Nguyễn Duy Cần * , Võ Hồng Tú Nguyễn Văn Sánh

* Tác giả liên hệ (ndcan@ctu.edu.vn)

Abstract

An Giang is one of the leading provinces of Mekong Delta in producing rice for commercial. However, in this process, farmers still face many problems such as high competition, difficult consumption,... ?Four houses? or four actor?s linkage is considered as a viable solution for rice production and consumption process; However, it also has many constraints in implementation. These are reasons why the research has been conducted in order to (1) analyze and identify the c-onstraints and opportunities in rice production and consumption process (2) analyze and assess the linkage or relationship level of four houses and (3) give some suggestions for enhancing the relationship level between four houses in rice production and consumption process. Results from the study show that in rice production and consumption process, farmers still face many constraints such as a lack of quality seeds sources and investment capital, unstable of input prices and ?high yield but low price? issue. Regarding to ?four houses/actors? linkage, the relationship level between four actors is generally still poor, especially final decision making actors. However, local government enthusiastically support and participate in the process ? the actor who determine to success and efficiency of the linkage.
Keywords: rice production and consumption, world trade integration and actors

Tóm tắt

An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong sản xuất lúa gạo hàng hóa. Tuy nhiên, trong quá trình này người nông dân vẫn còn gặp không ít khó khăn như cạnh tranh gay gắt, lúa gạo đôi khi không tiêu thụ được,... Mô hình liên kết ?bốn nhà? được xem là một cứu cánh giúp tháo gỡ đầu ra của sản xuất nhưng nó cũng gặp không ít khó khăn. Từ đó, đề tài được thực hiện nhằm: (1) Phân tích, đánh giá các trở ngại, cơ hội của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; (2) Phân tích, đánh giá các mối quan hệ của mô hình ?bốn nhà? và (3) Đề xuất được giải pháp để làm tăng cường mối quan hệ ?bốn nhà? cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy những trở ngại chính trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của nông dân là thiếu nguồn cung ứng giống tốt, nguồn vốn đầu tư hạn chế, giá cả vật tư nông nghiệp biến động và tình hình được mùa mất giá. Về mối quan hệ ?4 nhà? thì nhìn chung còn lỏng lẻo, mức độ tham gia liên kết của các tác nhân có vai trò quyết định còn hạn chế. Tuy nhiên, trong quá trình liên kết này lại nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía chính quyền địa phương - một tác nhân có tầm quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của mô hình liên kết ?4 nhà?.
Từ khóa: Liên kết ? 4 nhà?, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, hội nhập kinh tế và tác nhân

Article Details

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê Cần Thơ (2010). Số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL từ 2000-2009.

Das, B.L., (2003). WTO: The Doha Agenda. The new negotiations on World Trade. Zed Books, London.

Hải Bình (2010). An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân. Tạp chí công sản điện tử. Số 18(210).

Ngọc Quang (2004). Liên kết 4 'nhà' trong nông nghiệp còn lỏng lẻo. Báo Vnexpress. Truy cập tại http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2004/01/3b9ce97e/ vào ngày 21/2/2011

Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant (2009). PRA – Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân. NXB Nông nghiệp, 55 Trang.

Nguyễn Tri Khiêm (2005). Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại An Giang. Trong “Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng”. Báo cáo hội thảo M4P/Trường Đại Học An Giang, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), 58 trang

Sở công thương An Giang (2010). Xuất khẩu gạo năm 2010 tăng 22% về trị giá so với năm 2009. Cổng thông tin điện tử Sở công thương An Giang.

Sở NN&PTNT An Giang (2010). Báo cáo kết quả thực hiện quyết định số 80/TTg của Thủ tướng chính phủ. Sở NN&PTNT An Giang, 9 trang.

Tổng Cục Thống Kê (2010). Niên Giám thống kê 2009. NXB Thống kê, Hà Nội.

Trần Văn Hiếu, (2004). Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ. Số 183-188.

Y Nhung (2010). Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Báo điện tử Vneconomy.