Nguyễn Thanh Long * Nguyễn Trường Ơn

* Tác giả liên hệ (ntlong@ctu.edu.vn)

Abstract

Evaluation of the status of some main inshore fisheries in the western seas of Ca Mau province was conducted from August 2021 to April 2022. Results showed that gill nets, trawl nets, squid fishing, and octopus trapping with snail shells were being developed in the inshore of Ca Mau province. These fisheries can be exploited all year round. Fishing yields of the gill nets (17.9 tons/year), squid fishing (11.3 tons/year), and octopus trapping (29.3 tons/year) were high, except for trawl nets with the lowest catch (8.44 tons/year). The trawl nets had the highest ratio of trash fish at 16.4%. The profit of gill net fisheries (1,174 million VND/year) was the highest, and squid fishing and octopus trapping had a low rate of return ( 0.2 times and 0.37 times, respectively). Gill nets, squid fishing, and octopus trapping were passive gears, low trash-fish ratio, and low impact on fisheries resources, those fisheries should be encouraged to develop. However, squid fishing and octopus trapping had low-profit margins, it is necessary to research and support these two fisheries to develop to create jobs and increase income for fishermen in coastal areas. 

Keywords: Ca Mau, finance, gill net, squid fishing, technique, trawler

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng của một số nghề khai thác thủy sản chính ở vùng lộng phía Tây tỉnh Cà Mau được thực hiện từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Kết quả cho thấy nghề lưới rê, lưới kéo, câu mực và ốc bẫy mực đang được phát triển ở vùng lộng tỉnh Cà Mau. Các nghề này có thể khai thác quanh năm. Sản lượng khai thác của nghề lưới rê (17,9 tấn/năm), nghề câu mực (11,3 tấn/năm) và nghề ốc bẫy mực (29,3 tấn/năm) điều cao, trừ nghề lưới kéo có sản lượng khai thác thấp nhất (8,44 tấn/năm). Nghề lưới kéo có tỉ lệ cá tạp cao nhất 16,4%. Lợi nhuận của tàu lưới rê (1.174 triệu đồng/năm) cao hơn các nghề khác. Nghề câu mực và ốc bẫy mực có tỉ suất lợi nhuận thấp, lần lượt là 0,2 lần và 0,37 lần. Nghề lưới rê, nghề câu mực và nghề ốc bẫy mực là các nghề khai thác thụ động, tỉ lệ cá tạp thấp và ít tác động làm suy giảm nguồn lợi thủy sản nên cần được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên hai nghề câu mực và ốc bẫy mực có tỉ suất lợi nhuận thấp, cần nghiên cứu hỗ trợ hai nghề này phát triển nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân vùng ven biển.

Từ khóa: Cà Mau, đánh bắt mực, kỹ thuật, lưới kéo, lưới rê, tài chính

Article Details

Tài liệu tham khảo

Bộ Thủy sản – FAO. (2005). Hướng dẫn ứng dụng phương pháp điều tra chọn mẫu của FAO trong thống kê nghề cá ven bờ và nuôi trồng thủy sản. FAO, Hà Nội. 80 trang.

Bộ Thủy sản. (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản: Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành thủy sản, 16 trang.

Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau. (2022). Báo cáo số 213/BC-TS của Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau: Về việc giá nhiên liệu tăng, ảnh hưởng đến khai thác và nuôi trồng thủy sản, 5 trang.

Chí, L. V., & Long, N. T. (2018). So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo và lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 54(6B): 98-107.

Chính phủ. (2019). Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (Số 26/2019/NĐ-CP).

Long, N. T., & Lam, L. D. (2019). Đánh giá hiệu quả kỹ thuật – tài chính của nghề lưới kéo và lưới rê (20-90 CV) ở tỉnh Kiện Giang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 4(101), 122-126.

Long, N. T., & Phương, N. T. (2010). Phân tích khía cạnh tài chính và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 14b, 360-372.

Long, N. T. (2012). Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng. NXB Nông Nghiệp. TP Hồ Chí Minh, 147 trang.

Long, N. T. (2014). Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 35b, 97-103.

Thưởng, H. V., Hùng, H. P., & Yến, H. T. H. (2014). Hiện trạng khai thác thủy sản và quản lý nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 30b, 37-44.

Tổng cục Thống kê. (2021). Niên giám thống kê 2020. NXB Thống kê. Hà Nội, 1055 trang.