Ngày xuất bản: 01-05-2008

PHÁP LUẬT VỀ ĐỀN BÙ VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở VIỆT NAM CÂN BẰNG GIỮA LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH NGƯỜI DÂN

Phan Trung Hiền
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu hệ thống pháp luật về đền bù và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam, nhấn mạnh đến hai nội dung chính là ?trình tự thủ tục? và ?đền bù?. Dựa trên bản chất của quy trình giải phóng mặt bằng, các quy định pháp luật được phân tích theo chủ đề ?cân bằng lợi ích giữa nhà nước và lợi ích người dân?; làm sao để sự cân bằng các lợi ích này được thiết lập cả trong lý luận và thực tiễn. Theo đó, nghiên cứu xoay quanh các chủ đề là: xác định tài sản chịu ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng; xác định các trình tự thủ tục thực hiện; xác định mức độ đền bù để có thể cân bằng giữa các lợi ích trong giải phóng mặt bằng.

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA XÚC TÁC OXIT KIM LOẠI TRONG PHẢN ỨNG OXY HÓA SÂU P-XYLEN

Lý Thị Hồng Giang, Lưu Cẩm Lộc, Hồ Sĩ Thoảng
Tóm tắt | PDF
Các tính chất hóa lý của xúc tác trước phản ứng và sau phản ứng trong các điều kiện khác nhau: không có tạp chất, có hơi nước, và có khí H2S được nghiên cứu bằng các phương pháp BET (BRUNAUER-EMMETT-TELLER), chuẩn độ xung, khử chương trình nhiệt độ (TPR).  Kết quả nghiên cứu cho thấy xúc tác có hoạt tính cao khi kích thước tinh thể đạt giá trị tối ưu 135-325A0. Nguyên nhân giảm hoạt tính của xúc tác là do các ion kim loại trong xúc tác bị khử tạo nên những tinh thể có kích thước quá lớn. Chất mang không ảnh hưởng đến cấu trúc của xúc tác mà có vai trò quan trọng trong việc cản trở quá trình khử các oxit kim loại trong xúc tác làm cho xúc tác có độ bền làm việc cao.

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ)

Võ Thành Danh
Tóm tắt | PDF
Thực hiện Quyết định số 14/2005/CT-UB ký ngày 02/08/2005 và Nghị định số 77/2006/QĐ-UBND của ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc hỗ trợ đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thiết lập bộ phận đăng ký kinh doanh một cửa liên thông thuộc văn phòng đăng ký kinh doanh. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ một cửa liên thông. Kết quả cho thấy rằng có sự khác biệt giữa thời gian đăng ký thực tế và thời gian theo quy định. Đa số doanh nghiệp cho rằng các thủ tục đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa liên thông đều rõ ràng và minh bạch. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ này là rất cao. Kiến thức và trình độ chuyên môn của cán bộ thuộc bộ phận này được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Điều này cho thấy có một làn gió mới của công cuộc cải cách hành chính trong cấp phép đăng ký kinh doanh mà trong đó yếu tố con người là nhân tố chính dẫn đến thành công.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO DIATOM (CHAETOCEROS CALCITRANS) DƯỚI SỰ TƯƠNG TÁC CỦA ĐẤT VÀ NƯỚC TRONG AO ARTEMIA

Tất Anh Thư, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Tảo Chaetoceros Calcitrans được xem là nguồn thức ăn có giá trị cho Artemia. Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của N, P, tỷ lệ N:P trong môi trường đất và nước của ao nuôi Artemia đến sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. Đất thí nghiệm thu từ đất đáy ao nuôi Artemia (đất ao T2) và được để ngập trong môi trường nước biển nhân tạo (độ mặn 70?) với tỷ lệ đất: nước tương tự điều kiện thực tế đồng ruộng. Dung dịch Walne được sử dụng như dung dịch dinh dưỡng đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy nguồn dinh dưỡng N và P khuyếch tán vào môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. Môi trường Walne có mật số tảo cao nhất (5x106 tb/ml), môi trường đất ao T2 không cung cấp dinh dưỡng mật số tảo đạt 3x106tb/ml. Mật số này nằm trong phạm vi tảo nở hoa và được xem là có hại cho Artemia. Tỷ lệ N:P trong môi trường thí nghiệm biến động trong khoảng 0,08 - 2240. Tỷ lệ  N:P nằm trong khoảng 4 ? 44 được xem là thích hợp với nhu cầu phát triển tối ưu của tảo. Nguồn dinh dưỡng N,P khuyếch tán từ đất đáy ao T2 giàu chất hữu cơ đủ cho tảo Chaetoceros calcitrans phát triển mạnh trong suốt tuần lễ đầu tiên. Trong canh tác Artemia, mối tương tác giữa đất và nước cần được quan tâm để cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho tảo phát triển. 

PHÂN LẬP TRIBULOSIN, MỘT SPIROSTANOL SAPONIN TỪ CAO N-BUTANOL CÂY BẠCH TẬT LÊ (TRIBULUS TERRESTRIS L.)

Nguyễn Thế Chiến, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung
Tóm tắt | PDF
Từ cao n-butanol của cây Bạch tật lê đã phân lập được một spirostanol saponin là tribulosin (TLB5) bằng các phương pháp sắc ký.  Cấu trúc của nó được xác định bằng các phương pháp quang phổ hiện đại: 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, DEPT, HSQC,HMBC,MSvà so sánh với các tài liệu tham khảo.

KIỂM TRA HOẠT LỰC CỦA HỆ VI KHUẨN LACTIC TRONG SẢN XUẤT SỮA CHUA

Bùi Thế Vinh, Hà Thanh Toàn
Tóm tắt | PDF
The effects of levels of acidity (pH values) to starter  culture activity on starter culture processing was studied. Activity test was based on rapid quantification of acid production. The final pH value of propagation was 4.5. Duration of storage of starter culture could extend to 5 days. Sữa chua được chế biến bằng cách thêm hai chủng vi khuẩn lactic Lactobacillus delbruecki subsp. buligaricus và Streptococcus thermophillus vào sữa ấm. Vi khuẩn chuyển hóa đường của sữa, tạo ra sữa chua có mùi vị độc đáo. Do sự có mặt của axit, protein bị đông tụ và biến đổi cấu trúc của chúng để hình thành nê n một gel mềm mại. Quá trình sản xuất sữa chua thành công có liên quan trực tiếp đến những kỹ thuật chế biến được thực hiện. Sự lựa chọn, bảo quản, tồn trữ, cấy chuyền những chủng men để tạo ra men sản xuất đúng giúp cho thực hiện việc duy trì và chuẩn hoá chất lượng sản phẩm cuối cùng.  Sự ảnh hưởng của mức độ axit hóa (giá trị pH) đến hoạt lực của men cái trong quá trình sản xuất men cái được nghiên cứu. Kiểm tra hoạt lực được dựa trên tốc độ sản xuất lượng axit. pH của quá trình cấy chuyền là 4,5. Thời gian tồn trữ men cái là 5 ngày.

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ MỠ CÁ BASA

Bùi Thị Bửu Huê
Tóm tắt | PDF
Biodiesel (diesel sinh học) là loại nhiên liệu có thể tái sinh, được tổng hợp thông qua phản ứng chuyển hóa ester giữa dầu thực vật, mỡ động vật và một alcohol (methanol, ethanol,?). Biodiesel được xem là một trong những loại nhiên liệu thay thế nguồn nhiên liệu truyền thống, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về tổng hợp biodiesel từ mỡ cá basa, một loại nguyên liệu phong phú và rẻ tiền ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Quy trình tổng hợp sử dụng ethanol thay thế cho methanol có độc tính cao.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ BỀN ĐOÀN LẠP CỦA ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Bá Linh, Nguyễn Minh Phượng, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Phân vô cơ được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên các vùng chuyên canh và thâm canh cây ăn trái, lúa, và rau màu, đất có khuynh hướng bị suy thoái, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nghiên cứu được thực hiện với các thí nghiệm đồng ruộng tại các địa điểm khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long với loại cây trồng như: dưa hấu và dưa lê, lúa, bắp, tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ lên việc cải thiện dung trọng, độ bền đoàn lạp của đất. Kết quả cho thấy các loại đất thí nghiệm đều nghèo chất hữu cơ, pH đất biến động từ chua ít đến gần mức tối hảo. Đối với các cây trồng cạn, sau 2 vụ canh tác có sử dụng phân hữu cơ dung trọng, độ bền đoàn lạp đất được cải thiện so với không bón hữu cơ. Trên đất lúa, thí nghiệm được thực hiện từ năm 2002 cho đến nay, cũng cho thấy ảnh hưởng cải thiện của phân hữu cơ lên dung trọng và độ bền đoàn lạp ở tầng canh tác.

BỆNH CHÁY LÁ VÀ BỐ TRÍ GIỐNG CHỐNG CHỊU BỆNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, Võ Hiền Đức, Lê Thùy Nương, Nguyễn Thành Phước, Phạm Thị Liên
Tóm tắt | PDF
Các nòi nấm bệnh cháy lá thu thập được qua các mùa vụ từ các điểm thí nghiệm Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và Bến Tre có phản ứng khác nhau với bộ giống chuẩn nòi của Nhật Bản. Cần Thơ và An Giang là hai địa phương luôn xuất hiện các nòi nấm có tính độc cao và có tỷ lệ giống lúa MTL thử nghiệm nhiễm bệnh cháy lá lên đến 60-98%. Kết quả cho thấy các giống lúa triển vọng chống chịu bệnh ổn định ở cả các điểm thử nghiệm là MTL480, MTL543, MTL546, MTL547, MTL550, MTL555, MTL569, MTL575. Ngoài ra, các giống MTL392, MTL499, MTL500, MTL567 có năng suất cao và phẩm chất tốt nhưng nhiễm bệnh cháy lá vẫn được phóng thích với chú ý áp dụng kỹ thuật canh tác thích hợp.

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TỪ MỤN DỪA TRÊN NĂNG SUẤT BẮP TRỒNG TRÊN ĐẤT NGHÈO DINH DƯỠNG

Võ Hoài Chân, Dương Minh, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Phụ phẩm mụn dừa không có nguồn tiêu thụ ổn định nên bị thãi ra sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại huyện Giồng Trôm và Mõ Cày, Bến Tre. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm phương pháp ủ phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa. Phương pháp thực hiện gồm xử lý hàm lượng tannin trong mụn dừa, sau đó kết hợp với các loại vật liệu có sẵn tại địa phương và nấm Trichoderma để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Các hỗn hợp phân hữu cơ đã ủ hoai được bón với lượng 10 tấn.ha-1 trong canh tác bắp đất giồng cát (Anthri Cambic Arenosols). Kết quả cho thấy hàm lượng tannin trong mụn dừa giảm 97% khi được xử lý với nước vôi. Hỗn hợp phân hữu cơ gồm mụn dừa kết hợp với bã bùn mía được phân hũy tốt, hàm lượng N, P, K tổng số, N hữu dụng khá cao. Trên đất giồng cát, sử dụng  10 tấn.ha-1 phân hữu cơ từ mụn dừa ở hai dạng  mụn dừa kết hợp xác mía và mụn dừa kết hợp vỏ trấu đồng thời giảm 30% lươ?ng phân vô cơ theo khuyến cáo giúp tăng năng suất bắp có ý nghĩa so với bón phân vô cơ  theo khuyến cáo và theo liều lượng cao như tập quán nông dân.

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN SINH HỌC BÓN CHO ĐẬU NÀNH: CHẤT MANG THÍCH HỢP CHO SỰ SỐNG SÓT CỦA VI KHUẨN NỐT RỄ VÀ VI KHUẨN PSEUDOMONAS SPP

Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Chủng vi khuẩn nốt rễ Sinorhizobium fredii [VN064] và vi khuẩn hòa tan lân, tổng hợp IAA Pseudomonas spp. [P14] được đưa vào sản xuất phân sinh học đa chủng bón cho đậu nành trồng trong tỉnh Đồng Tháp trong chất mang gồm 50% than bùn và 50% mùn mía + 1% CMC được ép thành viên có độ sống sót cao (mật số >log10=8,4 - 8,7/g chất mang) sau 6 tháng tồn trữ đạt tiêu chuẩn TCVN-6166-1996 và 6166-1996 ban hành năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt nam.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG NUÔI, GIỐNG HEO VÀ PHÁI TÍNH ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU HEO NUÔI TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Minh Thông, Tăng Trúc Quyên, Nguyễn Huy Tưởng
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm đựơc tiến hành trên 54 con heo với trọng lựơng trung bình đầu thí nghiệm là 30 kg. Heo được bố trí theo thừa số khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nhân tố: - Giống với 3 loại YL,LY, DYL. - Nhiệt độ với 3 mức độ 25oC, 29oC, nhiệt độ môi trường. - Phái tính với 2 loại heo đực thiến, cái. Kết quả cho thấy heo ở giai đoạn 30kg có các chỉ tiêu sinh lý máu cơ bản như số lượng bạch cầu (WBC), hồng cầu (RBC), hàm lượng hemoglobin (HGB) chịu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi rõ hơn ở heo trưởng thành (90kg) trong lúc các chỉ tiêu protein  máu thì ngược lại: heo trưởng thành chịu ảnh hưởng nhiệt độ chuồng nuôi rõ hơn. Yếu tố giống heo chỉ ảnh hưởng đến chỉ tiêu dung tích hồng cầu (HCT), số lượng tiểu cầu (PLT) ở cả hai giai đoạn 30kg và 90kg. Các chỉ số khác không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi giống heo. Không thấy sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh lý máu heo giữa heo cái và heo đực thiến.

QUá TRìNH THựC HIệN CHíNH SáCH TÔN GIáO CủA ĐảNG ĐốI VớI ĐồNG BàO KHMER ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI

Phạm Văn Búa
Tóm tắt | PDF
Đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận không tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tín ngưỡng tôn giáo độc tôn và lớn nhất của đồng bào Khmer là Phật giáoNamtông. Bài viết khái quát và hệ thống các chính sách về tôn giáo của Đảng ta nói chung và  Đảng bộ các tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng đối với đồng bào Khmer nhằm góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Khẳng định những chuyển biến tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó, nêu ra một số kiến nghị thuộc về giải pháp đối với đồng bào Khmer theo Phật giáoNamtông.

PHÂN LOÀI NẤM COLLETOTRICHUM GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI VÀ SẦU RIÊNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THỬ HIỆU LỰC CỦA SÁU LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI CÁC LOÀI NẤM NẦY

Lê Hoàng Lệ Thủy,
Tóm tắt | PDF
Một trăm lẻ năm chủng nấm gây bệnh thán thư trên xoài (73 chủng) và sầu riêng (32 chủng), được phân lập từ các mẫu bệnh thu thập tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau và Trà Vinh; và được khảo sát các đặc tính sinh học. Dựa trên đặc tính sinh học và bảng phân loài của Sutton (1980), Simmonds (1965),  Mordue (1971), Swart (1999) và  CABI (2003), đã xác định được tên hai loài nấm là Colletotrichum acutatum và Colletotrichum gloeosporioides và một loài nấm còn lại chưa xác định được tên là Colletotrichum sp.. Loài C. acutatum chỉ gây hại trên lá, hoa và trái xoài. Loài C. gloeosporioides gây hại trên xoài lẫn sầu riêng. Kết quả khảo sát hiệu quả in ? vitro của sáu loại thuốc sát khuẩn lên các nhóm nấm cho thấy, có năm loại thuốc có hiệu quả đối với các chủng nấm gây bệnh thán thư trên xoài và sầu riêng tại ĐBSCL là Nustar 40 EC, Carban 50 SC, Copper ? B 75 WP, Score 250 ND và Ridomil 68 WP.

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI ĐẤT ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY ĐIÊN ĐIỂN (SESBANIA SESBAN)

Trương Hoàng Đan, Trần Dương, Ngô Minh Hằng, , Nguyễn Công Thuận
Tóm tắt | PDF
Cây điên điển là một loài thực vật thủy sinh có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Loại đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của của cây điên điển. Cây điên điển đã được trồng thí nghiệm trong điều kiện 6 loại đất khác nhau (đất bùn, đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn và đất sét) để theo dõi sự tăng trưởng của cây điên điển. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây tăng trưởng tốt nhất trong đất Bùn nhưng không tốt trong đất Phù sa và Mặn.

TÁCH CHIẾT, TINH SẠCH PECTIN VÀ ĐIỀU CHẾ DẪN XUẤT CHLOROPHYLLIN TAN TRONG NƯỚC TỪ LÁ DÂY HOÀNG THANH COCCULUS SARMENTOSUS (LOUR.) DIELS

Tạ Duy Tiên, Phan Thị Bích Trâm, Dương Thị Hương Giang
Tóm tắt | PDF
Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát các điều kiện chiết xuất và tinh sạch pectin từ lá dây hoàng thanh Cocculus sarmentosus (Lour.) Diels. Hiệu suất pectin thu được cao nhất là 9,63% trong điều kiện tách chiết là dung môi nước có pH = 3 ở 850C. Sản phẩm nhận được có hàm lượng pectin khoảng 78,51%, với tỷ lệ ester hóa là 77,51%.  Dẫn xuất Na-Cu-Chlorophyllin tan trong nước được nghiên cứu điều chế từ sản phẩm phụ là chlorophyll trong quy trình tách chiết pectin có độ tinh sạch là  89,68%.  Cả hai sản phẩm pectin và chlorophyllin nhận được đều có thể ứng dụng trong chế biến  thực phẩm.

THàNH PHầN LOàI Và ĐặC ĐIểM PHÂN Bố CủA GIUN ĐấT Ở VàNH ĐAI SÔNG TIềN

Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Anh Thư
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTThis paper introduces the composition and distribution of earthworms in belt ofTienRiver. A total of 17 species of earthworms have been found in this area. Among them, Dic. bolaui, Gor. elegans, Ph. campanulata were the first to be found in theMekongDelta. Among 7 genus which we have found, there were 10 species of the genus Pheretima. There were three morpho - ecological groups of earthwroms. There was the least species in humus group (3 species). In belt of Tien river, composition of earthworms were the highest in middle stream but density and biomass were the highest in the upper reaches and lower sections. Composition of earthworms were the highest in perennial land but density and biomass were the highest livestock farms. There was one dominant species for each biotope.This area, most of earthworms were hollow group. There were 2 spcies of oscillate group, no species lived in deep.Keywords: earthworms, belt ofTienRiver, morpho - ecological groupTitle: Composition and distribution of earthworms in the belt of Tien riverTóM TắTBài báo này giới thiệu thành phần loài và đặc điểm phân bố của các loài giun đất ở vành đai sông Tiền. Có 17 loài giun đất được tìm thấy ở khu vực này. Trong số đó có 3 loài Dic. bolaui, Gor. elegans, Ph. campanulata mới được tìm thấy lần đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Giống Pheretima có số loài nhiều nhất. Có đủ 3 nhóm hình thái sinh thái ở khu vực này, trong đó nhóm thảm mục có số loài ít nhất. Trong vành đai sông Tiền, thành phần loài giun đất ở trung lưu là nhiều nhất nhưng mật độ và sinh khối ở thượng nguồn và hạ lưu cao hơn. Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm có thành phần loài phong phú nhất nhưng mật độ và sinh khối cao nhất ở sinh cảnh vườn cạnh khu chăn nuôi. Mỗi sinh cảnh đều có 1 loài ưu thế đặc trưng cho chính nó. Các loài giun đất trong khu vực này chủ yếu là nhóm ở nông, có 2 loài thuộc nhóm dao động (Ph. elongata, Ph. juliani), không có loài nào thuộc nhóm ở sâu

PHÂN LẬP VI KHUẨN PHÂN GIẢI CELLULOSE, TINH BỘT VÀ PROTEIN TRONG NƯỚC RỈ TỪ BÃI RÁC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Hà Thanh Toàn, Trần Lê Kim Ngân, Bùi Thế Vinh, Mai Thu Thảo, Nguyễn Thu Phướng, Cao Ngọc Điệp
Tóm tắt | PDF
Sáu mươi hai dòng vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bao gồm 17 dòng phân giải protein, 24 dòng phân giải cellulose, 21 dòng phân giải tinh bột được phân lập từ nước rỉ ở hai bãi rác Đông Thạnh và Tân Long, Cần Thơ trên những môi trường đặc hiệu. Trong đó tổng số vi khuẩn phân lập được, có 19 dòng vi khuẩn bình nhiệt và 32 dòng vi khuẩn ưa nhiệt. Trong số này có 12 dòng vi khuẩn có độ hữu hiệu cao phân bố 2 dòng vi khuẩn trong mỗi nhóm bình nhiệt hay ưa nhiệt và trong ba loại cơ chất.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO CHAETOCEROS SP. TRÊN NỀN ĐẤT AO NUÔI ARTEMIA VĨNH CHÂU-SÓC TRĂNG

Tất Anh Thư, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thị Gương
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu ảnh hưởng của đất đáy ao đến sự phóng thích N, P và sự phát triển của tảo Chaetoceros sp. được thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò của đất đáy ao trong cung cấp dinh dưỡng N, P liên quan đến sự phát triển của tảo gây trở ngại trong nuôi Artemia. Tảo Chaetoceros sp. được nuôi trong môi trường dinh dưỡng được cung cấp từ hai nền đất đáy ao giàu và nghèo chất hữu cơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất đáy ao có ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Tảo Chaetoceros sp. phát triển tốt, đạt 12 triệu tế bào trong ml, trong đất giàu chất hữu cơ, giàu N hữu cơ dễ phân hủy và N khoáng hóa và P hữu dụng cao (ao T2) so với ao nghèo các thành phần trên, chỉ đạt 10 triệu tế bào (ao T4) trong ml. Đất đáy ao giàu chất hữu cơ cung cấp dưỡng chất lâu dài hơn, thời gian tảo phát triển dài hơn so với đất nghèo chất hữu cơ. Trong thực tế sản xuất, khi nông dân bón phân giống nhau, thì ao T2 có môi trường giàu dinh dưỡng làm tảo phát triển mạnh, sinh ra hiện tượng ?hoa tảo?. Vì thế cần xác định hàm lượng chất hữu cơ và dưỡng chất N, P  trong đất đáy ao để quản lý dinh dưỡng ao nuôi Artemia hợp lý hơn.

SÂU ĐO GÂY HẠI TRÊN CÂY ĂN TRÁI TẠI TP. CẦN THƠ VÀ VÙNG PHỤ CẬN: THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI GÂY HẠI PHỔ BIẾN

Nguyễn Quang Huy,
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2005 - 3/2006 trên Xoài, Nhãn, Bưởi, Vú sữa, Mận tại thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận với phương pháp điều tra ngoài đồng và khảo sát trong phòng thí nghiệm. Kết quả ghi nhận thành phần sâu đo rất phong phú, gồm 11 loài thuộc 2 họ (7 loài thuộc họ Geometridae  và 4 loài thuộc họ Noctuidae). Tất cả các loài phát hiện đều ăn  bông và lá non. Trên Nhãn có 7 loài, Xoài  4 loài , Bưởi 2 loài, Vú sửa 2 loài và mận 1 loài. Có 3 loài thuộc nhóm đa ký chủ. Trong 11 loài được phát hiện, chỉ có 2 loài gây hại quan trọng, bao gồm: Comibaena sp., Thalassodes falsaria. Cả hai loài này đều có có  chu kỳ sinh trưởng ngắn và khả năng ăn phá mạnh, thường hiện diện với mật số cao trên bông của Nhãn và Xoài.

DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRÊN LƯU VỰC SÔNG HẬU THUỘC ĐỊA PHẬN AN PHÚ - AN GIANG

Đinh Minh Quang
Tóm tắt | PDF
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu thuộc địa phận An Phú, An Giang từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2007 cho thấy có 68 loài thuộc 29 họ trong 10 bộ. Trong 68 loài thu được có 10 loài thuộc 5 họ trong 4 bộ có nguồn gốc từ biển. Hypistomus punitatus Valenciennes, 1840 và Colossoma branchypomum (Cuvier, 1818) là 2 loài ngoại lai và 1 loài Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) được ghi  trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu chiếm 39,30% tổng số loài của cả vùng ĐBSCL, 31,48% số loài của cả Miền Nam. Đâu là những dẫn liệu cần thiết cho việc quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng này.

HỆ THỐNG RỪNG - TÔM TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bùi Thị Nga,
Tóm tắt | PDF
Hệ thống rừng?tôm đã được nuôi  phổ biến ở các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhưng sản lượng tôm hàng năm thấp. Diện tích rừng ngập mặn có khoảng 186.277 ha, trong đó khoảng 161.277, 5 ha được chuyển thành các ao nuôi tôm và các họat động khác từ năm 1953-1995. Vấn đề thách thức được đặt ra giữa bảo vệ rừng ngập mặn và phát triển bền vững hệ thống rừng ? tôm. Để gia tăng sản lượng ổn định cho hệ thống rừng-tôm, nghiên cứu những tiến trình chủ đạo của các yếu tố sinh thái quyết định năng suất hệ thống là thật sự cần thiết, điều này không chỉ bảo tồn hệ thống hiệu quả hơn, mà còn hỗ trợ chính quyền địa phương nhằm phát triển bền vững vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CÁC THÀNH PHẦN CHẤT TAN ĐẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔ CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORALIS REGAN)

Nguyễn Văn Mười, Trần Thanh Trúc
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu bổ sung chất tan nhằm làm giảm aw cu?a khô ca? să?c ră?n đa? đươ?c tiê?n ha?nh. Trươ?c hê?t, a?nh hưởng của các nồng độ nước muối khác nhau (15%, 18%, 21%, 24% và bão hòa; % khối lượng NaCl) đối với độ ẩm và hoạt độ nước (aw) của khô cá sặc rằn đã được kha?o sa?t. Tư? kê?t qua? lư?a cho?n nô?ng đô? muô?i ngâm thi?ch hơ?p va? đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m khô, ta?c đô?ng cu?a ca?c châ?t tan kha?c như đươ?ng glucose, sucrose va? rươ?u ethanol đê?n sư? gia?m aw trong khô ca? să?c ră?n cu?ng đươ?c quan tâm. Kê?t qua? cho thâ?y, tương ư?ng vơ?i đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m la? 34%, gia? tri? aw cu?a khô ca? să?c ră?n co? thê? gia?m đê?n gia? tri? 0,67 khi ngâm ca? trong dung di?ch muô?i vơ?i nô?ng đô? tư? 21 ữ 24 %, kê?t hơ?p vơ?i viê?c bô? sung đươ?ng sucrose vơ?i ha?m lươ?ng 1% va? 35 mL rươ?u ethanol (650)/kg ca? đa? ươ?p muô?i.  

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ LÊN THÀNH PHẦN AL, FE, P TRONG ĐẤT VÀ SINH TRƯỞNG BẮP TRÊN ĐẤT PHÈN

Phạm Thị Phương Thúy, Dương Minh Viễn
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm trong chậu đặt trong nhà lưới trên bốn loại phân, bốn lần lập lại với liều lượng bón 10 t.ha-1đều thấy có tác dụng làm giảm hàm lượng Al trao đổi, cải thiện pH, gia tăng hàm lượng P dễ tiêu trên đất phèn sau 3 tháng bón phân hữu cơ. Hiệu quả cải thiện của phân hữu cơ cho thấy có liên quan đến việc gia tăng hàm lượng Al, Fe liên kết với chất hữu cơ, qua đó giúp giảm tính hoạt động của Al và Fe. Tuy nhiên bón các loại phân hữu cơ cũng làm tăng hầu hết các thành phần P khó tiêu trong đất, trong đó dạng P bị hấp phụ bởi các oxide, hydroxide Al, Fe (NaOH-P) chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo thứ tự giảm dần về hiệu quả đáp ứng cho mục tiêu đề tài, các loại phân nghiên cứu có thứ tự sau: phân bã bùn mía > cặn hầm ủ biogas > phân chuồng > phân trùn. Bón 60 kg P2O5ha-1dạng superphosphate (Lân Long Thành) không cải thiện đáng kể độc chất Al và độ hữu dụng P. Bắp trồng trên nền bón 60 kg P2O5trên đất phèn vẫn biểu hiện triệu chứng thiếu P trên lá và cây sinh trưởng còi cọc mặc dù đã cung cấp đầy đủ các nguyên tố N và K.

PHÂN LẬP ANDROGRAPHOLID VÀ NEOANDROGRAPHOLID TỪ CÂY XUYÊN TÂM LIÊN (ANDROGRAPHIS PANICULATA NEES)

Huỳnh Văn Hóa, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết etanol của cây Xuyên tâm liên trồng tại Phú Yên đã cô lập được hai diterpen lacton  là andrographolid (XTL1) và neoandrographolid (XTL2) bằng các phương pháp sắc ký.  Cấu trúc được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, DEPT, HSQC,HMBC,MS.

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG HOÀN CẢNH VIỆT NAM

Trịnh Quốc Lập
Tóm tắt | PDF
Tác giả của bài viết này cho rằng năng lực tự học không chỉ là một phẩm chất dành cho người học thuộc thế giới phương Tây, và về bản chất mà nói, sinh viên châu á không phái là không có năng lực tự học; hệ thống giáo dục ở các nước châu á chưa tạo đủ điều kiện để sinh viên phát triển năng lực tự học. Kết quả nghiên cứu của tác giả  bài viết này đã chứng minh rằng trong hoàn cảnh ViệtNamnăng lực tự học có thể được phát triển thông qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh.