Ngày xuất bản: 01-05-2012

KHảO SáT MầM BệNH TRÊN Cá LóC (CHANNA STRIATA) NUÔI AO THÂM CANH Ở AN GIANG Và ĐồNG THáP

Phạm Minh Đức, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Tuấn
Tóm tắt | PDF
Bệnh cá luôn là vấn đề cần quan tâm trong nuôi trồng thủy sản khi hình thức thâm canh hóa ngày càng phổ biến. Nghiên cứu này nhằm khảo sát một số mầm bệnh thường xuất hiện trên cá lóc nuôi thâm canh trong ao tại An Giang và Đồng Tháp. Tổng số 296 mẫu cá đã được thu trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010 với các dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, giảm ăn, nhớt nhiều trên thân, xuất huyết, đốm trắng, vây tưa. Kết quả đã xác định được 23 giống ký sinh trùng, 4 giống vi nấm và 4 giống vi khuẩn xuất hiện trong suốt chu kỳ nuôi cá lóc thâm canh. Trong đó, 6 giống ký sinh trùng (Henneguya, Chilodonella, Epistylis, Tripartiella, Gnathostoma, Capillaria) mới được ghi nhận ký sinh trên cá lóc đen nuôi ao đất thâm canh. Các giống vi nấm chỉ xuất hiện ở 3 tháng nuôi đầu tiên, đặc biệt vi nấm Achlya duy nhất xuất hiện ở tháng nuôi thứ 1 và 3 giống vi nấm còn lại là Acremonium, Fusarium và Geotrichum mới được phân lập lần đầu tiên trên cá lóc nuôi thâm canh. Vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella, Streptococcus và Pseudomonas có tần suất xuất hiện từ cao đến thấp lần lượt là 54,3%, 17,3%, 14,8%  và 13,6%.

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC CÁ THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA) GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ GIỐNG

Lã Ánh Nguyệt
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011 tại khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ bằng các phương pháp thông thường đang được ứng dụng rộng rãi khi nghiên cứu sinh học cá. Đối tượng xác định là cá thát lát còm từ 1 đến 50 ngày tuổi. Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học của cá là 11,60C. Thời gian dinh dưỡng noãn hoàng kéo dài đến ngày tuổi thứ 10. Ngưỡng nhiệt độ dưới và trên có các giá trị tương ứng là 10,1 ? 110C  và 41 ? 41,70C. Theo ngày tuổi, ngưỡng oxy của cá tăng dần từ 0,53 đến 0,77 mgO2/L và cường độ hô hấp giảm dần theo ngày tuổi từ 2,23 đến 0,29 mgO2/g.giơ?. Ngưỡng pH trên của cá không khác biệt theo ngày tuổi (pH = 10,5) nhưng ngưỡng pH dưới thì có xu hướng giảm dần theo giai đoạn phát triển (từ 4,5 ở cá 1 ngày tuổi đến 3,5 ở cá 50 ngày tuổi). Ngưỡng độ mặn của cá tăng, từ 1 đến 20 ngày tuổi là 11? và của cá từ 30 đến 50 ngày tuổi là 12?.

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN CỦA TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) CẢM NHIỄM VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương, Lê Hữu Thôi
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch tự nhiên của tôm càng xanh cảm nhiễm với vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) trong điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện. Tôm thí nghiệm được tiêm WSSV tương ứng với 3 nồng LD50, LD50.10-2, LD50.10-4 và một nghiệm thức đối chứng tiêm PBS. Tôm khỏe được tiêm WSSV vào đốt bụng thứ hai và mẫu máu được thu vào các ngày 0, 1 ,3, 5, 10, 15 để phân tích tổng tế bào máu, định loại bạch cầu, hoạt tính của phenoloxidase, superoxide dismutase và khả năng tạo ra hợp chất kháng khuẩn superoxide anion ( 12O2-"> ). Kết quả cho thấy tổng tế bào máu ở tất cả các nghiệm thức cũng như các lần thu mẫu không có sự khác biệt. Bạch cầu có hạt giảm dần đến ngày thứ 5 sau khi tiêm, sau đó tăng trở lại và bạch cầu không hạt thì tăng, sau ngày thứ 5 thì giảm. Hoạt tính của phenoloxidase và khả năng tạo superoxide anion cao hơn có ý nghĩa, nhưng hoạt tính của superoxide dismutase thấp hơn so với trước khi tiêm và so với đối chứng.

MÔ PHỎNG XÂM NHẬP MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI TÁC ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỰ SUY GIẢM LƯU LƯỢNG TỪ THƯỢNG NGUỒN

Trần Quốc Đạt, Kanchit Likitdecharote, Nguyễn Hiếu Trung
Tóm tắt | PDF
Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn ở đồng bằng sông Cửu Long và nó có xu hướng trầm trọng hơn trong tương lai do mực nước biển dâng và lưu lượng từ thượng nguồn suy giảm. Trong nghiên cứu này, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11. Mô hình được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005. Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 1998 được chọn kịch gốc so sánh với bốn kịch bản xâm nhập mặn vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên kịch bản CRES B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông nghiệp không đổi. Hai kịch bản đầu là khi mực nước biển dâng 14 cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 11% và 22%. Kịch bản số ba và bốn là khi mực nước biển dâng 20cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 15%. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ mặn 2.5g/l xâm nhập 14km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra xâm nhập mặn củng tác đông hầu hết các dự án ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÙNG ĐẤT PHONG HÓA TẠI CHỖ HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Thùy Dương
Tóm tắt | PDF
Huyện Tri Tôn tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long với phần lớn diện tích đất là đồi núi nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Việc xác định được các trở ngại trong canh tác là vấn đề quan trọng góp phần cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai hợp ly, hiệu quả trong vùng. Qua kết quả khảo sát đất tại 3 điểm điển hình và điều tra 60 hộ nông dân tại vùng nghiên cứu cho thấy các trở ngại chính trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: canh tác chủ yếu nhờ vào nước mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở vùng đất cao và bị ngập lũ sâu ở vùng ruộng thấp; làm đất bằng sức kéo; bón phân vô cơ chưa cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. Do đó, tăng cường công tác khuyến nông; xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao là các hoạt động cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả các mô hình canh tác và khai thác tiềm năng sử dụng đất, giúp cho việc sản xuất nông nghiệp được bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương trong vùng đất Bảy núi thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang. ListenRead phonetically

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN CHU KỲ LỘT XÁC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)

Đỗ Thị Thanh Hương, Cao Châu Minh Thư
Tóm tắt | PDF
Độc tính của nitrite đã được tổng hợp nhiều trong nuôi cá nhưng rất ít đối với tôm. Trong thí nghiệm này, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) giai đoạn 9,69±1,04 g; 9,87±0,48 cm được cho tiếp xúc riêng với nitrit (NO2-) để xác định gíá trị LC50-96 giờ. Tỉ lệ sống, tăng trưởng, chu kỳ và số lần lột xác của tôm được xác định khi cho tôm tiếp xúc nitrit ở các nồng độ 0 mg/L (đối chứng), 1,4 mg/L; 2,81 mg/L; 8,04 mg/L và 14,1 mg/L. Các thí nghiệm được thực hiện trong bể composite có phân thành 6 ngăn riêng. Mỗi tôm được bố trí ngẫu nhiên vào mỗi ngăn của bể. Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày nhằm cung cấp những số liệu sinh học cho việc cải tiến kỹ thuật nuôi đạt hiệu quả. Tôm càng xanh (9,69±1,04 g; 9,87±0,48 cm) nhạy cảm với nitrit, giá trị LC50-96 giờ của nitrit ảnh hưởng lên tôm là 28,08 mg/L NO2-N. Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của tôm được nuôi ở nồng độ nitrit 2,81 mg/L; 8,04 mg/L và 14,1 mg/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p

HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO NỀN CÁT VẬN HÀNH VỚI MỨC TẢI NẠP THỦY LỰC CAO

Ngô Thụy Diễm Trang, Hans Brix
Tóm tắt | PDF
Bài viết này mô tả tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống bãi lọc trồng sậy qui mô nhỏ trong việc xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, với kết quả là nước thải đầu ra của hệ thống có chất lượng tốt. Hệ thống đất ngập nước kiến tạo nền cát trồng Sậy có dòng chảy ngầm ngang (HSSF CWs) được xây dựng tại khu 1, Đại học Cần Thơ. Hệ thống được vận hành với hai mức tải nạp thủy lực (HLRs) là 31 và 62 mm/ngày. Khả năng xử lý TSS, lân hòa tan (PO4-P) và lân tổng (TP) là rất hiệu quả và không đổi cho cả hai mức HLRs với hiệu suất xử lý trung bình tương ứng khoảng 94, 99 và 99%, trong khi đó hiệu suất xử lý nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng đạm Kjeldahl (TKN) và đạm amôn (NH4-N) giảm khi HLR tăng, và có giá trị trung bình nằm trong khoảng tương ứng là 47-71, 68-84, 63-87 và 69-91%. Kết quả cho thấy bằng cách sử dụng HSSF CWs trong việc xử lý nước thải sinh hoạt là phương pháp khả thi. Chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống ở mức HLR cao 62 mm/ngày (tương đương 1200 L/ngày) đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép xả thải vào nguồn    nước mặt.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung, Võ Minh Thế
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn tự nhiên (bổ sung gián tiếp) hoặc vào bể nuôi (bổ sung trực tiếp) trong quá trình ương nghêu. Nghêu giống Bến Tre với chiều dài 11.85± 0.33mm được bố trí vào bể 100L với mật độ 40 con/bể. Thức ăn sử dụng là tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh cá rô phi với mật độ 10000 tb/ml. Chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus subtillis và Lactobacillus acidophilus được bổ sung với lượng 0.5mg/L với chu kỳ 7 ngày/lần. Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của nghêu đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung trực tiếp chế phẩm sinh học (98.33%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (P

SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT NỔI TRÊN RẠCH CÁI KHẾ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔ

Dương Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sự phân bố của động vật nổi trên rạch Cái Khế được tiến hành hàng tuần từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 vào lúc nước lớn và nước ròng trong ngày. Kết quả cho thấy số loài trùng bánh xe và động vật nguyên sinh tăng dần khi đi từ sông Hậu vào sâu trong rạch Cái Khế. Trùng bánh xe chiếm từ 51% - 100% trong tổng số loài, riêng loài Filinia longiseta luôn xuất hiện ở tất cả các đợt thu mẫu và các điểm đã khảo sát. Lớp phụ Giáp xác chân chèo có rất ít loài và ít xuất  hiện. Số lượng động vật nổi biến động từ 11334 ct/m3 đến 845405 ct/m3, trong đó trùng bánh xe  chiếm 11% - 100%. Đặc biệt ở điểm cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi ô nhiễm nhất, có loài Filinia longiseta luôn xuất hiện với tỉ lệ từ 45,3% - 93,5% trong tổng số lượng động vật nổi.

CHUẨN HÓA QUI TRÌNH PCR PHÁT HIỆN VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI, AEROMONAS HYDROPHILA VÀ FLAVOBACTERIUM COLUMNARE TỪ MÁU CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Trần Nguyễn Diễm Tú, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Qui trình chiết tách DNA từ máu cá tra và các qui trình PCR phát hiện các loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila và Flavobacterium columnare được chuẩn hóa và ứng dụng. Qui trình PCR phát hiện E. ictaluri cho sản phẩm PCR đặc hiệu là 407 bp với độ nhạy phát hiện là 4.5x104 CFU/ml vi khuẩn trong 100 ml máu cá. Qui trình PCR phát hiện A. hydrophila cho sản phẩm PCR đặc hiệu là 209 bp với độ nhạy phát hiện là 4.5x106 CFU/ml vi khuẩn trong 100 ml máu cá. Qui trình PCR phát hiện F. columnare cho sản phẩm PCR đặc hiệu là 504 bp với độ nhạy phát hiện là 4.5x103 CFU/ml vi khuẩn trong 100 ml máu cá. Các qui trình trên được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn tương ứng trong mẫu máu cá cảm nhiễm vi khuẩn. Kết quả cho thấy các qui trình có thề phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu mẫu máu cá tra nhiễm khuẩn nhưng vẫn giữ sống mẫu xét nghiệm.

TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HẤP DẪN NGOÀI ĐỒNG CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB.

Phạm Kim Sơn, Lê Văn Vàng, Châu Nguyễn Quốc Khánh
Tóm tắt | PDF
Pheromone giới tính của sùng khoai lang (Cylas formicarius Fab.), hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate (Z3-12:E2) được tổng hợp bằng con đường thông qua phản ứng Wittig với các chất phản ứng ban đầu là 1,3-propanediol và 1-nonanal. Trong đánh giá ngoài đồng, Z3-12:E2 ở các nồng độ thử nghiệm 0,1, 0,3, 0,5, 0,7 và 1,0 mg cho hiệu quả hấp dẫn sùng đực tương đương nhau với số lượng sùng vào bẫy cao và khác có ý nghĩa so với đối chứng. Mặt khác, số lượng sùng được vào bẫy ở nghiệm thức Z3-12:E2 (0,3 mg) chưa tinh lọc là không khác biệt ý nghĩa so với số lượng sùng vào bẫy ở các nghiệm thức Z3-12:E2 (0.3 mg) đã được tinh lọc.

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB., TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Huỳnh Thị Ngọc Linh, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Lê Văn Vàng, Phạm Kim Sơn, Nguyễn Thị Huyền Trang
Tóm tắt | PDF
Một số điều kiện tối ưu cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang (SKL) đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Trong các loại dung dịch thử nghiệm, nước xà phòng cho hiệu lực giết SKL tốt nhất và thích hợp nhất cho việc làm bẫy nước. Các kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy tuýp cao su nội địa và bẫy nước có khả năng thay thế tốt cho tuýp cao su ngoại nhập và bẫy dính trong việc điều chế mồi pheromone và bắt giữ sùng. ở khía cạnh khác, độ cao đặt bẫy, với vị trí cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giồng khoai 100 cm và màu sắc bẫy (xanh dương và vàng) thì không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn đối với SKL của mồi pheromone.

KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC Ở TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐC NHƯỢC TRƯƠNG

Võ Thị Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xử l?ý tế bào thực vật bằng citrate natri (C6H5Na3O7) 0,4% trong thời gian   30 - 60 phút  (tùy loài) trước thời điểm phân bào tối ưu để thực hiện tiêu bản hiển vi đã có hiệu quả gây sốc nhược trương tế bào rễ non, lá non, rễ mầm và lá mầm của một số thực vật như chuối nhà (Musa paradisiaca L.), dưa hấu lai F1 TN736 tiểu hắc long hạt lép, hành ta (Allium ascalonicum L.), hành tây (Allium cepa L.), đậu hà lan (Pisum sativum L.) và 9 loài thực vật thuộc họ ráy (Araceae). ở tế bào sinh dưỡng của động vật như não, tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm (Drosophila sp.) được xử lý bằng NaCl 0,5% và tế bào sinh dục của châu chấu đực (Acrida Linnaeus, 1758) được xử lý bằng NaCl 0,4% trước khi cố định và nhuộm bằng phẩm nhuộm aceto-carmine 1% trong thời gian 10 phút cũng gây được sốc nhược trương tế bào. Số lượng nhiễm sắc thể của loài nghiên cứu đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi gây sốc nhược trương trong dung dịch có nồng độ thấp và thời gian kéo dài làm nhiễm sắc thể biến dạng, tế bào vỡ và lạc nhiễm sắc thể.

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM MŨ NI (THENUS ORIENTALIS) VỚI CÁC CHẾ ĐỘ CHO ĂN KHÁC NHAU

Trần Ngọc Hải, Trần Minh Nhứt, Trần Nguyễn Duy Khoa
Tóm tắt | PDF
Tôm mũ ni (Thenus orientalis) là một trong những loài hải sản có giá trị trên thế giới. Trong vòng đời, giai đoạn ấu trùng sống phiêu sinh của tôm mũ ni thường kéo dài và phức tạp. Do đặc điểm này cùng với ấu trùng mỏng mảnh và yếu nên ương nuôi ấu trùng tôm mũ ni trong điều kiện nhân tạo thường gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ương ấu trùng tôm mũ ni trong bể (50L, độ mặn 30%o) bằng các chế độ cho ăn khác nhau. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức cùng cho ăn Artemia nhưng bổ sung thêm thịt sò huyết ở các ngày ương khác nhau, từ (1) ngày đầu; (2) ngày thứ 3; (3) ngày thứ sáu và (4) không bổ sung (đối chứng). Kết quả cho thấy ấu trùng ở nghiệm thức 1 có tỷ lệ sống cao nhất, thời gian sống dài nhất (26 ngày) và tăng trưởng tốt hơn so với ấu trùng ở các nghiệm thức khác. ở nghiệm thức 4, ấu trùng chỉ sống được 9 ngày. Tuy ấu trùng Phyllosoma chưa biến thái thành hậu ấu trùng Nisto nhưng thí nghiệm này đã cung cấp một số thông tin quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo để ương ấu trùng tôm mũ ni được hoàn thiện hơn.

Sự TạO PHÔI SOMA Và TáI SINH CHồI TRE RồNG (DENDROCALAMUS GIGANTEUS WALL. EX MUNRO) Từ NUÔI CấY LớP MỏNG Tế BàO

Lê Văn Hòa, Phan Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Văn Ây
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ?Sự tạo phôi soma và tái sinh chồi tre Rồng (Dendrocalamus giganteus Wall. ex Munro) từ lớp mỏng tế bào của thân chồi non in vitro? đã được tiến hành tại Phòng nuôi cấy mô của Bộ môn Sinh Lý - Sinh Hoá, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 02/2010 đến tháng 04/2011. Kết quả đã đạt được như sau: (i) Nuôi cấy lớp mỏng tế bào của thân chồi non in vitro trên môi trường MS bổ sung NAA 2 mg/l kết hợp với 2,4- D 7 mg/l cho hiệu quả tạo mô sẹo cao (81,34%) và mô sẹo cứng chắc cao nhất (64,77%) sau 8 tuần nuôi cấy; (ii) Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của mô sẹo là môi trường MS + NAA 2 mg/l kết hợp với 2,4-D 7 mg/l; (iii) Sự tạo phôi soma (và tái sinh chồi cây tre Rồng) từ mô sẹo trên môi trường MS bổ sung TDZ 0,01 mg/l đạt được 33,33% vào thời điểm 3 tuần sau khi cấy, các chồi trong môi trường này sinh trưởng và phát triển tốt.

TỐI ƯU HÓA VÀ ỨNG DỤNG QUI TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN Ở TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII)

Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương, Lê Hữu Thôi
Tóm tắt | PDF
Các qui trình xác định một số chỉ tiêu miễn dịch tự nhiên trên tôm càng xanh được thực hiện có điều chỉnh. Các qui trình này bao gồm: (1) qui trình xác định tổng bạch cầu và định loại bạch cầu trong máu tôm bằng buồng đếm hồng cầu và nhận dạng được hai loai tế bào bạch cầu có hạt và không hạt; (2) các qui trình xác định hoạt tính của  phenoloxidase, respiratory burst và superoxide dismutase trên cơ sở tạo ra các phức hợp màu và hấp thụ ở các bước sóng tương ứng 490 nm, 630 nm và 560 nm. Các qui trình sau khi chuẩn hóa được ứng dụng để xác định đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở tôm càng xanh cảm nhiễm vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV). Kết quả phân tích cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa (P < 0.05) của các loại bạch cầu, hoạt tính của phenoloxidase, hoạt tính respiratory burst và superoxide dismutase. Vì thế, các qui trình có thể được ứng dụng để nghiên cứu đáp ứng miễn dịch trên tôm.

KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẠM, LÂN HỮU CƠ HÒA TAN TRONG NUỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA CỦA LỤC BÌNH (EICHHORINA CRASSIPES) VÀ CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIOIDES)

Châu Minh Khôi, Nguyễn Văn Chí Dũng, Châu Thị Nhiên
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng giúp xử lý ô nhiễm đạm (N) và lân (P) hữu cơ hòa tan trong nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của lục bình (Eichhornia crassipes) và cỏ vetiver (Vetiver zizanioides). Lục bình và cỏ vetiver được trồng trong môi trường được cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khoa?ng. Tuy nhiên, N khoa?ng hoặc P khoa?ng được thay thế bằng hợp chất hữu cơ N-Glycine hoặc P-Glucose 1-phosphate. Khả năng giúp giảm thiểu N và P hữu cơ hòa tan của lục bình và cỏ vetiver được đánh giá dựa vào tốc độ giảm N và P hữu cơ hòa tan theo thời gian. Kết quả xử lý ô nhiễm N và P hữu cơ của lục bình và cỏ cũng được kiểm chứng bằng cách trồng các thực vật này trong nước thải được lấy trực tiếp từ ao nuôi cá tra. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai thực vật này đều phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng được thay thế N khoa?ng bằng Glycine hoặc P khoa?ng bằng Glucose 1-phosphate. Sau 1 tháng trồng, nghiệm thức trồng lục bình giảm 88 % N hữu cơ và 100 % P hữu cơ. Tương tự, trồng cỏ vetiver giảm 85 % N hữu cơ và 99 % P hữu cơ. Khi trồng lục bình và cỏ vetiver trực tiếp trong nước được lấy từ các ao nuôi cá tra cho thấy hàm lượng N và P hữu cơ gần như giảm 100% sau 1 tháng trồng.

ĐIềU TRA TìNH HìNH NHIễM VI KHUẩN LEPTOSPIRA TRÊN ĐàN Bò SữA, CHó Và CHUộT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THUỷ SảN SÔNG HậU

Lý Thị Liên Khai
Tóm tắt | PDF
Đề tài được nghiên cứu trên đàn bo? sư?a, cho? va? chuô?t tại tra?i chăn nuôi và quanh khu vư?c cu?a công ty cổ phần thuỷ sản Sông Hậu bă?ng phương pha?p vi ngưng kê?t vơ?i 23 chu?ng kha?ng nguyên Leptospira. Tỷ lệ nhiễm Leptospira ở trại chăn nuôi bò sữa cao nhất tìm thấy trên chuột (55,55%), kế đến là chó (40,46%) và thấp nhất ở đàn bò sữa (22,61%). Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bo? và chó không phụ thuộc vào lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên cho? và chuô?t không phụ thuộc vào giới tính.  Ơ? bo? phâ?n lơ?n mâ?u dương ti?nh ơ? hiê?u gia? tư? 1:100 đến 1:400, 1:100 đến 1:200 ơ? chuô?t, 1:100 phô? biê?n ơ? cho?. Số chủng Leptospira nhiễm nhiều nhất (22 chủng) phát hiện trên chuột, ở bò (16 chủng), chó (11 chủng). Tất cả các chủng Leptospira phổ biến trên bò sữa và chó đều có trên chuột. Các chủng Leptospira nhiễm ghép trên cùng một cá thể rất đa dạng và phong phú, chuột nhiễm ghép từ 2 -6 chủng, bò và chó chỉ nhiễm ghép 2 đến 3 chủng. Trong 22 chủng, có 9 chủng đồng thời cùng được phát hiện trên bò sư?a, chó và chuột. Chuột là vật có khả năng mang và bài thải mầm bệnh Leptospira, đặc biệt đáng chú ý là 6 chủng: L. bataviae bataviae Van Tienen, L. ballum castellonis castellon 3, L. pyrogenes pyrogenes Salinem,  icterohaemorrhagiae Tonkini LT9668, L. sejroe hardjo Hardljoprajitno, L. tarassovi tarassovi Mitis Johnson. Chuột có thể là nguồn làm lây nhiễm Leptospira cho bo? va? chó trong tra?i bò sữa với hệ số tương quan R2 (0,77).

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT VÀ HƯƠNG

Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Nguyễn Thế Quyên
Tóm tắt | PDF
Cá Tra là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao hiện nay của nước ta. Dưới tác động của xâm mặn diễn ra ngày càng rõ nét nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến đời sống của cá tra. Báo cáo này trình bày khả năng chịu đựng của trứng và cá bột ở các độ mặn khác nhau. Thí nghiệm tiến hành sau khi trứng cá tra được thụ tinh nhân tạo, trứng được cho ấp trong các độ mặn tương ứng 0? (đối chứng), 1?, 3?, 5?, 7?, 9?, 11?, 13?, 15?, 17? và 19?. Nhằm theo dõi thời gian phát triển phôi, thời gian nở và tỉ lệ nở. Sau khi trứng nở ra cá bột, cá được bố trí vào bể 0,5 m3 tiếp tục ương đến 02 tháng tuổi trong cùng điều kiện độ mặn lúc ấp trứng và kiểm tra khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phôi cá tra có thể phát triển và nở được đến độ mặn 11?, thời gian phát triển phôi kéo dài khi độ mặn tăng từ 0 - 11? (23 ? 38 giờ), tỉ lệ nở của cá giảm dần trong môi trường từ 0 đến 11? (68,54 -  25,87%). ASTT trung bình của máu cá tăng dần từ nước ngọt 0? (225 ± 42,68 mOsm/kg) đến độ mặn 23? (506 ± 43,76 mOsm/kg), điểm đẳng áp là 9? (283 ± 34,66 mOsm/kg). Ion Cl-, Na+ tăng dần khi độ mặn tăng từ 0 - 23? (91 ? 218 mM/L, 71 - 163 mM/L theo thứ tự), ion K+ trong máu cá luôn cao hơn so với nồng độ ion K+ trong môi trường nước.

KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM CủA CHủNG VI KHUẩN AZOSPIRILLUM LIPOFERUM R29B1 Có KếT HợP CáC LIềU LƯợNG PHÂN ĐạM KHáC NHAU LÊN Sự SINH TRƯởNG Và NăNG SUấT TRÊN CÂY LúA TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI

Nguyễn Hữu Hiệp, Lâm Bạch Vân, Ngô Ngọc Hưng
Tóm tắt | PDF
Để tăng trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao cây lúa cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng quan trọng nhất là chất đạm. Việc sử dụng phân hóa học ở mức độ cao làm cho đất canh tác bạc màu và chai cứng. Thêm vào đó việc sử dụng phân bón dư thừa gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhằm hạn chế vấn đề trên, đồng thời cùng với xu hướng tiến tới nền nông nghiệp sinh học bền vững, thí nghiệm này cần được thực hiện với mục đích xác định khả năng cố định đạm của dòng vi khuẩnAzospirillumlipoferumR29B1 nhằm đánh giá khả năng cải thiện sinh trưởng và phát triển của dòng vi khuẩn này trên cây lúa. Kết quả cho thấy việc chủng vi khuẩn và bón 50N cho các chỉ tiêu về thành phần năng suất khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và tương đương với nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 100N khi thực hiện thí nghiệm trong nhà lưới.

ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TIÊU HAO OXY VÀ NGƯỠNG OXY CỦA CÁ CHÉP (CYPRINUS CARPIO)

Nguyễn Thúy Liễu, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên tăng trưởng, tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá chép (Cyprinus carpio) được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm về tăng trưởng được thực hiện ở 3 mức oxy bão hòa khác nhau là 20%, 50% và 80% trong 9 bể composit 1 m3 (3 lần lặp lại mỗi nghiệm thức); cỡ cá ban đầu 25,7±0,21 g/con; mật độ 40 cá/bể; và thời gian thí nghiệm là 2 tháng. Hàm lượng oxy hòa tan được điều chỉnh tự động bằng hệ thống oxy Guard. Thí nghiệm tiêu hao oxy và ngưỡng oxy được áp dụng phương pháp bình kín 2 vòi; thí nghiệm thực hiện ở 3 mức oxy bão hòa như trên và mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần; hàm lượng oxy được điều chỉnh bằng máy đo oxy YSI và bình khí nitơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở hàm lượng oxy 80% bão hòa thì tăng trưởng của cá cao nhất (0,43 g/ngày), đồng thời hệ số FCR ở mức thấp nhất (2,24) so với hai nghiệm thức còn lại (p

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG KÉN VÀNG, MICROPLITIS MANILAE ASH. (HYMENOPTERA: BRACONIDAE) KÝ SINH TRÊN SÂU ĂN TẠP (SPODOPTERA LITURA FAB.)

Huỳnh Phước Mẫn, Lê Văn Vàng, Phan Thị Hồng Thúy
Tóm tắt | PDF
Một vài đặc điểm sinh học của ong kén vàng, Microplitis manilae Ash., ký sinh trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab.), được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm (26?300C, 68?80% RH). Kết quả ghi nhận cho thấy một chu kỳ sinh trưởng của M. manilae kéo dài từ 12 ? 17 ngày (trung bình là 14,0 ± 1,3 ngày). Trong đó, thời gian trứng đến ấu trùng làm nhộng là 8,2 ± 0,7 ngày, giai đoạn nhộng là 4,8 ± 0,6 ngày và thời gian từ vũ hóa đến thành trùng đẻ trứng là 1 ngày. Thành trùng có thời gian sống trung bình là 10,3 ± 2,5 ngày. Số lượng ấu trùng nở từ trứng của một ong cái trung bình là 101 ± 20,3 con (dao động từ 77?139 con) kéo dài trong thời gian 11 ngày với hai cao điểm vào các ngày thứ 2 và thứ 5. Mặt khác, số lượng ong vũ hóa từ ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 3 thì lớn hơn so với từ ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

CHUẨN HÓA QUI TRÌNH MPCR PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI, AEROMONAS HYDROPHILA VÀ FLAVOBACTERIUM COLUMNARE TỪ MÁU CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

Trần Nguyễn Diễm Tú, Đặng Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt | PDF
Qui trình mPCR phát hiện đồng thời vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila và Flavobacterium columnare từ máu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus được chuẩn hóa. Sản phẩm PCR hiện đồng thời ba vạch ở ba vị trí 407 bp (E. ictaluri), 209 bp (A. hydrophila) và 504 bp (F. columnare). Giới hạn phát hiện thấp nhất của qui trình đối với E. ictaluri và F. columnare là 1.5x105 CFU/ml, đối với là A.hydrophila  là 1.5x106 CFU/ml trong 100 àl máu cá. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, Aeromonas sorbia; A. carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Qui trình được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn tương ứng trong mẫu máu cá cảm nhiễm vi khuẩn. Kết quả cho thấy qui trình có thể phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu mẫu máu cá tra nhiễm khuẩn nhưng vẫn giữ sống mẫu xét nghiệm.