Đặng Minh Quân * , Nguyễn Nghĩa Thìn Phạm Thị Bích Thủy

* Tác giả liên hệ (dmquan@ctu.edu.vn)

Abstract

The investigation was conducted in 11 locations having mangrove forests in 4 communes belonging to Phu Quoc National Park. From the results collected, we constructed the list of vascular plants including 103 species belonging to 80 genera of 41 families in 3 phyla, including 23 basic salt-tolerant species, 22 salt- affected species and 58 domestic species which were distributed to coastal saline areas. There were 10 species to be added to the list of Phu Quoc National Park. A resource of useful trees and endangered-trees was also investigated in which 98 useful species accounted for 95.15% of the system, 4 species taking up 3% of the system have been identified in Vietnam Red Book (2007). Moreover, 5 habitat patterns were identified in the mangrove forest ecosystem of Phu Quoc National Park.
Keywords: communities, mangrove forest, Phu Quoc National Park

Tóm tắt

Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 11 điểm có rừng ngập mặn của 4 xã thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc. Kết quả đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 103 loài thuộc 80 chi của 41 họ trong 3 ngành. Trong đó có 23 loài cây ngâ?p mặn chủ yếu, 22 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 58 loài cây nội địa phát tán ra sống ở vùng ven biển có rừng ngập mặn. Bổ sung vào danh lục thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc 10 loài. Nguồn tài nguyên cây có ích và những loài cây nguy cấp cũng đã được thống kê với 98 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 95,15% số loài của hệ, 4 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) chiếm 3,88% số loài của hệ. Đồng thời cũng đã xác định được 5 kiểu nơi sống khác nhau trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Từ khóa: Thảm thực vật, quần xã, rừng ngập mặn, Vườn Quốc gia Phú Quốc

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần II: Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 611p.

Braun-Blanquet, J., 1932. Plant sociology: the study of plant communities. New York, McGraw-Hill. 439p.

Brummitt, R.K., 1992. Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic Garden, Kew. 804p.

Fujiwara, K., 1987. Aims and methods of phytosociology or “vegetation science”. Papers on plant ecology and taxonomy to the memory of Dr. Satoshi Nakanishi: p607-628.

Lecomte, H., 1907-1937. Flore générale de l’Indo-chine. Tome I-VII. Masson éditeurs, Paris.

Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb ĐHQG Hà Nội. 171p.

Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam. Tập I-III. Nxb Trẻ TP.HCM.

Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 205p.

Saenger P., E.J. Hegerl & J.D.S. Davie, 1983. Global status of mangroove ecosystems. Commission on ecology papers. No. 3. Gland, IUCN. p1-88.

Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học Hà Nội. 1468p.

Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Tập 1. Nxb Giáo dục. 817p.

PHỤ LỤC

Danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Phú Quốc

Ghi chú:

(*) - Các loài mới bổ sung vào danh lục thực vật Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Loại cây: 1 - Loài cây ngập mặn chủ yếu; 2 - Loài cây tham gia rừng ngập mặn; 3 - Loài cây nội địa phát tán ra sống ở vùng ven biển có rừng ngập mặn.

Dạng sống: G - Thân gỗ; B - Thân bụi; L - Thân leo hoặc bò; C - Thân cỏ bò, đứng hay thân ngầm; K - Cây bán kí sinh, phụ sinh; H - Dạng khác (dạng cau dừa, thân cột,…); D - Dương xỉ.

Nơi sống: 1 - Vùng đất bùn ngập mặn tự nhiên và đều đặn ven các cửa sông, cửa rạch; 2 - Vùng đất bồi cao ít bị ngập mặn, chỉ ngập mặn khi triều cường; 3 - Vùng đất bùn thường ngập nước lợ ven các sông, rạch; 4. Vùng đất cát có lớp bùn mỏng ven biển ngập mặn tự nhiên và đều đặn; 5. Cồn cát ven biển, chịu sự tác động của gió biển, sóng biển.

Công dụng: T - Cây làm thuốc; G - Cây lấy gỗ, củi; C - Cây làm cảnh; A - Cây ăn được (lá, thân, củ, hoa, quả, hạt dung làm lương thực, thực phẩm, gia vị); As - Cây làm thức ăn gia súc; N - Cây cho tinh dầu, tannin, nhựa, thuốc nhuộm; Đ - Cây độc; K - Cây có công dụng khác (cho sợi, làm đồ thủ công mỹ nghệ, nuôi ong,…).