch khác về trách nhiệm đối với con người, thiên nhiên và môi trường. Vườn quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong số các Vườn quốc gia ở Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái vì nó được xem như là ?một phần thu nhỏ? của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa. Du lịch sinh thái được khai thác ở Vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 1999. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái; trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim trong thời gian tới.

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI PHUN LÁ GIAI ĐOẠN TIỀN THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ SAU THU HOẠCH

Huỳnh Thị Chí Linh, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Để gia tăng năng suất và phẩm chất xoài Châu Nghệ, một thí nghiệm được thực theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh với 7 nghiệm thức gồm 1 nghiệm thức đối chứng và 6 nghiệm thức phun KCl, KNO3 và K2SO4 ở 2 nồng độ là 2 và 4 g/l. Thí nghiệm có 6 lần lặp lại. Phân được phun qua lá và trái 2 tuần một lần, kể từ 1 tuần sau khi đậu trái đến trước khi thu hoạch 2 tuần, trên cây xoài Châu Nghệ 12 năm tuổi. Kết quả thí nghiệm cho thấy phun KNO3 nồng độ 2 g/l trước thu hoạch đã làm tăng phẩm chất trái xoài Châu Nghệ và cho năng suất cao nhất (111,4 kg/cây). Phun KNO3 ở nồng độ 2 g/l cho lợi nhuận tăng thêm cao nhất (272.000 đồng/cây) và chi phí tăng thêm chỉ ở mức trung bình (49.600 đồng/cây) so với các nghiệm thức xử lý khác, đồng thời cũng làm cho trái chín chậm hơn 4 ngày so với đối chứng.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN NỘI SINH TRONG CÂY CÚC XUYÊN CHI (WEDELIA TRILOBATA (L.) HITCHE.) BẰNG KỸ THUẬT PCR

Lương Thị Hồng Hiệp, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Cúc Xuyên Chi (Wedelia trilobata (L.) Hitche.) thuộc họ Cúc, mọc hoang hay được trồng làm thảm thực vật đôi khi được sử dụng như một vị thuốcNam. Từ 44 mẫu rễ và thân cây Cúc Xuyên Chi thu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ phân lập được 37 dòng vi khuẩn, 14 dòng được phân lập trên môi trường Nfb, 12 dòng được phân lập trên môi trường RMR và 11 dòng được phân lập trên môi trường LGI. Hai mươi bảy dòng vi khuẩn đã được xác định là vi khuẩn nội sinh bằng kỹ thuật PCR 16S-rDNA. Bốn dòng Fa2, Rh, rd1 và Il được lựa chọn giải trình tự đoạn 16s-rDNA. Kết quả cho thấy dòng Fa2 có tỉ lệ tương đồng với EF528269.1 Bacillus megaterium dòng CICCHLJ Q3 là 98%, dòng Rh có tỉ lệ tương đồng với EU081514.1 Bacillus lichenmiformis dòng CMG M9, GU945225.1 Bacillus lichenformis dòng B28, GU945226.1 Bacillus licheniformis dòng W16 là 99%, dòng rd1 có tỉ lệ tương đồng 99% với GQ375226.1 Bacillus subtilis subsp. subtilis dòng CICC 10020, HQ283404.1 Bacillus amyloliquefaciens dòng IPPBC_10A, HQ202724.1 Bacillus amyloliquefaciens dòng LSSE-62, HQ286641.1  Bacillus subtilis  Anctcri3 và dòng Il có tỉ lệ tương đồng 99% với DQ314740.1 Acinetobacter antiviralis dòng KNF2022.

XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG TRẺ EM VỚI MẠNG QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THỨ TỰ

Nguyễn Tấn Hoàng, Lê Hoàng Thảo, Huỳnh Xuân Hiệp
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu mô hình cho vấn đề ra chiến lược, chính sách đối với vấn đề dinh dưỡng trẻ em nhằm phục vụ cho công tác quản lý trên cơ sở tiếp cận mạng quyết định không thứ tự (LIMID), thí điểm tại tỉnh Đồng Tháp. Tri thức hỗ trợ ra quyết định về các chính sách dinh dưỡng, dữ liệu phục vụ mô hình được cung cấp bởi các chuyên gia có quan tâm đến tính độc lập của các chính sách một cách hợp lý. Các kịch bản thử nghiệm được xây dựng trên cơ sở các tình trạng xảy ra một cách phổ biến tại các địa phương liên quan đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em.

MốI QUAN Hệ GIữA CON NGƯờI Và MÔI TRƯờNG TRONG Sự PHáT TRIểN BềN VữNG Ở NƯớC TA NHìN Từ GóC Độ Xã HộI HọC

Phan Văn Thạng
Tóm tắt | PDF
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, con người luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Mối quan hệ giữa con người ? môi trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên ? xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta. Đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển.

THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VÙNG DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM CẦN THƠ, QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Huỳnh Phú Hiệp, Lê Quang Trí
Tóm tắt | PDF
Hiện tại, phường Phú Thứ có 19 dự án quy hoạch đô thị. Sự thay đổi mục đích sử dụng đất do những dự án này có thể ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân và hiện trạng kinh tế xã hội của Phường Phú Thứ. Mục đích của đề tài là đánh giá tác động từ hiệu quả sử dụng đất của những dự án quy hoạch đô thị đến hiện trạng kinh tế xã hội của phường Phú Thứ. Số liệu được điều tra thu thập khảo sát thực địa, phỏng vấn UBND phường, Ban quản lý dự án và 117 hộ trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các hộ dân có nguồn vốn tăng sau quy hoạch nhờ tiền bồi thường nhưng do việc sử dụng nguồn vốn kém nên hiệu quả đầu tư thấp. Lao động sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang làm công nhân hoặc kinh doanh buôn bán nhỏ. Bên cạnh đó thì số lao động không có việc làm gia tăng do trình độ học vấn thấp và không được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Đời sống vật chất của người dân đã được cải thiện trừ những khu vực có dự án treo do chưa nhận tiền bồi thường. Thu nhập bình quân đầu người/năm của địa phương sau quy hoạch tăng đáng kể so với trước quy hoạch. Tổng thu ngân sách của địa phương giai đoạn sau quy hoạch tăng lên hơn 10 lần so với giai đoạn trước quy hoạch. Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và cảnh quan tại khu vực nghiên cứu được cải thiện. Cấu trúc kinh tế được tái thiết theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

PHÂN LẬP, NHẬN DIỆN VI KHUẨN TÍCH LŨY POLYPHOSPHAT TỪ CHẤT THẢI TRẠI NUÔI BÒ SỮA, CHẤT THẢI SỮA VÀ ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bùi Thế Vinh, Cao Ngọc Điệp, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
Từ 13 mẫu chất thải từ trại nuôi bò sữa, trạm thu mua sữa bò, nhà máy sữa, phân lập được 48 dòng vi khuẩn, trong đó có 15/48 dòng vi khuẩn có khả năng tích lũy polyphosphate (poly-P). Hai dòng vi khuẩn LV1 (-5,98 ppm) và LV8b (11,61 ppm) có khả năng tích lũy poly-P cao. Kết quả giải trình tự đoạn 16S rDNA của 2 dòng vi khuẩn LV1 và LV8b cho thấy dòng LV1 có tỉ lệ tương đồng với vi khuẩn Arthrobacter protophormiae 16S rDNA và Arthrobacter sp. M1T8B14 16S rDNA là 100% và dòng LV8b có mức tương đồng với vi khuẩn Bacillus megaterium dòng PPB7 MB7 16S rDNA, dòng PPB5 16S rDNA, dòng 2008724130 16S rDNA là 100%. ứng dụng hai dòng vi khuẩn LV1 và LV8b vào trong xử lý nước thải nhân tạo có hàm lượng PO43- [orthophosphate] ban đầu từ 9 ữ 11 mg/l, dòng LV1 làm giảm hàm lượng PO43- xuống còn 1,11 mg/l, dòng LV8b làm giảm hàm lượng PO43- xuống còn 3,42 mg/l, hai dòng kết hợp làm giảm hàm lượng PO43- xuống còn 2,38 mg/l sau 3 ngày xử lý.

NHữNG VấN Đề Lý THUYếT Và KINH NGHIệM THựC TIễN TRONG PHáT TRIểN CHUYÊN MÔN CHO GIáO VIÊN TRUNG HọC

Nguyễn Thị Hồng Nam, Bùi Lan Chi, Trịnh Quốc Lập
Tóm tắt | PDF
Bài viết trình bày các mô hình phát triển chuyên môn cho giáo viên, công tác phát triển chuyên môn cho giảng viên, giáo viên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long của Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ với các hình thức phát triển chuyên môn (PTCM) đa dạng và cách tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giảng viên và giáo viên. Những bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PTCM cho GV cũng được đề cập trong bài viết này.

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỤ LÚA HÈ THU VÀ THU ĐÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Lê Thông, Trần Thị Thu Duyên, Huỳnh Thị Đan Xuân
Tóm tắt | PDF
Hiệu quả kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 479 nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha. Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17 - 19%. Mức hiệu quả kinh tế đạt được trong hai vụ lần lượt là 57% và 58%. Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong vụ Hè Thu và Thu Đông. Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả của mình nếu cải thiện kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được.

TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) PHÂN BỐ Ở KHU VỰC VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Đắc Định, Trần Thị Thanh Lý, Võ Thành Toàn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tập tính di cư của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) được tiến hành ở vùng ven biển thuộc tỉnh Bạc Liêu trong thời gian một năm tròn, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. Số lượng di cư của cá kèo được xác định dựa vào sản lượng (số cá thể) và thời gian khai thác (giờ) của nghề lưới đáy, thông qua sản lượng trên một đơn vị khai thác, CPUE (số cá thể/miệng lưới đáy/giờ). Kết quả cho thấy cá kèo theo thủy triều di cư ra biển nhiều nhất vào tháng giêng và tháng hai; ngược lại, vào các từ tháng 10 đến tháng 12 có số lượng di cư ít nhất. Cá kèo di cư ra biển mỗi tháng 2 lần tương ứng với 2 thời kỳ triều lên trong tháng là con nước rằm (15 âl) và con nước rong (30 âl), trong đó cá di cư với số lượng lớn và thường xuyên hơn trong thời kỳ con nước rong (30 âl). Về kích cở, chúng bắt đầu di cư ở chiều dài (SL) 116,1 mm và chúng di cư nhiều nhất khi đạt chiều dài SL=147,8 mm. Hầu hết cá di cư đều chưa đến giai đoạn thành thục sinh dục. Mặc dù nhiệt độ nước biến động không lớn giữa các tháng. Tuy nhiên, kết quả cho thấy cá di cư nhiều nhất hơn khi nhiệt độ thấp; ngược lại, cá di cư ít khi nhiệt độ cao hơn. Kết quả cũng cho thấy cá kèo di cư nhiều hơn vào thời điểm khi mà các yếu tố sinh thái như độ mặn, lưu tốc dòng chảy và biên độ thủy triều cao hơn.

XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ HUY ĐỘNG SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

Phạm Văn Búa, Nguyễn Thị Tú Trinh, Lê Chí Phương
Tóm tắt | PDF
Bài viết tập trung làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh có khả năng đoàn kết toàn dân đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên cở sở đó, khẳng định những quan điểm lớn của Bác về xây dựng Đảng; chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với bên ngoài.

ĐấT Và NGƯờI NAM Bộ QUA MộT Số TRUYệN NGắN CủA ANH ĐứC

Bùi Thanh Thảo
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi nghiên cứu một số truyện ngắn Anh Đức viết trong khoảng thời gian 1963 ? 1973 để làm rõ vấn đề vùng đất và con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Về vùng đất Nam Bộ, Anh Đức đã làm nổi bật cảnh trí đặc thù vùng sông nước và sức sống mãnh liệt của nó trong chiến tranh. Về con người, Anh Đức chú ý đến tập thể nhân dân, miêu tả họ như là những con người thầm lặng nhưng góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến. Những cụ già, những người phụ nữ, những cậu thiếu niên,? ? mỗi người bằng cách riêng của mình đã tạo nên bức chân dung con người Nam Bộ anh hùng. Với những truyện ngắn đó, Anh Đức khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học   cách mạng.

CÂN BẰNG HÓA HỌC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG K, CA, MG, MN ĐỐI VỚI LÚA CỦA 6 BIỂU LOẠI ĐẤT TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Kim Tính, Lê Văn Khoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của K, Ca, Mg và Mn, đề tài được thực hiện để phân tích và tính tóan tình trạng cân bằng khoáng trong đất so với các khoáng tham gia điều tiết lượng dinh dưỡng có trong dung dịch đất. Kết quả cho thấy K không được các khoáng điều tiết. Đất Cai Lậy có đến 20% sét là illite, qua kết quả trong nghiên cứu này không cho thấy illite tham gia điều tiết K trong đất. Điều này cho thấy K-bị cố định trở lại là rất lớn trong đất. K hòa tan trong đất gần nhất đối với khoáng Soil-K, độ lệch của lượng K hòa tan và Soik-K thay đổi tùy theo loại đất và thay đổi theo thứ tự tăng dần đât Cai Lậy

BƯớC ĐầU NGHIÊN CứU ĐIềU KHIểN ÁP LựC TƯớI MáU NãO

Nguyễn Chí Ngôn
Tóm tắt | PDF
áp lực tưới máu não (cerebral perfusion pressure - CPP) được định nghĩa là hiệu số giữa huyết áp động mạch trung bình (mean arterial pressure - MAP) và áp lực nội sọ (intracranial pressure - ICP), tức là, CPP=MAP-ICP. Việc duy trì CPP ở một giá trị thích hợp là một trong những yêu cầu chính của hoạt động săn sóc đặc biệt các bệnh nhân bị tăng ICP, đặc biệt đối với các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, thường gặp từ các tai nạn giao thông. Trong nghiên cứu này, phương pháp nâng cao MAP bằng cách tự động điều khiển việc tiêm Noradrenaline, được trình bày nhằm mục tiêu duy trì CPP ở một giá trị thích hợp bù trừ lại việc tăng ICP, gây ra do thương tổn. Một cách tổng quát, hệ thống hiển thị Datex AS/3 và Codman ICP Express được sử dụng để đo giá trị MAP và ICP hiện tại của bệnh nhân. CPP được tính toán từ hai giá trị này và được hồi tiếp về bộ điều khiển PID. Bộ điều khiển PID sẽ quyết định tốc độ tiêm Noradrenaline cho hệ thống bơm tự động, nhằm duy trì CPP ở giá trị mong muốn, bù trừ lại sự gia tăng ICP. Hệ thống điều khiển đã được thực nghiệm để ổn định CPP xung quanh giá trị 70 mmHg trên 10 con heo, trong điều kiện gây mê kết hợp với việc tăng ICP nhân tạo thông qua sự thay đổi áp lực bóng hơi nội não thất (intraventricular balloon catheter). Đáp ứng của hệ thống có thời gian xác lập đạt 5±1.30 phút và độ vọt lố chỉ 4±1.72 mmHg. Các kết quả thực nghiệm trên động vật kiểm chứng được khả năng tự động điều khiển áp lực tưới  máu não.

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỮA HAI MÔ HÌNH ĐỘC CANH LÚA BA VỤ VÀ LÚA LUÂN CANH VỚI MÀU TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG

Đặng Thị Kim Phượng, Đỗ Văn Xê
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang qua việc phỏng vấn 64 hộ đang canh tác mô hình luân canh lúa màu và độc canh lúa. áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích chi phí - lợi ích và hồi qui tương quan cho thấy hiệu quả sản xuất của mô hình lúa ? màu cao hơn mô hình thâm canh lúa 3 vụ liên tục; tổng thu nhập và lợi nhuận của mô hình lúa ? màu cao hơn mô hình lúa 3 vụ gấp 2 lần. Thu nhập của mô hình lúa ? màu là 86,8 triệu/ha, lợi nhuận là 57,5 triệu đồng/ha, trong khi đó, mô hình lúa 3 vụ thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 42,4 triệu đồng/ha và 25 triệu đồng. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình lúa 3 vụ trung bình 23 triệu đồng/ha (bao gồm chi phí cơ hội). Chi phí đầu tư cho mô hình lúa ? màu trung bình là 38,4 triệu đồng/ha, cao gấp 1,7 lần mô hình lúa 3 vụ. Hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa màu là 2,96 còn hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa 3 vụ là 2,42. Hiệu quả lao động của mô hình lúa ? màu cũng cao hơn mô hình lúa 3 vụ gấp 1,23 lần. Hiệu quả lao động của mô hình lúa màu là 285.649 đồng, trong khi đó hiệu quả lao động của mô hình lúa 3 vụ là 231.615 đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình lúa ? màu là chi phí giống, nông dược và phân bón. Trong khi đó lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ chịu tác động của các yếu tố chi phí nông dược, chăm sóc và thu hoạch.

ĐẶC TÍNH NHỰA VÀ CÁCH XỬ LÝ VẾT NHỰA DÍNH TRÊN VỎ TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ (MANGIFERA INDICA L.)

Tô Thị Thanh Bình, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm gồm hai phần: khảo sát đặc tính của nhựa trái xoài Châu Nghệ ở 3 thời điểm thu hoạch trái trong ngày 7 giờ sáng, 11 giờ trưa và 15 giờ chiều và xử lý vết nhựa dính trên vỏ trái bằng nước, chất tẩy, Ca(OH)2 và CaCO3. Kết quả cho thấy thu trái vào buổi sáng có hàm lượng nhựa chảy ra từ cuống nhiều nhất (1,33 g nhựa/kg trái) và thấp nhất khi thu hoạch trái vào buổi chiều (0,55 g nhựa/kg trái). Nhựa của trái xoài Châu Nghệ gây cháy nhựa trên vỏ trái gần như không đáng kể (2-3%). Nước, chất tẩy, Ca(OH)2 và CaCO3 đều rửa sạch vết nhựa dính trên vỏ trái ngay sau khi dính nhựa. Dùng nước rửa vết nhựa dính trên vỏ trái sau 48 giờ vẫn cho hiệu quả. Rửa tốt nhất là khi vết nhựa dính trên vỏ trái không quá 24 giờ. Thời gian rửa tốt nhất là 10 phút. Các cách xử lý không làm thay đổi màu sắc vỏ trái, độ cứng thịt trái, pH và tổng chất rắn hòa tan của dịch trái.

KHảO SáT KHả NăNG SINH TổNG HợP IAA Và Cố ĐịNH ĐạM CủA VI KHUẩN GLUCONACETOBACTER SP. Và AZOSPIRILLUM SP. ĐƯợC PHÂN LậP Từ CÂY MíA

Đỗ Kim Nhung, Vũ Thành Công
Tóm tắt | PDF
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp indol acetic acid (IAA) và cố định đạm của vi khuẩn Gluconacetobacter sp. và Azospirillum sp. được phân lập từ cây mía được thực hiện nhằm sản xuất phân bón vi sinh. Trong số 12 dòng vi khuẩn Azospirillum sp. và 14 dòng vi khuẩn Gluconacetobacter sp. đã được khảo sát thì có 2 dòng vi khuẩn A1 và G10 vừa có khả năng tổng hợp IAA vừa có khả năng cố định đạm đạt ở mức cao. Lượng IAA của dòng A1 đạt (17,748 àg/ml); G10 (2,710 àg/ml) và lượng đạm A1 đạt (8,098 àg/ml); G10 (8,772 àg/ml).

XÁC ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỘ NGHÈO VỚI MẠNG QUYẾT ĐỊNH CÓ THỨ TỰ

Huỳnh Hán Thanh, Huỳnh Xuân Hiệp, Phạm Thị Xuân Lộc
Tóm tắt | PDF
Nội dung của bài viết nhằm nghiên cứu ứng dụng công cụ máy tính để trợ giúp cho việc đưa ra các quyết định. Theo đó, bài toán hỗ trợ quyết định được mô hình hóa theo khuôn dạng mạng quyết định có thứ tự với các nút siêu độ lợi để có thể áp dụng thuật giải máy tính nhằm tìm ra các quyết định tối ưu. Bài toán quyết định được nghiên cứu là bài toán về việc giúp các chuyên gia tìm phương án tối ưu cho các chính sách giảm nghèo, thí điểm tại thành phố Cao Lãnh. Tri thức về các chính sách giảm nghèo, dữ liệu phục vụ mô hình hóa được cung cấp bởi các chuyên gia. Kết quả mô hình hóa là một mô hình hỗ trợ quyết định cho các chính sách theo khuôn dạng mạng quyết định có thứ tự, trong đó trình tự các chính sách được bảo tồn đầy đủ và hiệu quả của các chính sách cũng được tính đến.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh
Tóm tắt | PDF
Thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.

PHÂN TÍCH MÙI THƠM CỦA GẠO JASMINE 85

Mã Thái Hòa, Lê Ngọc Thạch
Tóm tắt | PDF
Nhiều hợp chất dễ bay hơi được xác định trong mùi thơm của gạo Jasmin 85. Sự vi ly trích pha rắn kết hợp với sắc ký khí ghép khối phổ có thể phân tích trực tiếp mùi thơm này. Bên cạnh đó hai phương pháp xác định truyền thống, là chưng cất và ly trích đồng thời, và tẩm trích, cũng được sử dụng.

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN PHÂN GIẢI CELLULOSE

Võ Văn Phước Quệ, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Phân lập vi khuẩn phân giải cellulose trong đất trồng lúa và dạ cỏ bò nhằm sử dụng để phân giải rơm rạ và rác hữu cơ thành phân hữu cơ. Trong 96 dòng vi khuẩn phân lập từ đất trồng lúa trên môi trường CMC, có 59 dòng vi khuẩn có khả năng thủy phân CMC nhưng không có dòng vi khuẩn nào có khả năng phân giải giấy photocopy. Bốn dòng vi khuẩn Q4, Q5, Q8 và Q9 được phân lập từ dịch dạ cỏ bò đều có khả năng sản sinh hiệu quả enzyme cellulase ngoại bào (endoglucanases, exoglucanases và ?-glucosidases) ở điều kiện kỵ khí. Khi được nuôi trong môi trường với nguồn carbon là giấy photocopy hoặc rơm rạ, cho thấy các dòng vi khuẩn này có khả năng phân giải giấy photocopy 53-61% sau 7 ngày và phân giải rơm rạ 53-55% sau 10 ngày. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA cho thấy 3 dòng vi khuẩn Q5, Q8 và Q9 đồng hình 99-100% tương ứng với các dòng Bacillus megaterium M530013, TF10 và LAMA262; Dòng vi khuẩn Q4 đồng hình 99% với dòng Cellulomonas flavigena.

CHẤT HÀI HƯỚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạ Chí Hào
Tóm tắt | PDF
Bài viết này tập trung nghiên cứu biểu hiện của chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, từ thơ viết về chiến tranh đến thơ nói về cuộc sống đời thường, thơ đề cập tới những vấn đề lớn lao đến thơ về những chuyện đời thường, nhỏ nhặt. Mặt khác, bài viết cũng tìm hiểu nghệ thuật thể hiện chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy thông qua một số phương tiện nghệ thuật như thể thơ, từ ngữ, phép điệp và giọng điệu.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Quốc Nghi, Phan Văn Phùng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 210 khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ là môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất, sự thân thiện của nhân viên. Trong đó, môi trường cảnh quan là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng.