Trần Ngọc Hải * , Châu Tài Tảo Trần Minh Nhứt

* Tác giả liên hệ (tnhai@ctu.edu.vn)

Abstract

This study aimed to evaluate growth and reproductive parameters of freshwater prawn originated from 4 provinces Ca Mau, Can Tho, Long An, and Dong Nai in order to provide basic information for selecting broodstock source for artificial reproduction. Thirty pairs (male and female) from each prawn source were selected and cultured at DongThapAquacultureSeedCenter. Each pair was stocked separately in a hapa (1x1x1.5 m) and all hapas were placed in a pond of 3000 m2. After three months of culture, results showed that pond water quality were suitable for maturation of freshwater prawn. Daily weight gain (DWG) of Dong Nai prawn was highest (0.25 g/day for males and 0.22 g/day for females), in which female?s DWG was significantly different from that of Can Tho and Ca Mau prawn. Survival rates of four prawn sources were above 86%. Reproductive parameters including maturation time, spawning rate, hatching rate, egg size, and fecundity of Dong Nai prawn were higher than those of the other prawn sources. The results indicated that Dong Nai prawn is the best source for domestication of freshwater prawn for reproduction.
Keywords: Freshwater prawn, shrimp broodstocks, spawning

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và sinh sản của bốn nguồn tôm ở Cà Mau, Cần Thơ, Long An và Đồng Nai làm cơ sở cho việc chọn nguồn tôm gia hóa phục vụ sản xuất giống nhân tạo. Mỗi nguồn tôm được chọn 30 cặp, có khối lượng trung bình từ 6,7 ? 10,3 g/con (tôm đực và tôm cái) và được nuôi vỗ tại Trung tâm giống Thủy sản Đồng Tháp. Mỗi cặp tôm được nuôi riêng trong giai lưới (1 x 1 x 1,5 m) được đặt trong 1 ao ở độ sâu 1 m, diện tích ao 3.000 m2 và thời gian nuôi là 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường trong ao thích hợp cho nuôi vỗ thành thục tôm càng xanh. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của tôm Đồng Nai đạt cao nhất (0,25g/ngày đối với tôm đực và  0,22g/ngày đối với tôm cái), trong đó DWG của tôm cái khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tôm Cần Thơ và Cà Mau. Tỷ lệ sống sau 90 ngày nuôi của bốn nguồn tôm đều cao hơn 86%. Các chỉ tiêu sinh sản như thời gian nuôi vỗ, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, kích cỡ trứng, sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của nguồn tôm Đồng Nai cao hơn so với các nguồn tôm còn lại. Kết quả này cho thấy nguồn tôm Đồng Nai là tốt nhất để thực hiện nghiên cứu gia hóa tiếp theo.
Từ khóa: Tôm càng xanh, tôm bố mẹ, sinh sản

Article Details

Tài liệu tham khảo

Ang K.J., 1985. The evolution of an enviromentally friendly hatchery technology for Udang Galah, the king of freshwater prawn and a limpse into future of aquaculture in 21st century. University Pertanian Malaysia.

Boyd, C.E., 1998. Water quality for pond aquaculture. Research and development series No. 43, August 1998. International center for aquaculture and aquatic environments. Alabama Agricultural Experiment Station. Auburn University.

Cục nuôi trồng thủy sản – Bộ NN&PTNT , 2009. Qui hoạch nuôi trồng thủy sản ĐBSCL đến năm 2020.

Daniels W. H, R.O Cavalli and R. P. Smullen, 2000. Broodstock management. In M. B New and W. C. Valenti (Edts) Freshwater Prawn Culture. Blackwell Sciece. 41-51.

Lý Văn Khánh , 2005. Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trên ruộng lúa tại huyện Tam Bình và huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ 70 trang.

New, M. 2002. Farming Freshwater Prawns: A Manual for the Culture of the Giant River Prawn(Macrobrachium rosenbergii). FAO Fisheries Technical Paper 428, 212pp.

New, M.B , 2005. Freshwater prawn farming: global status, recent research and a glance at the future. Aquaculture Research, 36, 210-230.

Nguyễn Thanh Phương (chủ biên), Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh HIền, Marcy N. Wilder, 2003. Nguyên lí sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 127 trang.

Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006. Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí Thủy sản 2006: 124-133.

Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhật Long, Võ Nam Sơn, 2012. Giáo trình Nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 1 trang.

Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2000. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Việt Thắng, 1993. Một số đặc điểm sinh học và ứng dụng qui trình kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergiide Man 1789) ở đồng bằng Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Thuỷ sản.

Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. NXB Nông nghiệp, 149 trang.

Reddy, A.K. 2000. Raising broodstock of Macrobrachium rosenbergii(de man) and its management. In Manual of the Training Programme on Hatchery and Grow-out Technologies of Scampi. ICAR, India, pp.25-28.

Trần Thị Thanh Hiền, 1998. Ảnh hưởng của thức ăn, mức độ cho ăn lên sinh trưởng và thời gian mang trứng của tôm càng xanh. Luận án Thạc sĩ - Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, 84 trang.

Trần Thị Thanh Hiền , 2004. Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn lipid và vitamin C lên chất lượng tôm mẹ và ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii deMan, 1979). Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Thủy sản.