Ngày xuất bản: 01-05-2004

PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Diệp Thành Nguyên
Tóm tắt | PDF
Việc chấm dứt hợp đồng lao động là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động có tổ chức.  Do hậu quả của sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động có liên quan đến các vấn đề về kinh tế và xã hội nên chế định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động có vị trí quan trọng nhất trong ngành Luật lao động hiện nay.  Bảo vệ người lao động chống lại tình trạng  bị sa thải một cách tu?y tiện là yêu cầu cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của đa số các nước trên thế giới. Hiện nay tỷ lệ mất việc làm, tỷ lệ người lao động bị sa thải bất hợp pháp đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều nước, trong đó có ViệtNam.  Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế bảo về người lao động và nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động là một một yêu cầu cấp thiết hiện nay.   

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT DƯA HẤU MÙA MƯA BẰNG BIỆN PHÁP PHỦ LIẾP VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM TẠI CẦN THƠ

Trần Thị Ba, Nguyễn Bảo Vệ, Võ Thị Bíchthủy
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí lôphụ, 3 lần lặp lại, lô chính gồm 4 mức phân đạm (0, 100, 150 và 200 kgN/ha) và lô phụ gồm 3 biện pháp phủ liếp (không phủ, phủ rơm và màng phủ plastic) nhằm đánh giá hiệu quả của vật liệu phủ liếp và mức phân đạm trên năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất Dưa hấu mùa mưa. Có sự khác biệt thống kê về năng suất, đặc tính nông học và dịch hại giữa các nghiệm thức. Phủ plastic cho hiệu qua?cao về năng suất trái thương phẩm, thu nhập, độ ngọt và thời gian tồn trữ trái (10,58 t/ha; 13,42 triệu đồng/ha; 10,92% tương đương phủ rơm và 11 ngày sau khi thu hoạch, tương ứng). Càng tăng lượng đạm (100 lên 150 và 200 kg/ha) càng giảm năng suất trái thương phẩm (9,27; 9,06 và 7,27 t/ha), lợi nhuận (12,9 xuống 11,19 và 6,39 triệu đông/ha) và thời gian tồn trữ (10, 9 và 7 ngày). Sử dụng màng phủ kết hợp với bón 100 kg N/ha cho năng suất tổng và thương phẩm cao nhất (14,71 và 12,50 t/ha, tương ứng).

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CÁ NÂU(SCATOPHAGUAARGUS)

Nguyễn Thanh Phương, Lý Văn Khánh, Võ Thành Tiếm, , Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản cá Nâu (Scatophagua argus) đã được thực hiện trong 1 năm từ tháng 12/2002 đến 12/2003.  Mẫu cá được thu hàng tháng ở các đầm nước lợ thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Cá thu được cân khối lượng, đo chiều dài và quan sát cơ quan dinh dưỡng (miệng và mang).  Dạ dày và ruột cá được thu và giữ trong formol 10% còn buồng trứng được ngâm trong dung dịch Bouin để phân tích trong phòng thí nghiệm.  Một số cá đực và cái thành thục cũng được thu để kích thích sinh sản nhằm theo dõi sự phát triển phôi.  Sinh học dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và sinh học sinh sản dựa theo phương pháp của Banegal (1967). Cá Nâu có chiều dài ruột trung bình là 2,88 (trong khoảng từ 2,59-2,93) nên thuộc nhóm cá ăn tạp.  Khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 97,8% mảnh vụn hữu cơ và 2,25% tảo.  Mùa vụ sinh sản của cá tự nhiên vào tháng 4-5 và tháng 7-8.  Hệ số thành thục trung bình cao nhất theo tháng là 16,4% và theo cá thể là 27,2%.  Cỡ cá trưởng thành nhỏ nhất là 40,5g.  Cá Nâu có sức sinh sản tuyệt đối là 519.547±237,776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000-1.073.733 trứng/cá thể) đối với cá có trọng lượng trung bình 294±119g/cá thể.  Trong quần đàn cá thành thục thì cá cái có kích thước lớn hơn cá đực.  Ngoài ra, các giai đoạn phát triển phôi và tuyến sinh dục của cá cũng được mô tả chi tiết trong bài viết.

ÁP DỤNG PHÉP BIẾN ĐỔI WAVELET 2-D ĐỂ TÁCH TRƯỜNG DỊ THƯỜNG TỪ

Đặng Văn Liệt, Đỗ Đức Cường, Dương Hiếu Đẩu
Tóm tắt | PDF
ABSTRACTA measurement magnetic field may be composed by regional anomalies - corresponding to low frequencies - and by local anomalies - corresponding to high frequencies. The initial step of the magnetic interpretation was the separation of local or  regional anomalies from the measurement magnetic field.The Wavelet transform can be used to decompose a signal into approximation components - corresponding to high scales or low frequencies - and detail components - corresponding to low scales or high frequencies. In this manner, the Wavelet transform can be used to separate the local and regional magnetic anomalies. In this paper we used the Wavelet transform to separate the local - regional magnetic anomalies in one area's offshore ofSouth Viet Nam. The results were compared with the ones calculated by a traditional method.Keywords: Wavelet transform, multi-resotution analysis, regional anomalies, local anomalies.Title: Application of the wavelet transform 2-D to separate  the magnetic anomalies.

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VỎ ĐẦU TÔM VỚI RỈ ĐƯỜNG VÀ ENZYM DÙNG LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GIA CẦM

Phan Thị Bích Trâm,
Tóm tắt | PDF
Sử dụng phế phẩm vỏ đầu tôm để lên men chua có bổ sung mật đường và hỗn hợp polyenzym  vừa làm nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm, vừa  giải quyết một cách hiệu quả việc ô nhiễm môi trường.  Một thí nghiệm được bố trí hoa?n toa?n ngẫu nhiên với 6 nghiê?m thức và 3 lần lập lại.  Kết quả cho thấy với tỉ lệ vỏ đầu tôm: mật đường = 3 :1 có bổ sung 0,1% enzym, sản phẩm ủ chua có kết quả tốt về màu và mùi.  pH của mẫu ủ đạt thấp nhất là 4,1; hàm lượng acid lactic; đạm tổng số (CP) đạt cao nhất là 35,1 g/l và 32,93%  tương ứng sau sau 21 ngày ủ mẫu.  Đặc biệt hàm lượng  N-Acetyl glucozamin đạt cao nhất là 14,51% sau 15 ngày, nên đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng cho chúng tôi chọn nghiệm thức này để sản xuất.  Trong một thí nghiệm khác, vịt thịt với mức độ bổ sung 17% vỏ đầu tôm ủ chua trong khẩu phần cho hiệu quả kinh tế cao nhất.  Trong suốt quá trình thí nghiệm từ 3 tuần đến 10 tuần tuổi hầu như  không bị hao hụt.

Mỹ HọC TIếP NHậN Và DạY - HọC VăN

Hồ Ngọc Mân
Tóm tắt | PDF
Ngày nay, trong xu thế liên thông giữa các ngành khoa học, việc vận dụng kiến thức liên ngành như mỹ học tiếp nhận để góp phần đổi mới phương pháp dạy- học môn Văn trong nhà trường là rất cần thiết.  Muốn vậy, chủ thể tiếp nhận mỹ học tiếp nhận phải biết ?gạn đục khơi trong? chọn lọc có phê phán và vận dụng một cách đầy sáng tạo mới đạt hiệu quả cao.

SO SÁNH 13 GIỐNG/DÒNG ĐẬU NÀNH TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG VỤ XUÂN HÈ 2004

Dương Văn Chín, Lê Thanh Phong, Lê Việt Dũng
Tóm tắt | PDF
Mười ba giống Đậu nành triển vọng được trồng thử nghiệm tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang vụ Xuân hè 2004. Thí nghiệm bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngâ?u nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại. Diện tích mô?i lô thí nghiệm 20m2, mật độ trồng 40 x 10 cm. Công thức phân bón 40 - 60 - 30.   Giống Đậu nành MĐT 176 được dùng làm đối chứng. Kết quả cho thấy các giống đều tăng trưởng tốt trong điều kiện thí nghiệm  mặc dù bị khô và thiếu nước tưới.  Các giống MTĐ 517-8, MTĐ  652-2 và MTĐ 176 thích nghi với điều kiện trồng và có năng suất hạt cao hơn 2 tấn/ha với thời gian sinh trưởng 82 ngày. Sâu đục thân (Etiella zinckenella) gây hại nặng và ảnh hưởng năng suất hạt từ 23 đến 40%.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NƯỚC ÉP LỤC BÌNH ĐỂ SẢN XUẤT BIOGAS

Lê Hoàng Việt
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá khả năng sản xuất biogas từ nước ép Lục Bình.   Các bộ  thí nghiệm lên men yếm khí (5 lít) được sử dụng để xác định thể tích biogas và methane sinh ra từ quá trình lên men yếm khí nước ép Lục Bình,   nước ép Lục bình + 5% phân heo và nước ép Lục Bình + 10% phân heo.  Ngoài thể tích khí sinh ra hàng ngày, mỗi 5 ngày chúng tôi còn ghi nhận các chỉ  tiêu như BOD, COD, EC, pH? của nước ép Lục Bình trong bộ lên men yếm khí.  Các kết quả cho thấy lượng biogas sinh ra từ nước ép Lục Bình, nước ép Lục Bình + 5% phân heo và nước ép Lục Bình + 10% phân heo là 0,317 m3 methane/kg COD bị loại bỏ, 0,31 m3 methane/kg COD bị loại bỏ và 0,317 m3 methane/kg COD bị loại bỏ theo thứ tự.  Như vậy nước ép Lục Bình thích hợp để sản xuất Biogas, tuy nhiên hàm lượng chất hữu cơ của nước ép Lục Bình sau quá trình lên men yếm vẫn còn khá cao, cần  phải được xử lý thêm trước khi thải ra môi trường.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH TRÀ VINH,VIỆT NAM

Nguyễn Phú Son
Tóm tắt | PDF
Trà Vinh đã tận dụng nhiều dự án viện trợ nước ngoài để thực hiện chưng tri?nh xo?a đo?i gia?m nghe?o va? nâng cao mức sống người dân ở vùng nông thôn.  Tư? đo? tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đặc biệt la? người Khmer.  Những dự án viê?n trơ? nươ?c ngoa?i được xem là một nguồn lực rất quan trọng trong hoạt động xo?a đói giảm nghèo của tỉnh vơ?i 333 dư? a?n va? sô? vô?n khoa?ng 50 triệu đô la Mỹ.  Với nguồn lực tài chánh này, đã có nhiều trường học, hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn đã được xây dựng tại các cộng đồng va? các cộng đồng nghèo.  Bên ca?nh đo? như?ng dự án na?y mang lại nhiều cơ hội kha?c như: nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật va? đã thay đổi được cách thức quản lý và điều phối trong công việc của cán bộ địa phương.  Vâ?n đê? đă?t ra la? phải phát huy hơn nữa tính tham gia của cộng đồng, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương, củng cố và gia tăng khâu giám sát trong quá trình thư?c thi dự án đê? pha?t huy hơn nư?a lơ?i i?ch cu?a ca?c chương tri?nh viê?n trơ? na?y.

XỬ LÝ RA HOA TRÁI VỤ XOÀI CHÂU HẠNG VÕ BẰNG PACLOBUTRAZOL VÀ THIOUREA

Nguyễn Việt Khởi, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Có 4  nghiệm thức bao gồm: (1) phun Thiourea nồng độ 0,5% vào tháng 11; (2) phun Thiourea nồng độ 0,5% vào tháng 8; (3) phun Thiourea 0,5% vào tháng 8 sau khi tưới Paclobutrazol ở tháng 5; (4) phun Thiourea 0,5% vào tháng 11 sau khi tưới Paclobutrazol ở tháng (5). Paclobutazol được tưới vào đất với liều lượng 1 g a.i./m đường kính tán. Kết quả thí nghiệm cho thấy, xoài Châu Hạng Võ không ra hoa trong mùa nghịch nếu không dùng hóa chất xử lý ra hoa. Phun Thiourea đơn thuần ở nồng độ 0,5% vào tháng 8 đã kích thích xoài Châu Hạng Võ ra hoa trái vụ, nhưng tỷ lệ đọt ra hoa chỉ bằng khoảng 1/5 so với biện pháp có tưới thêm trước đó 3 tháng chất Pacloputrazol ở nồng độ 1 g a.i./1 m đường kính tán. Năng suất vụ nghịch của nghiệm thức có tưới Pacloputrazol cao hơn biện pháp xử lý đơn thuần Thiourea gấp 7 lần.  Năng suất vụ nghịch chỉ đạt khoảng 57% năng suất của vụ thuận .

HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN DƯA HẤU MÙA MƯA TẠI TỈNH CẦN THƠ, TIỀN GIANG VÀ TRÀ VINH

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Vệ
Tóm tắt | PDF
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng canh tác Dưa hấu trong mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long.  Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với 61, 114 và 72 nông hộ tương ứng ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh.  Kết quả cho thấy thực tiễn canh tác của nông dân tại Tiền Giang khá tốt (tỉ lệ cao nhất về nông hộ sử dụng màng phủ nông nghiệp, hạt giống lai, sử dụng phân bón hợp lý, tỉa cành nhánh, cho thu nhập cao bởi vì bán giá sản phẩm cao), và thấp nhất là ở tỉnh Trà Vinh (tỉ lệ cao nhất về nông hộ tự để giống lại từ giống lai F1, phủ liếp bằng rơm, không tỉa nhánh và cho lợi nhuận thấp nhất) nhưng năng suất trái cao nhất ở Cần Thơ.  Có hàng trăm loại thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất Dưa hấu, trung bình phun 8-9 lần/vụ, chỉ có 14,2% nông hộ áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

Đoàn Xuân Diệp, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương).

NGHIÊN CỨU VỀ MYCOTOXIN(AFLATOXIN) TRONG BẮP TỒN TRỮ

Phanthị Bích Trâm, Nguyễn Văn Bá
Tóm tắt | PDF
Bằng môi trường chuyên biệt AFPA (Aspergillus flavus va? Aspergillus parasiticus Agar) có thể phân lập và đếm số lượng bào tử hai loại nấm A.flavus  và A.parasiticus.  Qua kết quả nuôi cấy và phân lập nấm từ nguồn bắp ở kho thức ăn gia súc công ty Afiex An giang, bắp tồn trữ ở bất kỳ độ ẩm nào cũng đều có  nhiễm 2 dòng nấm A.flavus và A.parasiticus, không có nhiễm nấm Fusarium.  Kết quả định lượng bằng sắc ký lỏng cao áp cho thấy đã xác định được các loại aflatoxin Bl, B2,Gl, G2 có trong các mẫu bắp tồn trữ ở các thời điểm 3, 5, 7, 9 và 12 tuần.  Trong điều kiện khô thoáng, nhiệt độ trung bình 27,4oC và ẩm độ không khí trung bình 79,3%, độ ẩm trung bình hạt bắp thấp (11,8%) thì có thể trữ hạt đến 2 tháng mà hàm lượng aflatoxin tổng số vẫn dưới mức cho phép.  Hàm lượng aflatoxin tổng số ở các thí nghiệm trữ bắp ở độ ẩm 72% và 89% sẽ đạt nhanh đến mức cao khi độ ẩm hạt ³ 13,5%. 

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ƯƠNG CÁ LÓC BÔNG(CHANAMICROPELTES) GIAI ĐOẠN BỘT VÀ HƯƠNG

Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trần Thị Thanh Hiền
Tóm tắt | PDF
Nghiên cứu về khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá Lóc Bông (Chana micropeltes) được thực hiện ở hai giai đoạn cá bột (3 ngày tuổi) và cá hương (15 ngày tuổi).  ở giai đoạn cá bột thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức khác nhau về  thời gian bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến (3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ngày tuổi) và một nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên.  Kết quả cho thấy, sau 15 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá đạt tốt nhất ở nghiệm thức bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến ở cá 7 ngày tuổi (89.1% và 88.9 mg/ngày).  ở giai đoạn cá hương, thí nghiệm được tiến hành với  5 nghiệm thức thức ăn: Tru?n chi?, cá xay, thức ăn chế biến, cá xay kết hợp thức ăn chế biến (tỉ lệ 1:1) và Tru?n chi? kết hợp thức ăn chế biến (tỉ lệ 1:1).  Kết quả sau 21 ngày ương, thức ăn chế biến cho kết quả về tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao nhất (97,5%, 11.5%/ngày).  Việc kết hợp giữa thức ăn chế biến với Tru?n chi? hoặc cá xay cũng cho tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá hương tốt hơn sử dụng đơn thuần Tru?n chi? hoặc cá xay.   

CÔ LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUSNIRURII.L.)

Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phạm Ngọc Thành
Tóm tắt | PDF
Từ dịch chiết etanol 98% của bột lá cây khô Diệp Hạ Châu Đắng và bằng phương pháp sắc ký cột  thường để khảo sát thành phần hóa học của dịch cao thô này, một Alkaloid thuộc họ Securinine đã được cô lập tại phân đoạn giải ly cột với hệ dung môi giải ly là chloroform-metanol=97:3.  Hợp chất này có tên là nirurine.  Cấu trúc của hợp chất này được xác định bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như: phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân.

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MỘT SỐ GIỐNG DƯA HẤU TẠI NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ CẦNTHƠ TỪ NĂM 2001-2003

Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thủy
Tóm tắt | PDF
Thí nghiệm 5 giống Dưa hấu Tết bao gồm 1/ KYV-A; 2/ KYV-C; 3/ KYV-D; 4/ KYV-F; 5/ AN TIÊM 95  được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp.  Kết quả giống KYV-C và KYV-D cho năng suất cao nhất (29,57 và 26,82 t/ha).  Đặc biệt là giống KYV-D có độ Brix cao nhất (10,6%).  Thí nghiệm thứ hai là so sánh 8 giống Dưa hấu trong mùa mưa 1/ An Tiêm 101, 2/ Hắc Mỹ Nhân 308, 3/ AG 736, 4/ Thanh Mỹ Nhân, 5/ Siêu Nhân, 6/ Hắc Mỹ Nhân 1430, 7/ AG 757 và 8/ Hắc Mỹ Nhân Đại Địa.  Kết quả Hắc Mỹ Nhân 308, Thanh Mỹ Nhân, AG 736, Siêu Nhân, Hắc Mỹ Nhân 1430 cho năng suất cao (15,1 ? 17,2 t/ha), trọng lượng trái lớn, mỏng vỏ (10,5 ? 11,7 mm), độ ngọt khá cao (11,3 -12%)  và thời gian tồn trữ lâu (11 - 12 ngày).

NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(PANGASIUSHYPOPHTHALMUS SAUVAGE,1878)

Dương Nhựt Long, Lê Sơn Trang, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) là loài cá nuôi truyền thống trong ao đất của nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL.  Các thư? nghiệm nuôi thâm canh cá Tra với 2 dạng thức ăn khác nhau là thức ăn tự chế (mô hình I) và thức ăn viên công nghiệp (mô hình II) cung cấp cho 4 ao nuôi (2 ao cho mỗi mô hình) có diện tích từ 700 - 2.000 m2/ao, mật độ thả nuôi 20 con/m2.  Trong 6 tháng nuôi, các yếu tố thủy ly? hóa trong môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ (28 - 30,5oC), độ trong (10 - 20 cm), pH nước (6,5 ? 7,0), hàm lượng oxy hòa tan (2,6 ? 6,0 ppm), N-NH4+ (0,2 ? 0,92 ppm) và H2S (0,05 - 0,45 ppm) dao động trong giới hạn không ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phát triển của cá Tra.   Năng suất cá nuôi trong 2 mô hình với 2 loa?i thức ăn khác nhau cho kết quả khác nhau.  Mô hình I có năng suất dao động từ 189 - 196 tấn/ha, trong khi đó mô hình II cho năng suất cá đạt bình quân từ 209 - 212 tấn/ha. Tỉ suất lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi Ao 1 là 0,05, Ao 2 là 0,08, Ao 3 là 0,20 và Ao 4 là 0,14.

Sử DụNG SƠ Đồ KHáI NIệM Để KHáM PHá VốN KHáI NIệM Cũ CủA HọC SINH TRONG DạY HọC TíCH CựC

Võ Thị Thanh Phương
Tóm tắt | PDF
Sự lĩnh hội và phát triển khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm là hoạt động trọng tâm của quá trình dạy ho?c. Học sinh phát triển kiến thức mới bằng con đường đồng hóa và điều chỉnh khái niệm. Việc học của học sinh có ý nghĩa khi kiến thức mới được xây dựng trên cơ sở kiến thức đã có. Trong nhiều trường hợp, học sinh có thể hiểu sai khái niệm. Kết quả là việc tiếp thu  khái niệm mới ở học sinh bị ức chế. Vì vây, giáo viên cần biết vốn kiến thức của học sinh để giảng dạy cho thích hợp. Sơ đồ khái niệm là một công cụ để khám phá vốn khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm của học sinh trước khi học.

SO SÁNH NĂM GIỐNG ĐẬU XANH TRIỂN VỌNG TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG VỤ XUÂN HÈ 2004

Dương Văn Chín, Võ Huỳnh Kim Thượng, Lê Việt Dũng
Tóm tắt | PDF
The resultshowed that all  mungbean varieties in the experiment were growing very well.  VC 6397 had had the highest yield and adapted to  the local conditions with the yield  is 1,44 ton/ha and the durations of growing were 62 days. Năm giống Đậu xanh triển vọng được trồng thử nghiệm tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang vụ Xuân hè 2004.  Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại.  Diện tích mô?i lô thí nghiệm 20m2, mật độ trồng 50 x 15 Cm. Công thức phân bón 40-60-30.  Giống Đậu xanh ĐX 208 được dùng làm đối chứng. Kết quả cho thấy các giống đều tăng trưởng tốt trong điều kiện thí nghiệm. Giống VC 6397 có năng suất hạt cao nhất (1,44 t/ha) và có thời gian sinh trưởng 62 ngày.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH

Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Hoàng
Tóm tắt | PDF
Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng tăng trưởng của Lục Bình trong ao xử lý nước thải và hiệu quả xử lý nước thải từ chăn nuôi heo và từ hầm ủ Biogas của Lục Bình. Đề tài được tiến hành từ 15/01/2003 đến 15/03/2003 ở Châu Thành - Cần Thơ. Hai ao có diện tích 66 m2 và 75 m2 được dùng để xử lý nước thải từ chuồng heo. Một ao có diện tích 88 m2 được dùng để xử lý nước thải từ hầm ủ Biogas. Thời gian nhân đôi của Lục Bình trong hai ao đầu nằm trong khoảng 12 ? 15 ngày. Thời gian nhân đôi của Lục Bình ở ao còn lại từ 9,9 đến 13,2 ngày. Về mặt  sinh khối, hai ao xử lý nước thải từ chuồng heo có thể sản xuất 470-488 tấn/ha*năm, ao xử lý nước thải từ hầm ủ Biogas có thể sản xuất 627 tấn/ha (tính trên trọng lượng tươi). Với tải lượng nạp chất hữu cơ thấp (5,2 ? 7,1 kg/ha*ngày) nước thải sau khi xử lý bằng ao Lục Bình đạt tiêu chuẩn nước thải được phép thải vào nguồn nước loại A.

NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(PANGASIUSHYPOPHTHALMUS SAUVAGE,1878)

Dương Nhựt Long, Lê Sơn Trang, Nguyễn Anh Tuấn
Tóm tắt | PDF
Đang câ?p nhâ?t