Lê Nguyễn Ngọc Thảo * , Trần Đắc Định Dương Thúy Yên

* Tác giả liên hệLê Nguyễn Ngọc Thảo

Abstract

An evaluation on exploiting bighead catfish (Clarias macrocephalus) in the Mekong Delta was conducted from 7/2015 to 6/2016, through direct interviews of 118 fishermen catching bighead catfish in five provinces including An Giang, Dong Thap, Long An, Hau Giang, and Ca Mau. The results showed that bighead catfish was caught mainly in rice fields (49.5% in the rainy season and 52.1% in the dry season) and in canals (15.2%). Fishing season of bighead catfish was all year round. There were 13 gears used to exploit bighead catfish, in which commonly used ones included gillnets, trap, electricity shock, trawl net, lift net and bottom trap. Sizes of fish varied in the range of 5–300 g. Yields were lower in the rainy season than in the dry one (16.4 kg/household/season and 113.5 kg/household/season, respectively). The highest yield and income (127.3 kg/household/year and 6.4 million dongs/household/year, respectively) were found in Ca Mau province. Declines in bighead catfish resources were mainly caused by small floods, closed dikes, the use of electricity shock and small mesh sizes for fishing. Currently, bighead catfish fishery has not been profitable for fishermen in the investigated areas.
Keywords: Bighead catfish, fishing gear, yeild, fisheries resources

Tóm tắt

Đánh giá hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 118 hộ khai thác cá trê vàng tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Hậu Giang và Cà Mau. Kết quả cho thấy cá trê vàng phân bố chủ yếu trên ruộng (49,5% trong mùa mưa và 52,1% trong mùa khô) và kênh rạch (15,2%). Khai thác cá trê vàng diễn ra quanh năm. Có 13 ngư cụ được sử dụng để khai thác cá trê vàng, phổ biến là lưới rê, dớn, xuyệt điện, cào rập, chụp lưới và lú bát quái. Kích cỡ khai thác đa dạng, dao động từ 5-300 g/con. Mùa mưa sản lượng cá trê vàng thấp hơn mùa khô (16,4 kg/hộ/vụ và 113,5 kg/hộ/vụ). Cà Mau có sản lượng và thu nhập từ khai thác cá trê vàng ở nông hộ cao nhất trong các tỉnh nghiên cứu (127,3 kg/hộ/năm và 6,4 triệu đồng/hộ/năm). Những yếu tố chính làm cho nguồn lợi cá trê vàng bị suy giảm gồm nước lũ thấp, bao đê, việc sử dụng xung điện và kích thước mắt lưới nhỏ để đánh bắt cá. Hiện nay, nghề khai thác cá trê vàng không mang lại lợi nhuận cho ngư dân.
Từ khóa: Cá trê vàng, ngư cụ khai thác, sản lượng, nguồn lợi thủy sản

Article Details

Tài liệu tham khảo

De Silva S.S., Nguyen T.T.T., Abery N.W., Amarasinghe U.S., 2006. An evaluation of the role and impacts of alien finfish in Asian inland aquaculture. Aquaculture Research 37:1–17.

Dudgeon D., 2011. Asian river fishes in the Anthropocene: Threats and conservation challenges in an era of rapid environmental change. Journal of Fish Biology 79:1487–1524.

Đỗ Thị Tuyết Nhung, 2014. Điều tra hiện trạng nghề khai thác cá lóc đen (Channa spp.) ở An Giang. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ

Na-Nakorn U., Kamonrat W., Ngamsiri T., 2004. Genetic diversity of walking catfish, Clarias macrocephalus, in Thailand and evidence of genetic introgression from introduced farmed C. gariepinus. Aquaculture 240:145–163.

Ngô Trọng Lư, 2007. Nuôi trồng một số đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trang 370 - 371.

Bộ Thủy sản, 2016. Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

Tổng cục Thống kê, 2015. Số liệu thống kê nông, lâm, thủy sản phân theo địa phương. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=430&idmid=3, truy cập ngày 6/3/2016.

Vidthayanon, C. & Allen, D.J. 2011. Clarias macrocephalus. The IUCN Red List of Threatened Species 2011: e.T166020A6170044. Truy cập ngày 28/7/2016, tại http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.20111.RLTS.T166020A6170044.en.