Ngày xuất bản: 01-05-2007
Công nghệ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NƠI ĐẤT CAO NHIỀU CÁT VÙNG BẢY NÚI AN GIANG
Tóm tắt
|
PDF
Thu nhập hộ từ nông nghiệp chiếm 85%, trong đó nhóm nghèo dưới ngưỡng nghèo 200.000đ/tháng, nhóm trung bình 286.000đ/tháng, nhóm giàu 1.225.000đ/tháng. Ruộng trên chỉ trồng 1 vụ trong số các loại như lúa mùa, lúa Hè ? Thu, củ sắn, gừng, khoai mì, đậu xanh hoặc đậu phộng với thu nhập từ 20 đến 81 triệu đồng/ha/năm. Ruộng bưng trong đê bao trồng 3 vụ lúa hoặc 2 lúa 1 màu ( đậu xanh, dưa hấu) thu nhập cao trên 40 triệu đồng. Ruộng bưng không đê bao 2 vụ gồm Hè ? Thu sớm và cây vụ Đông (đậu xanh, dưa hấu Tết), thu nhập trên dưới 25 triệu đồng. Cần giải quyết vốn đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi bò và nước tưới cho ruộng trên để tăng vụ, tăng thu nhập, giảm nghèo.
BàN Về CƠ HộI Và THáCH THứC CủA GIáO DụC ĐạI HọC Ở VùNG ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG THờI HộI NHậP
Tóm tắt
|
PDF
Bài viết nêu vài suy nghĩ bước đầu,tác giảmong được nhiều người quan tâm nối tiếp nhau suy nghĩ và trao đổi về vấn đề: Hội nhập kinh tế quốc tế đang đưa đến cho giáo dục đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long những cơ hội gì?Và điều quan trọng là các trường đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phải vượt qua những thách thức để nắm bắt được cơ hội, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY ĐẠM LÂN TRONG AO NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH MÙA MƯA Ở SÓC TRĂNG.
Tóm tắt
|
PDF
Tôm sú là loài được nuôi phổ biến ở các tỉnh ven biển Việt Nam, nuôi tôm với mức độ thâm canh là nguyên nhân ảnh hưởng môi trường của nghề nuôi. Thí nghiệm được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được tiến hành trong mùa mưa với hai ao (4000 m2/ao); mật độ 20 con/m2PL15;độ sâu mực nước ao nuôi 1,2 m và thời gian nuôi 4 tháng. Kết quả cho thấy hàm lượng TAN trong nước là 1,36 ppm và lượng tích lũy là 16,4 kg/ha/vụ. Hàm lượng NO2-và NO3-hòa tan trong nước lần lượt là 1,47 ppm và 0,29 ppm; hàm lượng tích lũy qua vụ nuôi là 17,61 kg/ha/vụ và 3,43 kg/ha/vụ. Đối với Lân hòa tan (PO43-) trong ao nuôi là rất thấp 0,1 ppm và hàm lượng tích lũy là 1,18 kg/ha/vụ; Tổng lân hòa tan trong nước là 1,08 ppm và lượng tích lũy là 13,01 kg/ha/vụ. Trong khi đó tổng đạm trong nước tương đối cao là 2,89 ppm và lượng tích lũy là 34,70 kg/ha/vụ.
TỐI ƯU HÓA THỜI GIAN THI HÀNH TRUY VẤN TRONG HỆ THỐNG NHÀ KHO DỮ LIỆU VỚI HƯỚNG TIẾP CẬN VIEW MATERIALIZATION
Tóm tắt
|
PDF
Hệ thống nhà kho dữ liệu cung cấp một tầm nhìn bao quát và hợp nhất về tài sản thông tin quý giá của công ty để làm nền tảng trong việc quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, kích cỡ của nhà kho dữ liệu và độ phức tạp của câu truy vấn là 2 yếu tố chính làm ảnh hưởng đến thời gian thi hành truy vấn của người sử dụng hệ thống nhà kho dữ liệu. Vì nhà kho dữ liệu thường có xu hướng lớn rất nhanh theo thời gian, cho nên việc lấy kết quả từ nhà kho dữ liệu có thể mất rất nhiều thời gian. Một trong những hướng tiếp cận hiệu quả để cải tiến thời gian thi hành truy vấn của người sử dụng hệ thống nhà kho dữ liệu là kỹ thuật ?tư liệu hóa khung nhìn? (view materialization).
PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC MỘT CHALCONE TỪ DỊCH CHIẾT ETHYL ACETATE CỦA CÂY CỎ LÀO-EUPATORIUM ODORATUM L.
Tóm tắt
|
PDF
Từ dịch chiết ethyl acetate của cây Cỏ Lào ở Phú Yên, chúng tôi đã cô lập được một chalcone là 4,2Â-dihydroxy-4Â,5Â,6Â-trimethoxychalcone. Cấu trúc được nhận danh bằng các phương pháp phổ hiện đại và so sánh với tài liệu đã công bố. Lần đầu tiên, chalcone trên được thử hoạt tính kháng vi sinh vật. Kết quả cho thấy chất này có hoạt tính kháng yếu đối với P. aeruginosa, C. albicans and S. cerevisiae.
TINH SẠCH VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM PROTEASE TỪ TRÙN QUẮN (PHERETIMA POSTHUMA)
Tóm tắt
|
PDF
Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy hoạt tính của protease từ dịch trích enzyme thô của trùn quắn trên cả hai cơ chất casein va fibrin đều mạnh hơn so với trùn hổ, trùn quế, trùn cơm và trùn chỉ. Thời gian thích hợp cho quá trình tự thủy phân để đạt hoạt tính protease cao nhất là 4 ngày. Nhiệt độ tối ưu là 55oC, và pH tối ưu là 8 và 10. Enzyme bền trong khoảng nhiệt độ 25-55oC, ở pH 7 và 11. Tinh sạch bằng tủa acetone, phối hợp với sắc ký trao đổi ion và tương tác kỵ nước, đồng thời phân tích điện di SDS-PAGE nhuộm hoạt tính không có beta-mercaptoethanol trên cơ chất casein cho thấy thành phần protease trong trùn quắn khá phức tạp, có đến 10 phân đoạn enzyme khác nhau với trọng lượng phân tử từ 24,0 kDa đến 58,3 kDa.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC 2 LÚA + ĐẬU NÀNH TRÊN NỀN ĐẤT 3 VỤ LÚA TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG (2004-2007)
Tóm tắt
|
PDF
Mô hình 2 lúa + 1đậu nành (2L+1ĐN) được thực hiện ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2004-2007 nhằm so sánh hiệu quả của chúng so với mô hình 3 lúa hiện có. Sáu hộ nông dân được chọn, trong đó, 3 hộ thực hiện mô hình 2L+1ĐN và 3 hộ trồng 3 vụ lúa/năm (3L). Các chỉ tiêu về năng suất, chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn và một số đặc tính quan trọng của đất được ghi nhận và phân tích. Kết quả, năng suất lúa ĐX tăng, nhưng không có ý nghĩa so với 3L. Năng suất lúa HT ở mô hình 2L+1ĐN cao hơn đối chứng 3L, do đóng góp dinh dưỡng sau khi trồng đậu nành XH. Chi phí sản suất ở 2L+1ĐN giảm làm cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn so với 3L. Luân canh lúa-đậu nành sau 3 năm đã tăng hàm lượng NH4+ và P2O5. Tóm lại, mô hình luân canh 2L+1ĐN cần được khuyến cáo và áp dụng ở huyện Tam Bình nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÁ TRA VÀ BA SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM
Tóm tắt
|
PDF
Từ sau vụ kiện ?bán phá giá? năm 2002 đã có nhiều thay đổi trong sản xuất, chế biến và thị trường cá tra và ba sa ở ĐBSCL. Xu hướng phát triển thị trường này trong tương lai sẽ bao gồm: diện tích nuôi sẽ được tiếp tục mở rộng, người nuôi và các công ty chế biến xuất khẩu (CTCBXK) sẽ hướng tới chất lượng sản phẩm nhiều hơn, và nhu cầu nối kết giữa người nuôi với nhau và với các CTCBXK sẽ phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong tương lai. Việc phát triển một hệ thống thông tin thị trường, xây dựng qui hoạch nuôi chung cho các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cũng như giúp cho người nuôi nối kết với thị trường được xem là những giải pháp quan trọng cho việc phát triển thị trường này ở ĐBSCL.
HIỆU QUẢ CỦA PACLOBUTRAZOL KẾT HỢP VỚI THIOURÊ LÊN SỰ RA HOA RÃI VỤ CHÔM CHÔM JAVA (NEPHELIUM LAPPACEUM L.) TRONG MÙA NGHỊCH TẠI CẦN THƠ
Tóm tắt
|
PDF
Đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của paclobutrazol kết hợp với thiourê trên sự ra hoa rải vụ của chôm chôm Java. Thí nghiệm được thực hiện trên cây chôm chôm Java trên 20 năm tuổi tại TP. Cần Thơ từ năm 2002-2004. Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4-5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức là nồng độ paclobutrazol từ 200-750 ppm, được thực hiện trong tháng 6, 7, 9 và 11 là những thời điểm chôm chôm không ra hoa ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy phun PBZ qua lá ở nồng độ 500-750 ppm vào tháng đầu tháng 6 có thể kích thích chôm chôm ra hoa mùa nghịch khi có tiểu hạn trong khi phun PBZ vào tháng 7, 9 và tháng 11 chôm chôm ra hoa vào đầu mùa khô, sớm hơn chính vụ khoảng 30 ngày. Phun PBZ giúp mầm hoa phát triển sớm từ 1-2 tuần, làm tăng tỉ lệ ra hoa từ 30-240% và tăng năng suất từ 20-75% nhưng không ảnh hưởng đến TSS và pH thịt trái.
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của 261 nông hộ tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ? ba tăng, lúa - thủy sản, lúa ? màu; trong đó, việc sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ biến nhất. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình canh tác lúa cải tiến cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật.
KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ VETIVERIA ZIZANIOIDES VỚI THỜI GIAN THU HOẠCH KHÁC NHAU
Tóm tắt
|
PDF
Kết quả thí nghiệm nông học cho thấy cỏ Vetiver có khả năng chống chịu bệnh và cạnh tranh cỏ dại tốt. Năng suất chất xanh, chất khô và protein thô ở lứa cắt thứ 2 và thứ 3 khi thu hoạch 30 ngày luôn cao hơn so với 45 và 60 ngày sau khi cắt khi qui về cùng thời gian (P=0,001). Thời gian thu hoạch ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cỏ qua lứa thứ 2 và 3, thời gian trồng càng dài thì hàm lượng vật chất khô (VCK), xơ và lignin càng tăng, và sự khác biệt là rất có ý nghĩa ở cả 3 NT: 30, 45 và 60 ngày sau khi cắt (P = 0,001). Ngược lại, hàm lượng đạm thô có trong cỏ tỉ lệ nghịch với thời gian cắt. Các giá trị khác như ADF, NDF và khoáng không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức.
ÁP DỤNG GIẢI THUẬT MỞ ĐIỀU KHIỂN HỆ PHI TUYẾN ? HỆ BỐN QUADRUPLE
Tóm tắt
|
PDF
Bộ điều khiển PI có khả năng điều khiển hệ thống với chỉ tiêu chất lượng tốt (đáp ứng quá độ nhanh và triệt tiêu được sai số xác lập). Do đó bộ điều khiển này được sử dụng rất phổ biến trong các quá trình công nghiệp. Bộ điều khiển PI thường áp dụng tốt đối với những đối tượng tuyến tính. Đối với các đối tượng là phi tuyến, bộ điều khiển kinh điển này không thể đảm bảo được chất lượng điều khiển tại mọi điểm làm việc. Do đó, bài báo đề cập đến giải pháp PI mờ cho hệ phi tuyến MIMO và áp dụng phương pháp này để điều khiển hệ bồn quadruple. Sử dụng mô hình mờ Mamdani kết hợp với bộ điều khiển PI kinh điển để tạo ra bộ điều khiển mờ PI. Kết quả thí nghiệm được kiểm chứng bằng phần mềm mô phỏng Matlab. Thực nghiệm cho thấy bộ điều khiển PI mờ có thể điều khiển tốt đối tượng phi tuyến hệ MIMO.
KHảO SáT MộT Số TIÊU CHí PHÂN BIệT TùY BúT VớI CáC THể LOạI VăN XUÔI NGHệ THUậT KHáC
Tóm tắt
|
PDF
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, tùy bút tồn tại và phát triển với tư cách một thể loại văn xuôi độc đáo, có đóng góp đáng kể. Rất nhiều cây bút nổi tiếng mà tên tuổi của họ đã gắn liền với thể loại này. Nhưng trên thực tế, vì tính chất trung gian, lưỡng hợp nên không dễ có được một cơ sở lý luận tường minh - như một xác tín về phương diện thể loại - đối với tùy bút. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn, bất cập trong việc xác lập một hệ thống tiêu chí để phân biệt và hướng tiếp cận những giá trị cụ thể ở các tác phẩm tùy bút. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng xác định, hệ thống lại những đặc trưng nghệ thuật của tùy bút. Có thể xem đây như những tiêu chí để góp phần phân định ranh giới giữa tùy bút với các loại hình văn xuôi nghệ thuật khác.
PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM CHO CÂY MÍA TRỒNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Tóm tắt
|
PDF
Hai mươi sáu dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ lá, thân và rễ của mười hai giống mía trồng tại huyện Cù Lao Dung và huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng. Sử dụng kỹ thuật PCR với cặp mồi đặc hiệu thiết kế dựa trên trình tự gen nif H của Gluconacetobacter diazotrophicus, chúng tôi nhận diện được mười lăm dòng vi khuẩn G. diazotrophicus. Các dòng có các đặc điểm hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây về vi khuẩn G. diazotrophicus. Nguồn carbon thích hợp cho sự tăng trưởng của vi khuẩn G. diazotrophicus là rỉ đường (10g/l, 5g/l, 2,5g/l), đặc biệt là nghiệm thức rỉ đường 10g/l cho mật số cao nhất (6,7 x 1010 CFU/ml) sau 6 ngày nên được chọn là nguồn carbon sử dụng trong môi trường nuôi vi khuẩn thu sinh khối. Thành phần chất mang 50% than bùn + 25% bã bùn mía + 25% xác mía + 8% CaCO3 giúp vi khuẩn sống sót cao nhất, mật số vi khuẩn đạt 5,3 x 109 CFU/g chất khô khi bảo quản sản phẩm trong 2 tháng ở nhiệt độ phòng (28-300C).
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THÀNH PHẦN LOÀI TÔM, CÁ TỰ NHIÊN Ở TỈNH BẠC LIÊU
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu biến động chất lượng nước và các loài tôm, cá tự nhiên trong và ngoài cống ngăn mặn tỉnh Bạc Liêu được thực hiện tháng 10 năm 2006 tại 4 tuyến kênh (ba huyện Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân), mỗi tuyến kênh thu 3 điểm. Chỉ tiêu chất lượng nước được xác định bằng các phương pháp chuyên dùng. Chỉ tiêu về nguồn lợi thu bằng lưới kéo cũng tại 4 tuyến kênh, mỗi tuyến thu 3 mẻ lưới, tên các loài được định danh theo tài liệu phân loại trước đây. Kết quả có sự biến động một số chỉ tiêu môi trường ở 12 vị trí nhưng không nhiều. Có 19 loài tôm cá xuất hiện, nhiều nhất tôm tích sông (Alpheuseuphosyne), cá bống trân (Butis butis), cá chốt (Mystus gulio) (18,26-36,78%), số lượng các loài nhiều nhất: mẻ 9,7,11 và 4 (>100 cá thể/mẻ) và có biến động lớn, cao nhất ở mẻ 11 và 12 (>500 g/mẻ). Khối lượng trung bình của 12 mẻ là 5,35g, trong đó mẻ 3 và 12 có kích cỡ lớn hơn so với các mẻ còn lại. Sản lượng trên một đơn vị đánh bắt thấp với CPUEn=0,001-0,056 cá thể/m3, CPUEw=0,0003-0,084 g/m3.
DÙNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH BIÊN ĐA TỈ LỆ MED (MULTISCALE EDGE DETECTION) ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ ĐỘ SÂU CỦA CÁC DỊ THƯỜNG TỪ Ở VÙNG NAM BỘ
Tóm tắt
|
PDF
Trong những năm gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp xử lý trên ảnh kỹ thuật số với công cụ hỗ trợ hùng mạnh của phép biến đổi wavelet liên tục để giải quyết các bài toán ngược của trường thế trong ngành phân tích Địa vật lý. Cũng vớí mục đích đó, chúng tôi dùng kỹ thuật phát hiện các biên đa tỉ lệ (MED) và hàm wavelet phức gọi là wavelet Poisson Hardy để xác định vị trí và độ sâu của các nguồn từ trường trên số liệu đo thực tế ở vùng đồng bằng Nam Bộ.
HIÊN TRẠNG KHAI THÁC, QUẢN LÝ VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM GIỒNG CÁT Ở TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
|
PDF
Chín mươi (90) hộ nông dân đã được phỏng vấn. Mẫu nước đã được thu từ 18 giếng hộc và giếng đào thuộc 6 khu vực ở vùng nghiên cứu vào các tháng 4, tháng 6 và tháng 8 năm 2003 để phân tích các chỉ tiêu NH3T, NO3-, FeT, As, độ lưu tồn của nông dược, Ecoli và Coliform. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nước ngầm giồng cát ở các địa điểm nghiên cứu đang khai thác một cách triệt và chưa có một cơ quan ban ngành nào giám sát việc khai thác nguồn tài nguyên này. Nước ngầm giồng cát ở các địa điểm nghiên cứu được sử dụng chủ yếu cho tưới hoa màu, và cung cấp nước sinh hoạt (ăn uống và tắm giặt) vào các tháng mùa khô. Chất lượng nước trong giồng cát ở vùng nghiên cứu, nhìn chung còn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 - 1995) và tiêu chuẩn chất lượng nước uống (TCVN 5501-1991). Tuy nhiên, số thông số như Sắt tổng số, Nitrate, As, Ecoli và Coliform đã vượt tiêu chuẩn cho phép trong các đợt thu mẫu ở đầu (tháng 6) và giữa mùa mưa (tháng 8).
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NGHÊU Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC TỈNH VEN BIỂN PHÍA NAM
Tóm tắt
|
PDF
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1 tới tháng 4 năm 2007 nhằm mô tả và phân tích chuỗi ngành hàng nghêu trắng (Meretrix lyrata hay lyrate asiatic hard clam), tập trung vào thị trường nghêu ở tỉnh Trà Vinh trong mối liên quan với các tỉnh khác. Các tác nhân chủ yếu tham gia thị trường bao gồm: người cung cấp giống, cơ sở nuôi nghêu, thương lái nghêu thịt, các nhà máy chế biến có thu mua, chế biến - xuất khẩu các sản phẩm nghêu và một số siêu thị. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các tác nhân tham gia ngành hàng này được làm rõ cùng với việc phân tích nhận thức của họ. Nghiên cứu này cũng giúp đưa ra những giải pháp cơ bản để hỗ trợ việc tổ chức việc sản xuất và tiêu thụ nghêu dài hạn ở tỉnh Trà Vinh và các tỉnh ven biển phía Nam với những lưu ý về sự tham gia của cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, biến động về diện tích và sản lượng cũng như giá trị gia tăng.
HIệU QUả CủA VIệC TRồNG CÂY PHủ ĐấT TRONG VIệC KIểM SOáT Cỏ DạI Và CUNG CấP THứC ĂN CHO CHăN NUÔI TRONG VƯờN CÂY ĂN TRáI
Tóm tắt
|
PDF
ảnh hưởng của việc trồng cây phủ đất trong kiểm soát cỏ trong vườn cây ăn trái được thực hiện trong điều kiện nhà lưới và trên vườn cây. Kết quả khảo sát trong điều kiện nhà lưới, cho thấy sự phát triển của các loại cỏ ruzi (Bracharia ruziziensis), cúc thái (Wedelia trilobata) và đậu kudzu (Pueraria phaseoloides) không bị ảnh hưởng bởi cường độ sáng; tốc độ tăng trưởng (g/ngày) theo thứ tự là 35,71; 10,45 và 3,73. Khảo sát trong vườn cây, cho thấy các cây phủ đất trên còn có hiệu quả kiểm soát cỏ lá hẹp. Cỏ ruzi giúp khống chế 99% cỏ lá rộng hàng niên và cỏ lác; đậu kudzu không có hiệu quả trong việc kiểm soát cỏ lá rộng nhưng có hiệu quả đối với cỏ lác và cỏ lá rộng hàng niên. Glyphosan 480DD (1,25%) hiệu quả diệt cỏ lá hẹp 97%; Gramoxone 20SL (0,625%) khống chế cỏ lá hẹp 83,36%. Tổng sinh khối vào 2 tháng sau khi xử lý của các biện pháp trồng cỏ kudzu, cúc thái, và máy cắt cỏ không khác biệt so với đối chứng, nhưng xử lý với Glyphosan làm sinh khối giảm. So sánh với nghiệm thức không kiểm soát cỏ, các biện pháp kiểm soát cỏ không ảnh hưởng lên mật số trùng đất, cũng như côn trùng có lợi.