Pham Thi Thanh Mai *

* Corresponding author (pttmai@dthu.edu.vn)

Abstract

The study is to discover species of Magnoliopsida plants at Xeo Quyt Relic in Cao Lanh District, Dong Thap Province through field trips and sample collecting from 40 standard frames of its 10 typical ecosystems. Those species then were classified and arranged into categories and classification systems. The species identified were also analyzed and evaluated on diversity in species composition and tree types. The results revealed that 264 species explored of the Magnoliopsida class belong to 176 genera, 65 families, 37 orders and 7 subclasses. Among these, Rosidae is the most diversified and dominant subclass with 69 species, and Fabaceae consists of 24 species. The flora has 5 main types of trees including woody plants, herbs, shrubs, vines and parasitic plants; of which herbaceous plants dominate with 122 species. In terms of usable values the explored species were categorized into 10 main groups; of which 105 species are of ornamental and 94 species of medicinal plants. In this Relic site, Elaeocarpus hygrophilus Kurz, Callophyllum inophyllum L. are 2 endangered species and 6 invasive alien species include Mimosa pigra L., Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle, Lantana camara L., Chromolaena odorata (L.) R. King et H. Robins, Ageratum conyzoides L., Wedelia trilobata (L.) Hitch. From the study results, 160 Magnoliopsida plant species were added to the list of plant species in Xeo Quyt Relic.
Keywords: Diversity, Magnoliopsida, plant, Xeo Quyt Relic

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi thực địa và thu mẫu tại 40 ô tiêu chuẩn trên 10 sinh cảnh điển hình; định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại; phân tích, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài và dạng thân các loài thực vật. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) thuộc 176 chi, 65 họ, 37 bộ và 7 phân lớp. Trong đó, phân lớp Hoa hồng (Rosidae) là đa dạng nhất và chiếm ưu thế nhất với 69 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 24 loài. Hệ thực vật nơi đây có 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo, cây thân bụi, dây leo và cây ký sinh, trong đó, dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 122 loài. Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 10 nhóm chính, trong đó có 105 loài cây làm cảnh và 94 loài cây làm thuốc. Khu di tích có 2 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) cấp VU - Sẽ nguy cấp, Mù u (Callophyllum inophyllum L.) cấp LR - Ít nguy cấp và có 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Mai dương (Mimosa pigra L.), Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle), Trâm ổi (Lantana camara L.), Cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) R. King et H. Robins), Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.) và Cúc xuyến chi (Wedelia trilobata (L.) Hitch). Cũng trong nghiên cứu này, 160 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được bổ sung vào Danh lục các loài thực vật Khu di tích Xẻo Quýt.
Từ khóa: Đa dạng, Khu di tích Xẻo Quýt, lớp Ngọc lan, thực vật

Article Details

References

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II: Thực vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 611 trang.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 về việc quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, 3 trang nội dung & 3 trang Phụ lục.

Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB. Y Học, Hà Nội, 1274 trang.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 165 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, 2, 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 991 trang & 951 trang & 1020 trang.

Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng II, 1999. Điều tra sự đa dạng sinh học của Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tỉnh Đồng Tháp, 72 trang.

Stevens, P.F., 2012. Calophyllum inophyllum. The IUCN Red List of Threatened Species 2012.

Takhtajan, A., 2009. Flowering Plants, Second Edition. Springer, 917 trang.

Viện Dược Liệu, 2016. Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1191 trang.

Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2001-2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1-2, NXB Giáo dục, 817 trang & 1216 trang.

Võ Văn Chi, 2003-2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1250 trang& 1447 trang.

Võ Văn Chi, 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục, 891 trang.