Ngày xuất bản: 01-05-2006

Sử DụNG PHÂN HữU CƠ, Bã BùN MíA CảI THIệN DINH DƯỡNG P Và ĐộC CHấT AC ĐếN ĐấT PHèN

Dương Minh Viễn, Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Minh Đông, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Phân hữu cơ ủ từ bã bùn mía được bón trở lại cho đất phèn vùng  trồng mía nguyên liệu chính ở ĐBSCL nhằm cải thiện độc chất Al và dinh dưỡng lân. Trên đất phèn, hàm lượng Al hoạt động, Al trao đổi, Al hòa tan cũng như các thành phần Al khác như Al liên kết với hữu cơ đều giảm đáng kể cùng với tăng lượng bón  phân bã bùn mía. Hầu hết Pi dể tiêu trong phân bã bùn sau khi bón đều chuyển sang Al-Pi và Fe-Pi. Phân bã bùn mía cải thiện được  sinh trưởng của rể bắp trồng trên nền đất phèn nhờ giảm độc chất Al . Kết quả ban đầu cho thấy sử dụng phân bã bùn mía kết hợp với phân NPK có thể tiết kiệm một lượng đáng kể phân vô cơ cho cây mía trên đất phèn so với cách bón truyền thống của nông dân.

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TÁC ĐỘNG VIỆC GIA NHẬP ASEAN VÀ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
Cơ hội và thách thức luôn là những vấn đề quan trọng tồn tại trong quá trình hợp tác, hội nhập song phương lẫn đa phương, tác động đến toàn bộ nền kinh tế cả phạm vi vĩ mô lẫn vi mô. Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong hợp tác và hội nhập đặc biệt từ những năm của thập niên 90, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, là một quốc gia đang phát triển, thiếu kinh nghiệm trong hợp tác và hội nhập, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức và những tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu và dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết cố gắng phác hoạ những vấn đề trên trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) cũng như trong quá trình thực hiện những cam kết liên quan đến Hiệp định Thương mại Việt Nam ? Hoa Kỳ.

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG GIBBERELLIN NỘI SINH VÀ TỈ SỐ C/N ĐẾN SỰ RA HOA CHÔM CHÔM JAVA (NEPHELIUM LAPPACEUM L.)

Trần Văn Hâu,
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu một số yếu tố có liên quan đến sự ra hoa của chôm chôm Java.  Thí nghiệm được thực hiện trên cây chôm chôm trên 20 năm tuổi, trồng tại vườn nông dân ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.  Cây chôm chôm được kích thích ra hoa bằng cách phun paclobutrazol (PBZ) ở các nồng độ khác nhau kết hợp với xiết nước hay phủ gốc bằng plastic.  Hàm lượng các chất có hoạt tính như gibberellin trong lá được ước lượng bằng phương pháp sinh trắc nghiệm trên giống lúa MTL 233.  Đạm nitrate, đường khử và tinh bột được phân tích bằng phương pháp Grandvan-Liaz.  Xác định NO3- bằng quang phổ kế (Spectrophotometer) ở bước sóng 420-460 nm.  Kết quả cho thấy hàm lượng GA3 nội sinh giảm theo tuổi lá và có tương quan nghịch với tỉ lệ ra hoa.  Phun PBZ làm giảm các chất có hoạt tính như GA3 dẫn đến làm tăng tỉ lệ ra hoa.  Sau khi phun PBZ 30 ngày, khi chồi ngọn phát triển hàm lượng nitrate tăng nhưng hàm lượng đường khử và tinh bột không đổi nên tỉ lệ đường và tinh bột trên nitrate giảm.   

Sử DụNG Lá ĐƯớC LàM GIá BáM CHO VI SINH VậT Để LàM GIảM NồNG Độ ĐạM, LÂN TRONG NƯớC TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM

Bùi Thị Nga, Phạm Việt Nữ, Bùi Anh Thư
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên.  Lá Đước được ngâm trong nước biển tự nhiên có độ mặn 5 và 100/00.  Có ba nghiệm thức với 3 lần lặp lại: (1) nước biển tự nhiên-không có lá Đước; (2) nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-không có lá Đước; (3) và nước biển tự nhiên có bổ sung đạm-có lá Đước. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đạm trong nước ở nghiệm thức có bổ sung đạm - không có lá Đước có giảm không đáng kể dao động trong khoảng 1,12-2,19 mg/L; trái lại ở nghiệm thức có bổ sung đạm - có lá Đước giảm có ý nghĩa so với nghiệm thức không có lá (0,9-5,1 mg/L). Khả năng làm giảm đạm của vi sinh vật dị dưỡng bám trên lá Đước khoảng 45 %,  25 % và 9% vào tuần lễ thứ nhất, thứ hai, và thứ ba. Trung bình mỗi ngày 1 gram chất khô lá Đước có thể giảm được 0,029 mgN/L.

ẢNH HƯỞNG BÃ MÍA Ủ UREA HAY MẬT ĐƯỜNG SO SÁNH VỚI RƠM LÊN TỈ LỆ TIÊU HÓA, TĂNG TRỌNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN TRÊN KHẨU PHẦN CỦA BÒ TĂNG TRƯỞNG

Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Võ Minh Gởi, Lưu Hữu Mãnh, Huỳnh Thanh Nông
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng bổ sung bã mía ủ 4% urea và 4% mật đường lên tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) được tiến hành trên 12 bò đực lai hướng sữa F2. Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức (NT) và bốn lần lặp lại.MỗiNT nhận 1 khẩu phần thức ăn thí nghiệm bổ sung rơm (NTI), bã mía ủ urea (NTII) và bã mía ủ mật đường (NTIII). Kết quả thí nghiệm về tăng trọng của NTII và NTIII tương đương nhau (0.52 kg/ngày) và cao hơn có ý nghĩa (P = 0.01) so với NTI (0.42 kg/ngày). Tương tự, HSCHTĂ của NTII và NTIII tương đương nhau (7.9) và thấp hơn có ý nghĩa (P=0.01) so với NT I (9.4). Protein tiêu hóa của NTII và III cao hơn có ý nghĩa NTI. Cả hai bã mía ủ urea hay mật đường đều cải tiến rõ rệt tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và  tỉ lệ tiêu hóa của bò.

HIỆU QUẢ CỦA PHUN BORON TRÊN NĂNG SUẤT CAM SÀNH (CITRUS NOBILIS VAR. TYPICA HASSK.)

Nguyễn Văn Cử, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Các thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của boron lên sự nẩy mầm hạt phấn và năng suất cam Sành. Vườn cam Sành được sử dụng làm thí nghiệm đạt được 4 năm tuổi và có một năm khai thác kinh tế. Phương pháp nghiên cứu dựa trên các thí nghiệm sau: Khảo sát sự nẩy mầm và phát triển ống phấn cam Sành; Hiệu quả của phun boron lên năng suất trái cam Sành; Hiệu quả của thời điểm phun boron lên năng suất trái cam Sành. Kết quả cho thấy boron có hiệu quả trên sự nẩy mầm hạt phấn và năng suất cam Sành. áp dụng boron trên lá ở nồng độ  từ 100 đến 250 ppm đã gia tăng năng suất khi so sánh với đối chứng. áp dụng boron trên lá trước khi ra hoa thì hiệu quả nhiều hơn áp dụng boron sau khi ra hoa. Không có sự khác biệt giữa các loại boron được áp dụng.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHỦNG NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA NỘI ĐỊA TRONG VIỆC PHÒNG TRỊ BỆNH PHYTOPHTHORA PALMIVORA GÂY HẠI SẦU RIÊNG TẠI CẦN THƠ VÀ BẾN TRE

Dương Minh, Hồ Văn Thiệt, Võ Thị Gương, , Lê Phước Thạnh
Tóm tắt | PDF
The experiments were carried out  to select Trichoderma spp. strains were have effective antagonistic ability on durian disease caused by Phytophthora palmivora in theMekongdelta. Đề tài nhằm chọn lọc các chủng nấm đối kháng Trichoderma spp. có hiệu quả phòng trị tốt bệnh Phytopthora palmivora gây hại trên cây sầu riêng tại đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát trên các vườn trồng sầu riêng tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre đã phân lập và chọn được 3/45 chủng nấm Trichoderma spp. đối kháng tốt với 12 chủng nấm bệnh P. palmivora trong điều kiện in-vitro. Việc xử lý bệnh trên vườn sầu riêng ở Ô Môn  do nấm P. palmivora (gây cháy lá, chảy mủ gốc) bằng các chủng nấm Trichoderma spp. đã giúp rễ và lá bệnh phục hồi nhanh sau 53 ngày xử lý và kéo dài đến 150 ngày, khác biệt có ý nghĩa so với sử dụng thuốc trừ bệnh  và đối chứng. Tại Chợ Lách, việc bón phân hữu cơ cho sầu riêng (30 kg/cây) có bổ sung Trichoderma (sản phẩm Tricô-ĐHCT, 5 g/cây) và vôi (1,7 t/ha CaO) đã giúp giảm tỷ lệ bệnh chảy mủ do  P. palmivora. Bón hữu cơ có Trichoderma còn giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng trái sầu riêng.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ MUỐI VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ HÀNH TÍM MUỐI CHUA

Văn Quốc Thanh Thủy, Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
ở nước ta, các sản phẩm rau muối chua thường được chế biến theo phương pháp lên men tự nhiên nên chất lượng sản phẩm không ổn định và thời gian bảo quản ngắn.  Nguyên nhân là do quá trình lên men chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chế độ tiền xử lý nguyên liệu, nồng độ muối, nhiệt độ lên men, nguồn giống.  Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối và nhiệt độ lên men đến chất lượng củ hành tím muối chua được thực hiện.  Quá trình lên men được khảo sát ở hai nhiệt độ 20oC(±2oC) và 30oC (±2oC) với nồng độ muối NaCl thay đổi ở các mức độ 2,5%; 3,0%; 3,5% và 4,0%.  Theo dõi và ghi nhận kết quả sự thay đổi hàm lượng acid (%), hàm lượng muối (%), độ cứng (g lực), pH dịch lên men và màu sắc của sản phẩm.   Sau 15 ngày lên men ở nhiệt độ 30oC (±2oC) trong dung dịch muối NaCl có nồng độ 3,5%, củ hành tím có mùi vị hài hòa, thịt giòn chắc.

KHảO SáT THàNH PHầN HóA HọC CủA TINH DầU TIÊU (PIPER NIGRUM L.) CHIếT XUấT BằNG PHƯƠNG PHáP CARBON ĐIOXIDE LỏNG SIÊU TớI HạN

Phan Nhật Minh, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung, Mai Thành Chí, Bùi Trọng Đạt
Tóm tắt | PDF
Tinh dầu hạt tiêu trồng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, lần đầu tiên được chiết xuất bằng phương pháp CO2lỏng siêu tới hạn. Thành phần hoá học của tinh dầu được phân tích bằng GC và GC/MS. Kết quả cho thấy hàm lượng sesquiterpene cao hơn monoterpene. Khi áp suất đến 110 bar, thu được alkaloid piperine, một chất cay của thành phần nhựa tiêu.

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC MÍA THANH TRÙNG

Lê Mỹ Hồng, Nguyễn Nhật Minh Phương, Nguyễn Minh Chơn, Trần Nguyễn Thanh Phương, Trần Nguyễn Ngọc Hân
Tóm tắt | PDF
Việc chế biến sản phẩm nước mía đóng hộp, đóng chai vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm phong phú thêm mặt hàng nước giải khát, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía cũng như tạo đầu ra ổn định để người nông dân chuyên tâm chăm sóc cây mía.  Nghiên cứu quy trình chế biến nước mía thanh trùng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt và có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  Qua thời gian nghiên cứu, cho thấy: Chần nguyên liệu mía trong nước chứa acid citric 0,1% ở nhiệt độ chần 950C trong thời gian 9 phút, sản phẩm sẽ có màu vàng xanh sáng, ổn định mùi vị tương đối tốt.   Nước mía được phối chế đạt 16 oBrix, pH khoảng 4,1 ? 4,2 với 3% nước dứa ép.  Thanh trùng thành phẩm chứa trong bao bì thủy tinh ở nhiệt độ 950C trong thời gian 2 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 4,66 phút) và thành phẩm chứa trong bao bì sắt tây ở nhiệt độ 950C trong thời gian 4 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 6,52 phút) tạo ra sản phẩm ít thay đổi mùi vị, an toàn thực phẩm và bảo quản được trong thời gian dài.

ẢNH HƯỞNG CỦA PROHEXADIOXIN- CALCIUM LÊN SỰ GIẢM ĐỔ NGÃ Ở LÚA

Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Thị Quế Phương
Tóm tắt | PDF
Đổ ngã là một trong những yếu tố quan trọng giới hạn năng suất lúa vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Đổ ngã có thể được hạn chế bằng cách dùng giống kháng, cân đối dinh dưỡng hợp lý, rút nước giữa mùa hay sử dụng các chất làm giảm chiều cao cây để giảm đổ ngã. Khi ba biện pháp đầu khó thực hiện được hoàn hảo thì việc sử dụng chất làm giảm đổ ngã sẽ phát huy tác dụng. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của prohexadione-Calcium (prohexadione-Ca) kết hợp với việc bón phân kali đã được khảo sát để làm giảm đổ ngã trên giống lúa ST1. Prohexadione-Ca với nồng độ là 10g a.i./ha đã được xử lý trước trổ kết hợp với bốn liều lượng phân kali là 15kg K2O/ha, 30kg K2O/ha, 45kg K2O/ha và 60kg K2O/ha để khắc phục tình trạng đổ ngã. Việc xử lý prohexadione-Ca ở 50 và 65 ngày trước trổ đã làm giảm đổ ngã. Bón phân kali với hàm lượng  45 và 60kg K2O/ha không những làm giảm đổ ngã mà còn làm tăng năng suất lúa trong vụ hè thu. Khảo sát tác động giảm đổ ngã trên lúa của prohexadione-Ca cho thấy có liên quan đến sự giảm chiều cao cây, giảm chiều dài lóng, giảm chiều dài tế bào và gia tăng độ cứng của cây lúa.

HIỆN TRẠNG ĐỘ PHÌ VẬT LÝ CỦA ĐẤT THÂM CANH LÚA Ở XÃ LONG KHÁNH - CAI LẬY - TIỀN GIANG

Trần Bá Linh, Lê Văn Khoa
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá các đặc tính vật lý đất ở vùng lúa thâm canh 3 vụ lúa/năm tại xã Long Khánh - huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy rằng, vùng đất này được đưa vào canh tác lúa mùa từ năm 1967. Việc canh tác lúa 3 vụ/năm được thực hiện từ năm 1980, trong những năm gần đây tăng lên 7 vụ/2 năm. Tập quán canh tác có từ lâu của nông dân vùng này là đốt bỏ rơm rạ sau khi thu hoạch, không bón phân hữu cơ và sử dụng máy cày để làm đất sau mỗi vụ trong điều kiện đất ướt. Điều này có thể dẫn đến sự thoái hoá về mặt Vật lý đất rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng độ phì vật lý của vùng đất này kém.Trong phẫu diện có rất ít rễ tươi được phát hiện ở tầng nén dẽ và tầng đất này phát triển ngay bên dưới tầng đất mặt ở độ sâu 20 - 45 cm, cấu trúc bị phá huỷ, dung trọng khá cao, độ chặt của đất cao, lượng nước hữu dụng thấp là đặc điểm của tầng nén dẽ này. Bắt nguồn từ việc độc canh cây lúa và quản trị đất không thích hợp.

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HEO THỊT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lưu Thanh Đức Hải
Tóm tắt | PDF
Bài viết này nhằm phân tích thực trạng cấu trúc thị trường tiêu thụ và hệ thống kênh phân phối heo thịt Đồng bằng sông Cửu long. Kênh phân phối nội địa được tổ chức khá hiệu quả, cung cấp đúng loại, phẩm cấp heo thịt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương lái heo, lò mổ và người bán lẻ thịt heo có kết quả kinh doanh hiệu quả nhất. Các hoạt động sản xuất và mua bán của người chăn nuôi, thương lái và lò mổ chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong lẫn các tác nhân bên ngoài. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi heo. Việc đề ra các chính sách tích cực như cải tạo giống, kiểm soát chất lượng, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y, chính sách khuyến nông, tiếp thị và thương mại hóa sẽ hỗ trợ đắc lực cho ngành chăn nuôi phát triển.

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SỰ RA HOA CÂY CHÔM CHÔM JAVA (NEPHELIUM LAPPACEUM L.) ĐƯỢC CANH TÁC TẠI CẦN THƠ

Trần Văn Hâu, Châu Trùng Dương
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình ra hoa, đậu trái và phát triển trái chôm chôm làm cơ sở cho việc nghiên cứu qui trình điều khiển chôm chôm ra hoa rải vụ cũng như kỹ thuật làm tăng năng suất và phẩm chất trái chôm chôm.  Khảo sát được thực hiện trên bốn cây chôm chôm 24 năm tuổi tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 6/2004 đến 1/2005.  Kết quả cho phát hoa tăng trưởng nhanh trong tuần thứ hai đến tuần thứ ba và đạt chiều dài 13 cm khi bắt đầu nở hoa sau khi ngưng xiết nước và phủ plastic 30 ngày.  Hiện tượng rụng trái non tập trung ở giai đoạn hai tuần sau khi đậu trái (50%), sau đó giảm dần (30%) và hầu như chấm dứt ở giai đoạn 8 tuần sau khi đậu trái, đạt 11,7 trái/chùm.  Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch từ 15-16 tuần.  Trọng lượng trái tăng nhanh do sự hình thành thịt trái ở giai đoạn 9 tuần sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch.  Quá trình chín của trái xảy ra ở giai đoạn 4 tuần trước khi thu hoạch (tuần thứ 12 sau khi đậu trái), thể hiện bằng sự chuyển màu sắc vỏ trái từ màu ?hoa cà? sang màu đỏ và đỏ đậm khi thu hoạch.

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NH4+, PO43- AND BOD TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÓ TRỒNG THỦY CANH CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIODES L.) VÀ LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES)

Nguyễn Tấn Phong, Lê Việt Dũng, Nguyễn Hữu Chiếm
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm so sánh khả năng xử lý nước thải ô nhiễm từ trại chăn nuôi bằng phương pháp trồng thủy canh cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides L.) và cây Lục Bình (Eichhornia crassipes).  Kết quả ghi nhận cây Lục Bình không sống được sau 8 ngày trồng  trong môi trường nước ô nhiễm hữu cơ với chỉ tiêu BOD bằng 245.8mg/L.  Ngược lại Vetiver phát triển tốt trong điều kiện nước ô nhiễm và làm giảm các chỉ số BOD, Nitrat và Lân hữu cơ.  Các chỉ tiêu theo dõi đặc tính sinh học như phần trăm gia tăng trọng lượng chất tươi, chất khô ở thân, sự hình thành hệ thống rễ và chiều dài rễ cũng gia tăng một cách có nghĩa.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH ĐỘC CANH BA VỤ LÚA VÀ LUÂN CANH HAI LÚA MỘT MÀU TẠI CHỢ MỚI - AN GIANG NĂM 2004-2005

Quan Minh Nhựt
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTThis paper devotes to find out and to measure the household technical efficiency by the two selected farming patterns in Cho Moi District, AnGiangProvince. Along with this, the author tries to make some conclusions from findings more valuable by computation of economies in scale from which we can infer whether scale efficiency existed or not. Moreover, the conclusions are also corroborated through the sampling method for data and hypothesis testing such as randomly sampling method and One-sided generalized likelihood ratio test (LR), respectively. For the cross-sectional data obtained for the 2004/05 agricultural year, Cobb-Douglas stochastic frontier input distance functions (SFIDF) are found to be adequate representations of data. The empirical results indicate that farmers with continuous rice pattern are more technically efficient than farmers with crop rotation pattern.Keywords: Efficiency, technical efficiency, scale efficiency, continuous rice pattern, crop rotation pattern, stochastic frontier input distance functionTitle: A technical efficiency analysis of the monoculture with three rice crops and crop rotation pattern with two rice crops and one cash crop in Cho Moi district, An Giang province in the year 2004-2005

HIỆU QUẢ VI KHUẨN PSEUDOMONAS SPP. TRÊN NĂNG SUẤT VÀ TRỮ LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG CÂY MÍA ĐƯỜNG (SACCHARUM OFFICINARUM L. GIỐNG VĐNL-7) TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN

Cao Ngọc Điệp, Bùi Thị Kiều Oanh
Tóm tắt | PDF
Một thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả vi khuẩn Pseudomonas spp. trên năng suất và lượng đường trong cây mía đường (Saccharum officinarum L.)(giống VĐNL-7) trồng trên đất phèn huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong 2 vụ (2004-2005) liên tiếp. Kết quả cho thấy vi khuẩn Pseudomonas spp. với chất mang là than bùn (phân sinh học) tăng chữ đường trong mía cây ở vụ 1 và tăng năng suất mía cây và lượng đường trong cả 2 vụ; Bón phân sinh học cho cây mía đường giảm được 184 kg N (400 kg urê), 192 kg P2O5 (1200 kg phân supe lân) nhưng vẩn đãm bảo năng suất và lượng đường thu được cao hơn bón phân hóa học nông dân thu lời được từ 37,968 Triệu đến 56,596 Triệu đồng/ha.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DINH DƯỠNG KHOÁNG N, P, K, CA VÀ MG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH BÀO TỬ CỦA NẤM TRICHODERMA

Lê Phước Thạnh, Hứa Hoàng Gia Khương, Dương Minh
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Bảo vệ Thực Vật, trường Đại học Cần Thơ nhằm nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng lên sự phát triển sinh khối và hình thành bào tử của hai chủng Trichoderma T-BM2a và T-OM2a trên môi trường PDA và PDB. Sinh khối và số lượng bào tử của hai chủng Trichoderma đều tăng khi môi trường được bổ sung ammonium sulphate (14; 28; 56 mmol) và ammonium nitrate (14; 28; 56 mmol). Khả năng hình thành bào tử của nấm cũng tăng lên và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng khi trong môi trường PDB có sự hiện diện của urea (14 và 28 mmol).  Bên cạnh đó, potassium phosphate (4 mmol), calcium sulphate (1,25 mmol) và magnesium sulphate (32 mmol) cũng có vai trò tích cực trong sự phát triển và hình thành bào tử của hai chủng nấm Trichoderma T-BM2a và T-OM2a.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ BAO BÌ ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI CÁT HÒA LỘC

Nguyễn Nhật Minh Phương, Lâmthịviệt Hà, Võ Xuân Minh Đăng, Lý Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
Sử dụng nhiệt độ thấp và lựa chọn bao bì phù hợp trong tồn trữ trái xoài cát Hòa Lộc sau thu hoạch là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này. Trái xoài được thu hoạch ở độ tuổi từ 95-100 ngày (được tính từ sau khi hoa nở). Các khoảng nhiệt độ tồn trữ : 8-10oC, 10-12oC, 12-14oC (RH ? 50%) kết hợp việc sử dụng bao LDPE (25.10-2 x 35.10-2 x 5.10-6 m) đục lỗ. Tỷ lệ đục lỗ: 0,3%, 0,5%, 1% và 1,5% (so với tổng diện tích bao bì). Các lỗ được bố trí đều đặn ở hai bên mặt của bao bì với các đường kính lỗ tương ứng 1mm, 2mm, 3mm, 4mm và 5mm. Kết quả cho thấy nhiệt độ tồn trữ thích hợp từ 10-12oC (RH ? 50%) trong bao bì LDPE.  Việc tạo ra các lỗ có đường kính 3mm trên bề mặt bao bì với tỷ lệ đục lỗ 0,5% cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn sự đọng ẩm nhưng làm tăng hao hụt khối lượng trái xoài (13,11%). Trái xoài có thể giữ được chất lượng và giá trị cảm quan đến 32 ngày.

PHÁT TRIỂN THỂ TIỀN CỦ TỪ MÔ LÁ NON TRONG VI NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.)

Nguyễn Thị Kim Huê, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định hiệu quả chất điều hòa sinh trưởng và vị trí trên mô lá non phát sinh thể tiền củ (protocorm- like body). Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng thao tác vô trùng mẫu cấy đạt 78% mẫu sạch. Mầm ngủ của phát hoa có thể phát sinh chồi trong ống nghiệm với tỉ lệ tạo chồi dinh dưỡng 21,9%, chồi sinh sản 46,9%. Sự tạo thể tiền củ từ mô lá non của ba giống lan Phalaenopsis PKH, PRM và PWR trên môi trường KH1 có các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau. Hai giống PKH và PWR đều phát sinh thể tiền củ ở các môi trường có 2,4-D (0,25 mg/l) và NAA (0,25 mg/l) theo thứ tự. Giống PRM không phát sinh thể tiền củ. Vị trí gốc lá cho tỉ lệ tạo tiền củ cao nhất. Môi trường (Lindemann, 1967) có bổ sung BA 3,25 mg/l và NAA 0,2 mg/l có hiệu quả nhân chồi tốt nhất. Cây lan sinh trưởng tốt trong môi trường KH3 được bổ sung 100 g chuối Xiêm.

TUYỀN CHỌN NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH ĐƯỜNG HÓA CAO TỪ MEN RƯỢU XUÂN THẠNH

Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Huỳnh Xuân Phong, Ngô Thị Phương Dung, Nguyễn Phương Linh
Tóm tắt | PDF
Nhằm góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng rượu Xuân Thạnh, thực hiện đề tài này nhằm tuyển chọn được những dòng nấm mốc có hoạt tính đường hóa cao trong các viên men rượu Xuân Thạnh đã được Viện NC&PT CNSH thu thập. Tổng số mật số nấm mốc, nấm men và vi khuẩn theo thứ tự là 6,3 ? 8,5; 5,8 ? 8,3 và 3,6 ? 6,4 Log cfu/g trọng lượng khô của viên men, bên cạnh đó cũng đã phân lập được 43 dòng nấm mốc từ các viên men trên. Sau đó, 43 dòng nấm mốc này được khảo sát khả năng phân giải tinh bột và đã chọn được 9 dòng có khả năng phân giải tinh bột cao nhất với độ tin cậy 95%. Tuyển chọn được 3 dòng nấm mốc có khả năng đường hóa cao nhất với hàm lượng glucose đạt đến 36 ? 37% (w/v) ở độ tin cậy 95%. Các dòng nấm mốc tuyển chọn được định danh sơ bộ thuộc giống Rhizopus thuộc giống Zygomycetes và Mucorales.    

ẢNH HƯỞNG CỦA PH VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ HÓA NÂU GÂY RA BỞI ENZYME PEROXIDASE TỪ HỘT SEN

Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Phương Thúy
Tóm tắt | PDF
Hột sen thường hóa nâu nhanh chóng,sau khi được bóc vỏ. Phản ứng hóa nâu này do hai nguyên nhân cơ bản. Nguyên nhân thứ nhất không do enzyme gây ra. Nguyên nhân thứ hai là do enzyme peroxidase (POD). Để làm sáng tỏ ảnh hưởng gây hóa nâu do enzyme trên hột sen, hoạt tính tương đối của enzyme đã được khảo sát dựa theo nguyên tắc của phản ứng giữa guaiacol và H2O2 để tạo thành tetraguaiacol có màu nâu tím. Hoạt tính tương đối của enzymeđược tính bằng tốc độ tạo thành tetraguaiacol thông qua sự gia tăng độ hấp thu sau mỗi phút được đo bằng máy quang phổ ở bước sóng 470nm.  Các dung dịch enzyme được trích ở các mức pH khác nhau từ 3,5 đến 8,5 và xử lý nhiệt từ 300C đến 800C trong 5 phút. Kết quả cho thấy enzyme POD trong hột sen hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 300C và trong dung dịch đệm phosphate có pH= 6. Hệ enzyme này bất hoạt hoàn toàn ở nhiệt độ từ 700C trở lên. ở pH 3,5 và 8,5 hoạt động của enzyme rất yếu.

MộT Số KếT QUả NGHIÊN CứU THàNH PHầN HóA HọC CủA TINH DầU Và FLAVONOID TRONG CÂY Cỏ LàO

Ngô Quốc Luân, Nguyễn Ngọc Hạnh, Lâm Thanh Phong
Tóm tắt | PDF
Tinh dầu và dịch chiết ethyl acetate của cây Cỏ Lào mọc tại tỉnh Phú Yên được khảo sát bằng phương pháp sắc ký khí và sắc ký khí ghép khối phổ.  Từ dịch chiết ethyl acetate, chúng tôi đã cô lập 1 chalcone là Odoratin và 1 flavonol.  Cấu trúc được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại và so sánh với tài liệu đã công bố.  Lần đầu tiên, các flavonoid trên được thử hoạt tính kháng vi sinh vật.

NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CHUNG TRONG LUẬT HÔN VIỆT NAM-LUẬT DÂN SỰ PHÁP

Đoàn Thị Phương Diệp
Tóm tắt | PDF
Vấn đề tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là lĩnh vực luôn xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, đặc biệt là khi giữa vợ chồng đã phát sinh các mâu thuẫn. Một nguyên tắc góp phần giải quyết tốt các tranh chấp này mới được ghi nhận trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (nguyên tắc này chưa tồn tại trong các luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986), đó là ô nguyên tắc suy đoán tài sản chung ằ. Nguyên tắc này được phân tích dưới góc độ so sánh với luật Dân sự của Pháp.

ĐỘNG HỌC SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC KHÓM Ở CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN XỬ LÝ KHÁC NHAU

Trần Thanh Trúc, Dương Thị Thúy Oanh, Lý Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Mười
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình tiền xử lý đến sự cải thiện cấu trúc của khóm đã được tiến hành để quả không bị mềm hoặc dai khi chế biến.  Động học thay đổi cấu trúc của khóm được khảo sát khi xử lý khóm theo 3 mức nhiệt độ (50, 55 và 60oC) ứng với 3 mức thời gian (10, 20 và 30 phút), kết hợp ngâm khóm trong dung dịch 0,5% CaCl2.   Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ cải thiện cấu trúc của khóm tùy thuộc vào việc áp dụng các chế độ tiền xử lý nhiệt khác nhau, trong đó giá trị độ cứng của sản phẩm là cao nhất khi xử lý nhiệt ở 55o C trong 10 phút. Sự cải thiện cấu trúc khóm tốt nhất khi kết hợp chế độ tiền xử lý nhiệt với ngâm trong dung dịch CaCl2 và ngược lại. Động học sự thay đổi cấu trúc của khóm ở các quá trình tiền xử lý khác nhau tuân theo phương trình chuyển đổi một phần (fractional conversion model).