Ngày xuất bản: 01-05-2011

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp. Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG

Tống Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Kiên
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu gừng như thời gian lưu trữ (để héo) và thời gian chưng cất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của phương pháp chưng cất đến giá trị cảm quan và các thông số hóa-lý của tinh dầu gừng cũng được tiến hành đánh giá. Kết quả nhận thấy gừng sau khi thu hoạch được lưu trữ 4 ngày và chưng cất trong thời gian 16 giờ bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước hay 80 phút khi có sự hỗ trợ của vi sóng với công suất 300W là phù hợp về hiệu suất và chất lượng của tinh dầu thu được. Chất lượng tinh dầu và hàm lượng các cấu phần có trong tinh dầu gừng thì phụ thuộc vào phương pháp chưng cất. Các cấu phần chính trong tinh dầu gừng thu được từ hai phương pháp chưng cất trên gồm Neral (13,99-24,04%), Zingiberene (10,62-10,88%), alpha-Farnesene (7,3-8,05%), Nerol (6-7,09%) và beta- Sesquiphellandrene (5,31-5,37%).

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT SỐ NẤM MEN, CHẤT KHÔ HÒA TAN VÀ PH CỦA DỊCH LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG THỐT NỐT

Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Phú Cường, Lê Thanh Trường, Huỳnh Thị Chính, Phan Thanh Nhàn, Lê Văn Bời, Dương Kim Thanh, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả lên men của dòng nấm men Saccharomyces đã được phân lập và tuyển chọn từ nước thốt nốt so với nấm men thương mại trong quá trình sản xuất rượu vang thốt nốt. ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men phân lập (101á106 CFU/ml), hàm lượng chất khô hoà tan (20á24oBx), pH (3,5á4,5) cùng với quá trình lên men từ 2 dòng nấm men được khảo sát. Sau 12 ngày lên men, kết quả cho thấy dòng nấm men thuần chủng Saccharomyces đã có tất cả các đặc tính mong muốn cho mục đích nghiên cứu này và rượu lên men tốt hơn so với nấm men thương mại. Hàm lượng ethanol cao (13,67% v/v) và hàm lượng đường sót thấp (2,57%) thể hiện với quá trình lên men từ dòng nấm men thuần chủng (với dịch lên men có số lượng tế bào nấm men 103 CFU/ml, hàm lượng chất khô hoà tan 24oBx và pH 4,0). Hàm lượng ethanol thấp hơn (12,33%) và hàm lượng đường sót cao hơn (3,42%) thể hiện với rượu lên men từ nấm men thương mại. Các chỉ tiêu hóa học khác của rượu (acid bay hơi, ester, SO2 và methanol) đều thấp hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (7045:2009).

PHÂN LOẠI THƯ RÁC VỚI GIẢI THUẬT BOOSTING CÂY QUYẾT ĐỊNH NGẪU NHIÊN XIÊN PHÂN ĐƠN GIẢN

Huỳnh Phụng Toàn, Đỗ Thanh Nghị, Nguyễn Minh Trung, Nguyễn Vũ Lâm
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra hướng tiếp cận học tự động để phát hiện thư rác với giải thuật Boosting cây quyết định ngẫu nhiên xiên phân đơn giản (Boosting of Random Oblique Decision Stump). Để thực hiện, đầu tiên phải tạo ra tập dữ liệu gồm một bộ sưu tập các thư rác và thư không phải là thư rác. Kế tiếp thực hiện tiền xử lý dữ liệu, bao gồm các bước phân tích từ vựng, chọn tập hợp từ hữu dụng để phân loại thư rác, xây dựng mô hình túi từ. Bước tiền xử lý sinh ra tập dữ liệu có số chiều rất lớn, chúng tôi đề nghị giải thuật mới có tên là Boosting cây quyết định ngẫu nhiên xiên phân đơn giản cho phép phân lớp hiệu quả tập dữ liệu này. Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu thực thu thập từ 1143 thư rác và 778 thư không phải thư rác cho thấy giải thuật do chúng tôi đề nghị phân lớp chính xác hơn so với giải thuật SVM và Naùve Bayes qua các tiêu chí so sánh như Accuracy, F1-Measure, Precision, TP Rate và TN Rate.

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Văn Phượng, Hứa Minh Sang, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di  SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích các giống lúa có nguồn gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai. Sau đó tiến hành thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 11 giống/dòng lúa: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 và giống Jasmine85 làm giống đối chứng, được thực hiện ở vụ Hè-Thu 2008 tại Nông trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả tất cả các giống/dòng thí nghiệm đều có mùi thơm, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng hạt gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra..

GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RỄ CAU (ARECA CATECHU L.)

Lê Thanh Phước, Bành Nguyễn Anh Hào
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết petroleum ether của rễ cây Cau trồng tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, chúng tôi đã cô lập được hai hợp chất: lupeol (C30H50O) và lupeol acetate (C32H52O2). Cấu trúc hóa học các hợp chất này đã được xác định bằng các phương pháp quang phổ hiện đại: MS, 1H?NMR, 13C?NMR, HSQC, COSY và HMBC.

ẢNH HƯỞNG CỦA MẤT TẦNG ĐẤT MẶT ĐẾN ĐẶC TÍNH HOÁ LÝ ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA Ở TỈNH TRÀ VINH

Võ Thị Gương, Nguyễn Ngọc Khánh, Châu Thị Anh Thy, Võ Thị Thu Trân
Tóm tắt | PDF
Sự khai thác mất đi tầng đất mặt trên ruộng lúa đã và đang xảy ra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân bán đi tầng đất mặt được nông dân giải thích là do muốn giảm cao độ để đưa nước tưới vào ruộng thuận lợi hơn. Mặt khác, bán tầng đất mặt cũng giúp nông dân có thêm một ít thu nhập. Không còn tầng đất mặt, đất có thể trở nên bạc màu và  năng suất lúa sụt giảm. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động lấy mất tầng đất mặt đến năng suất lúa và độ màu mỡ của đất. Năng suất lúa và mẫu đất trên 20 ruộng nông dân còn và mất tầng đất mặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được thu thập. Mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu về hoá, lý và sinh học đất. Kết quả cho thấy đất bị mất tầng đất mặt có khuynh hướng giảm hàm lượng chất hữu cơ và giảm hoạt động sinh học trong đất; giảm có ý nghĩa lượng P hữu dụng và độ bền đoàn lạp của đất. Tuy nhiên, pH đất, độ bảo hoà base và dung trọng của đất không thay đổi. Năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng đất mặt so với nhóm vẫn còn tầng đất mặt. Tuy một số đặc tính về độ phì nhiêu của đất chỉ có khuynh hướng suy giảm, nhưng sự phát triển và năng suất lúa giảm có ý nghĩa ở nhóm đất bị mất tầng canh tác. Do đó nông dân bán đi tầng đất mặt đưa đến giảm năng suất lúa, và có khuynh hướng giảm chất lượng đất. 

NGHIÊN CỨU THUỐC KHÁNG NẤM VÀ HÓA CHẤT KHÁNG VI NẤM PLECTOSPORIUM ORATOSQUILLAE VÀ ACREMONIUM SP. TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu mức độ tác động của bronopol, oxy già, formol và sodium hypochlorite đến khả năng phát triển của sợi nấm và bào tử của hai chủng nấm P. oratosquillae NJM0662 and Acremonium sp. NJM0672 được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hai chủng NJM0662 và NJM0672 kháng lại với sodium hypoclorite thể hiện ở nồng độ ức chế tối thiểu lần lượt là 800 và 1600 ppm. Nồng độ ức chế tối thiểu của bronopol, formol và oxy già với sợi nấm và bào tử của cả hai chủng lần lượt là 50, 200 và 400 ppm. Nồng độ kháng nấm tối thiểu của bronopol, formol và oxy già với sự phát triển của sợi nấm và bào tử của chủng NJM0662 lần lượt là 50, 150 và 400 và 50, 200 và 800 ppm, sau khi tiếp xúc 24 giờ. Trong khi đó, nồng độ kháng nấm tối thiểu của bronopol, formol và oxy già với sự phát triển của sợi nấm và bào tử của chủng NJM0672 lần lượt là 50, 150 và 300 và 800, 400 và >1600 ppm sau khi tiếp xúc 24 giờ. Như vậy, bronopol và oxy già là hai hóa chất hiệu quả. Mặt khác, tính nhạy của 8 loại thuốc kháng nấm fluconazole, amphotericin B, 5-fluorocytocine, terbinafine hydrochloride, micafungi, voriconazole, miconazole and itraconazole với hai chủng nấm này được thực hiện, kết quả cho thấy amphotericin B, voriconazole và terbinafine hydrochloride hiệu quả với cả hai chủng nấm thí nghiệm.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CẤP HUYỆN

Lê Tấn Lợi, Trần Thanh Nhiên, Nguyễn Hữu Kiệt
Tóm tắt | PDF
ứng dụng công nghệ thông tin cho đánh giá đất đai cấp Huyện được thực hiện tại huyện Mỹ Tú nhằm mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm đánh giá đất đai tự động (ALES) trong quản lý tài nguyên đất đai từ đó phát triển nông nghiệp bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng phần mềm ALES kết hợp với phần mềm PRIMER trong đánh giá đất đai đã chọn ra được các vùng thích nghi theo từng điều kiện tự nhiên bao gồm các kiểu sử dụng đất khác nhau. Sử dụng tính năng phân nhóm theo mức độ tương đồng của các đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) cho từng kiểu sử dụng theo từng mục tiêu của phần mềm PRIMER và phần mềm IDRISI thông qua modul ALIDRIS để tạo ra các bản đồ thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất. Kết quả đánh giá tổng hợp theo nhiều mục tiêu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường đã chọn ra cho Huyện các kiểu sử dụng đất có tính thích nghi theo thứ tự ưu tiên như sau: Chuyên màu, cây ăn trái, hai lúa - màu và lúa 3 vụ, chuyên mía và lúa-tôm. Từ kết quả thu được cho thấy phần mềm ALES kết hợp với PRIMER có thể ứng dụng trong đánh giá đất đai một cách tổng hợp bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi và có hiệu quả đáp ứng được cho từng mục đích sử dụng đất khác nhau trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững.

TÌM KIẾM CHUYÊN GIA VỚI GIẢI THUẬT MÁY HỌC C4.4-KNN

Văn Thị Xuân Hồng, Đỗ Thanh Nghị
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này chúng tôi đưa ra hướng tiếp cận học xếp hạng cho vấn đề tìm kiếm chuyên gia. Cơ sở dữ liệu chuyên gia được tạo ra từ các tóm tắt bài báo của các chuyên gia trong những năm gần đây. Sau khi tiền xử lý và biểu diễn theo mô hình túi từ. Chúng tôi đã đề xuất tiếp cận học xếp hạng C4.4-kNN dựa trên cây quyết định C4.4 kết hợp với thuật toán k láng giềng kNN có sử dụng phản hồi kết quả của người dùng. Kết quả thực nghiệm từ 87 chuyên gia của hội đồng xét duyệt bài báo của hội thảo khai mỏ dữ liệu cho thấy cách tiếp cận của chúng tôi C4.4-kNN tìm được các chuyên gia để xét duyệt bài báo phù hợp hơn so với chỉ sử dụng giải thuật kNN. Chúng tôi cũng thử nghiệm trên mô hình RF-C4.4-kNN dựa trên rừng cây quyết định C4.4 và kNN cho kết quả tốt hơn so với chỉ sử dụng một cây quyết định như C4.4-kNN.

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ ? VI SINH BÓN CHO CÂY KHÓM TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG

Trần Thanh Phong, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả bốn dòng vi khuẩn nội sinh Burkholderia tốt nhất phối hợp với phân hữu cơ từ xác bã khóm thành phân hữu cơ ? vi sinh kết hợp với các liều lượng phân đạm hóa học [0, 75 và 150 kg N/ha) bón cho cây khóm trồng trên đất phèn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trong hai năm (2008-2009). Kết quả cho thấy phân hữu cơ ? vi sinh bổ sung 150 kg N/ha cải thiện thành phần năng suất, năng suất, chất lượng trái khóm và cả hàm lượng dưỡng chất trong đất tương đương với nghiệm thức khóm chỉ bón 300 kg N/ha. Phân hữu cơ ? vi sinh không những tạo thành một lớp thực bì vừa hạn chế bốc thoát nước, giữ ẩm vào mùa khô vừa hạn chế độc tính của đất phèn mà còn là loại phân bón tốt cho cây khóm, tiết kiệm được 50% lượng phân đạm hóa học và cải thiện năng suất khóm trái.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI NGÀNH HÀNG LÚA GẠO

Võ Thị Thanh Lộc, Lê Nguyễn Đoan Khôi
Tóm tắt | PDF
?Phân tích chuỗi giá trị lu?a ga?o vu?ng đồng bằng sông Cửu Long? theo cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky va? Morris (2000), Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) va? M4P (2007) cu?ng vơ?i pho?ng vâ?n trư?c tiê?p 564 đa?i diê?n ca?c ta?c nhân tham gia chuô?i va? 10 nho?m nông dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh co? diê?n ti?ch va? sa?n lươ?ng lu?a cao nhâ?t vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cư?u đa? đi sâu phân ti?ch (1) chuô?i gia? tri? lu?a ga?o nô?i đi?a va? chuô?i gia? tri? lu?a ga?o xuâ?t khâ?u, (2) phân ti?ch kinh tê? chuô?i nhâ?n ma?nh phân phô?i lơ?i i?ch, chi phi?, gia? tri? gia tăng cu?ng như tô?ng lơ?i nhuâ?n cu?a mô?i ta?c nhân va? toa?n chuô?i, (3) phân ti?ch hâ?u câ?n, ru?i ro va? chi?nh sa?ch hô? trơ? co? liên quan, (4)  phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến ca?c chiến lược nâng cấp chuỗi va? ca?c gia?i pha?p vê? chi?nh sa?ch nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành ha?ng lu?a ga?o ở ĐBSCL no?i riêng va? Viê?t Nam no?i chung.

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN CÂY CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA. L) Ở TRÀ VINH

Tôn Nữ Liên Hương, Trần Đình Luận, Nguyễn Minh Hiền
Tóm tắt | PDF
Từ cao chloroform và cao ethyl acetate, chúng tôi đã cô lập và nhận danh bốn hợp chất: stigmasterol, hỗn hợp stigmasterol và spinasterol với tỷ lệ 1:3, sitosterol 3-O-b- D-glucopyranoside và quercetin 3-O-b-D-galactopyranoside. Cấu trúc của các chất này được đề nghị căn cứ vào phổ nghiệm từ dữ liệu MS, 1H, 13C, DEPT NMR và phổ 2 chiều NMR.

ẢNH HƯỞNG CỦA CYPERMETHRIN LÊN TỶ LỆ SỐNG, TẦN SUẤT ĐỚP KHÍ TRỜI VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Nguyễn Văn Công, Võ Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Phạm Quốc Nguyên
Tóm tắt | PDF
Ảnh hưởng của hoạt chất Cypermethrin lên tỷ lệ sống, tần suất đớp khí trời và sinh trưởng cá rô đồng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nồng độ gây chết 50% cá rô đồng trong 96 giờđược triển khai theo phương pháp nước tĩnh, không thay nước. Ảnh hưởng ở nồng độ dưới LC50-96 giờ của Cyperrmethrin lên đớp khí trời được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể kiếng rồi dùng máy quay phim (Sony, Nhật) ghi lại hoạt động của cá trong 90 phút. Ảnh hưởng của thuốc lên tăng trưởng của cá được bố trí trong bể composit 600L, cho cá tiếp xúc với Cypermethrin trong 4 ngày, sau đó thay 30% nước rồi cho ăn bằng thức ăn viên với lượng thỏa mãn. Sau 15 ngày, cho cá tiếp xúc với thuốc theo tiến trình nhưđược thực hiện ở lần đầu. Kết quả cho thấy Cypermethrin rất độc với cá rô đồng, giá trị LC50 – 96 giờ là 23 μg/L. Ở nồng độ 0,2 và 5,8 μg/L tần suất đớp khí trời của cá rô đồng tăng 1,7 và 2,4 lần so với đối chứng. Tốc độtăng trưởng tương đối, hệ số chuyển hóa thức ăn ảnh hưởng không đáng kể. Phun Cypermethrin cho lúa theo liều chỉ dẫn có khả năng gây chết tức thời cá rô đồng trên ruộng lúa. 

PHụC TRáNG GIốNG NếP CK92 Có CHấT LƯợNG TốT

Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hoá các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Từ giống nếp CK92 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 2 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 2 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp CK92 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp < 3%, hàm lượng protein cao > 10%, độ bền thể gel cấp 1.

TÍNH LIÊN TỤC HỬLDER CALM VA SỰ ĐẶT CHỈNH HỬLDER CỦA NGHIỆM BÀI TOÁN CÂN BẰNG PHỤ THUỘC THAM SỐ TRONG KHÔNG GIAN METRIC

Lâm Quốc Anh, Trần Quốc Duy, Đặng Thị Mỹ Vân, Nguyễn Hiếu Thảo
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi xét bài toán cân bằng vectơ trong không gian metric. Thu được các điều kiện đủ cho sự liên tục Hửlder calm của nghiệm bài toán. Chúng tôi cũng nghiên cứu về tính đặt chỉnh Hửlder của bài toán cân bằng vectơ.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ BIẾN ĐỔI ÁP SUẤT THẨM THẦU CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORALIS)

Nguyễn Văn Kiểm, Trang Văn Phước
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Sặc rằn (Trichogaster pestoralis) được thực hiện tại khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu bao gồm hai thí nghiệm: (i) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Sặc rằn và (ii) sự điều hòa áp suất thẩm thầu cùa cá sặc rằn giống ở độ mặn khác nhau. Đã sử dụng phương pháp đang được ứng dụng trong nghiên cứu sinh học và sinh lý cá. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng của cá giảm khi độ mặn của môi trường tăng. Trong hai tuần đầu, sinh trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng cao nhất và khác biệt so với sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại. ở tuần thứ ba và thứ 4, tăng trưởng của cá ở nghiệm thức đối chứng, 5?, 7? không khác biệt (p>0,05) nhưng khác biệt so với tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại (p

MộT GIảI PHáP ỨNG DụNG NăNG LƯợNG MặT TRờI

Nguyễn Chí Ngôn, Cao Hoàng Long, Lưu Trọng Hiếu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này trình bày một giải pháp chiếu sáng tự nhiên thông qua việc thiết kế một hệ thống truyền ánh sáng mặt trời vào trong nhà bằng sợi dẫn quang. Một gương parabol loại acrylic đường kính 640mm được tự động điều chỉnh bám theo mặt trời để thu ánh sáng. Chùm ánh sáng hội tụ của gương parabol được bẻ ngược lại bằng một gương phẳng đường kính 200mm để truyền vào 150 sợi dẫn quang dài 5m, ghép thành bó có đường kính 12,25 mm lắp ở giữa đáy gương parabol. Gương được đặt trên một giá đỡ cố định để đảm bảo nó chỉ quay theo trục đông tây. Mạch vi điều khiển PIC16F877A thu thập dữ liệu từ các cảm biến quang và ra lệnh thích hợp cho mạch công suất để lái động cơ quay gương với vận tốc 3,33 vòng/phút. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, với đường kính gương parabol thu ánh sáng là 640mm, quang thông đầu ra bó sợi chỉ ở mức 600±50 Lm, tương đương với ẵ bóng đèn huỳnh quang 20W. Tuy nhiên, thực nghiệm cũng cho thấy hệ thống hoàn toàn có thể cải tiến bằng cách dùng một gương parabol nhỏ thay thế cho gương phẳng, cũng như tăng cường đường kính bó sợi quang lên 20mm để có khả năng chiếu sáng tương đương với 2 bóng huỳnh quang 20W. Truyền dẫn ánh sáng tập trung từ gương parabol vào ứng dụng trong nhà là một biện pháp tiết kiệm điện năng và tận dụng được nguồn năng lượng vô tận của ánh sáng mặt trời.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN NPK ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA ĐƯỜNG TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN HẬU GIANG

Nguyễn Kim Quyên, Phan Toàn Nam, Lê Xuân Tý, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Cây mía đường từ lâu được trồng trên đất phèn và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân ở Đồng bằng sông Cửu long. Những thông tin về ảnh hưởng của phân bón NPK trên sinh trưởng của mía đường trên đất phèn vẫn còn hạn chế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm các nghiệm thức phân bón (NPK, PK, NK, NP) và giống mía (DLM24, ROC16, R570, QĐ11, CR74-250). Mục tiêu của đề tài là sử dụng kỹ thuật lô khuyết để đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất NPK và sinh trưởng của một số giống mía đường trên đất phèn Hậu Giang. Kết quả cho thấy so với không bón N, liều lượng 300 kgN/ha làm tăng năng suất mía đáng kể (39-54%). Trong khi việc bón P và K chỉ làm tăng năng suất của mía đường trong khoảng 10% so với không bón. Tuy nhiên, bón K cho thấy làm tăng độ Brix nước ép của mía đường. Giống mía DLM24 cho năng suất cao (140-145 t/ha) nhất trong số 5 giống mía được thử nghiệm ở đất phèn Hậu Giang. Cần xác định giống mía đường thích hợp với vùng đất để đạt năng suất đồng thời với độ Brix cao.

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN DU LỊCH Ở KIÊN GIANG

Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Hồng Giang
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm ?sự tiện nghi của cơ sở lưu trú?, ?phương tiện vận chuyển tốt?, ?thái độ hướng dẫn viên?, ?ngoại hình của hướng dẫn viên? và ?hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch?.

PHÂN LOẠI DỮ LIỆU GIEN VỚI GIẢI THUẬT MÁY HỌC ARCX4-RODT

Đặng Quốc Bảo, Trần Huỳnh Lê, Đỗ Thanh Nghị
Tóm tắt | PDF
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày giải thuật máy học mới ArcX4 của cây quyết định ngẫu nhiên xiên phân (ArcX4-rODT). Giải thuật ArcX4-rODT xây dựng tuần tự tập hợp cây xiên phân ngẫu nhiên, cây xây dựng sau sẽ tập trung lên các mẫu bị phân lớp sai bởi các cây trước, mỗi cây thành viên sử dụng siêu phẳng phân chia dữ liệu hiệu quả tại mỗi nút của cây dựa trên phân tích biệt lập tuyến tính. Việc xây dựng cây xiên phân ngẫu nhiên vì thế tạo cho giải thuật có khả năng làm việc tốt trên dữ liệu có số chiều lớn và nhiễu như dữ liệu gien. Kết quả thử nghiệm trên các tập dữ liệu gien từ site datam.i2r.a-star.edu.sg/datasets/krbd/ cho thấy rằng giải thuật ArcX4-rODT mới do chúng tôi đề xuất phân loại tốt hơn khi so sánh với rừng ngẫu nhiên của cây quyết định C4.5 và máy học véctơ hỗ trợ.

SỬ DỤNG SINH KHỐI ARTEMIA LÀM THỨC ĂN TRONG ƯƠNG NUÔI CÁC LOÀI THỦY SẢN NƯỚC LỢ

Nguyễn Thị Ngọc Anh
Tóm tắt | PDF
Bài báo tổng kết các nghiên cứu sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn cho các loài thủy sản nước lợ. Trong thí nghiệm 1, bổ sung thức ăn chế biến chứa sinh khối Artemia tươi và khô trong ương ấu trùng tôm sú Penaeus monodon đã được thực hiện. Kết quả về tỉ lệ sống và tăng trưởng của postlarvae 15 cho thấy thức ăn viên phối chế chứa sinh khối Artemia có thể thay thế một phần thức ăn thương mại để làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú. Thí nghiệm 2 đánh giá tiềm năng sử dụng sinh khối Artemia-sản phẩm phụ từ sản xuất trứng bào xác trong ương cá kèo, Pseudapocryptes elongatus. Kết quả chỉ ra rằng sinh khối Artemia khô làm thức ăn trực tiếp hoặc phối chế thức ăn viên đều là thức ăn thích hợp cho cá kèo giống. Thí nghiệm 3 sử dụng các dạng sinh khối Artemia khác nhau làm thức ăn trong ương cua biển, Scylla paramamosain đã được thử nghiệm. Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ rằng sinh khối Artemia tươi sống là thức ăn lý tưởng cho cua con và sinh khối Artemia đông lạnh có thể được sử dụng trong thời gian thiếu thức ăn tươi sống hoặc sử dụng cho các trại giống ở xa vùng nuôi Artemia. Chi tiết về tỉ lệ sống và tăng trưởng của từng thí nghiệm sẽ được thảo luận.

MứC Độ Sử DụNG CáC CHIếN LƯợC ĐọC NHậN THứC Và SIÊU NHậN THứC CủA SINH VIÊN CHUYÊN NGàNH ANH VăN

Nguyễn Thành Đức, Trịnh Hồng Tính
Tóm tắt | PDF
Đọc hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng vì giúp cho người học ngôn ngữ có được những kết quả học tập tốt. Các nghiên cứu trong thời gian gần đây (Phakiti, 2003; Lawrence, 2009; Quach, 2010) đã chứng minh đọc hiểu đạt được kết quả cao khi người học biết vận dụng các chiến lược nhận thức và siêu nhận thức. Thông qua bảng hỏi, bài nghiên cứu này đã phát hiện ba chiến lược đọc nhận thức và siêu nhận thức được 196 sinh viên chuyên ngành Anh văn sử dụng nhiều nhất. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về những biện pháp giáo dục cho người dạy lẫn người học ngoại ngữ.

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU CÁC ION CU2+ VÀ PB2+ CỦA THAN BÙN U MINH

Lê Thị Bạch, Lê Thanh Phước
Tóm tắt | PDF
Từ các mẫu than bùn nguyên khai của vùng U Minh, sau đó tiến hành xử lý các mẫu than bùn nguyên khai này bằng dung dịch HCl 5%. Đề tài tiến hành khảo sát các đặc tính hóa lý và khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng Cu2+ và Pb2+ của các mẫu than bùn nguyên khai và các mẫu than bùn được hoạt hóa. Kết quả cho thấy rằng than bùn U Minh có hàm lượng humic acid tương đối cao, pHZCP và hàm lượng tro thấp. Dung lượng hấp phụ ion Cu2+ và Pb2+ của các mẫu than bùn được hoạt hóa cao hơn các mẫu than bùn nguyên khai.

ẢNH HƯỞNG MẶN VÀ VAI TRÒ CỦA NATRI SILICATE TRÊN LÚA Ở GIAI ĐOẠN MẠ

Phạm Phước Nhẫn, Phạm Minh Thùy
Tóm tắt | PDF
Silic là một nguyên tố phổ biến trong vỏ trái đất và từ lâu đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Gần đây đã có nhiều bằng chứng cho thấy nguyên tố silic đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của thực vật, đặc biệt là trong việc giúp thực vật chống chịu với các điều kiện sống bất lợi. Trong nghiên cứu này, silic được bổ sung vào dung dịch trồng lúa OM4900 trong điều kiện bị nhiễm mặn nhân tạo bằng NaCl nhằm khảo sát hiệu quả của natri silicate lên tính chống chịu mặn trên cây lúa ở giai đoạn mạ. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây lúa bị hạn chế khi độ mặn gia tăng và thời gian nhiễm mặn kéo dài, đồng thời cây lúa cũng gia tăng tích lũy proline. Bổ sung silic dưới dạng natri silicate khi cây lúa bị nhiễm mặn 4? không cho hiệu quả trong việc gia tăng tính chống chịu cả về mặt hình thái ? sự phát triển của thân và rễ, và về mặt biến dưỡng ? không có sự khác biệt rõ về biến dưỡng hàm lượng đường tổng số trong rễ, hạt và hàm lượng proline tích lũy trong thân. Khả năng chịu mặn của một số giống trồng phổ biến hiện nay là không như nhau và sự ức chế sinh trưởng ở rễ là dễ nhận biết nhất. Vì vậy, nên khảo sát ở nồng độ nhiễm mặn thấp hơn hoặc với các hợp chất silic khác để có thể khuyến cáo vào thực tiễn sản xuất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại của tác nhân này.

Năng lực tự đánh giá trong việc học tiếng anh không chuyên của sinh viên tại Trường Đại học Cần Thơ

Lê Thị Huyền, Trịnh Quốc Lập
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9/2010 đến hết tháng 12/2010 tại trường Đại học Cần Thơ với đối tượng nghiên cứu là 80 sinh viên năm thứ 3 thuộc 8 ngành học tại trường đang theo học chương trình Anh Văn Căn Bản và 8 giáo viên dạy Anh Văn Căn Bản.Theo đó, các hoạt động phản tỉnh và tự đánh giá trong học tập tiếng Anh là biến tốđộc lập và năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là biến tố phụ thuộc.Trong nghiên cứu này, số liệu được xử lý bằng SPSS(Norusis, 2000).Kết quả cho thấy các hoạt động này tại lớp học chưa đạt hiệu quả mong muốn (M=1.73, SD= .85 với 0: không thấy thực hiện,1: kém, 2: tạm được, 3: được, 4: tốt, 5: xuất sắc). Đồng thời,sinh viên cũng không thường phản tỉnh (M= 4.24, SD= .80 và tựđánh giá (M= 4.18, SD= .70),trong đó,1 là luôn luôn (90%-99%)và 7 là chưa bao giờ (0%) thực hiện.Từ kết quả nghiên cứu, các tác giảkiến nghị nên lồng chương trình tập huấn về kỹ năng phản tỉnh và tựđánh giá trong dạy và học vào khung chương trình tiếng Anh tại trường.