Nguyễn Thị Thu Hằng * Đặng Thị Hoàng Oanh

* Tác giả liên hệ (ntthang@ctu.edu.vn)

Tóm tắt

Khảo sát 266 mẫu cá tra giống và thương phẩm được thực hiện ở Cồn Khương và Thốt Nốt, Cần Thơ trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. Mẫu cá được quan sát dấu hiệu bệnh lý, soi mẫu tươi kiểm tra bào nang ký sinh trùng. Kết quả cho thấy có 2 nhóm ký sinh trùng là Myxozoa (gồm Myxobolus, Henneguya) và Microsporidia tạo ra những bào nang màu trắng sữa có đường kính dao động từ 0,5-3 mm ký sinh trong mang, màng treo ruột, ruột, thận, túi mật và cơ của cá. Bào nang ký sinh trong cơ cá có chứa Myxobolus và Microsporidia, trong khi đó bào nang ở các cơ quan khác chỉ chứa Myxobolus hoặc Henneguya. Ngoài ra, một số trường hợp bào nang nhiễm ở màng treo ruột không thấy xuất hiện bất kỳ nhóm ký sinh trùng nào. Tỉ lệ nhiễm bào nang trên cá giống 72,34%, cá thịt 92,30%. Số lượng bào nang nhiễm phụ thuộc vào giống Henneguya, myxobolus, Microsporedia và cơ quan ký sinh, bào nang nhiễm ở cá thịt nhiều hơn cá giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt số lượng bào nang nhiễm ở các cơ quan: mang (1-45 bào nang/cung mang); màng treo ruột (4-25 bào nang); ruột (1-5 bào nang); thận (1-2 bào nang); túi mật (1-3 bào nang); cơ (1-181 bào nang/cá). Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, phù đầu hoặc vàng da thường có số lượng bào nang nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe.
Từ khóa: Cá tra, bào nang ký sinh trùng, Microsporidia, Myxobolus, Henneguya

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

Dyková, I and J. Lom, 2000. Histopathology of kabatana arthuri (Microspora) infection in sutchi catsfish, Pangasius sutchi. Folia parasitologica 47: 161-166.

Hiroshi Yokoyama, Tomonori Danjo, Atsuro Kumamaro and Hisatsugu Wakabayashi. 1996. Hemorrinagic Anemia of Crap Associated with Spore Dischage of myxobolus artus (Myxozoa: Myxosporea). Fish Phathology, 31, 19 – 23.

Hồ Hữu Trọng, 2010. Tìm hiểu hiện trạng bệnh gạo trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ.

Keeling, J and Slamovits, H. 2004. Simplicity and Complexity of Microsporidian Genomes. http://ec.asm.org/content/3/6/1363.short

Kent, M.L and S. David. 2005. Review of the sequential development of Loma salmone (Microsporidia) based on experimental infections of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) and Chinook salmon (O. tshawytscha).

Lê Thu Hồng, 2010. Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh gạo trên cá Tra (Pangasius hypophthalmus) bằng phương pháp mô bệnh học và polymerase chain reaction. Luận văn đại học. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.

Lom, J and Dyková, I, 2000. Histopathology of Kabatana arthuri (Microspora) infection in sutchi catfish, Pangasius sutchi. Folia parasitologica 47: 161-166

Lom, J and I. Dyková, 2005. Microsporidian xenomas in fish seen in wider perspective. Folia parasitologica 52: 69–81.

Lom, J and I. Dykova. 1992. Protozoan parasite of fish. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, Vol. 26. Elsevier, Amsterdam 1992, 315 pp.

Margolis, L.G.W., J.C. Holmes, A.M. Kuris and G.A. Schad. 1982. The use of ecological terms in parasitology (Report of an ad hoc committee of the American Society of Parasitologists). Journal of Parasitology 68(1):131-133 pp.

McGourty, K. R. A. P kinziger. G. L. Hendrickson. G. H.Goldsmith. G. Casal and C. Azevedo. 2007. A new microsporidian infecting the musculature of the endangered tidewater goby (Gobiidae). American Society of parasitologists 2007, vol 93 (3), 655 – 660 pp.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011. Kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh gạo ở cá tra (Pagasianodon hypophthalmus). Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần 4. Trường Đại học Cần Thơ. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thụy Mai Thy, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh, 2008. Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang. Tạp chí khoa học quyển 1: 204 -213.

Robert, R.J. 1989. Fish pathology. Intitude of Aquaculture, University of Stirling. Bailliere Tindall, London. 318pp.

Rodriquez-Tovar, L.E. 2004. predictive modelling of post-onset xenoma growth during microsporidial gill disease (Loma salmonae) of salmonids Weiss, louis M and Vossbrinck, Charles R. 1998. Microsporidiosis: molecular and diagnostic aspects.

Ronald, P.H, T.S. McDowell and K. Mukkatira, 2008. Effects of Freezing, Drying, Ultraviolet Irradiation, Chlorine and Quaternary Ammonium Treatment on the Infectivity of Myxospores of Myxobolus cerebralis for Tubifex tubifex. Journal of Aquatic Animal Health 20: 116 – 125.

Tonguthai, K., S. Chinabut, T. Somsiri, P. ChanratChakoo and S. Kanchanakhan. 1999. Diagnostic Procedures for Finish Diseases. Aquatic Animal (Health Research institute (AAHRI). Department of fisheries kasetsart University campus Bangkok, Thailand.

Woo, P.T.K. 1999. Fish diseases and disorders. Volume 1. Protozoa and Metazoan Infection.