Ngày xuất bản: 01-05-2012

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM GÂY BỆNH TRÊN LÔNG DA CHÓ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC ĐIỀU TRỊ

Lý Thị Liên Khai, Huỳnh Trần Phúc Hậu
Tóm tắt | PDF
Các bệnh ở lông và da chó do các giống nấm như Aspergillus, Candida, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton làm cho bộ lông trở nên xơ xác, dễ rụng, dễ gãy và mùi hôi tanh của da đã làm cho chúng mất đi tính thẩm mỹ. Hơn thế nữa, một số giống nấm gây bệnh ở lông, da chó cũng có thể gây bệnh nấm trên da và tóc của người. Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định sự lưu hành và định danh một số loài nấm gây bệnh trên lông, da chó và theo dõi hiệu quả của các phác đồ điều trị tại tỉnh Sóc Trăng. Có 295/3.370 con chó bị nhiễm nấm trên lông, da chiếm tỷ lệ 8,75%.. Tỷ lệ nhiễm nấm trên lông, da chó phụ thuộc vào lứa tuổi, chiếm cao  nhất (46,33 %) ở chó dưới 1 năm tuổi, giảm dần ở 1 đến 3 năm (36,66 %), thấp nhất  trên 3 năm (15,33 %). Chó có kiểu lông dài bị nhiễm nấm (65,08 %) cao hơn lông ngắn (34,92 %). Có 7 giống nấm đã được định danh gồm có Aspergillus (80,34 %), Candida (71,18 %), Trichophyton (48,47 %), Mucor (48,13 %), Penicillium (43,73 %), Microsporum (33,36 %) và Epidermophyton (5,76 %). Trong 6/7 giống đã định danh được 15 loài như là Trichophyton (4 loài), Aspergillus (3 loài), Penicillium (3 loài), Mirosporum (3 loài) ,Candida (1 loài), Epidermophyton (1 loài). Tỷ lệ nhiễm ghép từ 2 đến 7 giống chiếm tỷ lệ 96,61 % với 93 kiểu ghép khác nhau. Thử nghiệm điều trị bệnh nấm trên 30 chó với 3 phác đồ đều cho kết quả khỏi bệnh sau 4 đến 6 tuần. Trong đó, phác đồ 3 dùng Itraconazol uống liều 30 mg/kg, và thoa kem Terbinafine có hiệu quả nhất với 40% khỏi bệnh sau 1 tuần và 100% khỏi sau 4 tuần.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS AGALACTIAE TỪ CÁ ĐIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP.) BỆNH PHÙ MẮT VÀ XUẤT HUYẾT

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Mẫu cá điêu hồng bệnh phù mắt và xuất huyết được thu từ những bè nuôi cá điêu hồng thâm canh ở Tiền Giang. Quan sát bằng kính hiển vi tiêu bản nhuộm Gram mẫu phết máu và thận của cá bệnh thấy có vi khuẩn hình cầu, Gram dương. Vi khuẩn phân lập từ não và thận trước của cá mọc trên môi trường brain heart agar cũng là vi khuẩn Gram dương, không di động, oxidase âm tính. Vi khuẩn được định danh là Streptococus agalactiae týp 2 bằng phương pháp sinh hóa, kit API 20 strep và phương pháp ngưng kết miễn dịch. Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh với dấu hiệu bệnh lý giống như khi thu mẫu với giá trị LD50 khoảng 4,89 x 104 CFU/ml. Kết quả phân tích mô bệnh học các mẫu cá bệnh cho thấy các hiện tượng hoại tử đặc trưng do nhiễm khuẩn ở gan, thận và tỳ tạng. Đây là báo cáo đầu tiên về bệnh do S. agalactiae týp 2 trên cá điêu hồng nuôi ở Việt Nam. 

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRẮNG ĐUÔI TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tiên
Tóm tắt | PDF
Vi khuẩnFlavobacterium columnaređược xác định là tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Khi bệnh này xuất hiện gây hao hụt rất cao trong ao ương nuôi cá tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra bệnh trắng đuôi có biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt trắng trên thân, đuôi bị ăn mòn, mang xám nhạt, Quan sát mẫu tươi dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn này di động dạng trượt. Các chủng vi khuẩn được phân lập trên môi trường Cytophaga agar cho khuẩn lạc có sắc tố vàng, dạng rễ sau 48 giờ ở 28ºC. Vi khuẩn có dạng hình que mảnh, dài, thuộc vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn này có khả năng hấp thu congo red, tạo sắc tố vàng nâu từ phản ứng flexirubin, thủy phân gelatin, tạo nitrite từ nitrate nhưng không có khả năng tạo axit từ các loại đường, âm tính với urê. Kết quả cảm nhiễm 2 chủng vi khuẩn (FC-HN2) và (FC-CT2) trên cá tra giống khỏe đã thỏa mãn định đề Kochs, với giá trị LD50trên 2 chủng vi khuẩn F. columnare (FC-HN2) và (FC-CT2) lần lượt là 1,7x105và 3,2x106cfu/ml. Quan sát mô học với 2 phương pháp nhuộm là Haematocylin & Eosin và Giemsa đã tìm thấy từng đám vi khuẩn dạng sợi mảnh ở mô da, cơ, mang và tỳ tạng. Kiểm tra kháng sinh đồ trên 30 chủng vi khuẩn F. columnare vời 7 loại thuốc kháng sinh được thực hiện trong nghiên cứu này.Vi khuẩn gây bệnh trắng đuôi được nghiên cứu đầu tiên trên cá tra.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN (CLOSTRIDIUM BOTULINUM) TỪ VỊT VÀ MÔI TRƯỜNG CHĂN THẢ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu phân lập và xác định tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt và môi trường chăn thả ở huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai và Cờ Đỏ được thực hiện tư? tha?ng 01/2009 đê?n tha?ng 12/2011. Kết quả đã phân lập Clostridium botulinum 14,77% (52/252) mẫu ruột vịt và 25,71% (27/105) mẫu bùn) từ nơi chăn thả vịt. Tỷ lệ phát hiện Clostridium botulinum từ vịt và bùn cao nhất được ghi nhận ở huyện Cờ Đỏ (21,05%), kế đến là Thới Lai (16,67%) và thấp nhất ở Vĩnh Thạnh (12,20%). Clostridium botulinum phân lập được từ vịt có triệu chứng bệnh cũng như từ vịt khỏe mạnh. Tỷ lệ phát hiện Clostridium botulinum từ vịt bệnh là 43, 66% cao hơn so với từ vịt khỏe (7,47%) có ý nghĩa thống kê (P

XÁC ĐỊNH NHÓM KÝ SINH TRÙNG TẠO BÀO NANG TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Khảo sát 266 mẫu cá tra giống và thương phẩm được thực hiện ở Cồn Khương và Thốt Nốt, Cần Thơ trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. Mẫu cá được quan sát dấu hiệu bệnh lý, soi mẫu tươi kiểm tra bào nang ký sinh trùng. Kết quả cho thấy có 2 nhóm ký sinh trùng là Myxozoa (gồm Myxobolus, Henneguya) và Microsporidia tạo ra những bào nang màu trắng sữa có đường kính dao động từ 0,5-3 mm ký sinh trong mang, màng treo ruột, ruột, thận, túi mật và cơ của cá. Bào nang ký sinh trong cơ cá có chứa Myxobolus và Microsporidia, trong khi đó bào nang ở các cơ quan khác chỉ chứa Myxobolus hoặc Henneguya. Ngoài ra, một số trường hợp bào nang nhiễm ở màng treo ruột không thấy xuất hiện bất kỳ nhóm ký sinh trùng nào. Tỉ lệ nhiễm bào nang trên cá giống 72,34%, cá thịt 92,30%. Số lượng bào nang nhiễm phụ thuộc vào giống Henneguya, myxobolus, Microsporedia và cơ quan ký sinh, bào nang nhiễm ở cá thịt nhiều hơn cá giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt số lượng bào nang nhiễm ở các cơ quan: mang (1-45 bào nang/cung mang); màng treo ruột (4-25 bào nang); ruột (1-5 bào nang); thận (1-2 bào nang); túi mật (1-3 bào nang); cơ (1-181 bào nang/cá). Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, phù đầu hoặc vàng da thường có số lượng bào nang nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe.

TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG

Hồ Thị Việt Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu tình hình bệnh Newcastle trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011. Kết quả cho thấy có 23 đàn gà mắc bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ.  Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là (20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%).  Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Newcastle cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà từ 17 ngày đến 30 ngày tuổi (75,00%), kế đến là gà từ 31-45 ngày tuổi (61,54%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (34,62%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm ngừa (75,00%), kế đến là các gà chỉ được tiêm ngừa một lần (62,50%) và gà được tiêm ngừa 2 lần (42,85%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI LÊN SỨC KHỎE GÀ ROSS 308

Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi lên sức khoẻ của gà Ross 308 cũng như tìm ra những dòng kháng sinh hiệu quả trong điều trị bệnh E. coli ở gà. Thật vậy, khi nhiệt độ và ẩm độ cao so với điều kiện chuẩn, nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của gà, làm tăng tỉ lệ tiêu chảy (32,5-37,8%), tỉ lệ hô hấp (22,4-40%) và tỉ lệ chết (4,45-7,84%). Phần lớn gà bị bệnh tiêu chảy là do sự nhiễm E. coli (74-87%). Tỉ lệ nhiễm E. coli cao nhất ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi (87%), có khuynh hướng giảm từ 2-4 tuần tuổi (74%) và tăng trở lại ở 4-6 tuần tuổi (81%). Kháng sinh mẫn cảm tốt với E. coli là Ceftriaxone (97,73%), Cefotaxime (95,45%), Colistin (93,18%), Amoxicillin / Clavulanic acid (81.82%) và Cephalexin (72,73%). Vì vậy, nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cần được kiểm soát chặt chẽ và ổn định hơn nữa để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của gà thịt giống Ross 308.

Sự LƯU HàNH CủA VIRUS Lở MồM LONG MóNG (FMDV) TRÊN HEO TạI TỉNH ĐồNG THáP

Lưu Hữu Mãnh, Võ Bé Hiền, Tiền Ngọc Hân, Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Tóm tắt | PDF
Đề tài khảo sát sự lưu hành của virus lở mồm long móng (FMDV, Foot and mouth disease virus) trên heo, được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011 tại 3 huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Tam Nông của Tỉnh Đồng Tháp. Mẫu huyết thanh của các heo chưa tiêm phòng vaccine lở mồm long móng (LMLM) tại 3 huyện trên được lấy ngẩu nhiên, mỗi huyện thu 24 mẫu, tổng số mẫu là 72 mẫu có chú ý theo lứa tuôô?i và qui mô chăn nuôi. áp dụng kỹ thuật Elisa để phát hiện kháng thể kháng protein 3abc trong huyết thanh. Bộ kit sử dụng là PriCHECKđ FMDV NS 3ABC của Đức. Sử dụng bộ kit Elisa Pirbright-UK phát hiện kháng nguyên LMLM trên mẫu bệnh phẩm và mẫu swab. Kết quả cho thấy có sự lưu hành tự nhiên của virus LMLM type O trên heo ở tỉnh Đồng tháp, 16/72 mẫu xét nghiệm là dương tính, chiếm tỉ lệ 22,22%. Số mẫu dương tính tập trung ở huyện Châu thành 16/24 mẫu, chiếm tỉ lệ 66,67%. Tỉ lệ dương tính ở qui mô chăn nuôi từ 50-100 heo nhiều hơn là qui mô nhỏ (66,67% so với 18,18%). 6/6 mẫu bệnh phẩm và 1/6 mẫu swab dương tính với virus LMLM type O.

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN LƯƠN ĐỒNG (MONOPTERUS ALBUS) CỦA VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Sáu chủng vi khuẩn phân lập từ lươn đồng (Monopterus albus) bệnh xuất huyết được định danh là Aeromonas hydrophila. Các chủng vi khuẩn mọc trên môi trường tryptone soya agar sau 24 giờ ở 28oC tạo khuẩn lạc tròn, lồi, màu kem, kích thước từ 2-3 mm và gây tan huyết. Chúng là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, di động, oxidase và catalase dương tính, có khả năng lên men hiếu khí và kị khí. Tất cả đều cho phản ứng arginin dihydrolase và lysine decarboxylase dương tính nhưng ornithine decarboxylase âm tính. Chúng không sinh ureaza nhưng sinh gelatinaza và indol, sử dụng đường glucose và manitol nhưng không sử dụng đường inositol, sorbitol, rhamnose và arabinose, kháng với hợp chất  O/129. Kết quả cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm (mật độ 107 CFU/lươn) cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh xuất huyết ở lươn thí nghiệm như lươn nhiễm bệnh tự nhiên.

CÁC BỆNH NGUY HIỂM TRÊN TÔM NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng nuôi tôm rất lớn và phong trào nuôi tôm ở vùng này đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, dịch bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm nơi này. Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng là hai bệnh do vi-rút được xem là nguy hiểm cho nghề nuôi tôm sú trong suốt thời gian từ những năm 90. Gần đây, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính chưa rõ nguyên nhân đang gây thiệt hại rất nghiêm trọng trên cả hai đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, còn có bệnh phân trắng ở tôm sú và bệnh đục cơ ở tôm càng xanh cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm trong vùng.

ĐỘC TÍNH VÀ TÍNH GÂY BỆNH TRÊN VỊT CỦA ĐỘC TỐ VI KHUẨN (CLOSTRIDIUM BOTULINUM) PHÂN LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Đức Hiền, Phạm Mạnh Hùng
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm khảo sát độc tính và tính gây bệnh trên vịt của độc tố vi khuẩn C. botulinum được thực hiện qua việc nuôi cấy vi khuẩn C. botulinum phân lập từ bùn và ruột vịt có triệu chứng bệnh ở một số trại chăn nuôi vịt tại thành phố Cần Thơ, sau đó sử dụng dịch nổi  ly tâm canh khuẩn tiêm cho chuột và vịt thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy vi khuẩn có khả năng sản sinh độc tố đủ gây bệnh sau khi ủ yếm 5 ngày trong môi trường MCMM. Với liều 1ml dịch nổi ly tâm canh khuẩn pha loãng 1/10  gây chết 100% chuột thí nghiệm sau khi tiêm vào xoang bụng, trong khi tất cả chuột được tiêm bởi dịch này sau xử lý nhiệt vẫn bình thường. Khi tiêm dịch nổi qua đường tĩnh mạch với liều 5ml/vịt gây chết 70% (7/10) và 10ml/vịt gây chết 100% (10/10) vịt thí nghiệm. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu được ghi nhận là  ủ rũ, kém vận động (100%), liệt chân, cổ và mí mắt (80%). Vịt chết không có bệnh tích đặc trưng, ở một số vịt chết có bệnh tích xuất huyết tim (15%) và phổi (10%).

PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS AGALACTIAE

Đặng Thị Hoàng Oanh, Trương Quỳnh Như, Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Bốn chủng vi khuẩn phân lập từ não cá rô đồng (Anabas testudineus) bệnh xuất huyết được định danh là Streptococcus agalactiae. Các chủng vi khuẩn mọc trên môi trường brain heart infusion agar sau 24 giờ ở 30°C tạo khuẩn lạc tròn, lồi, màu kem, kích thước khoảng 1mm. Chúng không gây tan huyết, Gram dương, hình cầu hay liên cầu, không di động, oxidase và catalase âm tính, không có khả năng lên men hiếu khí và kị khí. Tất cả đều cho phản ứng dương tính với chỉ tiêu voges-proskauer, hippurate, ?-glucuronidase, alkaline phosphatase và leucine aminopeptidase và âm tính vói những chỉ tiêu khác. Kết quả ngưng kết miễn dịch xác định các chủng vi khuẩn phân lập được là S. agalactiae týp 2. Kết quả cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm (mật độ 107 CFU/cá) cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh xuất huyết ở cá rô thí nghiệm như cá nhiễm bệnh tự nhiên.

ĐặC ĐIểM GEN CủA VI RúT GÂY BệNH ĐốM TRắNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) PHÂN LậP Từ Hệ THốNG NUÔI TÔM Sú QUảNG CANH CảI TIếN

Trần Thị Tuyết Hoa, Đặng Thị Hoàng Oanh, Mai Nam Hưng
Tóm tắt | PDF
Khảo sát sự đa dạng về đặc điểm gen của vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) ngoài tự nhiên là một trong những phương pháp tiếp cận giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm dịch tể học của loài vi rút này. Nghiên cứu phân tích số lượng của các đơn vị lặp lại (RU) nằm trên các vùng lặp lại liền kề khác nhau (VNTR) của ORF75, ORF94 và ORF125 (WSSV-TH strain; van Hulten et al., 2001) từ 326 mẫu WSSV-DNA thu từ 29 ao tôm quảng canh cải tiến. Kết quả cho thấy: (i) ORF94 xác định được 16 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3VLL đến 18VLL. Trong đó, kiểu gen có 10 VLL (20,6%) và 11 VLL (19,8%) là những kiểu gen phổ biến nhất. (ii) ở ORF125, hiện diện 14 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3 VLL đến 17 VLL. Trong đó, 7 VLL là kiểu gen chiếm ưu thế (24,9%); (iii) ở ORF75, vùng lặp lại kép này có 10 kiếu gen được ghi nhận, trong đó 500bp là sản phẩm khuếch đại được phát hiện nhiều nhất (51%). Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy sự tồn tại của nhiều kiểu gen WSSV khác nhau trong mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Vùng lặp lại liền kề ở ORF94, kế đó là ORF125 và ORF75 có thể được sử dụng để phân biệt các dòng WSSV phân lập từ mô hình quảng canh cải tiến. 

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI VACCINE VÀ ĐƯỜNG CẤP VACCINE PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

Hồ Thị Việt Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu so sánh hiệu quả các loại vaccine và đường cấp vaccine trong việc phòng bệnh Newcaste được thực hiện trên gà qua việc khảo sát đáp ứng kháng thể của gà sau khi tiêm phòng bằng xét nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu HI (Heamagglutination Inhibition). Kết quả thí nghiệm trên gà con cho thấy gà được cấp vaccine chủng Lasota cho đáp ứng kháng thể nhanh và hiệu giá kháng thể trung bình (GMT=10,56) cao hơn so với vaccine chủng F (GMT=4,92). Vaccine Lasota cho đáp ứng kháng thể sớm và có hiệu giá bảo hộ ở 2 tuần sau khi được cấp vaccine, GMT của gà được cấp vaccine qua đường nhỏ mắt cao hơn ở gà được cấp vaccine qua đường uống. Kết quả thí nghiệm tiêm vaccine chủng M cho gà lớn (>60 ngày tuổi) cho thấy gà được cấp vaccine qua đường tiêm bắp có đáp ứng kháng thể cao hơn so với gà được cấp vaccine qua đường tiêm    dưới da.

PHáT HIệN MONODON BACULOVIRUS NHIễM TRÊN TÔM CàNG XANH GIốNG (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở ĐồNG THáP

Bùi Thị Bích Hằng, Lê Thanh Nhã, Trần Thị Mỹ Duyên
Tóm tắt | PDF
Kết quả nhuộm nhanh phết kính tế bào gan tụy bằng 0.1% Malachite green cho thấy 3 trong tổng số 11 mẫu tôm càng xanh giống dương tính với Monodon baculovirus (MBV), tạo thể ẩn trong tế bào gan tụy của tôm và bắt màu xanh của thuốc nhuộm Malachite green. Các mẫu dương tính được kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học cho thấy tất cả đều thể hiện thể ẩn ở tế bào gan tụy, chưa phát hiện bất thường ở các cơ quan khác như mang, cơ quan tạo máu, dây thần kinh, cơ và lớp biểu bì ruột. Một mẫu bệnh còn phát hiện tế bào nhiễm MBV biểu hiện hai giai đoạn khác nhau. Tế bào thuộc giai đoạn 1 của quá trình nhiễm có nhân tế bào sưng nhẹ, các nhiễm sắc thể tan ra và di chuyển ra sát màng nhân. Tế bào ở giai đoạn 2 bắt đầu hình thành thể ẩn bắt màu hồng nhạt của eosin. Kết quả trên cho thấy MBV được tìm thấy trên tôm càng xanh giống ở Đồng Tháp; và ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc mô của tế bào gan tụy tôm thông qua việc tạo một hay nhiều thể ẩn trên cùng một tế bào.

THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI TRÊN CÁ TRA (PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) BẰNG THUỐC KHÁNG SINH ERYTHROMYCIN THIOCYANATE

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Tính nhạy của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri với thuốc kháng sinh Erythromycin thiocyanate được xác định bằng kỹ thuật đĩa tẩm thuốc kháng sinh. Kết quả là cả 5 chủng vi khuẩn thử nghiệm đều nhạy với thuốc thử nghiệm. Thí nghiệm điều trị trong phòng thí nghiệm được thực hiện bằng cách gây cảm nhiễm cá tra khỏe với liều nhiễm 50% và cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc (60mg/kg cá) sau khi cảm nhiễm 48 giờ, cho ăn liên tục trong 5 ngày. Sau 14 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức điều trị là 62.9% và nghiệm thức không điều trị là 33.7 %. Giá trị RPS (%) đạt được là 43.99 %. Kết quả thử nghiệm điều trị ở ao nuôi thông qua tỉ lệ cá chết trong 10 ngày kể từ ngày đầu tiên sử dụng thuốc điều trị cho thấy tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức điều trị cao hơn nghiệm thức không điều trị là 32.8%.

TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG THUỐC CỦA (SALMONELLA SPP.) PHÂN LẬP TỪ VỊT VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI VỊT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Để xác định tình hình nhiễm và mức độ kháng thuốc của Salmonella spp. trên vịt nuôi tập trung tại Cần Thơ, Việt Nam, một khảo sát được tiến hành trên 389 mẫu ruột, phân nền chuồng, nước ao nuôi và thức ăn vịt thu thập từ 270 trại chăn nuôi vịt. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm Salmonella spp. chung cho vịt ở vùng khảo sát là 27,0% và từ môi trường nuôi vịt là 9,2%, trong đó serovar Enteritidis chiếm tỷ lệ 5,9% và Typhimurium là 19,1%. Các phân lập Salmonella đã kháng với phần lớn các loại kháng sinh đang lưu hành,        ngoại trừ marbofloxacine, oxytetracycline, fosfomycine, amikacine và hỗn hợp doxycycline+neomycine.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐÀN BÒ THỊT Ở CHÂU PHÚ-AN GIANG

Ngô Thụy Bảo Trân, Đỗ Thành Lợi,
Tóm tắt | PDF
Mô hình quản lý và phòng một số bệnh thông thường trên bò thịt được thực hiện ở các hộ chăn nuôi bò xã Khánh Hòa huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Cơ sở cho việc xây dựng mô hình là các kết quả từ việc khảo sát tình hình bệnh ở bò và các biện pháp phòng bệnh mà hộ đang áp dụng, đồng thời tiến hành thử nghiệm mô hình quản lý trong sáu tháng với việc kiểm tra nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa và sự hiện diện của kháng thể tụ huyết trùng trên bò.  Kết quả khảo sát 80 hộ chăn nuôi bò tại xã cho thấy, biện pháp phòng bệnh cho bò ở các hộ chủ yếu là mắc mùng chống muỗi và tắm chải hàng ngày (80 hộ); kế đến là cung cấp thức ăn đầy đủ, xây dựng chuồng ở nơi thoáng mát; vệ sinh sạch sẽ chuồng (64 hộ) và tiêm vaccin phòng bệnh (57 hộ). Có rất ít hộ chăn nuôi quan tâm đến việc tẩy giun sán (15 hộ), vệ sinh máng ăn (17 hộ), xây hố ủ phân (21 hộ). Kết quả xét nghiệm mẫu trước khi thử nghiệm mô hình cho thấy, tỷ lệ bò nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa khá cao (88,39%), có 13 mẫu huyết thanh có sự hiện diện kháng thể tụ huyết trùng. Tuy nhiên, sau sáu tháng thử nghiệm với mô hình quản lý và phòng bệnh thì số lượng bò sạch trứng ký sinh trùng khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bò trong mô hình và nhóm bò đối chứng, nhưng số lượng bò có huyết thanh đạt mức độ bảo hộ bệnh tụ huyết trùng thì khác nhau không đáng kể. Điều này cho thấy, để việc phòng bệnh cho bò có hiệu quả thì con giống, thức ăn, chuồng trại, vệ sinh phải được quản lý chặt chẽ và thực hiện đồng bộ.

ĐịNH DANH NấM THủY MI (ACHLYA BISEXUALIS) Và KHảO SáT HóA CHấT KHáNG VI NấM

Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thành phần loài vi nấm nhiễm trên cá lóc giai đoạn giống và xác định nồng độ diệt nấm của một số hóa chất phổ biến để ứng dụng trong phòng trị bệnh nấm. Tổng số mẫu cá lóc giống được thu là 78 mẫu, trong đó 68 mẫu cá bệnh với dấu hiệu lở loét và có những đám màu trắng như bông gòn xuất hiện trên thân cá và 10 mẫu cá khỏe tại tỉnh Đồng Tháp từ tháng 1-8/2011. Tất cả cá bệnh đều được quan sát tiêu bản tươi và phân lập nấm tại Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nấm được nuôi cấy trên môi trường GYA, ủ ở 28oC trong thời gian 4 ngày. Các chủng nấm thuần được định danh dựa trên đặc điểm hình thái trong môi trường GY lỏng, quá trình sinh sản vô tính của nấm và bằng phương pháp sinh học phân tử (giải trình tự đoạn gen đặc trưng 28S và tra cứu Blast). Kết quả đã định danh được nấm thủy mi Achlya bisexualis nhiễm trên các lóc giai đoạn giống. Bên cạnh đó, đã xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của formol và antizol đối với sự phát triển của nấm lần lượt là 600 và 40 ppm và khả năng diệt nấm của formol và antizol lần lượt là 800 ppm ngâm sau 24 giờ  và 30 ppm ngâm sau 1 giờ.

DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA TULATHROMYCINE VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) TRÊN GÀ

Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Các chỉ số dược động học của tulathromycin được khảo sát ở gà khi sử dụng liều 2,5mg/kg thể trọng (TT) cho kết quả: Cấp thuốc bằng đường tiêm bắp, thuốc có   Cmax =  0,810 ±  0,018àg/ml; Tmax = 1giờ; t1/2 = 46,75 ? 47,34; AUC (àg h/ml)=51,07giờ. Cấp  thuốc qua đường uống Cmax  = 0,506 ± 0,023 àg/ml; Tmax = 1giờ30 phút; t1/2 = 43,86 ? 44,14 giờ; AUC (àg h/ml) = 30,68. Nồng độ của tulathromycin trong huyết tương gà ở cả 2 đường cấp thuốc tiêm bắp và uống giảm dần đến 96 giờ một cách tương ứng là  0,198 ±  0,014àg/ml và 0,114 ±  0,011àg/ml, và không phát hiện được ở 168 giờ bằng kỹ thuật HPLC. Không có biểu hiện bất thường ở gà thí nghiệm sử dụng tulathromycin  liều 2,5mg/kgTT, 5mg/kgTT và 10mg/kgTT trong suốt thời gian thí nghiệm và không có sự sai khác về các  chỉ tiêu huyết học của gà được xét nghiệm  lúc 48 giờ và 168 giờ sau khi dùng thuốc. Sử dụng tulathromycin liều uống 5mg/kgTT, dùng 2 lần cách nhau 4 ngày làm giảm tỉ lệ nhiễm MG ở đàn gà thí nghiệm  từ 100% xuống còn 47,78% sau 42 ngày điều trị. 

TÌNH HÌNH NHIỄM HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG LAN TRUYỀN BỆNH GIỮA CÁC ĐÀN HEO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Đức Hiền
Tóm tắt | PDF
Xét nghiệm  290 mẫu huyết thanh heo chưa tiêm phòng vaccine PRRS  bằng phương pháp ELISA cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRSV ở heo nuôi tại thành phố Cần Thơ là 16,90%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm PRRS ở heo của những trại chăn nuôi tập trung cao hơn heo nuôi ở các nông hộ (64,0 % so với 38,12%). Tỷ lệ nhiễm PRRSV cao nhất được tìm thấy trên heo nái (69,57%), kế đến trên heo con (33,33%) và thấp nhất trên heo thịt (12,16%). Xét nghiệm 194 mẫu huyết thanh heo đã tiêm 04 loại vacxin phòng bệnh PRRS cho thấy tỉ lệ heo có kháng thể sau tiêm chủng là 59,79%. Sự sai khác về tỉ lệ heo có đáp ứng kháng thể đối với những loại vacxin phòng bệnh PRRS khác nhau là không có ý nghĩa thống kê. Phân tích các yếu tố làm lan truyền bệnh PRRS giữa các đàn heo nuôi tại TPCT trong giai đoạn 2007 -2010 cho thấy nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần hoặc có nhập heo giống mới vào đàn. Yếu tố nguy cơ tiếp theo là cơ sở chăn nuôi gần lò giết mổ hoặc gần chợ buôn bán động vật. Các yếu tố nguồn nước sử dụng, tiêm vacxin phòng bệnh và gần đường giao thông thì ít ảnh hưởng.

HIỆU QUẢ CỦA BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS BIỂU HIỆN INTERFERON ALPHA GÀ TRONG PHÒNG BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ

Hồ Thị Việt Thu
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu hiệu quả phòng bệnh của bào tử Bacillus subtilis biểu hiện interferon alpha gà (ChIFNa- B. subtilis) trong phòng bệnh Gumboro cho gà được thực hiện trên giống gà 3 tuần tuổi. Thí nghiệm được thực hiện bằng thử nghiệm cho mỗi gà uống 100 ?g bào tử ChIFNa- B. subtilis, sau đó công cường độc virus Gumboro độc lực cao với 4 x 104 ELD50, đồng thời so sánh hiệu quả của ChIFNa chuẩn với liều 104UI. Kết quả thử nghiệm cho thấy B. ChIFNa- B. subtilis có khả năng phòng bệnh Gumboro với tỷ lệ bảo hộ là 77,08% cao hơn so với tỷ lệ bảo hộ bởi ChIFNa (66,67% và so với đối chứng B. subtilis (12,50%). Kết quả thí nghiệm chứng minh ChIFNa- B. subtilis có tiềm năng trong việc phòng bệnh Gumboro trên gà.

ĐặC ĐIểM MÔ BệNH HọC Cá RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) NHIễM VI KHUẩN AEROMONAS HYDROPHILA Và STREPTOCOCCUS SP. TRONG ĐIềU KIệN THựC NGHIệM

Đặng Thụy Mai Thy, Nguyễn Đức Hiền, Trần Thị Thủy Cúc, Nguyễn Châu Phương Lam, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila A11-02 với mật độ 2,75x107 CFU/ml, chủng Streptococcus sp. S11-01 với mật độ 2,87x107 CFU/ml và 3 nghiệm thức tiêm kết hợp 2 chủng vi khuẩn mật độ 105-107 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng tiêm nước muối sinh lý. Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 2, 3, 4, 5 và 14 sau gây cảm nhiễm. Kết quả tỉ lệ chết ở nghiệm thức tiêm đơn 25% và 45%, nghiệm thức tiêm kết hợp lần lượt là 70%, 80% và 90% ở mật độ 105-107CFU/ml. Kết quả quan sát phết kính mẫu tươi mô gan, thận và tỳ tạng phát hiện cầu khuẩn, gram dương và trực khuẩn, gram âm. Mô tỳ tạng, thận và gan ở cá cảm nhiễm vi khuẩn kết hợp mật độ từ 105-107CFU/ml thay đổi vào ngày thứ 2 và hoại tử ở ngày thứ 3,4 và 5. Hiện tượng xung huyết, xuất huyết quan sát thấy ở cá tiêm một chủng vi khuẩn.

PHÁT HIỆN PROTEIN P74 TRÊN VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) Ở TÔM: PROTEIN TIỀM NĂNG TẠO VẮC-XIN

Trần Thị Mỹ Duyên, Just M. Vlak, Peng Ke
Tóm tắt | PDF
Vi-rút gâybệnh đốm trắng (WSSV) là một trong những vi-rút gây bệnh nguy hiểm trên tôm và là mối đe dọa lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản.Tuy nhiên, chưa có biện pháp hữu hiệu để điều trị bệnh đốm trắng. Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng protein VP28 và VP19 là những protein giúp tạo vắc-xin protein đề kháng lại sự xâm nhiễm của WSSV cho tôm. Phương thức lan truyền bệnh qua đường miệng (peroral infectivity) luôn luôn cần sự hiện diện của các nhân tố truyền bệnh qua đường miệng (peroral infectivity factor ? PIFs). Các nhân tố này không chỉ hiện diện ở Baculovirus mà hiện diện trên hầu hết các loài vi-rút có vật chất di truyền là ADN của động vật không xương sống. Những nhân tố truyền bệnh này có thể là những yếu tố thay thế tiềm năng trong quá trình can thiệp miễn dịch giúp động vật kháng lại sự nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu này, protein tái tổ hợp được biểu hiện trong tế bào vi khuẩn E. coli bằng cách nối gen mã hóa cho protein P74 (WSSV ORF 72) trên WSSV với vector biểu hiện pET28?. Để thu được lượng protein nhiều nhất cho quá trình tinh sạch tiếp theo, mức độ biểu hiện của protein được chuẩn hóa qua các thông số khác nhau để đạt được mức độ cao nhất. Sau khi tinh sạch, protein P74 được gửi đi tạo kháng thể đa dòng kháng lại protein P74 của WSSV trên thỏ. Protein WSSV-P74 có kích thước là 108 kDa. Trong thời gian tạo kháng thể, WSSV được tăng sinh trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (P. vannamei). Dịch chiết vi-rút được sử dụng cho các thí nghiệm nhận diện và xác định vị trí của protein P74 trên WSSV. Kết quả đã xác định sự hiện diện của protein P74 trên WSSV. Mặc dù vị trí và chức năng của protein cần nghiên cứu thêm nhưng kết quả này cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu kế tiếp trong việc tạo ra các loại vắc-xin protein hiệu quả trong việc phòng bệnh đốm trắng trên tôm.