Huynh Van Hien * , Nguyen Hoang Huy and Nguyen Thi Ngan Ha

* Corresponding author (hvanhien@ctu.edu.vn)

Abstract

This study was conducted from August 2017 to April 2018 through interviewing 90 eel culture households (45 households of VietGAP standard and 45 households of normal culture model) using prepared structured questionnaire with randomly sampling method. The aims of this study are to compare technical and financial efficiency between VietGAP model and normal culture model and to propose solutions to improve the efficiency of eel culture in An Giang province. The statistical description and mean comparison of quantitative variables (between these two models) using the Independent-Samples T-Test were applied to analyze the data. The results showed that the average culture area of VietGAP model is 104.2 m2/household and period culture of 274 days/crop, stocking density of 65.2 inds./m2 and yield of 7.9 kg/m2/crop. The corresponding figures of normal model are 97.5 m2/household, 243 days/crop, 58.7 inds./m2 and 6.6 kg/m2/crop, respectively. The total production cost of VietGAP standard model is 509.9 thousand VND/m2/crop, profit of 572.9 thousand VND/m2/crop and the gross profit ratio of 1.2 times. Whereas the production total cost of normal model was 525.5 thousand VND/m2/crop, profit of 470.6 thousand VND/m2/crop and the gross profit ratio of 1.3 times. The results show that eel culture VietGAP standard model was effective more than eel normal culture model but the difference was not statistically significant (p>0.05). Difficulties in eel production are unstable market price and high investment cost.
Keywords: An Giang, production efficiency, VietGAP standard

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao.
Từ khóa: An Giang, hiệu quả sản xuất, tiêu chuẩn VietGAP

Article Details

References

Bùi Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Tím và Lê Hoàng Quý, 2015. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2: 71-77.

Chi cục Thủy sản An Giang, 2015. Ngày 03/01/2016 về việc “Báo cáo Thống kê tình hình nuôi lươn giai đoạn 2011 – 2015 tại tỉnh An Giang”.

Chi cục Thủy sản An Giang, 2016. Ngày 16/01/2017 về việc “Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản năm 2016 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Chi cục Thủy sản An Giang”.

Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, 95 trang.

Nguyễn Hữu Khánh và Hồ Thị Bích Ngân, 2009. Ảnh hưởng của mật độ, loại thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) nuôi trong bể. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9: 72-78.

Nguyễn Lân Hùng, 2010. Nghề nuôi lươn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 44 trang.

Nguyễn Quốc Nghi, 2013. Hiệu quả của mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt cao su ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Tạp chí Thương mại thủy sản. 164: 87-89.

Nguyễn Thanh Long, 2015. Phân tích khía cạnh kĩ thuật tài chính của mô hình nuôi lươn ở An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 262: 89-95.

Phạm Minh Đức, Huỳnh Văn Hiền và Trần Thị Thanh Hiền, 2018. Hiện trạng kĩ thuật và tài chính của mô hình nuôi lươn đồng (Monopterus albus) thương phẩm. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.87: 122-128.

Phạm Thị Yến Nhi, 2015. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp. Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ, 82 trang.