Hà Huỳnh Hồng Vũ * , Nguyễn Hữu Hưng Nguyễn Hồ Bảo Trân

* Tác giả liên hệ (hhhvu@nomail.com)

Abstract

The study aimed to survey the prevalence of Fascioliasis in cattle in the Mekong Delta. A total of 2768 fecal samples and 773 necropsies cattle from 3 provinces (Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang) were collected to have liver flukes examined. Albendazole was evaluated its effecicacy in 30 infected cattles, having the Fasciola infective intensity from 2+. The results showed that cattles in Mekong Delta were infected by Fasciola with 15.30%. The infection rate of Fasciola in cattle in Ben Tre occupied the highest rate of 15.97%, followed by Tra Vinh with 15.78%, and the lowest one was in cattles in Soc Trang (14.33%). Domestic cattle had the higher infection rate than that of Sind hybrids cattle (16.28% and 15.73%, respectively), while dairy cows had the lowest infection rate with 7.07%. The infection rate increased in accordance with the host's ages. Methods of farming husbandry also had obvious effects on the prevalence of Fasciola sp. on cattle, namely 19.18% and 8.86% on partly free-range and confined cattle, respectively. All collected liver flukes in cattle in Mekong Delta were identified as Fasciola gigantica. The necropsied method also provided the similar results like the feces examination. The prevalence of Fasciola infection in cattle was 17.21%. The infection rate in Ben Tre, TraVinh and SocTrang province was 17.78%; 17,51% and 16.26%, repectively. The efficacy of single-oral dose (15mg/kg) Albendazole against Fasciola in 10 days treatment was 100% (no Fasciola eggs in stool samples). Albendazole was generally safe with no side-effects recorded during the experiment period.
Keywords: Cow, Fasciola sp., prevalence, intensity, Mekong Delta

Tóm tắt

Qua kiểm tra 2768 mẫu phân bò, mổ khám 773 con bò tại 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến hành thử nghiệm với thuốc albendazole để tẩy trừ 30 bò nhiễm Fasciola sp. ở cường độ nhiễm từ 2+ trở lên. Kết quả cho thấy: tình hình nhiễm sán lá gan qua kiểm tra phân tại ĐBSCL chiếm tỷ lệ nhiễm 15,35%. Trong đó, bò ở tỉnh Bến Tre có tỷ lệ nhiễm sán lá gan 15,97% cao nhất, kế đến là bò nuôi ở tỉnh Trà Vinh (15,78%) và nhiễm thấp nhất là ở tỉnh Sóc Trăng (14,33%). Bò địa phương có tỷ lệ nhiễm 16,28% cao hơn tỷ lệ nhiễm của bò lai Sind 15,73% và nhiễm thấp nhất ở bò sữa 7,07%. Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi. Phương thức nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm với 19,18% ở hình thức nuôi bán chăn thả và 8,86% đối với nuôi nhốt. Qua mổ khám, thu thập và định danh phân loài các mẫu sán lá gan lớn đang lưu hành và gây hại trên bò ở các tỉnh ĐBSCL là loài sán lá gan Fasciola gigantica với tỷ lệ nhiễm chung là 17,21%, trong đó bò tỉnh Bến Tre nhiễm 17,78% cao nhất, kế đến là bò ở tỉnh Trà Vinh (17,51%) và nhiễm thấp nhất ở bò tỉnh Sóc Trăng (16,26%). Kết quả này trùng hợp với kết quả kiểm tra phân trên địa bàn 3 tỉnh. Thuốc albendazole liều 15mg/kg thể trọng cho uống một lần duy nhất cho hiệu quả tẩy sạch sán lá gan 100% sau thời gian 10 ngày sử dụng thuốc. Thuốc an toàn và không gây phản ứng phụ trong điều trị.
Từ khóa: Bò, Fasciola, Tỷ lệ nhiễm, Cường độ nhiễm, Đồng bằng Sông Cửu Long

Article Details

Tài liệu tham khảo

Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Duy Bắc, Nguyễn Khắc Lực, Đặng Thị Cẩm Thạch, Lê Bách quang (2011). Xác định loài sán lá gan lớn gây bệnh ở bò khu vực miền Trung và Tây Nguyên (Việt Nam) bằng chỉ thị phân tử gen ty thể CO1. Tạp chí Y – Dược học quân sự, 2: 96-101

Nguyễn Văn Diên (2015). Một số đặc điểm dịch tễ học, bệnh lý bệnh sán lá gan ở bò tại một số huyện của tinh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 22 (5): 50-55.

Nguyễn Văn Đề (2012). Thực trạng bệnh sán lá gan lớn Fascioliasis tại Việt Nam. Tạp chí Phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng (5).

Nguyễn Hữu Hưng (2009). Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại một số địa phương tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 16 (6): 51-55.

Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu Lợi (2001). Tình hình nhiễm sán lá gan trên trâu bò thuộc các vùng sinh thái ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 7 (1): 36-40.

Nguyễn Thị Kim Lan (1999). Bệnh giun sán đường tiêu hóa của dê địa phương ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, tr. 55-91.

Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng, Trần Thị Phương Thảo (2014). Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu bò tại tỉnh Thái Nguyện, Bắc Kạn, Tuyên Quang và tương quan giữa số trứng sán trong phân, dịch mật với số lượng sán ký sinh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 21 (7): 42-47.

Nguyễn Thị Lê (2007). Động vật chí, tập 23: Sán lá ký sinh. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Patzelt, Ralf (1993), “Studios on the epidemiology, pathogenesis and therapy and gigatocotylosis in waterbiffaloes on the bunjab, Pakistan” FU Berlin.

Nguyễn Đức Tân, Nguyễn Văn Thoại, Nguyễn Thị Sâm, Lê Đức Quyết và Huỳnh Vũ Vỹ (2010). Tình hình nhiễm sán lá gan trâu bò và ấu trùng của chúng ở vật chủ trung gian tại một số tỉnh nam Trung bộ. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 22 (1).

Torgerson P., Claxton J. (1999). Epidemiology and control. Dalton JP. Fasciolosis. CABI pulishing, UK, 113-149.

Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977). Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật.

Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng (2015). Đặc điểm hình thái và phân tử sán lá gan lớn ký sinh ở bò tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Kkhoa học kỹ thuật Thú y, 27 (6): 63-69.