Huỳnh Thị Lan Phương *

* Tác giả liên hệ (htlphuong@ctu.edu.vn)

Abstract

The view about human in literature transformed through different developing periods of the history of literature. Being influenced by both Sinology and Western culture, Ho Bieu Chanh showed that he did not absolutely deny Confucius?s views. He still observed and reflected life and human in his works through the insight of a Confucian scholar. Ho Bieu Chanh was not a conservative writer but a smart one. Assimilating Western education and mixing it into the stream of modification, Ho Bieu Chanh had a new view about human. With a multiform and proficient insight, Ho Bieu Chanh realized that people in the transitional period who were reaching modernizaton, could not unambitiuos ones any longer. New circumstances led to the acceptance that people lived for themselves. Who knew to combine privacy and the responsibility to community would gain happiness. This view itself has made Ho Bieu Chanh?s novels have a specialty as well as the ability to last long in readers? memories.
Keywords: Inheritance, Innovation, Sinology culture, Western culture, transitional period

Tóm tắt

Quan niệm về con người trong văn học đổi thay qua các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả. Chịu ảnh hưởng của cả hai nền Hán học và tân học, Hồ Biểu Chánh tỏ ra chưa hoàn toàn phủ nhận quan niệm của nhà Nho. Ông vẫn nhìn cuộc đời và con người bằng cái nhìn của nhà Nho. Nhưng Hồ Biểu Chánh là nhà văn không bảo thủ mà rất sáng suốt. Tiếp nhận tinh hoa văn học phương Tây, hòa nhập vào dòng chảy của sự đổi mới, Hồ Biểu Chánh đã có được quan niệm mới mẻ về con người. Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, Hồ Biểu Chánh nhận ra con người trong văn học giai đoạn giao thời, đang tiến tới hiện đại hóa, không thể hoàn toàn là con người chức năng phận vị. Hoàn cảnh mới đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã. Biết dung hòa giữa cá nhân và cộng đồng sẽ mang lại hạnh phúc. Chính quan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nét riêng và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.
Từ khóa: quan niệm về con người, sự kế thừa, sự đổi mới, Hán học, tân học, giao thời

Article Details

Tài liệu tham khảo

Phan Cự Đệ- Trần Đình Hượu- Nguyễn Trác- Nguyễn Hoàng Khung- Lê Chí Dũng – Hà Văn Đức (1998), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục.

Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương – Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ (1999) - NXB Giáo dục.

Huỳnh Thị Lan Phương (2006), Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người nông dân Nam bộ (in trong Bình luận văn học, niên giám 2006), NXB Văn hóa Sài Gòn.

Trang Quan Sen- Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở (2006), Hồ Biểu Chánh- Người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Văn nghệ.

Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân - Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (1998)– NXB Giáo dục.