Đỗ Thị Thanh Hương * Ngo Tu Trinh

* Tác giả liên hệ (dtthuong@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aims to find suitable salinity for growth of snake head fish. The fish (8-10 g/ind) were acclimated to different salinities (0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24?) to evaluate the plasma osmotic and ionic regulation of the fish during 21 days of the experiment. At the same time, the experiments on the growth and survival of fish exposed to different salinities (0, 3, 9, 12, 15?) was also conducted for 3 months. In addition, the tolerance of fish with high salities (10, 20, 30, 40?) was carried out. The results of this study showed that the plasma osmolality levels and ion Na+, K+ concentrations of fish were relatively stable in the water enviroment of 0-12? salinities. At salinity level of 12?, the plasma osmolality was equivalent to environmental osmolality (323 mOsm/kg). In high salinities of 15 - 24?, osmolality levels and the ion of fish increases with the increasing of salinity. The body weight and total length of fishes were highest at 3? and lowest at 12?. Fish can tolerance with changing salinity from 0 to10?. Shock resistance of fish was inversely adapted to the increase of salinity.
Keywords: Channa striata, osmolality, salinity, Shock resistance

Tóm tắt

Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra độ mặn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của cá. Cá lóc có khối lượng 8-10 g/con được thuần ở các độ mặn 0, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24? để đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion trong huyết tương sau 21 ngày. Đồng thời, thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng, tỉ lệ sống khi cá được nuôi ở các độ mặn 0, 3, 9, 12, 15? sau 3 tháng nuôi. Ngoài ra, một thí nghiệm đánh giá khả năng chịu sốc của cá ở các độ mặn 10, 20, 30, 40? cũng đã được thực hiện. Kết quả thí nghiệm cho thấy ASTT và nồng độ các ion Na+, K+ của huyết tương tương đối ổn định từ 0-12?. ở độ mặn 12? ASTT máu cá tương đương với ASTT môi trường (323 mOsm/kg). ở độ mặn cao từ 15-24? thì ASTT và ion của cá tăng theo sự gia tăng của độ mặn. Cá lóc tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3? và thấp nhất ở 12?. Cá có thể chịu được với sự thay đổi độ mặn từ 0 đến 10 ?. Khả năng chịu sốc của cá tỉ lệ nghịch với sự gia tăng độ mặn.
Từ khóa: Cá lóc, Áp suất thẩm thấu, độ mặn, khả năng chịu shock

Article Details

Tài liệu tham khảo

Britz, P. J., and T. Hecht, 1989. Effects of salinity on growth and survival of African sharptooth catfish (clarias gariepinus) larvae. J. Appl. Ichthyol. 5.p 194-202. ISSN 0175-8659.

Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long, Mai Đình Yên, 1985. Cơ sở sinh lý, sinh thái cá. NXB Nông nghiệp. 184 trang.

Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (Oxyleotris marmoratu) giai đoạn giống. Luận văn cao học. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Chí Lâm, 2010. Nghiên cứu sự thích ứng và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ. 89 trang.

Nguyễn Hương Thùy, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 69 trang.

Phạm Thành Nam, 2011. Ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và sinh trưởng của cá trê vàng lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus). Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần Thơ. 62 trang.

Trang Văn Phước, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ măn khác nhau tới sự sinh trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu cá sặc rằn (Trichogaster Pectoralic Regan,1910). Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ. 61 trang.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Thuỷ sản Đại học Cần Thơ, 361 trang.