Ngày xuất bản: 01-05-2011

QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Phúc Thanh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Võ Châu Ngân
Tóm tắt | PDF
Bài viết này giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về ?Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050?. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG " HAI GIỜ TỰ HỌC " CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Đinh Minh Quang, Nguyễn Thị Kiều Tiên, Trần Thiện Bình
Tóm tắt | PDF
Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình sử dụng ?hai giờ tự học? của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho thấy khoảng 85% sinh viên cho rằng hai giờ tự học là khoảng thời gian họ làm bài tập, đi làm thêm để nhằm mở rộng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trước khi ra trường. Ngoài ra, khoảng 72% sinh viên cho rằng việc sử dụng hai giờ tự học hiện nay là có hiệu quả, 28% cho rằng chưa hiệu quả và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như phương pháp dạy học, phương thức đánh giá của người dạy, số lượng bài học, bài tập quá nhiều,... Sinh viên đã kiến nghị một số giải pháp đối với nhà quản lý (Khoa, Trường), người dạy và bản thân họ nhằm giúp họ sử dụng hai giờ tự học được hiệu quả hơn. Trong đó, có tới 75% sinh viên cho rằng vai trò quan trọng nhất tiếp đến là nhà trường và người dạy.

SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN THẰN LẰN (HEMIDACTYLUS. SPP) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Nguyệt Trường, Lý Thị Liên Khai
Tóm tắt | PDF
Đề tài được nghiên cứu về sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên thằn lằn (Hemidactylus spp.) ở một số hộ gia đình và trại chăn nuôi tại một số quận thuộc thành phố Cần Thơ. Trong 416 mẫu phân thằn lằn có 63 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella chiếm tỷ lệ 15,14 % cao hơn tỷ lệ nhiễm Salmonella trên môi trường là 7,89 % (15/190). Tỷ lệ dương tính Salmonella ở các trại chăn nuôi (25,00%) cao hơn ở các hộ gia đình (11,86 %).  Có 9 chủng Salmonella tìm thấy trên thằn lằn và trên các mẫu môi trường xung quanh nơi cư trú của thằn lằn. Trong đó có 8 chủng Salmonella hiện diện trên thằn lằn, với các 4 chủng phổ biến là S. Weltevreden là chủng phổ biến nhất (23 mẫu), tiếp theo là S. Lexington, S. Newport (8 mẫu/mỗi chủng), S. Brunei (4 mẫu). Bên cạnh đó, các chủng S. Weltevreden cũng được tìm thấy trên côn trùng, thức ăn gia súc, và 2 chủng S. Newport, S. Brunei được phân lập từ phân gia súc.

PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Nguyễn Hữu Khánh
Tóm tắt | PDF
Bài báo này nghiên cứu tính ổn định của một mô hình thị trường lao động trong hệ động lực rời rạc. Mô hình được đặc trưng bởi một ánh xạ một chiều với điểm bất động duy nhất. Chúng tôi chứng minh sự tồn tại của các nghiệm tuần hoàn, không tuần hoàn và quỹ đạo homoclinic. Các định lí Sarkovskii, phân nhánh chu kỳ bội và chuỗi Markov được dùng để chỉ ra sự tồn tại hiện tượng nhiễu loạn trong mô hình.

SỰ HÌNH THÀNH MÔ SẸO, PHÔI VÀ CÂY CON Ở CÂY MỎ QUẠ IN VITRO (DISCHIDIA RAFFLESIANA WALL.)

Lê Hồng Giang, Nguyễn Bảo Toàn
Tóm tắt | PDF
Cây Mỏ Quạ (Dischidia rafflesiana Wall.) là loài cây thảo dược thuộc họ phụ Bông tai (Asclepiadoidaceae), họ Apocynaceace Nhân giống in vitro cây Mỏ Quạ được tiến hành thông qua sự hình thành mô sẹo, phôi vô tính và cây con. Hai thí nghiệm được thực hiện trên auxin và cytokinin. Kết quả nghiên cứu đã đạt được sự hình thành mô sẹo từ đoạn thân non của cây Mỏ Quạ với tỷ lệ 100% sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) bổ sung 2,4-D nồng độ 0,5, 1 và 1,5 mg/l kết hợp BA 1 mg/l. Sau khi chuyển sang môi trường có bổ sung NAA kết hợp với BA, mô sẹo có khả năng phát sinh phôi vô tính. Sự hình thành cây con đạt được trên môi trường MS bổ sung 2 mg/l BA kết hợp với NAA nồng độ 0,05 mg/l và 0,1 mg/l, với tỷ lệ tương ứng là 12,5% và 25% ở 30 ngày sau khi cấy.

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG

Đinh Công Thành, Trương Quốc Dũng, Phạm Lê Hồng Nhung
Tóm tắt | PDF
Bài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch Sóc Trăng. Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 ? Rất không hài lòng đến 5 ? Rất hài lòng) được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Sóc Trăng. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định mức độ hài lòng của du khách, ngoài ra phương pháp Willingness to Pay cũng được sử dụng để đo lường mức thoả mãn của du khách về chi phí bỏ ra khi đi du lịch tại tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Sóc Trăng và mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với Sóc Trăng, từ những cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Sóc Trăng nhằm phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng một cách hiệu quả.

MỘT GIẢI PHÁP THÊM CHỨC NĂNG CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC VÀO HỆ THỐNG PROJECTOR-COMPUTER HOẶC LCD-COMPUTER

Đoàn Hòa Minh, Nguyễn Khắc Nguyên
Tóm tắt | PDF
Bảng tương tác (interactive whiteboard, IWB) đã được sản xuất và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, số IWB được sử dụng còn rất hiếm do giá thành của nó còn khá cao. Với sự phát triển của giáo dục và đào tạo ở nước ta, hiện nay phương thức giảng dạy trình chiếu Powerpoint dùng projector đã trở nên thịnh hành, đặc biệt là trong các trường đại học và cao đẳng. Phương pháp này cũng có những nhược điểm riêng của nó, chẳng hạn như trong các trường hợp cần giải thích thêm hoặc làm bài tập, khi đó thầy phải kết hợp trình chiếu và viết bảng. Để kết hợp các hình thức này với nhau ta cần IWB. Từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu giải pháp thêm các tiện ích của IWB vào hệ thống projector-computer hoặc LCD-computer.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN KHOAI LANG (OMPHISA ANASTOMOSALIS GUENÉE)

Lê Văn Vàng, Trần Anh Tuấn, Lý Thanh Tùng, Châu Nguyễn Quốc Khánh
Tóm tắt | PDF
Một số đặc điểm hình thái và sinh học của Omphisa anastomosalis Guenée được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy một bướm O. anastomosalis cái đẻ trung bình 244,6 trứng với tỉ lệ trứng nở là 16,25%. Vòng đời của O. anastomosalis kéo dài từ 34 ? 41 ngày (trung bình 36,8 ngày), trong đó thời gian của trứng là 3 ? 4 ngày (trung bình 3,35  ngày); ấu trùng là 18 ? 25 ngày (trung bình 19,85  ngày); nhộng là 11 ? 12 ngày (trung bình 11,6 ngày); và thời gian từ lúc vũ hóa đến bướm cái đẻ trứng là 2 ngày.

LIÊN KẾT " 4 NHÀ " TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH AN GIANG

Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú, Nguyễn Văn Sánh
Tóm tắt | PDF
An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong sản xuất lúa gạo hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình này người nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như cạnh tranh gay gắt, lúa gạo đôi khi không tiêu thụ được,... Mô hình liên kết ?bốn nhà? được xem là một cứu cánh giúp tháo gỡ đầu ra của sản xuất nhưng nó cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó, đề tài được thực hiện nhằm: (1) Phân tích, đánh giá các trở ngại, cơ hội của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; (2) Phân tích, đánh giá các mối quan hệ của mô hình ?bốn nhà? và (3) Đề xuất được giải pháp để làm tăng cường mối quan hệ ?bốn nhà? cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trở ngại chính trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của nông dân là thiếu nguồn cung ứng giống tốt, nguồn vốn đầu tư hạn chế, giá cả vật tư nông nghiệp biến động và tình hình được mùa mất giá. Về mối quan hệ ?4 nhà? thì nhìn chung còn lỏng lẻo, mức độ tham gia liên kết của các tác nhân có vai trò quyết định còn hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình liên kết này lại nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía chính quyền địa phương - một tác nhân có tầm quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của mô hình liên kết ?4 nhà?.

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU GIẢI TRÌNH TỰ GENE CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM SUBTYPE H5N1 TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ SÓC TRĂNG

Dương Thị Thanh Thảo, Lý Thị Liên Khai
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm và bước đầu nghiên cứu trình tự gene HA (H5) và NA (N1) của một số chủng virus cúm gia cầm, subtype H5N1 tại tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. Bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR đã giúp phát hiện sự lưu hành của virus cúm gia cầm và với kỹ thuật giải mã gene đã bước đầu giải mã gene các chủng virus cúm gia cầm ở tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. ở tỉnh Sóc Trăng có sự lưu hành của virus cúm gia cầm subtype H5 với tỷ lệ 1,67% , xảy ra chủ yếu là trên vịt, không phát hiện sự lưu hành của subtype N1. ở tỉnh Cà Mau không phát hiện  sự lưu hành của virus cúm gia cầm subtype H5N1. Kết quả giải mã gene từ 4 mẫu của chủng virus cúm gây bệnh trên gia cầm ở tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng có mức độ tương đồng về nucleotide và amino acid  92 ? 98%  trong trình tự gene H5, và trong trình tự gene N1 có tỷ lệ tương đồng tương đối cao 92 - 99% về thành phần nucleotide, 91 - 99% về amino acid với các chủng đã phân lập ở Việt Nam trước đây và 1 số nước Châu á. Các chủng virus thu nhận được có cùng nguồn gốc phát sinh với các chủng virus cúm gia cầm thuộc phân dòng Quảng Đông, Trung Quốc.

ĐIỀU KHIỂN PID MỘT NƠRON THÍCH NGHI DỰA TRÊN BỘ NHẬN DẠNG MẠNG NƠRON MỜ HỒI QUI ÁP DỤNG CHO HỆ THANH VÀ BÓNG

Nguyễn Chí Ngôn, Đặng Tín
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựng bộ điều khiển PID thích nghi áp dụng để điều khiển đối tượng phi tuyến chưa biết trước tham số và cấu trúc. Bộ điều khiển PID được tổ chức dưới dạng một nơron tuyến tính mà ở đó ba trọng số kết nối của ba ngõ vào nơron tương ứng là bộ ba thông số Kp,Ki và Kd của bộ điều khiển. Việc áp dụng giải thuật huấn luyện trực tuyến (online) nơron này cho phép tự điều chỉnh thông số bộ điều khiển thích nghi theo sự biến đổi của đặc tính động của đối tượng. Giải thuật huấn luyện bộ điều khiển PID một nơron cần thông tin Jacobian, còn gọi là độ nhạy của đối tượng, để tính toán các giá trị gradient dùng để cập nhật các trọng số kết nối của nơron PID. Thông tin Jacobian này được xác định thông qua một bộ nhận dạng không tham số mô hình đối tượng bằng một mạng nơron mờ hồi qui. Bộ nhận dạng này cũng được huấn luyện trực tuyến bằng phương pháp gradient descent. Kết quả mô phỏng trên hệ thanh và bóng cho thấy đáp ứng của đối tượng thỏa mãn các yêu cầu điều khiển khắc khe, cụ thể là không xuất hiện vọt lố và triệt tiêu được sai số xác lập với thời gian tăng đạt 0.3±0.1 giây. 

XáC ĐịNH MứC Độ THAY THế PHÂN ĐạM CủA VI KHUẩN PSEUDOMONAS SP. BT1 Và BT2 VớI CÂY LúA CAO SảN TRồNG TRONG CHậU

Ngô Thanh Phong, Trần Thúy Huỳnh, Cao Ngọc Điệp, Phan Kim Định
Tóm tắt | PDF
Từng chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. BT1 hoặc Pseudomonas sp. BT2 có khả năng thay thế từ 25-50%N khi chủng cho cây lúa cao sản trồng trong chậu, ảnh hưởng có ý nghĩa đến số chồi và trọng lượng hột lúa thu hoạch theo từng buội lúa so với đối chứng. Các nghiệm thức phối trộn giữa hai chủng vi khuẩn có hiệu quả hơn so với các nghiệm thức riêng lẻ từng chủng vi khuẩn, thay thế được 50-75%N.

THàNH PHầN LOàI Và ĐặC ĐIểM CủA THảM THựC VậT TRONG Hệ SINH THáI RừNG NGậP MặN CủA VƯờN QUốC GIA PHú QUốC

Đặng Minh Quân, Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 11 điểm có rừng ngập mặn của 4 xã thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc. Kết quả đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 103 loài thuộc 80 chi của 41 họ trong 3 ngành. Trong đó có 23 loài cây ngâ?p mặn chủ yếu, 22 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 58 loài cây nội địa phát tán ra sống ở vùng ven biển có rừng ngập mặn. Bổ sung vào danh lục thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc 10 loài. Nguồn tài nguyên cây có ích và những loài cây nguy cấp cũng đã được thống kê với 98 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 95,15% số loài của hệ, 4 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) chiếm 3,88% số loài của hệ. Đồng thời cũng đã xác định được 5 kiểu nơi sống khác nhau trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Phú Quốc.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Cảnh Dũng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Văn Sánh,
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2011 trong khuôn khổ hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới với Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL và Đại học Y Dược Cần Thơ. Bằng phân tích các số liệu thứ cấp và phỏng vấn các chuyên gia chuyên ngành về dinh dưỡng tại địa phương, nghiên cứu này đã cho thấy một nghịch lý là không phải sản xuất nhiều lương thực/thực phẩm mà có tác dụng tốt đến phát triển nông thôn nói chung trong đó có vấn đề dinh dưỡng trẻ em. Nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao ở ĐBSCL nhưng chung nhất là do yếu tố nghèo và phát triển nông thôn kém. Nhà nước và chính quyền địa phương phải tăng cường hỗ trợ tài chính cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng trong đó, trong ngắn hạn, chú ý hỗ trợ tài chính và nâng cao kiến thức liên quan đến dinh dưỡng cho các bà mẹ.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH HOẠT CHI ĐOÀN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Đinh Minh Quang, Nguyễn Thị Kiều Tiên, Trần Thiện Bình
Tóm tắt | PDF
Việc áp dụng học chế tín chỉ ảnh hưởng đến việc tổ chức và tham gia sinh hoạt chi đoàn (SHCĐ) của cán bộ đoàn và đoàn viên sinh viên. Kết quả khảo sát đoàn viên sinh viên về hiện trạng và xây dựng mô hình sinh hoạt chi đoàn tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho thấy có 87,57% hiểu đúng về số lần phải sinh họat lệ; 98,00% cho rằng sinh hoạt chi đoàn có ích cho bản thân cả khi đang học và đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, còn 15% không tham gia đủ các lần SHCĐ do nhiều nguyên nhân như kế hoạch và lịch học tập của đoàn viên sinh viên là rất khác nhau là đơn cử. Vì vậy, việc cải thiện tình hình, xây dựng mô hình SHCĐ phù hợp với học chế tín chỉ là cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt Điều lệ Đoàn.

NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA HAI CÁ THỂ QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG DẤU PHÂN TỬ DNA

Nguyễn Bá Phú, Trần Nhân Dũng, Nguyễn Bảo Vệ, Bùi Thị Cẩm Hường
Tóm tắt | PDF
Để có thông tin về đặc điểm di truyền của hai cây quýt Đường không hột được phát hiện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Bảo Vệ et al., 2007), đề tài được thực hiện nhằm: (i) tìm phương pháp đánh dấu phân tử để nhận diện và (ii) xác định mối quan hệ di truyền giữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột. Kết quả giải trình tự các nucleotide vùng ITS và gen matK cho thấy giữa hai cây quýt Đường không hột là giống nhau và không khác biệt với cây quýt Đường có hột. Bằng kỹ thuật RAPD với 7 mồi (A13, OPH13, SO15, SN20, A02, OPH18 và SN06), đã ghi nhận có những sai khác về phổ băng DNA, đây là dấu phân tử để nhận diện hai dòng quýt Đường không hột, mồi SO15 và A13 có thể phân biệt được hai cây quýt Đường không hột với cây quýt Đường có hột, mồi SN06 và SN20 có thể phân biệt được hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột, kết quả phân tích quan hệ di truyền cho phép kết luận hai cây quýt Đường không hột có mối quan hệ gần gũi với nhau (0,92) và gần với quýt Đường có hột (0,87).

PHÂN NHÁNH CỦA CHU TRÌNH CHỨA HAI ĐIỂM CÂN BẰNG VỚI ĐIỀU KIỆN CỘNG HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH ĐỐI LƯU NHIỆT

Nguyễn Hữu Khánh
Tóm tắt | PDF
Chúng tôi nghiên cứu hiện tượng phân nhánh của các điểm cân bằng với đối chiều 2 xảy ra trong mô hình đối lưu nhiệt, liên quan đến chu trình chứa hai điểm cân bằng với điều kiện cộng hưởng trong các giá trị riêng của điểm cân bằng. Bằng cách kết hợp phương pháp Lyapunov-Schmidt, phép phân thớ và lý thuyết hệ động lực chúng tôi phân tích một cách đầy đủ hiện tượng phân nhánh. Khảo sát số bằng các phần mềm AUTO và Mathematica khẳng định tính đúng đắn của các kết quả nhận được.

ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ĐỊNH LƯỢNG KINH TẾ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ĐỊNH TÍNH HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH

Lê Quang Trí, Võ Quang Minh, Phạm Thanh Vũ, Lương Thạnh Siêu, Lê Thị Linh
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu xác định các đặc tính kinh tế và các thông số sử dụng trong đánh giá đất đai định lượng kinh tế nhằm kết nối giữa đánh giá đất đai định tính theo điều kiện tự nhiên và định lượng kinh tế làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững ở cấp Huyện là mục tiêu của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá đất đai định lượng với hai chỉ tiêu kinh tế là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) trên cơ sở kết quả phân hạng thích nghi định tính kinh tế đã phân ra thành 4 vùng thích nghi cho 8 kiểu sử dụng đất đai của 32 đơn vị bản đồ đất đai. Điều này cho thấy đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên là cơ sở cho đánh giá thích nghi định lượng kinh tế. Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai có thể được so sánh giữa thích nghi đinh tính và thích nghi định lượng với 2 chỉ tiêu kinh tế là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) trên từng đơn vị bản đồ đất đai từ đó có thể phân vùng thích nghi đất đai cho cả định tính và định lượng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có thể ứng dụng công nghệ GIS qua sử dụng các phần mềm ALES, IDRISIW, PRIMER, và MAPINFO trong đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên làm cơ sở và liên kết để đánh giá thích nghi đất đai định lượng kinh tế. Từ các kết quả phân tích đánh giá thích nghi định lượng kinh tế thông qua công nghệ GIS cho thấy rõ vai trò của hệ thống thông tin địa lý GIS, đã hỗ trợ thành công trong việc quy hoạch sử dụng đất đai dựa trên kết quả của đánh giá định tính và định lượng. Từ những kết quả đó, một quy trình kết nối được tạo ra giữa đánh giá đất đai định tính theo điều kiện tự nhiên và đánh giá đất đai định lượng kinh tế.

YẾU TỐ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

Đinh Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trong quá trình xem xét việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tòa án phải dựa trên một trong những yếu tố đó là công sức đóng góp của vợ chồng để quyết định. Tuy nhiên, về cơ bản, luật chỉ đề cập đến khía cạnh đóng góp tích cực mà bỏ qua đóng góp tiêu cực - yếu tố được xem như là lỗi của vợ hoặc chồng trong thời kì hôn nhân. Thêm vào đó, các gia đình ở Việt Nam thường phải đối mặt với thực trạng bạo lực gia đình, yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung cũng như việc phân chia tài sản khi ly hôn. Vì những lí do trên, các yếu tố đóng góp tiêu cực và bạo lực gia đình nên được xem xét trong quá trình phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly  hôn. 

TÁC ĐỘNG ENZYME PECTINASE ĐẾN KHẢ NĂNG TRÍCH LY DỊCH QUẢ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG XOÀI SAU THỜI GIAN LÊN MEN CHÍNH

Nguyễn Nhật Minh Phương, Chế Văn Hoàng, Lý Nguyễn Bình, Châu Trần Diễm ái
Tóm tắt | PDF
Khảo sát khả năng thu hồi dịch quả nhằm gia tăng hiệu suất lên men trong sản xuất rượu vang từ nguyên liệu xoài cát chu (Mangifera indica) được quan tâm trong nghiên cứu. Chế phẩm enzyme pectinase thể hiện hoạt tính tối ưu ở pH 4,5 và nhiệt độ 40oC. Với nồng độ enzyme pectinase bổ sung vào dịch quả là 0,15% và thời gian thủy phân 20 phút, lượng dịch quả thu hồi là cao nhất trong điều kiện khảo sát (75ml/100g). Trong quá trình lên men, tỉ lệ pha loãng giữa dịch quả so với nước thích hợp nhất là 1:1 và hàm lượng nấm men bổ sung tối ưu là 0,3g/l. Quá trình lên men cần được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 20oC, pH 4,5 trong thời gian 12 ngày, hàm lượng ethanol thu được khoảng       10-11%.

TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THƠM, NĂNG SUẤT CAO PHẨM CHẤT TỐT TỪ TỔ HỢP LAI TP9 X TP5

Lê Văn Hòa, Nguyễn Phúc Hảo, Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm, năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm đa dạng thêm nguồn giống chất lượng cao cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống lúa TP9 được chọn tạo từ tổ hợp lai KhaoDawkmali x Amaroo có thời gian sinh trưởng ngắn (80-82 ngày) và phẩm chất tốt (protein 7,2%; amylose thấp 17,3%) được lai tạo với giống lúa thơm, năng suất TP5 (Jasmine-85 x Amaroo). Tổ hợp lai đã được thực hiện trong năm 2009. Kết quả đạt đuợc đến thế hệ F5 (cây F5, hạt F6) chọn lọc được 2 dòng lúa thơm, có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt và thuần (chọn lọc bằng phương pháp SDS-PAGE protein, kiểm tra tính thơm bằng phương pháp KOH 1,7% và phân tích phẩm chất dựa trên các phương pháp sinh hóa). Trong đó dòng thuần THL-13-02-09 có tiềm năng năng suất cao nhất (6,7 tấn/ha, vụ ĐX), đồng thời cũng có hàm lượng protein cao (12,8%), amylose thấp (17,5%), hạt gạo rất dài (8,3 mm), có biểu hiện chống chịu sâu bệnh khá và có mùi thơm ổn định.

HIệU QUả HOạT ĐộNG SảN XUấT KINH DOANH CủA LàNG NGHề DệT CHIếU ĐịNH YÊN - ĐồNG THáP

Đinh Công Thành, Huỳnh Thanh Hùng, Phạm Lê Hồng Nhung
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên ? Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ở làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh nhà. Kết quả phân tích phân biệt cho thấy tính chất hoạt động, số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và số lượng mặt hàng là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy số lao động tham gia sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động (hộ dệt máy hay dệt tay) là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên những những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong thời gian tới.

PHụC TRáNG GIốNG NếP NK2 Có CHấT LƯợNG TốT

Võ Công Thành
Tóm tắt | PDF
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hoá các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Từ giống nếp NK2 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 5 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 5 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp NK2 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp < 3%, hàm lượng protein cao > 10%, độ bền thể gel cấp 1.

PHÂN LỚP CÁC ĐỘ ĐO HẤP DẪN KHÁCH QUAN

Huỳnh Xuân Hiệp, Fabrice Guillet
Tóm tắt | PDF
Việc hình thành các độ đo hâ?p dâ?n (interestingness measures, quality measures) nhằm đánh giá chất lượng của tri thức dưới dạng luật kết hợp (association rules) đóng một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hậu xử lý (postprocessing) các luật kết hợp của tiến trình khai phá tri thức từ dữ liệu (Knowledge Discovery from Databases - KDD). Cùng với việc ngày càng có nhiều độ đo hâ?p dâ?n được đề xuất trên cả hai tiếp cận đánh giá chủ quan (subjective interestingness measures) và khách quan (objective interestingness measures), việc nghiên cứu các tính chất hay thuộc tính (properties) có được trên các độ đo hâ?p dâ?n sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được bản chất của những độ đo hâ?p dâ?n khách quan cần quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu trên các độ đo hâ?p dâ?n khách quan nhằm hệ thống hóa lại một cách tương đối đầy đủ những nghiên cứu gần đây trên các tính chất của các độ đo hâ?p dâ?n khách quan đồng thời hoàn chỉnh một hướng phân lớp mới với khoảng 40 độ đo hâ?p dâ?n khách quan trên cơ sở các tính chất đã nghiên cứu.

SỰ CẢM ỨNG MẦM BÊN VÀ TẠO CỤM CHỒI CÂY NẮP BÌNH (NEPENTHES MIRABILIS)

Nguyễn Bảo Toàn, Lê Hồng Giang
Tóm tắt | PDF
Cây Nắp bình (Nepenthes mirabilis) là một loài cây dược liệu thuộc Họ Nắp bình (Nepenthaceae). Cây Nắp bình còn được sử dụng làm cây kiểng do lá có hình dạng đặc biệt, với gân chính kéo dài ra thành tua, phần cuối phình ra thành bình và có khả năng bắt côn trùng. Vi nhân giống cây Nắp bình được thực hiện thông qua sự cảm ứng mầm bên từ mẫu cấy mắt và tạo cụm chồi. Kết quả nghiên cứu đã đạt được môi trường cây thân gỗ WPM có hiệu quả hơn môi trường MS trong sự cảm ứng mầm bên phát triển thành chồi, với tỷ lệ tạo chồi trung bình đạt 67,7% so với 34,4% của môi trường MS. Sự phát triển của mầm bên khác biệt không có ý nghĩa giữa nghiệm thức đối chứng (không có chất điều hòa sinh trưởng thực vật) và các mức độ của NAA và BA. Các chồi được hình này phát triển thành cụm chồi với tỷ lệ 81,3% trên môi trường WPM bổ sung 0,05 mg/l NAA kết hợp với 8 mg/l BA ở 60 ngày sau khi cấy.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN BÁN CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Nguyễn Quốc Nghi, Trần Thị Ngọc Hân, Trần Quế Anh
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà thả vườn bán công nghiệp (NGTVBCN) ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 90 hộ nuôi gà bán công nghiệp ở huyện Châu Thành A. Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích lợi ích-chi phí (CBA) và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình NGTVBCN mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông hộ. Các biến chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc tương quan nghịch với lợi nhuận của mô hình NGTVBCN, trong khi biến qui mô nuôi, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật có tương quan thuận với lợi nhuận của mô hình. Nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển mô hình NGTVBCN ở huyện Châu Thành A.

SỬ DỤNG CÁC CHỈ SỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM NƯỚC Ở RẠCH TẦM BÓT, LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

Dương Trí Dũng, Nguyễn Văn Công, Lê Công Quyền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sử dụng động vật đáy để đánh giá sự ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại rạch Tầm Bót, Long Xuyên được thực hiện vào mùa mưa và mùa khô trong năm 2007 - 2008. Kết quả cho thấy trong khu vực này thành phần loài sinh vật đáy kém phong phú, với 11 loài thuộc 5 nhóm: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Gastropoda, và Bivalvia. Số lượng động vật đáy biến động rất lớn, từ 450 đến 26.220 ct/m2 do sự đóng góp của loài Limnodrilus hoffmeisteri. Sinh khối động vật đáy do lớp hai mảnh vỏ quyết định. Khi phân tích tính tương đồng bằng phần mềm PRIMER V, ở mức 30% cho kết quả trùng hợp với thang đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ theo RBP III.

HOạT ĐộNG NGHIÊN CứU KHOA HọC Và CHUYểN GIAO CÔNG NGHệ TạI KHOA CÔNG NGHệ TRƯờNG ĐạI HọC CầN THƠ - MộT NăM NHìN LạI

Nguyễn Chí Ngôn, Nguyễn Minh Trí
Tóm tắt | PDF
Bài viết tổng kết một năm triển khai các hoạt động khoa học tại Khoa Công Nghệ, Đại Học Cần Thơ. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cán bộ và sinh viên sẽ được tổng kết và đánh giá. Dữ liệu của bài viết được trích từ báo cáo tổng kết trong hội nghị cán bộ viên chức khoa năm 2010-2011. Kết quả cho thấy, sau một năm hoạt động khoa học công nghệ, đơn vị đã đề xuất và chủ trì 27 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với kinh phí xấp xỉ 50% kinh phí thường xuyên để vận hành cả khoa; đã công bố được 02 đầu sách, 11 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước, 17 bài báo trong các tạp chí quốc tế và 22 bài báo trong kỷ yếu hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Cuối cùng, bài viết cũng chỉ ra một số cơ hội và thách thức lớn nhằm kêu gọi sự hợp tác và hiến kế của bạn đọc.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA RONG CÂU (GRACILARIA TENUISTIPITATA) VÀ RONG SỤN (KAPAPHYCUS ALVAREZII)

Ngô Thị Thu Thảo, , Trần Ngọc Hải
Tóm tắt | PDF
Thí  nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong câu (Gracillaria tenuistipitata) và rong sụn (Kapaphycus alvarezii). Hai loài rong này được nuôi trong các bể thể tích 50 lít, mực nước 60cm và có bố trí sục khí để rong tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức trên 2 đối tượng rong biển và mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại là: 1) Nuôi rong ở độ mặn 30?; 2) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 20?; 3) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 10? cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng NH4/NH3, NO2 và NO3 trong các nhóm nghiệm thức không khác biệt nhau (P>0,05). Sau 90 ngày nuôi, khối lượng rong câu giảm ở tất cả các nghiệm thức đặc biệt ở độ mặn 20? (81,1%) và 10? (77,5%). Khi độ mặn giảm làm cho hàm lượng đạm của rong câu giảm, tuy nhiên chất béo không thay đổi và chất bột đường có khuynh hướng tăng lên. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khối lượng rong sụn giảm khi giảm độ mặn đến 20? trong khi tăng lên ở 10? (2,5%) và 30? (14,3%). Hàmlượng đạm của rong sụn không bị ảnh hưởng của việc giảm độ mặn, tuy nhiên chất béo và chất bột đường có khuynh hướng tăng khi rong sụn được nuôi ở độ mặn giảm thấp. 

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC HAI FLAVONOL TỪ DỊCH CHIẾT ETHYL ACETATE CỦA CÂY CỎ LÀO-EUPATORIUM ODORATUM L.

Ngô Quốc Luân, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Ngọc Hạnh
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết ethyl acetate phần trên mặt đất của cây Cỏ Lào ở Phú Yên, chúng tôi đã cô lập được hai flavonol là rhamnocitrin và rhamnetin. Cấu trúc các chất này được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như  IR, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, MS và so sánh với tài liệu đã công bố. Các flavonol trên được thử hoạt tính kháng oxi hóa bằng phương pháp DPPH. Kết quả cho thấy hai chất này có tính kháng oxi hóa mạnh tương đương nhau. Từ khóa: Cây Cỏ Lào, Cây Cộng Sản